Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/NQ-HĐND

Ninh Bình, ngày 16 tháng 07 năm 2014

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN SỐ 08/ĐA-UBND NGÀY 01/7/2014 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH VỀ KHUYẾN NÔNG, HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
KHÓA XIII, KỲ HỌP THỨ 10

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước; Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình tại Tờ trình số 62/TTr-UBND ngày 01/7/2014 về việc sửa đổi, bổ sung Đề án số 12/ĐA-UBND ngày 22/11/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về Khuyến nông, hỗ trợ phát triển sản xuất vụ Đông giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được phê duyệt tại Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 24/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt Đề án số 08/ĐA-UBND ngày 01/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về Khuyến nông, hỗ trợ phát triển sản xuất vụ Đông giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (có Đề án kèm theo).

Điều 2. Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 16/7/2014 và có hiệu lực kể từ ngày được thông qua.

Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 20/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Đề án số 26/ĐA-UBND ngày 12/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về sửa đổi, bổ sung Đề án số 12/ĐA-UBND ngày 22/11/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về Khuyến nông, hỗ trợ phát triển sản xuất vụ Đông giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được phê duyệt tại Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 24/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 24/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Đề án số 12/ĐA-UBND ngày 22/11/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về Khuyến nông, hỗ trợ phát triển sản xuất vụ Đông giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

Điều 4. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- VP Quốc hội, VP Chính phủ;
- Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính;
- Ban Thường vụ tỉnh ủy;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- TT HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh khóa XIII;
- VP Tỉnh ủy, VP Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh, VP UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- Ban Thường vụ các huyện, thành, thị ủy;
- TT HĐND, UBND, UBMTTQVN các huyện, thành phố, thị xã;
- Website Chính phủ, Công báo tỉnh;
- Đài PT-TH tỉnh, Báo Ninh Bình;
- Lưu: VT, phòng CTHĐ.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Tiến Thành

 

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/ĐA-UBND

Ninh Bình, ngày 01 tháng 07 năm 2014

 

ĐỀ ÁN

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐỀ ÁN SỐ 12/ĐA-UBND NGÀY 22/11/2010 CỦA UBND TỈNH VỀ KHUYẾN NÔNG, HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2011-2015, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

1. Căn cứ pháp lý để xây dựng Đề án

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Thực hiện Thông báo số 1223-TB/TU ngày 11/4/2014 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về rà soát chính sách hỗ trợ sản xuất vụ Đông.

II. Tình hình sản xuất vụ đông giai đoạn 2011-2013

1. Kết quả đạt được

Tiếp tục triển khai Nghị quyết số 03/NQ-TU ngày 14/4/2006 của Tỉnh ủy, ngày 24/12/2010 Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 32/NQ-HĐND về việc phê duyệt Đề án số 12/ĐA-UBND ngày 22/11/2010 của UBND tỉnh về Khuyến nông hỗ trợ phát triển sản xuất vụ Đông giai đoạn 2011-2015, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Trong 3 năm 2011-2013, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành đặc biệt là sự tích cực, chủ động của nông dân trong tỉnh sản xuất vụ Đông đã đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể:

- Tổng diện tích cây vụ đông giai đoạn 2011-2013 đạt 38.253,5 ha đạt 85% kế hoạch. Tổng giá trị các cây trồng vụ đông 2011-2013 đạt khoảng 1.704,4 tỷ đồng; bình quân giá trị cây vụ đông 2011-2013 đạt trên 44,5 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, diện tích gieo trồng giảm đều qua các năm, như: Năm 2011 đạt 13.453,15 ha, giá trị sản xuất đạt trên 514 tỷ đồng, bình quân khoảng 38,2 triệu đồng/ha; năm 2012 đạt 13.260,9 ha, giá trị sản xuất đạt trên 584,7 tỷ đồng, bình quân 44 triệu đồng/ha; năm 2013 đạt 11.539,5 ha, giá trị sản xuất đạt trên 605,7 tỷ đồng, bình quân 52,5 triệu đồng/ha.

- Các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao chủ yếu tập trung vào những cây trồng có diện tích sản xuất nhỏ như: Khoai sọ, ớt, bí xanh, khoai tây là những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao (đạt giá trị từ 60 triệu đến 95 triệu đồng/ 01 ha); các cây trồng còn lại có diện tích canh tác nhiều nhưng chỉ đạt từ 17 triệu - 55 triệu đồng/ 01 ha như: Đậu tương (khoảng 2.300ha), ngô (khoảng 2.400ha), khoai lang (khoảng 1.400ha), lạc (khoảng 250ha), rau các loại (khoảng 4.800ha).

(Chi tiết kèm theo phụ lục số 1,2,3,4)

2. Kinh phí hỗ trợ

Trong giai đoạn 2011-2013, tổng kinh phí hỗ trợ cho sản xuất vụ Đông từ ngân sách tỉnh là 44.673,85 triệu đồng, trong đó: Năm 2011 kinh phí hỗ trợ 15.602,87 triệu đồng; Năm 2012 kinh phí hỗ trợ 16.827,459 triệu đồng; Năm 2013 kinh phí hỗ trợ 12.243,521 triệu đồng.

Nguồn kinh phí hỗ trợ sản xuất vụ đông được bố trí trong ngân sách của tỉnh và được cấp về ngân sách của các huyện, thị xã, thành phố ngay từ đầu năm trên cơ sở kế hoạch sản xuất và những cây trồng được hỗ trợ để các địa phương chủ động bố trí sản xuất.

(Chi tiết kèm theo phụ lục số 5)

3. Đánh giá chung về sản xuất vụ đông

a) Ưu điểm

- Sản xuất vụ đông đã thực sự đem lại hiệu quả và trở thành vụ sản xuất chính, nâng cao thu nhập cho người nông dân, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác từ 29,2 triệu/ha năm 2006 lên trên 86 triệu/ha năm 2013.

- Chính sách khuyến khích hỗ trợ giống một số cây trồng mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất vụ đông và trở thành tập quán sản xuất của người dân.

- Được sự quan tâm, ưu tiên nguồn lực của tỉnh cho sản xuất. Đưa những cây trong có giá trị kinh tế, phù hợp với điều kiện tự nhiên.

b) Hạn chế, tồn tại

- Diện tích sản xuất vụ đông còn nhỏ lẻ, manh mún, không tập trung, việc đầu tư thâm canh, chăm sóc gặp nhiều khó khăn, do đó hiệu quả sản xuất một số cây trồng chưa cao, nhất là cây đậu tương.

- Chi phí, giá cả vật tư đầu vào, ngày công lao động, trong những năm gần đây có xu hướng tăng. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như kênh mương tưới, tiêu mặc dù đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, nhất là khi xảy ra những diễn biến bất thường của thời tiết khí hậu.

- Công tác dự báo thị trường chưa được chú trọng, các cơ sở chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp còn ít, quy mô hạn chế.

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ trong nhiều năm nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao, kết quả đạt được chưa tương xứng với hỗ trợ. Cơ chế cấp phát và thanh toán kinh phí hỗ trợ chưa thực sự chặt chẽ dẫn đến dễ nảy sinh tiêu cực.

c) Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

- Cơ chế hỗ trợ cho sản xuất vụ đông dàn trải, hỗ trợ nhiều loại cây trồng, chưa tập trung hỗ trợ những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Sự liên kết giữa hộ nông dân với hộ nông dân, hộ nông dân với hợp tác xã và doanh nghiệp còn hạn chế, chưa thực sự gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.

- Giá ngày công lao động tăng, thị trường tiêu thụ khó khăn dẫn đến hiệu quả sản xuất của một số cây trồng vụ đông chưa cao. Trong khi đó một bộ phận lao động nông nghiệp nhất là lao động trẻ chuyển sang làm nghề khác có thu nhập cao hơn.

- Thời tiết vụ đông hàng năm thường diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến việc bố trí thời vụ cho cây trồng, đặc biệt là sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây vụ đông.

III. Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Đề án số 12/ĐA-UBND ngày 22/11/2010 của UBND tỉnh Ninh Bình

Trong những năm qua, ngân sách tỉnh đã hỗ trợ kinh phí cho nông dân mua giống cây trồng để sản xuất vụ đông. Tuy nhiên, việc hỗ trợ kinh phí mua giống đã làm hạn chế sự linh hoạt trong việc lựa chọn cây trồng đưa vào tổ chức sản xuất. Bên cạnh đó, giá giống các loại cây đều tăng dẫn đến tăng chi phí sản xuất. Vì vậy, hiệu quả kinh tế từ một số cây trồng vụ đông chưa cao và chưa tương xứng với hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Công tác quản lý, sử dụng và cấp phát kinh phí hỗ trợ sản xuất vụ đông ở một số địa phương chưa kịp thời, thiếu chặt chẽ dễ xảy ra sai phạm trong việc thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ.

Hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi đã được quan tâm đầu tư xây dựng trong những năm qua. Tuy nhiên, có những công trình, kênh mương chưa được tu bổ, cải tạo nên chưa đáp ứng được nhu cầu chủ động tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp nói chung và cây vụ đông nói riêng.

Với mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị và phát triển bền vững, Ủy ban nhân dân tỉnh kính trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Đề án sửa đổi, bổ sung sản xuất vụ đông giai đoạn 2011-2015 với những nội dung chính như sau:

IV. Mục đích và quan điểm sửa đổi, bổ sung đề án

1. Mục đích

- Nâng cao giá trị cây trồng vụ Đông, tăng cường liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản xây dựng cánh đồng lớn; từng bước hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

- Thực hiện việc áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt Vietgap đối với cây trồng vụ Đông, tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm vụ Đông trên thị trường.

- Khuyến khích phát triển vụ Đông phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch sản xuất xây dựng nông thôn mới, các sản phẩm vụ đông có phương án tiêu thụ sản phẩm hoặc hợp đồng tiêu thụ sản phẩm góp phần thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

2. Quan điểm sửa đổi, bổ sung

- Không hỗ trợ những cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp.

- Nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh trên thị trường tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Hoàn thiện cơ chế hỗ trợ, cấp phát theo hướng để thực hiện, đảm bảo đúng quy định.

V. Nội dung của Đề án:

1. Sửa đổi, bổ sung nội dung tại mục II, Phần II của Đề án như sau

1.1. Đối tượng, cơ chế và chính sách hỗ trợ

a) Đối tượng hỗ trợ

- Các hộ, nhóm hộ nông dân trực tiếp sản xuất các cây trồng vụ Đông trên diện tích đất 2 lúa và đất lúa màu, gồm các cây trồng: Khoai tây, khoai sọ, trạch tả, ngô ngọt, bí xanh, dưa bao tử, cà chua nhót, ớt. Được tổ chức sản xuất theo các mô hình liên kết giữa hộ nông dân với hộ nông dân, giữa hộ nông dân với hợp tác xã và doanh nghiệp.

- Đối với một số cây trồng vụ đông khác, Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Không hỗ trợ đối với các cây trồng (trong Đề án số 12/ĐA-UBND): đậu tương, ngô đại trà, khoai lang thường, lạc.

b) Chính sách hỗ trợ

- Hỗ trợ hàng năm: mua vật tư sản xuất, bao gồm: Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật:

+ Hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha đối với các loại cây trồng: Khoai tây, khoai sọ, trạch tả.

+ Hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha đối với các loại cây trồng: Ngô ngọt, bí xanh, dưa bao tử, cà chua nhót, ớt, Khoai lang Hoàng Long.

- Hỗ kinh phí 1 lần để đầu tư trợ hạ tầng vùng sản xuất vụ đông tập trung với định mức 2.500.000 đồng/ha.

c) Điều kiện hỗ trợ:

- Là các mô hình có sự liên kết giữa các hộ, nhóm hộ, được thể hiện bằng phương án tiêu thụ sản phẩm hoặc hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

- Quy mô diện tích đất sản xuất từ 0,2 ha trở lên.

- Phù hợp với quy hoạch phát triển sản xuất trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt.

1.2. Kinh phí thực hiện

- Năm 2014 dự kiến kinh phí hỗ trợ thực hiện khoảng 7,8 tỷ đồng.

- Năm 2015, ngân sách tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ khoảng 8,5 tỷ đồng.

1.3. Cơ chế cấp phát, thanh toán vốn hỗ trợ

Trên cơ sở kế hoạch đăng ký sản xuất vụ đông của các huyện, thị xã, thành phố. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp trình UBND tỉnh cấp ứng 50% kinh phí hỗ trợ.

Sau khi các ngành chức năng có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức kiểm tra, nghiệm thu theo quy định hiện hành sẽ cấp số kinh phí còn lại để thực hiện hỗ trợ cho người dân (cấp bằng tiền trực tiếp cho người sản xuất)

1.4. Thời gian thực hiện

- Thực hiện từ vụ đông năm 2014 đến hết vụ đông năm 2015.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Đinh Quốc Trị

 


PHỤ LỤC SỐ 1

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÂY TRỒNG VỤ ĐÔNG TRONG CÁC NĂM 2011 - 2013
(Kèm theo Đề án số 08/ĐA-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2014 của UBND tỉnh Ninh Bình)

Đơn vị tính: Sản lượng (tấn), Đơn giá (1000đ/kg), Thành tiền (1000 đồng)

STT

Năm

 

Cây trồng

Tng

2011

2012

2013

Sản lượng

Giá trị

Sản lượng

Đơn g

Giá trị

Sản lượng

Đơn g

Giá trị

Sản lượng

Đơn g

Giá trị

 

Tổng

368,785.1

1,704,445,650

125,157.3

 

514,008,150

119,561.8

 

584,725,450

124,066.0

 

605,712,050

1

Đậu tương

8,448.9

118,229,600

2,964.0

15.0

44,460,000

3497.2

12.0

41,966,400

1987.7

16.0

31,803.200

2

Cây ngô

26,035.3

173,444,200

8,790.0

7.0

61,530,000

8802.9

6.0

52,817,400

8442.4

7.0

59,096,800

3

Cây lạc

1,473.4

34,436,800

371.0

22.0

8,162,000

642.6

23.0

14,779,800

459.8

25.0

11,495,000

4

Khoai sọ

6,289.5

54,052,500

2,553.0

8.0

20,424,000

1804.5

9.0

16,240,500

1932

9.0

17,388,000

5

Bí xanh

17,602.0

73,425,050

3,447.0

3.5

12,064,500

4673.9

4.0

18,695,600

9481.1

4.5

42,664,950

6

Ớt

3,792.2

18,332,400

1,128.0

4.0

4,512,000

1665.4

5.0

8,327,000

998.8

5.5

5,493,400

7

Khoai lang

34,974.8

156,499,350

11,894.0

4.0

47,576,000

12961.3

4.5

58,325,850

10119.5

5.0

50,597,500

8

Rau các loại

230,904.4

844,423,600

79,194.0

3.0

237,582,000

71448.3

4.0

285,793,200

80262.1

4.0

321,048,400

9

Khoai tây

36,774.6

206,554,600

14,093.0

5.0

70,465,000

12937.2

6.0

77,623,200

9744.4

6.0

58,466,400

10

Trạch tả

2,490.0

25.047,550

723.27

10.0

7,232,650

1128.50

9.0

10,156,500

638.2

12.0

7,658,400

 

PHỤ LỤC SỐ 2

GIÁ TRỊ CÁC LOẠI CÂY TRỒNG TRÊN ĐƠN VỊ DIỆN TÍCH (HA) CÁC NĂM 2011-2013

Đơn vị tính: 1000 đồng

STT

Năm

2011

2012

2013

Tổng giá trị

Diện tích (ha)

Giá trị 1 ha

Tổng giá trị

Diện tích (ha)

Giá trị 1 ha

Tổng giá trị

Diện tích (ha)

Giá trị 1 ha

 

Tng

514,008,150.0

13,453.15

38,207.27

584,725,450.0

13,260.90

44,093.95

605,712,050.0

11,539.50

52,490.32

1

Đậu tương

44,460,000.0

2,550.30

17,433.24

41,966,400.0

2,682.90

15,642

31,803,200.0

1,690.40

18,814

2

Cây ngô

61,530,000.0

2,483.40

24,776.52

52,817,400.0

2,417.10

21,852

59,096,800.0

2,275.60

25,970

3

Cây lạc

8,162,000.0

187.60

43,507.46

14,779,800.0

319.50

46,259

11,495,000.0

226.80

50,683

4

Khoai sọ

20,424,000.0

240.10

85,064.56

16,240,500.0

175.30

92,644

17,388,000.0

184.70

94,142

5

Bí xanh

12,064,500.0

178.80

67,474.83

18,695,600.0

229.00

81,640

42,664,950.0

431.50

98,876

6

Ớt

4,512,000.0

78.90

57,186.31

8,327,000.0

106.10

78,483

5,493,400.0

55.10

99,699

7

Khoai lang

47,576,000.0

1,500.70

31,702.54

58,325,850.0

1,598.00

36,499

50,597,500.0

1,204.50

42,007

8

Rau các loại

237,582,000.0

5,149.80

46,134.22

285,793,200.0

4,687.10

60,974

321,048,400.0

4,728.20

67,901

9

Khoai tây

70,465,000.0

975.60

72.227.35

77,623,200.0

879.10

88,298

58,466,400.0

648.10

90,212

10

Trạch tả

7,232,650.0

107.95

67,000.00

10,156.500.0

166.80

60,890

7,658.400.0

94.60

80,956

 


PHỤ LỤC 3

DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CÂY VỤ ĐÔNG 2011-2013

ĐVT: DT = ha; NS = tạ/ha; SL= tấn

STT

Cây trồng

Toàn tỉnh

Chia ra các năm

Tốc độ tăng, giảm

Ghi chú

Tng diện tích

DT GTBQ hàng năm

2010-2011

2011-2012

2012-2013

 

Tổng DT

38,253.6

12,751.2

13,453.2

13,260.9

11,539.5

-0.07

 

1

Đậu tương - DT

NS

SL

6,923.60

12.20

8,448.90

2,307.87

2,550.30

11.62

2,964.00

2,682.90

13.04

3,497.20

1690.4

11.8

1987.7

-0.19

0.01

-0.18

 

2

Ngô - DT

NS

SL

7,176.10

36.28

26,035.30

2,392.03

2,483.40

35.40

8,790.00

2,417.10

36.42

8,802.90

2275.6

37.1

8442.4

-0.04

0.02

-0.02

 

3

Khoai rây - DT

NS

SL

2,502.80

146.93

36,774.60

834.27

975.60

144.45

14,093.00

879.10

147.16

12,937.20

648.1

150.3

9744.4

-0.18

0.02

-0.17

 

4

Lạc đông - DT

NS

SL

733.90

20.08

1,473.40

244.63

187.60

19.78

371.00

319.50

20.11

642.60

226.8

20.3

459.8

0.10

0.01

0 11

 

5

Khoai sọ - DT

NS

SL

600.10

104.81

6,289.50

200.03

240.10

106.33

2,553.00

175.30

102.94

1,804.50

184.7

104.6

1932

-0.12

-0.01

-0.13

 

6

Bí xanh - DT

NS

SL

839.30

209.72

17,602.00

279.77

178.80

192.79

3,447.00

229.00

204.10

4,673.90

431.5

219.7

9481.1

0.55

0.07

0.66

 

7

Rau các loại - DT

NS

SL

14,565.10

158.53

230,904.40

4,855.03

5,149.80

153.78

79,194.00

4,687.10

152.44

71,448.30

4728.2

169.8

80262.1

-0.04

0.05

0.01

 

8

Ớt-DT

NS

SL

240.10

157.94

3,792.20

80.03

78.90

142.97

1,128.00

106.10

156.97

1,665.40

55.1

181.3

998.8

-0.16

0.13

-0.06

 

9

Khoai lang - DT

NS

SL

4,303.20

81.28

34,974.80

1,434.40

1,500.70

79.26

11,894.00

1,598.00

81.11

12,961.30

1204.5

84

10119.5

-0.10

0.03

-0.08

 

10

Cây trạch tả - DT

NS

SL

369.35

47.83

1,766.70

123.12

107.95

-

-

166.80

128.40

1,128.50

94.6

67.5

638.2

-0.06

 

 


PHỤ LỤC SỐ 4

HẠCH TOÁN GIÁ TRỊ, CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ LỢI NHUẬN THU ĐƯỢC TRÊN 1 HA GIEO TRỒNG 2011-2013

ĐVT: 1000 đng

TT

Loại cây

Bình quân

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Giá trị SX

Lợi nhuận

ĐT gieo trồng

Giá trị lợi nhuận hàng năm

Giá trị

Chi phí

Lợi nhuận

Giá trị

Chi phí

Lợi nhuận

Giá trị

Chi phí

Lợi nhuận

1

Đậu tương

17,076.3

3,445.8

2,307.9

7,952.470

17,433.2

13,692.5

3,740.7

15,642.2

14,027.0

1,615.2

18,814.0

13,832.5

4,981.5

2

Cây ngô

24,169.7

10,120.1

2,392.0

24,207,648

24,776.5

13,797.5

10,979.0

21,851.6

14,330.0

7,521.6

25,969.8

14,110.0

11,859.8

3

Cây lạc

46,923.0

16,994.5

244.6

4,157,424

43,507.5

29,852.5

13,655.0

46,259.2

32,108.0

14,151.2

50,683.4

27,506.0

23,177.4

4

Khoai sọ

90,072.5

54,878.1

200.0

10,977,459

85,064.6

28,710.0

56,354.6

92,644.0

39,376.0

53,268.0

94,141.9

39,130.0

55,011.9

5

Bí xanh

87,483.7

57,734.5

279.8

16,152,180

67,474.8

23,809.5

43,665.3

81,640.2

25,589.6

56,050.6

98,875.9

25,388.4

73,487.5

6

Ớt

76,353.2

47,476.9

80.0

3,799,735

57,186.3

30,577.5

26,608.8

78,482.6

30,235.0

48,247.6

99,698.7

32,124.4

67,574.3

7

Khoai lang

36,368.1

18,111.0

1,434.4

25,978.359

31,702.5

18,005.0

13,697.5

36,499.3

19,077.0

17,422.3

42,007.1

18,794.0

23,213.1

8

Rau các loại

57,975.8

26,282.3

4,855.0

127,601,610

46,134.2

30,565.0

15,569.2

60,974.4

33,054.0

27,920.4

67,900.8

32,543.4

35,357.4

9

Khoai tây

82,529.4

55,829.3

834.3

46,576,507

72,227.3

27,600.0

44,627.3

88,298.5

28,130.0

60,168.5

90,212.0

27,520.0

62,692.0

10

Trạch tả

134,829.6

101,492.6

123.1

12,495,429

134,000.0

36.276.0

97,724.0

135,311.8

31,996.8

103,315.0

134,926.0

31,487.2

103,438.8

 


PHỤ LỤC SỐ 5

TỔNG HỢP KINH PHÍ HỖ TRỢ CÂY VỤ ĐÔNG NĂM 2011-2013

ĐVT: 1000 đồng

STT

Huyện, thị xã, thành phố

Tng

Chia ra

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Ghi chú

 

Toàn tỉnh

44,673,860.0

15,602,880.0

16,827,459.0

12,243,521.0

 

1

Huyện Nho Quan

11,192,549.0

3,726,270.0

4,101,562.0

3,364,717.0

 

2

Huyện Gia Viễn

1,860,734.0

491,400.0

706,192.0

663,142.0

 

3

Huyện Hoa Lư

524,051.0

190,840.0

201,259.0

131,952.0

 

4

Huyện Yên Khánh

20,433,624.0

6,979,490.0

8,178,022.0

5,276,112.0

 

5

Huyện Yên Mô

8,824,422.0

3,593,360.0

3,014,944.0

2,216,118.0

 

6

Huyện Kim Sơn

833,091.0

238,300.0

262,400.0

332,391.0

 

7

Thị xã Tam Điệp

545,320.0

151,850.0

235,760.0

157,710.0

 

8

TP Ninh Bình

460,069.0

231,370.0

127,320.0

101,379.0

 

 


PHỤ LỤC SỐ 6

DỰ KIẾN KINH PHÍ HỖ TRỢ SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG NĂM 2014 - 2015

ĐVT: Diện tích (ha); Kinh phí: (đồng)

STT

Các huyện, thị xã thành phố

Năm 2014

Năm 2015

Diện tích

Kinh phí hỗ tr

Diện tích

Kinh phí hỗ trợ

Tổng

Hỗ trợ vật tư

Hỗ trợ hạ tầng

Tng

Hỗ trợ vật tư

Hỗ trợ hạ tầng

Tổng

2,078.0

7,797,000,000

3,697,000,000

4,100,000,000

3,235.0

8,580,000,000

5,687,500,000

2,892,500,000

1

TP Ninh Bình

17.0

70,500,000

28,000,000

42,500,000

45.0

142,500,000

72,500,000

70,000,000

2

TX Tam Điệp

52.0

215,500,000

85,500,000

130,000,000

75.0

177,500,000

120,000,000

57,500,000

3

Huyện Nho Quan

350.0

1,412,500,000

645,000,000

767,500,000

655.0

1,935,000,000

1,197,500,000

737,500,000

4

Huyện Gia Viễn

205.0

550,000,000

362,500,000

187,500,000

410.0

1,217,500,000

705,000,000

512,500,000

5

Huyện Hoa Lư

30.0

130,000,000

55,000,000

75,000,000

95.0

322,500,000

160,000,000

162,500,000

6

Huyện Yên Mô

249.0

1,046,000,000

423,500,000

622,500.000

465.0

1,325,000,000

772,500,000

552,500,000

7

Huyện Yên Khánh

1,110.0

4,082,500,000

1,970,000,000

2,112,500,000

1,400.0

3,222,500,000

2,485,000,000

737,500,000

8

Huyện Kim Sơn

65.0

290,000,000

127,500,000

162,500,000

90.0

237,500,000

175,000,000

62,500,000

Ghi chú: Năm 2015 chỉ hỗ trợ kinh phí đầu tư hạ tầng cho những diện tích tăng thêm