- 1 Quyết định 2127/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Luật Nhà ở 2014
- 3 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở
- 5 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội
- 6 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7 Nghị quyết 81/NQ-HĐND năm 2016 về Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 8 Quyết định 357/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
- 9 Quyết định 461/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt đề cương Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021–2025 và định hướng đến năm 2030
- 10 Nghị quyết 13/NQ-HĐND năm 2021 thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 11 Quyết định 14/2021/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/NQ-HĐND | Lào Cai, ngày 09 tháng 4 năm 2021 |
VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
KHÓA XV KỲ HỌP THỨ 17
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
Căn cứ Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;
Căn cứ Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai tại Tờ trình số 45/TTr-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2021 về việc đề nghị ban hành nghị quyết về chương trình nhà ở tỉnh Lào Cai đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035; Báo cáo thẩm tra số 67/BC-KTNS ngày 07 tháng 4 năm 2021 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
a) Giai đoạn 2021 -2025
- Diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn tỉnh đến năm 2025 đạt 26,0 m2 sàn/người; Trong đó: khu vực đô thị 34,1 m2 sàn/ người, khu vực nông thôn 22,0 m2 sàn/người;
- Phát triển mới 4.089.000 m2 sàn nhà ở, nâng tổng diện tích sàn nhà ở toàn tỉnh đến năm 2025 đạt 21.518.000 m2 sàn;
- Đầu tư nhà ở công vụ tại các địa phương với tổng số 50 căn, tổng diện tích sử dụng 2.740 m2;
- Đầu tư xây dựng ký túc xá cho sinh viên Trường Cao đẳng Lào Cai và Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai tổng số 300 phòng, diện tích 16.941 m2;
- Đầu tư ký túc xá Trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh; Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cư sở và trung học phổ thông huyện Bảo Thắng tổng số 126 phòng, diện tích là 5.929m2;
- Hỗ trợ về nhà ở cho 1.945 hộ nghèo có khó khăn về nhà ở;
- Hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình người có công 594 hộ (306 hộ xây mới, 288 hộ sửa chữa);
- Giảm tỷ lệ nhà đơn sơ trên địa bàn tỉnh xuống dưới 8%.
b) Giai đoạn 2026-2030
- Diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn tỉnh đến năm 2030 đạt 27,7 m2 sàn/người; trong đó: khu vực đô thị 33,3 m2 sàn/người, khu vực nông thôn 23,6 m2 sàn/người;
- Phát triển mới 4.854.000 m2 sàn nhà ở, nâng tổng diện tích sàn nhà ở toàn tỉnh đến năm 2030 là 26.372.000 m2 sàn;
- Giảm tỷ lệ nhà đơn sơ trên địa bàn tỉnh xuống dưới 4%.
c) Giai đoạn 2031 -2035
- Diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn tỉnh đến năm 2035 đạt 29,4 m2 sàn/người; trong đó, khu vực đô thị 33,6 m2 sàn/ người, khu vực nông thôn 25,8 m2 sàn/người;
- Phát triển mới 5.654.000 m2 sàn nhà ở, nâng tổng diện tích sàn nhà ở toàn tỉnh đến năm 2025 là 32.030.000 m2 sàn;
- Giảm tỷ lệ nhà đơn sơ trên địa bàn tỉnh xuống dưới 2%.
a) Giai đoạn 2021-2025: Tổng quỹ đất để phát triển nhà ở khoảng 692 ha. Trong đó: quỹ đất ở khoảng 390 ha, quỹ đất hạ tầng tối thiểu tại các dự án khoảng 302 ha.
b) Giai đoạn 2026-2030: Tổng quỹ đất để phát triển nhà ở khoảng 846 ha. Trong đó: quỹ đất ở khoảng 468 ha, quỹ đất hạ tầng tối thiểu tại các dự án khoảng 378 ha.
c) Giai đoạn 2031-2035: Tổng quỹ đất đẻ phát triển nhà ở khoảng 948 ha. Trong đó: quỹ đất ở khoảng 533 ha, quỹ đất hạ tầng tối thiểu tại các dự án khoảng 415 ha.
a) Giai đoạn 2021-2025
Tổng nguồn vốn để phát triển nhà ở: 23.874,0 tỷ đồng. Trong đó:
Vốn ngân sách: 329,0 tỷ đồng, bao gồm:
- Để đầu tư xây dựng hạ tầng các khu tái định cư: 176,0 tỷ đồng;
- Xây dựng quỹ nhà ở công vụ: 15,0 tỷ đồng;
- Đầu tư xây dựng ký túc xá cho sinh viên trường Cao đẳng Lào Cai và Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai: 102,0 tỷ đồng
- Đầu tư xây dựng ký túc xá Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh; Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông huyện Bảo Thắng: 36,0 tỷ đồng
b) Giai đoạn 2026-2030
Tổng nguồn vốn để phát triển nhà ở: 31.464,0 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách 250,0 tỷ đồng đầu tư xây dựng hạ tầng các khu tái định cư.
c) Giai đoạn 2031 -2035
Tổng nguồn vốn để phát triển nhà ở: 40.286,0 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách 38,0 tỷ đồng đầu tư xây dựng hạ tầng các khu tái định cư.
4. Một số giải pháp chính để thực hiện
a) Về cơ chế chính sách
- Nghiên cứu cắt giảm các thủ tục, thời gian thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai, đầu tư, xây dựng, bất động sản. Bổ sung cơ chế phối hợp giữa các đơn vị liên quan, rà soát các dự án không khả thi và xử lý triệt để tình trạng không phép, trái phép.
- Rà soát, bổ sung, xây dựng chính sách riêng của tỉnh nhằm thúc đẩy mạnh hơn chương trình phát triển nhà ở, trong đó tập trung nghiên cứu, ban hành chính sách ưu đãi đầu tư đủ hấp dẫn để huy động vốn phát triển hạ tầng đô thị, phát triển các dự án nhà ở thương mại, đặc biệt là nhà ở xã hội dành cho công nhân khu công nghiệp và người thu nhập thấp, chú trọng xã hội hóa đầu tư xây dựng.
b) Giải pháp về đất đai
- Dành quỹ đất cho việc phát triển nhà ở, đảm bảo tỷ lệ giữa mật độ dân cư với diện tích đất của khu vực phù hợp với tiến trình đô thị hoá của thành phố, trong đó đặc biệt quan tâm tới quỹ đất, quỹ nhà ở để bố trí tái định cư phục vụ cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị.
- Thực hiện rà soát, sắp xếp, bố trí lại quỹ nhà, đất không phù hợp quy hoạch để chuyển đổi mục đích sử dụng phù hợp.
c) Giải pháp về tài chính - tín dụng và thuế
- Lồng ghép, tận dụng tối đa các nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, vốn vay từ ngân hàng chính sách, nguồn vốn huy động và các nguồn vốn hợp pháp để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số.
- Xây dựng phương án hỗ trợ lãi suất vay vốn để xây mới, cải tạo và sửa chữa nhà ở cho những đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội tại các khu vực chưa thể thực hiện các dự án nhà ở xã hội.
d) Giải pháp về kiến trúc, quy hoạch
- Ưu tiên thực hiện lập, thẩm định và phê duyệt quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, quy hoạch chi tiết trên cơ sở quy hoạch chung, đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Thực hiện đầy đủ quy định về công bố công khai các đồ án quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị. Xác định và công bố các khu vực, quỹ đất được phép xây dựng nhà ở theo quy hoạch làm cơ sở triển khai thực hiện các dự án chỉnh trang khu dân cư, phát triển nhà ở, tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình xây dựng, cải tạo nhà ở phù hợp quy hoạch.
- Đối với nhà ở khu vực nông thôn, kết hợp giữa quy hoạch phát triển nhà ở theo khu dân cư tập trung tại những khu vực có điều kiện thuận lợi với phát triển nhà ở riêng lẻ; kết hợp giữa hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo quy hoạch nông thôn mới, điểm dân cư nông thôn với xây mới và cải tạo nhà ở.
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, bổ sung quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở thương mại cho phù hợp với nhu cầu phát triển nhà ở tại từng khu vực.
Ban hành các mẫu thiết kế nhà ở phù hợp với tính chất, đặc điểm, điều kiện tự nhiên, khí hậu, phong tục tập quán của từng địa phương.
đ) Giải pháp về khoa học, công nghệ
- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong khai thác và sử dụng các nguồn vật liệu để xây dựng nhà ở, kịp thời ứng dụng và lựa chọn các loại vật liệu xây dựng mới phù hợp, tiết kiệm năng, lượng, tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Nghiên cứu chính sách ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu vật liệu, thiết bị xây dựng nhà ở hiện đại, sử dụng tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường, như: Vật liệu không nung, vật liệu tái chế,...
- Xây dựng và tin học hóa hệ thống thông tin về nhà ở, hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý dự án phát triển nhà ở và thị trường bất động sản.
e) Giải pháp về quản lý nhà nước và cải cách thủ tục hành chính
- Đánh giá kết quả thực hiện dự án nhà ở trên địa bàn tỉnh, xem xét việc để xuất bổ sung danh mục các dự án nhà ở để thực hiện cho giai đoạn sau năm 2035.
- Thực hiện đổi mới quy trình, thủ tục hành chính theo hướng minh bạch hóa quy trình thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết, giảm khối lượng hồ sơ không cần thiết.
- Áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý hành chính bằng việc thực hiện cấp phép điện tử trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng.
g) Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức phát triển và quản lý nhà ở
- Củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý về nhà ở; tiếp tục thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức đảm bảo đủ năng lực để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong phát triển và quản lý nhà ở, tránh tình trạng chồng chéo trong công tác quản lý nhà nước.
h) Giải pháp phát triển thị trường nhà ở
- Hoàn thiện, cập nhật định kỳ và công bố công khai các thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản theo quy định.
- Phát triển các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị theo hướng đa dạng về sản phẩm, kết hợp giữa nhà ở và đất nền để chuyển quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng theo quy định.
- Tùy điều kiện cụ thể từng giai đoạn, xây dựng và bổ sung vào kế hoạch phát triển nhà ở các cơ chế ưu đãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi đầu tư và hỗ trợ vay vốn kích cầu đối với người mua nhà.
i) Giải pháp phát triển nhà ở cho các đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội
- Hỗ trợ nhà ở cho người thu nhập thấp (người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo khu vực đô thị; cán bộ, công chức, viên chức;...): Nghiên cứu, ưu tiên phát triển quỹ nhà ở xã hội theo quy định tại các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô trên 10.000m2 để tận dụng điều kiện về hạ tầng sẵn có. Xem xét phát triển các dự án nhà ở xã hội kết hợp giữa nhà riêng lẻ và nhà chung cư để tạo sự đa dạng trong sản phẩm cũng như sự lựa chọn cho người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Xây dựng các cơ chế hỗ trợ vay vốn để kích cầu về nhà ở xã hội.
- Hỗ trợ nhà ở cho công nhân: Tổ chức rà soát, khảo sát về nhu cầu nhà ở xã hội của công nhân tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh làm căn cứ đề xuất quy mô dự án phát triển nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu về nhà ở xã hội cho công nhân. Huy động, vận động các doanh nghiệp sử dụng lao động tạo lập quỹ nhà để bố trí cho công nhân, người lao động hoặc mua, thuê lại nhà ở xã hội tại các dự án để bố trí cho công nhân, người lao động. Xây dựng bộ tiêu chuẩn khung đối với loại hình nhà trọ làm căn cứ để cấp phép xây dựng, đăng ký kinh doanh và xây dựng cơ chế hỗ trợ về chi phí điện, nước đối với các nhà trọ đạt chuẩn nhằm giảm giá cho thuê.
- Hỗ trợ nhóm đối tượng chính sách đặc biệt khó khăn cần hỗ trợ về nhà ở (hộ gia đình có công; hộ nghèo, cận nghèo khu vực nông thôn; hộ gia đình ở khu vực nông thôn thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu): Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ về nhà ở cho các hộ gia đình có khó khăn về nhà ở nhưng không đủ điều kiện để nhận hỗ trợ theo các chương trình mục tiêu. Thực hiện đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ở xã hội, lồng ghép yêu cầu dành một phân quỹ nhà để bố trí cho thuê đối với các hộ gia đình người có công, hộ nghèo, cận nghèo khu vực nông thôn. Quy hoạch, bố trí quỹ đất ở gắn liền với đất sản xuất để tuyên truyền, vận động và thực hiện di dời các hộ gia đình ở khu vực nông thôn thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo sự an toàn về tài sản, tính mạng và ổn định đời sống, sản xuất.
Điều 2. Trách nhiệm và hiệu lực thi hành
1. Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Nghị quyết
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban Hội đồng nhân dân, các tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
3. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân tỉnh Lào Cai khóa XV, Kỳ họp thứ 17 thông qua ngày 09 tháng 4 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày thông qua; thay thế Nghị quyết số 81/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai về chương trình phát triển nhà ở tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Nghị quyết 81/NQ-HĐND năm 2016 về Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 2 Quyết định 357/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
- 3 Quyết định 461/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt đề cương Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021–2025 và định hướng đến năm 2030
- 4 Nghị quyết 13/NQ-HĐND năm 2021 thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 5 Quyết định 14/2021/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận