HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2000/NQ-HĐND | Lào Cai, ngày 24 tháng 7 năm 2000 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA THƯỜNG TRỰC HĐND, CÁC BAN HĐND, TỔ ĐẠI BIỂU VÀ ĐẠI BIỂU HĐND TỈNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21/6/1994;
Căn cứ Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ở mỗi cấp ngày 25/6/1996;
Căn cứ Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 25/6/1996;
Xét đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai khóa III,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua Quy chế hoạt động của Thường trực HĐND, các ban HĐND, tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh Lào Cai khóa III, nhiệm kỳ 1999 - 2004.
Điều 2. Thường trực HĐND các Ban HĐND tỉnh, tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện Nghị quyết này; UBND tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, thủ trưởng các cơ quan ban ngành có liên quan đảm bảo thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này được HĐND tỉnh Lào Cai khóa III, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 20/7/2000./.
| TM. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH |
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA THƯỜNG TRỰC HĐND, CÁC BAN HĐND, TỔ ĐẠI BIỂU VÀ ĐẠI BIỂU HĐND TỈNH LÀO CAI NHIỆM KỲ 1999 - 2004
(Kèm theo Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2000 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai)
Chương 1
THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Điều 1. Thường trực HĐND tỉnh đảm bảo việc tổ chức và thực hiện các hoạt động thường xuyên của HĐND tỉnh được quy định tại Điều 36 của Luật Tổ chức HĐND & UBND và các Điều từ 19 đến Điều 27 Chương III Quy chế hoạt động của HĐND các cấp và theo quy định của pháp luật. Thường trực HĐND tỉnh chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của mình và chịu sự giám sát, hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sự kiểm tra và hướng dẫn của Chính phủ, chịu sự lãnh đạo của Cấp ủy Đảng địa phương; và báo cáo hoạt động tại các kỳ họp HĐND tỉnh.
Điều 2. Thường trực HĐND tỉnh gồm Chủ tịch HĐND và Phó Chủ tịch HĐND. Chủ tịch HĐND tỉnh là người chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh; tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh; thay mặt HĐND giữ quan hệ chặt chẽ với Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức đoàn thể quần chúng và với công dân. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh là người giúp Chủ tịch HĐND tỉnh thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch HĐND tỉnh được Chủ tịch HĐND tỉnh phân công phụ trách một số lĩnh vực cụ thể, trực tiếp làm nhiệm vụ thường trực HĐND tỉnh. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chịu trách nhiệm trước HĐND, trước Chủ tịch HĐND tỉnh về những công việc thuộc nhiệm vụ được giao.
Điều 3. Hiệu quả hoạt động của TT.HĐND tỉnh được đánh giá bằng chất lượng các kỳ họp của HĐND tỉnh, bằng hiệu quả hoạt động của Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; bằng sự phối hợp, kết hợp hoạt động của các Ban, các tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh; bằng việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh.
Hàng tháng, Thường trực HĐND tỉnh chủ trì họp với các Ban HĐND tỉnh để đánh giá hoạt động trong tháng, xác định trọng tâm hoạt động tháng sau, bàn biện pháp đẩy mạnh và tăng cường hiệu quả hoạt động HĐND tỉnh. Sáu tháng và 12 tháng Thường trực HĐND tổ chức hội nghị sơ kết với các Ban HĐND tỉnh với Thường trực HĐND các huyện, thị xã và tổ chức các kỳ họp HĐND theo luật định.
Chương 2
CÁC BAN HỘI ĐỔNG NHÂN DÂN TỈNH
Điều 4. HĐND tỉnh Lào Cai thành lập 3 Ban: Ban kinh tế ngân sách, Ban Pháp chế và Ban Văn hóa - xã hội; Ban Văn hóa - xã hội làm cả nhiệm vụ của Ban Dân tộc. Các Ban HĐND tỉnh giúp HĐND tỉnh thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của Ban giữa 2 kỳ họp theo luật định. Tiến hành các hoạt động khảo sát, giám sát theo chức năng, tổng hợp báo cáo Thường trực HĐND và báo cáo tại các kỳ họp HĐND tỉnh.
Mỗi ban HĐND tỉnh gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên. Các ban HĐND tỉnh làm việc theo chế độ tập thể. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên chịu trách nhiệm trước HĐND tỉnh về mọi hoạt động của Ban. Phó Trưởng ban giúp Trưởng ban điều hành công việc của Ban khi được Trưởng ban ủy quyền.
Các Ban HĐND tỉnh được sử dụng con dấu của HĐND tỉnh.
Điều 5. Tại phiên họp thứ nhất của mỗi năm, các Ban xây dựng và thông qua chương trình hoạt động từng tháng, quý và cả năm. Trưởng ban phân công lĩnh vực phụ trách cho các thành viên, thống nhất các biện pháp hoạt động và chế độ thông tin, báo cáo của các thành viên.
Hiệu quả hoạt động của các Ban được thể hiện: Qua kết quả hoạt động thường xuyên, qua các cuộc khảo sát, giám sát; qua các báo cáo, thuyết trình trình tại các kỳ họp HĐND tỉnh và các phiên họp Ban.
Hàng tuần, Trưởng ban có trách nhiệm thông báo, thống nhất lịch hoạt động của Ban với Thường trực HĐND và phối hợp tổ chức thực hiện theo lịch công tác tuần của Thường trực HĐND tỉnh. Hàng tháng, Trưởng ban triệu tập phiên họp thường kỳ của Ban và thông báo kết quả hoạt động của Ban với Thường trực HĐND tỉnh. Sáu tháng và 12 tháng trong năm, các Ban HĐND tỉnh tổ chức họp sơ kết và tổng kết.
Điều 6. Trưởng ban là đầu mối bảo đảm quan hệ công tác của Ban với Thường trực HĐND tỉnh, với các đoàn thể, các ban ngành, các cấp chính quyền. Trưởng ban ra văn bản thông báo về kết quả các cuộc làm việc, khảo sát, giám sát của Ban.
Điêu 7. Các Ban HĐND tỉnh tiến hành các cuộc giám sát chuyên đề cần có sự phối kết hợp với Thường trực HĐND tỉnh, với các Ban HĐND tỉnh và với Thường trực HĐND và các Ban HĐND huyện, thị xã; khi có nhu cầu trưng tập cán bộ của các cơ quan, đơn vị để tham gia các đoàn giám sát phải được sự đồng ý của Thường trực HĐND tỉnh.
Chương 3
TỔ ĐẠI BIỂU VÀ ĐẠI BIỂU HĐND TỈNH
Điều 8. Tổ đại biểu được cấu tạo một hoặc nhiều đơn vị bầu cử theo đơn vị hành chính cấp huyện. Thường trực HĐND tỉnh chỉ định chức danh Tổ trưởng tổ đại biểu. Tổ nào có từ 6 đại biểu trở lên thì cử thêm 1 tổ phó (do tổ họp bầu ra).
Tổ trưởng tổ đại biểu có nhiệm vụ:
+ Duy trì các buổi sinh hoạt tổ;
+ Phối hợp với MTTQ các cấp tổ chức tiếp xúc cử tri, tập hợp các ý kiến của cử tri tại các đạt tiếp xúc cử tri hoặc theo đề nghị của các cử tri tại nơi cư trú;
+ Định kỳ 6 tháng tổ chức họp tổ một lần để thông báo cho các đại biểu HĐND tỉnh các thông tin cần thiết, đánh giá hoạt động của tổ đại biểu và các đại biểu HĐND thời gian qua, bàn các biện pháp thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới. Mỗi năm tổ đại biểu họp đánh giá phân loại đại biểu 1 lần vào cuối năm, kết quả các phiên họp tổ và phân loại đại biểu phải báo cáo Thường trực HĐND tỉnh.
Điều 9. Đại biểu HĐND tỉnh thực hiện nhiệm vụ theo pháp luật, theo quy chế, theo yêu cầu của Thường trực HĐND và các Ban HĐND cùng cấp và có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động cho Tổ trưởng tổ đại biểu thông qua các phiên họp tổ. Riêng đại biểu không hưởng lương và đại biểu ở doanh nghiệp mỗi ngày tham gia hoạt động làm nhiệm vụ đại biểu (kể cả tiếp dân, tiếp xúc cử tri) được hưởng bằng 03 ngày lương theo mức lương tối thiểu hiện hành. Đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc họp sinh hoạt tổ, tham gia các kỳ họp, các phiên họp; nếu vì lý do chính đáng không tham dự được, phải báo cáo trực tiếp với tổ trưởng hoặc báo cáo bằng văn bản với người có thẩm quyền cho phép vắng mặt. Khi tham gia các cuộc họp đại biểu được cung cấp đầy đủ các tài liệu, khi nhận tài liệu đại biểu phải nghiên cứu để tham gia thảo luận đóng góp ý kiến và giữ gìn, bảo vệ tài liệu theo quy định; đại biểu tham dự các kỳ họp phải có mặt đúng giờ, đeo phù hiệu, ngồi đúng vị trí; khi phát biểu ý kiến phải giơ tay và được Chủ tọa đồng ý mới được phát biểu.
Chương 4
MỐI QUAN HỆ GIỮA THƯỜNG TRỰC HĐND, CÁC BAN HĐND TỈNH CÁC TỔ ĐB VÀ ĐB HĐND TỈNH VỚI CÁC CẤP, CÁC NGÀNH
Điều 10. Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với ƯBMTTQ tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh trong việc tiếp xúc cử tri, trong các cuộc khảo sát, giám sát của các đại biểu Quốc hội tại địa phương.
Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với UBMTTQ tỉnh, UBND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh trong việc thực hiện nghị quyết liên tịch, về việc tiếp xúc cử tri, chuẩn bị nội dung các kỳ họp HĐND tỉnh; các phiên họp thường kỳ của Thường trực HĐND tỉnh mời đại diện UBND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, UBMTTQ tỉnh và các tổ chức thành viên tham dự.
Thường trực HĐND tỉnh điều hòa hoạt động của các Ban nhằm tạo sự thống nhất giữa Thường trực HĐND tỉnh với các Ban HĐND tỉnh đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ các Ban khi thực hiện nhiệm vụ, chỉ đạo, điều hành các hoạt động của HĐND đảm bảo đúng pháp luật, đúng nghị quyết HĐND tỉnh.
Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh có tránh nhiệm tham dự các cuộc họp có liên quan của UBND tỉnh, các ngành thuộc ƯBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh và các tổ chức thành viên, tham gia duyệt các dự án, đề án, chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, các kỳ họp HĐND cấp dưới.
Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với UBND tỉnh chỉ đạo hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND tỉnh; điều hòa, phối hợp hoạt động của HĐND các cấp; chỉ đạo, hướng dẫn các tổ đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh hoạt động.
Chuyên viên HĐND tỉnh làm việc trực tuyến với Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh và chấp hành mọi nội quy, quy chế của Văn phòng HĐND& UBND tỉnh.
Điều 12. Trong thời gian giữa hai kỳ họp Thường trực HĐND tỉnh, các ban HĐND tỉnh có quyền yêu cầu UBND tỉnh, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; Viện trưởng Viện kiểm sát tỉnh, Chánh án Tòa án tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; các tổ chức, cá nhân cung cấp số liệu hoặc làm việc trực tiếp về các vấn đề có liên quan.
Các kiến nghị, yêu cầu của Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh, phải được các cấp chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan xem xét giải quyết nghiêm túc, kịp thời.
Điều 13. Về chế độ thông tin, báo cáo
Thường trực HĐND tỉnh chịu trách nhiệm báo cáo hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh với Ủy ban TVQH, Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ.
Thường trực HĐND các huyện, thị xã có trách nhiệm gửi báo cáo hoạt động hàng quý, 6 tháng, cả năm, chương trình và nội dung các kỳ họp, tổng hợp ý kiến của cử tri và kết quả giải quyết ý kiến của cử tri tại địa phương cho Thường trực HĐND tỉnh.
Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với Thường trực UBND tỉnh tiếp công dân vào các ngày theo quy định tại địa điểm tiếp dân của cơ quan.
Chương 5
CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG
Điều 14. Về hoạt động của cơ quan Văn phòng
Văn phòng HĐND và UBND tỉnh là cơ quan giúp việc chung cho Thường trực HĐND, UBND, các Ban HĐND tỉnh. Trong các lãnh đạo Văn phòng, có 1 Phó Văn phòng phụ trách lĩnh vực hoạt động HĐND; có trách nhiệm giúp Chánh Văn phòng bảo đảm công tác tham mưu, giúp việc, tổng hợp mọi tình hình, nghiên cứu, soạn thảo các văn bản của Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh. Văn phòng bảo đảm các điều kiện hoạt động của HĐND, các Ban HĐND tỉnh, của các đại biểu HĐND tỉnh.
Chủ tịch HĐND tỉnh trực tiếp chỉ đạo hoạt động Văn phòng. Thường trực HĐND tỉnh cho ý kiến về việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho các chuyên viên của HĐND tỉnh. Văn phòng báo cáo Thường trực HĐND khi phân công thêm một số nhiệm vụ cụ thể cho các chuyên viên của Thường trực HĐND và các Ban HĐND tỉnh; các chuyên viên này chịu trách nhiệm trước Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh và trước Lãnh đạo Văn phòng về hoạt động của mình.
Văn phòng HĐND& UBND tỉnh bảo đảm đủ cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ các hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh.
Điều 15. Về kinh phí hoạt động
Các khoản chi phục vụ cho hoạt động của HĐND tỉnh được dự toán riêng, quyết toán hàng năm và báo cáo quyết toán tại kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm. Thường trực HĐND tỉnh giao cho Văn phòng HĐND và UBND quản lý, bảo đảm chi đúng, đủ, kịp thời các khoản chi của HĐND theo quy định của pháp luật.
Đối với một số khoản chi đột xuất khác, Thường trực HĐND tỉnh sẽ có quyết định riêng.
Chương 6
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Điều khoản thi hành
Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày được HĐND tỉnh Lào Cai khóa III (nhiệm kỳ 1999 - 2004) thông qua.
Thường trực HĐND, các Ban HĐND, tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện. Văn phòng HĐND& UBND tỉnh chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các cấp các ngành, các tổ chức đơn vị có liên quan thực hiện và tổng họp báo cáo thực hiện Quy chế này.
Quy chế này đã được HĐND tỉnh Lào Cai khóa III, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 20 tháng 7 năm 2000./.
- 1 Nghị quyết 93/2013/NQ-HĐND đổi mới và nâng cao chất lượng nội dung hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Vĩnh Phúc
- 2 Nghị quyết 18/2013/NQ-HĐND về Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường
- 3 Nghị quyết 21/2013/NQ-HĐND phê chuẩn Đề án “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định”
- 4 Nghị quyết 21/2005/NQ-HĐND quy chế hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ Đại biểu Hội đồng nhân dân, Đại biểu Hội đồng nhân dân và Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre – khoá VII
- 5 Nghị quyết 301-NQ/UBTVQH về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 6 Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ở mỗi cấp năm 1996
- 7 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 1 Nghị quyết 21/2013/NQ-HĐND phê chuẩn Đề án “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định”
- 2 Nghị quyết 16/NQ-HĐND năm 2010 bãi bỏ Nghị quyết do Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành từ ngày 01/10/1991 đến ngày 30/6/2009
- 3 Nghị quyết 18/2013/NQ-HĐND về Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường
- 4 Nghị quyết 93/2013/NQ-HĐND đổi mới và nâng cao chất lượng nội dung hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Vĩnh Phúc
- 5 Nghị quyết 21/2005/NQ-HĐND quy chế hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ Đại biểu Hội đồng nhân dân, Đại biểu Hội đồng nhân dân và Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre – khoá VII