Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2021/NQ-HĐND

Vĩnh Phúc, ngày 08 tháng 3 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH MỨC CHI, THỜI GIAN ĐƯỢC HƯỞNG HỖ TRỢ PHỤC VỤ CHO BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021-2026 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
KHÓA XVI KỲ HỌP THỨ 21

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ khoản 1 Điều 27 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 06 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ điểm h khoản 9 Điều 30 Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

n cứ khoản 3 Điều 21 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Điều 4 Thông tư số 102/2020/TT-BTC ngày 23 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026;

Xét Tờ trình số 08a/TTr-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức chi, thời gian được hưởng hỗ trợ phục vụ cho Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định mức chi, thời gian được hưởng hỗ trợ phục vụ cho Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, cụ thể như sau:

1. Chi tổ chức hội nghị

Thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 48/2017/NQ-HĐND ngày 18 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định một số mức chi công tác phí, chi tổ chức các cuộc hội nghị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Chi tổ chức tập huấn cho cán bộ tham gia phục vụ công tác tổ chức bầu cử thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 38/2018/NQ-HĐND ngày 18 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở trong nước trên địa bàn tỉnh.

2. Chi bồi dưỡng các cuộc họp

a) Các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, Ủy ban bầu cử, các Tiểu ban của Ủy ban bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, mức chi như sau:

Chủ trì cuộc họp: 200.000 đồng/người/buổi;

Thành viên tham dự: 100.000 đồng/người/buổi;

Các đối tượng phục vụ: 50.000 đồng/người/buổi.

b) Các cuộc họp khác liên quan đến công tác bầu cử, mức chi như sau:

Chủ trì cuộc họp: 150.000 đồng/người/buổi;

Thành viên tham dự: 80.000 đồng/người/buổi;

Các đối tượng phục vụ: 50.000 đồng/người/buổi.

3. Chi công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát bầu cử của Ban Chỉ đạo, Ủy ban bầu cử, các Tiểu ban của Ủy ban bầu cử; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp

a) Chi bồi dưỡng đoàn công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát bầu cử

Ngoài chế độ thanh toán công tác phí theo quy định hiện hành, các đoàn công tác được chi, mức chi như sau:

Cấp tỉnh: Trưởng đoàn kiểm tra, giám sát: 200.000 đồng/người/buổi; Thành viên chính thức của đoàn kiểm tra, giám sát: 100.000 đồng/người/buổi; cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên phục vụ đoàn kiểm tra, giám sát trực tiếp 80.000 đồng/người /buổi, gián tiếp 50.000 đồng/người/buổi.

Cấp huyện: Trưởng đoàn kiểm tra, giám sát: 150.000 đồng/người/buổi; thành viên chính thức của đoàn kiểm tra, giám sát: 80.000 đồng/người/buổi; cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên phục vụ đoàn kiểm tra, giám sát trực tiếp 50.000 đồng/người /buổi, gián tiếp 30.000 đồng/người/buổi.

Cấp xã: Trưởng đoàn kiểm tra, giám sát: 100.000 đồng/người/buổi; thành viên chính thức của đoàn kiểm tra, giám sát: 50.000 đồng/người/buổi; cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên phục vụ đoàn kiểm tra, giám sát: 30.000 đồng/người /buổi.

Mức chi thành viên đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân thực hiện theo Nghị quyết số 49/2012/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2012 của HĐND tỉnh ban hành quy định về một số chế độ, định mức chi cho hoạt động của HĐND các cấp và Nghị quyết số 36/2016/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2016 quy định một số điều kiện bảo đảm hoạt động đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh.

b) Chi xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát

Cấp tỉnh: 2.500.000 đồng/báo cáo.

Cấp huyện: 2.000.000 đồng/báo cáo.

Cấp xã: 1.500.000 đồng/báo cáo.

Xin ý kiến bằng văn bản đối với cá nhân, chuyên gia, mức chi là 200.000 đồng/lần, tổng mức chi tối đa là 500.000 đồng/người/văn bản.

Chỉnh lý, hoàn chỉnh báo cáo: 600.000 đồng/báo cáo.

4. Chi xây dựng văn bản

Chi xây dựng các văn bản do Ban Chỉ đạo bầu cử, Ủy ban Bầu cử, Tiểu ban của Ủy ban Bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ ban hành văn bản về công tác bầu cử (nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kế hoạch; văn bản chuyên môn hướng dẫn công tác phục vụ bầu cử; báo cáo sơ kết, tổng kết, biên bản tổng kết cuộc bầu cử; báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương trong cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân), mức chi như sau:

Xây dựng văn bản: 2.000.000 đồng/văn bản (tính cho sản phẩm cuối cùng, bao gồm cả tiếp thu, chỉnh lý).

Xin ý kiến bằng văn bản các cá nhân, chuyên gia: Mức chi 200.000 đồng/người/lần, tổng mức chi tối đa là: 500.000 đồng/người/văn bản.

5. Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp phục vụ trong đợt bầu cử:

a) Bồi dưỡng theo mức khoán/tháng đối với các đối tượng sau:

Trưởng Ban chỉ đạo, Phó trưởng Ban chỉ đạo, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban bầu cử; Trưởng Tiểu ban giúp việc của Ủy ban bầu cử mức chi: Cấp tỉnh 2.000.000 đồng/người/tháng; cấp huyện 1.900.000 đồng/người/tháng; cấp xã 1.800.000 đồng/người/tháng.

Thành viên Ban chỉ đạo, thành viên Ủy ban Bầu cử, Phó Trưởng Tiểu ban giúp việc của Ủy ban bầu cử, mức chi: Cấp tỉnh 1.800.000 đồng/người/tháng; cấp huyện 1.700.000 đồng/người/tháng; cấp xã 1.600.000 đồng/người/tháng.

Thành viên Tiểu ban giúp việc của Ủy ban bầu cử, mức chi: Cấp tỉnh 1.700.000 đồng/người/tháng; cấp huyện 1.600.000 đồng/người/tháng, cấp xã 1.500.000 đồng/người/tháng.

Thành viên Tổ giúp việc của Ủy ban bầu cử, mức chi: Cấp tỉnh 1.600.000 đồng/người/tháng; cấp huyện 1.500.000 đồng/người/tháng, cấp xã 1.400.000 đồng/người/tháng.

Thời gian hưởng chế độ bồi dưỡng phục vụ công tác bầu cử tính theo thời gian thực tế phục vụ công tác bầu cử nhưng không quá 06 tháng. Danh sách chi bồi dưỡng thực hiện theo Quyết định thành lập của cấp có thẩm quyền.

b) Các đối tượng được huy động, trưng tập trực tiếp phục vụ công tác bầu cử (ngoài các đối tượng đã được huy động, trưng tập tham gia tại các Tiểu ban, các tổ giúp việc Ủy ban bầu cử các cấp) mức bồi dưỡng 100.000 đồng/người/ngày; thời gian hưởng chế độ chi bồi dưỡng không quá 15 ngày (không bao gồm những ngày tham gia đoàn kiểm tra, giám sát; phục vụ trực tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử, ngày trước ngày bầu cử và ngày bầu cử).

Trường hợp thời gian huy động, trưng tập trực tiếp phục vụ công tác bầu cử lớn hơn 15 ngày, thực hiện chi bồi dưỡng theo mức chi tối đa: 1.500.000 đồng/người/tháng trên cơ sở quyết định, văn bản huy động, trưng tập được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Riêng 02 ngày (ngày trước ngày bầu cử và ngày bầu cử): Chi bồi dưỡng 150.000 đồng/người/ngày, áp dụng đối với tất cả các lực lượng trực tiếp tham gia phục vụ bầu cử; danh sách đối tượng được hưởng chế độ chi bồi dưỡng theo các quyết định, văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt.

6. Chi khoán hỗ trợ cước điện thoại di động cho những người trực tiếp phục vụ trong đợt bầu cử

a) Trưởng Ban Chỉ đạo, Phó Trưởng Ban chỉ đạo, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban bầu cử; Trưởng các Tiểu ban giúp việc Ủy ban bầu cử; thành viên Ban chỉ đạo, thành viên Ủy ban bầu cử; Phó trưởng các Tiểu ban giúp việc của Ủy ban bầu cử, Tổ trưởng Tổ giúp việc.

Cấp tỉnh: 500.000 đồng/người/tháng;

Cấp huyện: 450.000 đồng/người/tháng;

Cấp xã: 350.000 đồng/người/tháng.

b) Thành viên Tiểu ban, thành viên Tổ giúp việc của Ủy ban bầu cử.

Cấp tỉnh: 450.000 đồng/người/tháng;

Cấp huyện: 350.000 đồng/người/tháng;

Cấp xã: 300.000 đồng/người/tháng.

c) Trường hợp cần thiết, Ủy ban bầu cử các cấp quyết định danh sách cán bộ, công chức, viên chức tham gia phục vụ công tác bầu cử được hỗ trợ cước điện thoại di động, mức khoán hỗ trợ tối đa không quá 250.000 đồng/người/tháng.

d) Thời gian hưởng hỗ trợ cước điện thoại di động được tính theo thời gian thực tế phục vụ công tác bầu cử nhưng không quá 06 tháng.

7. Chi tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử

a) Người được giao trực tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo: 80.000 đồng/người/buổi;

b) Người phục vụ trực tiếp việc tiếp công dân: 60.000 đồng/người/buổi;

c) Người phục vụ gián tiếp việc tiếp công dân: 50.000 đồng/người/buổi.

8. Chi đóng hòm phiếu: Trường hợp hòm phiếu cũ không thể sử dụng, hoặc cần phải bổ sung, mức chi tối đa 350.000 đồng/hòm phiếu.

9. Chi khắc dấu: Trường hợp dấu cũ không thể sử dụng, hoặc cần phải bổ sung, mức chi tối đa 250.000 đồng/dấu.

10. Chi bảng niêm yết danh sách bầu cử: Trường hợp chưa có bảng niêm yết hoặc bảng cũ không thể sử dụng hoặc cần phải bổ sung, mức chi tối đa 1.500.000 đồng/bảng.

11. Chi công tác tuyên truyền, in ấn: Thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đấu thầu.

12. Chi thiết bị phục vụ cơ quan thường trực bầu cử: Thực hiện theo đúng định mức, chế độ, chi tiêu hiện hành trong phạm vi dự toán ngân sách phục vụ công tác bầu cử.

13. Trường hợp trong một nội dung chi một người làm nhiều nhiệm vụ khác nhau chỉ được hưởng mức bồi dưỡng, hỗ trợ cao nhất.

14. Nguồn kinh phí thực hiện: Từ nguồn ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân tỉnh, các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

3. Đối với khối lượng công việc đã triển khai thực hiện trước khi Nghị quyết này có hiệu lực, các cơ quan, đơn vị căn cứ chứng từ chi tiêu thực tế, hợp pháp, hợp lệ để quyết toán kinh phí theo quy định tại khoản 2, Điều 6 Thông tư số 102/2020/TT-BTC ngày 23 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026.

4. Trong quá trình thực hiện nếu các văn bản dẫn chiếu tại Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI, kỳ họp thứ 21 thông qua ngày 05 tháng 2 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày 08 tháng 3 năm 2021./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- Văn phòng Hội đồng bầu cử Quốc gia;
- Văn phòng: Quốc hội, Chính phủ;
- Các Bộ: Tài chính, Nội vụ;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Đảng ủy Khối các cơ quan, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh;
- Văn phòng: Tỉnh ủy, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Thường trực các huyện, thành ủy;
- Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã;
- Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Vĩnh Phúc, Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc;
- CPVP, CV Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Lưu: VT, TH (01).Q (100).

CHỦ TỊCH




Hoàng Thị Thúy Lan