THƯỜNG TRỰC HĐND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/NQ-TTHĐND | ngày 13 tháng 7 năm 1995 |
NGHỊ QUYẾT
V/V THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
KHÓA X KỲ HỌP THỨ 2
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) được Quốc khóa IX kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 19/6/1994;; thực hiện Nghị định 36/CP và chỉ thị 317 của Thủ tướng Chính phủ; Sau khi nghe tờ trình của UBND tỉnh về tình hình và công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng từ năm 1992 đến nay, nhất là 6 tháng đầu năm 1995 trên địa bàn tỉnh ta; Thuyết trình của Ban pháp chế HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận, phát biểu của các đại biểu tham dự kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ
1) Mở cuộc vận động toàn dân tích cực tham gia đảm bảo trật tự ATGT đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị trong toàn tỉnh theo Nghị định 36/CP và Chỉ thị 317 của Thủ tướng Chính phủ.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành luật lệ giao thông, quy tắc đô thị trong các tầng lớp nhân dân. Tập trung giải quyết thường xuyên, liên tục và triệt để tình trạng lấn chiếm lòng đường, hè phố, giải tỏa các tụ điểm phức tạp ảnh hưởng đến trật tự công cộng và an toàn giao thông ở thị xã, thị trấn và các khu đông dân. Quản lý chặt chẽ các phương tiện giao thông và người lái các phương tiện đó.Trọng điểm của cuộc vận động là các tuyến giao thông chính, các thị xã, thị trấn.
- Thành lập Ban chỉ đạo trật tự an toàn giao thông ở 3 cấp, tỉnh, huyện, xã, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm để ban chỉ đạo hoạt động có hiệu lực, đạt kết quả cao. Ban hành quy chế quản lý đường giao thông nông thôn để mọi người dân tự giác chấp hành luật lệ giao thông công cộng.
2) Giao cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị. Phát huy vai trò tham mưu trực tiếp, chức năng của công an và ngành giao thông vận tải. Nguồn vốn đầu tư xây dựng, phát triển giao thông nông thôn được huy động sự đóng góp của nhân dân trên địa bàn, dựa trên cơ sở bàn bạc trực tiếp với nhân dân, thực hiện phương châm “nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ”.
Nghị quyết này được kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh khóa 10 thông qua ngày 13/7/1995./.
| T.M HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH |
- 1 Kế hoạch 44/KH-UBND năm 2014 triển khai Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Nam Định ban hành
- 2 Kế hoạch 5871/KH-UBND năm 2014 triển khai Chiến lược Quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3 Nghị định 36-CP năm 1995 về việc bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- 4 Chỉ thị 317-TTg năm 1995 tăng cường công tác quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 1 Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2007 hủy bỏ 07 văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 2 Kế hoạch 44/KH-UBND năm 2014 triển khai Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Nam Định ban hành
- 3 Kế hoạch 5871/KH-UBND năm 2014 triển khai Chiến lược Quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai