- 1 Luật Quản lý nợ công 2017
- 2 Quyết định 39/2021/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3 Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 4 Luật Đầu tư công 2019
- 5 Nghị định 40/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư công
- 6 Nghị quyết 973/2020/UBTVQH14 về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 7 Quyết định 07/2022/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- 9 Luật Quản lý nợ công 2017
- 10 Quyết định 39/2021/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2022/NQ-HĐND | Thái Nguyên, ngày 16 tháng 6 năm 2022 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ SÁU (KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ)
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Xét Tờ trình số 69/TTr-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng nguồn ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết theo đúng quy định của pháp luật.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên Khóa XIV, Kỳ họp thứ sáu (Kỳ họp chuyên đề) thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 27 tháng 6 năm 2022./.
| CHỦ TỊCH |
NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG VÀ TỶ LỆ VỐN ĐỐI ỨNG NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Kèm theo Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐND ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Quy định này quy định các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Trung ương cho các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã; các đơn vị sử dụng kinh phí và tỷ lệ vốn đối ứng nguồn ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (viết tắt là Chương trình).
1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến lập, thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm từ nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình.
Điều 3. Nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách Trung ương
1. Các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương được phân bổ cho các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải tuân thủ theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững. Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các cấp chính quyền địa phương.
3. Ưu tiên hỗ trợ các xã, các huyện chưa đạt chuẩn nông thôn mới, nhất là các xã an toàn khu (trừ các xã an toàn khu thuộc khu vực I, khu vực II, khu vực III vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được bố trí vốn ngân sách Trung ương của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo các tiêu chí, hệ số ưu tiên phân bổ được quy định tại Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025), xã đạt dưới 15 tiêu chí.
Tập trung hỗ trợ các huyện đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, mức hỗ trợ căn cứ theo mức độ khó khăn của các huyện; hỗ trợ một phần kinh phí cho các huyện chưa đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 để từng bước hoàn thiện các tiêu chí huyện nông thôn mới.
4. Hỗ trợ các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới đã đạt chuẩn nhưng mức đạt chuẩn của một số chỉ tiêu còn chưa cao để nâng cao chất lượng các tiêu chí và bảo đảm bền vững.
5. Bố trí vốn thực hiện các chương trình chuyên đề được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quá trình triển khai Chương trình.
6. Tập trung nguồn vốn hỗ trợ các xã của huyện Định Hóa và huyện Định Hóa giai đoạn 2021 - 2025 vào năm 2022, năm 2023 để sớm hoàn thiện các tiêu chí, đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2023.
7. Cơ chế hỗ trợ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện Chương trình theo nguyên tắc: Nguồn vốn ngân sách Trung ương năm 2021 (chuyển sang thực hiện năm 2022) được tiếp tục thực hiện cơ chế hỗ trợ như giai đoạn 2016 - 2020; nguồn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2022 - 2025, căn cứ dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, thực hiện theo cơ chế hỗ trợ giai đoạn 2022 - 2025.
1. Xã đặc biệt khó khăn: Hệ số 4,0.
2. Các xã đạt từ 15 tiêu chí trở lên: Hệ số 1,3.
3. Các xã còn lại, không thuộc đối tượng ưu tiên nêu trên (bao gồm cả các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, để tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí và đạt chuẩn bền vững): Hệ số 1,0.
1. Bố trí 15% số kinh phí để thực hiện các Chương trình chuyên đề được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Định mức phân bổ cho các huyện, thành phố được tính trung bình theo số xã trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi hỗ trợ của nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
2. Bố trí 25% số kinh phí hỗ trợ cho các huyện theo hệ số sau:
a) Huyện Định Hóa: Hệ số 6,0;
b) Huyện Đại Từ; huyện Đồng Hỷ: Hệ số 3,4;
c) Huyện Phú Bình: Hệ số 2,0;
d) Huyện Võ Nhai; huyện Phú Lương: Hệ số 0,6.
3. Bố trí 60% ngân sách Trung ương cho các xã theo hệ số sau:
a) Xã đạt dưới 15 tiêu chí, các xã An toàn khu chưa đạt chuẩn nông thôn mới: Hệ số 5,0;
b) Xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí: Hệ số 3,0;
c) Xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: Hệ số 1,0.
Điều 6. Định mức phân bổ vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương
1. Bố trí 50% tổng nguồn vốn sự nghiệp để cấp tỉnh triển khai thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 của Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 (viết tắt là Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg), trong đó tập trung ưu tiên các nội dung sau: Hỗ trợ phát triển sản xuất; triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; xử lý môi trường trong nông thôn; tập huấn, truyền thông về xây dựng nông thôn mới; phát triển du lịch nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã...
2. Bố trí 30% tổng nguồn vốn sự nghiệp để cấp huyện triển khai thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 của Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg, trong đó tập trung ưu tiên các nội dung sau: Hỗ trợ phát triển sản xuất; triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); nâng cao chất lượng môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn; cải tạo, duy tu, bảo dưỡng các công trình nước sạch; tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở...
3. Bố trí 18,5% tổng nguồn vốn sự nghiệp để cho các xã triển khai thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 của Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg, trong đó tập trung ưu tiên các nội dung sau: Quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch; hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng nâng cao thu nhập cho người dân; triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn; nâng cao chất lượng môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn; duy tu, bảo dưỡng các công trình nước sạch.
4. Bố trí 1,5% tổng nguồn vốn sự nghiệp để quản lý Chương trình (thực hiện các nhiệm vụ: Kiểm tra, giám sát, đánh giá chương trình; tổ chức họp triển khai, sơ kết, tổng kết thực hiện Chương trình; trang thiết bị văn phòng cho các hoạt động của Ban chỉ đạo; khảo sát, thẩm tra, thẩm định cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới;...).
Điều 7. Quy định tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương
Hằng năm, ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã) đối ứng tối thiểu gấp 1,5 lần tổng vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (tỷ lệ đối ứng tối thiểu 1:1,5).
1. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên
Căn cứ nguồn kinh phí ngân sách Trung ương phân bổ 5 năm và hằng năm cho tỉnh Thái Nguyên, phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình cho các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, quản lý, sử dụng kinh phí đảm bảo đúng quy định và hiệu quả.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Căn cứ theo nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương (cấp tỉnh, huyện, xã) thực hiện Chương trình tại Quy định này, thực hiện phân bổ kinh phí cho các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các xã theo đúng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm nguồn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình; trình cấp thẩm quyền cân đối, bố trí, lồng ghép các nguồn vốn để đảm bảo tỷ lệ đối ứng của địa phương trong tổng nguồn vốn (tỉnh, huyện, xã) theo đúng quy định tại Điều 7 của Quy định này. Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn việc sử dụng kinh phí của cấp huyện, cấp xã trên địa bàn đảm bảo đúng quy định và hiệu quả./.
- 1 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021-2025
- 2 Nghị quyết 21/2022/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương, vốn đối ứng ngân sách địa phương và cơ chế hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 3 Nghị quyết 04/2022/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước, tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương và cơ chế hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 4 Nghị quyết 130/2022/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 5 Nghị quyết 06/2022/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025
- 6 Nghị quyết 32/2022/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 7 Nghị quyết 70/2022/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, định mức và phương án phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 trên địa bàn tỉnh Nam Định