HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2016/NQ-HĐND | Đắk Lắk, ngày 30 tháng 8 năm 2016 |
VỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TỈNH ĐẮK LẮK, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ HAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Xét Tờ trình số 73/TTr-UBND ngày 05 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đề nghị ban hành Nghị quyết về bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016 - 2020; Báo cáo thẩm tra số 28/BC - HĐND ngày 25 tháng 8 năm 2016 của Ban văn hoá - xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Nghị quyết về bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016 - 2020 với các nội dung sau:
a) Mục tiêu tổng quát: Bảo tồn và phát huy có hiệu quả di sản văn hóa cồng chiêng, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Cấp trang phục và hỗ trợ kinh phí cho 75 đội chiêng, đội văn nghệ có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng;
- Phấn đấu có trên 70% buôn đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn toàn tỉnh có cồng chiêng;
- Hoàn thành nội dung về thống kê, sưu tầm các bài chiêng cổ, số lượng nghệ nhân truyền dạy, số lượng cồng chiêng;
- 100% các huyện, thị xã, thành phố được tổ chức các lớp truyền dạy về cách đánh cồng chiêng và chỉnh chiêng;
- 100% số trường dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh được phổ biến kiến thức và tổ chức sinh hoạt ngoại khóa về văn hóa cồng chiêng.
2. Các hoạt động bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng:
a) Tuyên truyền, vận động cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và đồng bào các dân tộc nhận thức một cách sâu sắc về trách nhiệm gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng; phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí trong tỉnh và Trung ương tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về giá trị văn hóa cồng chiêng;
b) Trang bị cồng chiêng cho đội chiêng của các buôn; cấp trang phục truyền thống cho đội chiêng, đội văn nghệ ở các buôn có nhiều thành tích trong việc bảo tồn, phát huy gìn giữ di sản văn hóa cồng chiêng;
c) Mở lớp dạy đánh cồng chiêng, truyền dạy chỉnh chiêng; mở lớp truyền dạy dân ca, dân vũ; mở lớp truyền dạy sử thi;
d) Phổ biến kiến thức và tổ chức sinh hoạt ngoại khóa về văn hóa cồng chiêng trong các trường học, đặc biệt là các trường dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh;
đ) Phục dựng một số lễ hội truyền thống có nguy cơ mai một của đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ;
e) Phối hợp với các địa phương triển khai chính sách tôn vinh, đãi ngộ, khuyến khích các cá nhân, tập thế tham gia bảo tồn và phát huy di sản văn hoá truyền thống, thông kê, sưu tầm, ghi chép lưu giữ các bài chiêng cổ trong các nghi lễ của đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ (ghi âm, ghi hình, chụp ảnh tư liệu); thống kê số lượng nghệ nhân dân gian có khả năng truyền dạy đánh cồng chiêng, chỉnh (sửa) cồng chiêng và nhớ được các bài chiêng hiện có;
g) Tổ chức giao lưu văn hóa cồng chiêng giữa các buôn làng trong cộng đồng và giao lưu văn hóa cồng chiêng giữa 3 cụm trong tỉnh;
h) Xuất bản sách và đĩa CD về các hoạt động bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016 - 2020;
i) Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về bảo tồn, phát huy giá trị của di sàn văn hóa cồng chiêng; đánh giá kết quả thực hiện đề án, định hướng bảo tồn, phát huy trong giai đoạn tiếp theo.
a) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân về vai trò trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền và quảng bá văn hóa cồng chiêng gắn liền với hoạt động du lịch.
b) Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa cồng chiêng. Thực hiện Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đồi, bổ sung một số Điều của Luật Di sản văn hóa, có các biện pháp để bảo vệ và xử lý đối với các hành vi trộm cắp, hủy hoại cồng chiêng;
c) Tăng cường hỗ trợ cho các cá nhân, tập thể sưu tầm, gìn giữ và chế tác nhạc cụ dân tộc, các nghi lễ mang đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ;
d) Xây dụng, tổ chức hoạt động mô hình buôn kiểu mẫu gắn với du lịch cộng đồng; thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa cồng chiêng trong sinh hoạt cộng đồng, lễ hội, trong các hoạt động du lịch, văn hóa. Định kỳ hai năm một lần tham gia Lễ hội văn hóa cồng chiêng cấp tỉnh, xen kẽ 02 năm/lần tham gia Lễ hội cồng chiêng cấp khu vực;
đ) Đăng cai Liên hoan văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017 tại tỉnh; tham gia tốt Liên hoan văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2019 tại tỉnh Gia Lai;
e) Phối hợp với các địa phương khuyến khích nghệ nhân trực tiếp tham gia truyền dạy cồng chiêng, truyền dạy chỉnh chiêng, truyền dạy nhạc cụ dân tộc cho con em đồng bào dân tộc trong cộng đồng. Động viên, khuyến khích các nghệ nhân, các đội chiêng, đội văn nghệ và các gia đình gìn giữ, phát huy văn hóa cồng chiêng;
g) Phát huy vai trò của các già làng, chức sắc tôn giáo trong việc bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng; tích cực vận động xã hội hóa; tăng cường nguồn lực đối với công tác bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng, đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các Nhà Văn hóa cộng đồng của buôn đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ nhăm hỗ trợ có hiệu quả việc bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng.
Tổng kinh phí thực hiện: 10.250.000.000 đồng (Mười tỷ, hai trăm năm mươi triệu đồng). Trong đó:
- Ngân sách tỉnh: 8.999.500.000 đồng
- Nguồn kinh phí từ xã hội hóa: 1.250.500.000 đồng
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại các kỳ họp;
Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển khai, thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa IX, Kỳ họp thứ Hai thông qua ngày 30 tháng 8 năm 2016 và có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 9 năm 2016./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
(Kèm theo Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND ngày 30/8/2016 của HĐND tỉnh về bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016-2020)
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT | NỘI DUNG THỰC HIỆN | Tổng số tiền | NĂM THỰC HIỆN | ||||
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |||
I | Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức |
|
| 100 | 100 | 100 |
|
II | Thống kê, sưu tầm các bài chiêng cổ, các nghệ nhân dân gian biết truyền dạy đánh chiêng và truyền dạy kỷ năng chỉnh chiêng (ghi âm, ghi hình, chụp ảnh...) | 300 |
| 100 | 100 | 100 |
|
III | Công tác mở lớp truyền dạy | 1.800 | 300 | 300 | 450 | 300 | 450 |
IV | Phục dựng các nghi lễ - lễ hội | 400 |
| 100 | 100 | 100 | 100 |
V | Cấp trang phục cho 75 đội chiêng, đội văn nghệ (theo đề nghị cùa các huyện) có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng | 900 |
| 300 | 300 | 300 |
|
VI | Hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho các đội chiêng, đội văn nghệ | 300 |
| 100 | 100 | 100 |
|
VII | Tổ chức giao lưu văn hóa cồng chiêng tại 3 cụm | 1.800 |
| 450 | 450 | 450 | 450 |
VIII | Liên hoan cồng chiêng 5 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk đăng cai tổ chức năm 2017) | 2.500 |
| 2.500 |
|
|
|
IX | Tham gia Liên hoan cồng chiêng 5 tỉnh Tây Nguyên (tại Gia Lai năm 2019) | 500 |
|
|
| 500 |
|
X | Trang bị chiêng cho các buôn | 1.150 | 150 | 250 | 250 | 250 | 250 |
XI | Tổ chức Hội nghị, Hội thảo chuyên đề về bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa cồng chiêng; Hội nghị, hội thảo tổng kết đánh giá kết quả thực hiện đề án và kế hoạch bảo tồn trong giai đoạn tiếp theo | 200 |
|
| 100 |
| 100 |
XII | Công tác xây dựng đề án, soạn thảo văn bản, khảo sát và chỉ đạo, điều hành quản lý thực hiện đề án | 100 | 20 | 20 | 20 | 20 | 20 |
Tổng | 10.250 | 470 | 4.220 | 1.970 | 2.220 | 1.370 | |
Bằng chữ | Mười tỷ, hai trăm năm mươi triệu đồng |
- 1 Quyết định 2250/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật sân khấu Dù kê trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2016-2020
- 2 Quyết định 3519/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt nhiệm vụ, dự toán khảo sát và thiết kế Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
- 3 Quyết định 1049/QĐ-UBND năm 2016 về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 4 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5 Nghị quyết 63/2012/NQ-HĐND bảo tồn, phát huy di sản - không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2012 – 2015
- 6 Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 7 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 8 Luật di sản văn hóa 2001
- 1 Nghị quyết 63/2012/NQ-HĐND bảo tồn, phát huy di sản - không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2012 – 2015
- 2 Quyết định 1049/QĐ-UBND năm 2016 về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 3 Quyết định 3519/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt nhiệm vụ, dự toán khảo sát và thiết kế Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
- 4 Quyết định 2250/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật sân khấu Dù kê trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2016-2020