Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/2012/NQ-HĐND

Quảng Trị, ngày 13 tháng 4 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU VIỆC LÀM - DẠY NGHỀ TỈNH QUẢNG TRỊ, GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ 4

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Bộ luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1994, sửa đổi năm 2002, 2006, 2007;

Xét đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số 847/TTr-UBND ngày 04 tháng 4 năm 2012 kèm theo Đề án Chương trình mục tiêu việc làm - dạy nghề tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2012 - 2015; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án “Chương trình mục tiêu việc làm - dạy nghề tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2012 - 2015” với nội dung như sau:

1. Mục tiêu, chỉ tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, hỗ trợ tạo việc làm và phát triển thị trường lao động.

b) Chỉ tiêu

- Giữ tỷ lệ thất nghiệp thành thị ở mức bình quân dưới 4,0%;

- Tạo việc làm mới giai đoạn 2012 - 2015 cho 38.000 lao động (bình quân mỗi năm 9.500 lao động), trong đó giải quyết việc làm tại địa phương 31.400 lao động (7.850 lao động/năm), đi làm việc ngoài tỉnh 3.200 lao động (800 lao động/năm), đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài 3.400 lao động (850 lao động/năm);

- Nâng tỷ lệ lao động tìm việc làm qua hệ thống thông tin thị trường lao động qua Trung tâm Giới thiệu việc làm lên khoảng 28% năm 2015; hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trường lao động năm 2015;

- Đến năm 2015 có 60% lao động được đào tạo nghề và 100% lao động được bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

- Đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% - 42%, trong đó đào tạo nghề từ 33% - 35%, tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề đạt 80%;

- Tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cơ hữu tại các cơ sở dạy nghề, bảo đảm số lượng và chất lượng, giảm dần số lượng giáo viên hợp đồng ngắn hạn. Đến năm 2015, bảo đảm 100% các cơ sở dạy nghề cơ bản có đủ giáo viên cơ hữu đối với các nghề đào tạo từ trình độ sơ cấp trở lên;

- Tạo việc làm từ 03 dự án được hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, giai đoạn 2012 - 2015 cho 16.100 lao động:

+ Dự án vay vốn giải quyết việc làm 4.900 lao động;

+ Dự án hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho 3.400 lao động;

+ Dự án phát triển thị trường lao động 7.800 lao động.

- Đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 27 cơ sở dạy nghề, trong đó có: 01 trường cao đẳng nghề, 02 trường trung cấp nghề, 13 trung tâm dạy nghề và 11 đơn vị, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động dạy nghề;

- Giai đoạn 2012 - 2015, bổ sung thêm tối thiểu 60 giáo viên cơ hữu cho các nghề trình độ từ trung cấp nghề trở lên. Riêng đối với các Trung tâm Dạy nghề tổng hợp công lập cấp huyện phấn đấu đến trước năm 2013 phải bố trí đầy đủ cán bộ quản lý và giáo viên cơ hữu theo hướng dẫn định mức biên chế của Trung tâm Dạy nghề công lập tại Thông tư số 29/2010/TT-BLĐTBXH. Cụ thể mỗi Trung tâm có 03 - 04 cán bộ quản lý và tối thiểu 06 giáo viên cơ hữu;

- Giai đoạn 2012 - 2015, tổ chức tuyển sinh và đào tạo nghề cho 30.000 người, trong đó đào tạo nghề trình độ Cao đẳng: 300 người, Trung cấp 2.400 người, Sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên 27.300 người.

2. Nội dung Chương trình mục tiêu việc làm - dạy nghề tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2012 - 2015, thực hiện gồm 06 dự án:

a) Dự án đổi mới và phát triển dạy nghề (chi tiết đính kèm Phụ lục I).

b) Dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (chi tiết đính kèm Phụ lục II).

c) Dự án vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia và Quỹ việc làm của địa phương (chi tiết đính kèm Phụ lục III).

d) Dự án hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng (chi tiết đính kèm Phụ lục IV).

e) Dự án phát triển thị trường lao động (chi tiết đính kèm Phụ lục V).

f) Dự án nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015 (chi tiết đính kèm Phụ lục VI).

3. Giải pháp thực hiện

a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân và chính quyền các cấp về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn.

b) Nâng cao chất lượng quy hoạch và khảo sát công tác đào tạo nghề để có cơ sở nắm chắc các thông tin, số liệu về cung cầu lao động trên địa bàn, công tác đào tạo dạy nghề phải gắn với giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.

c) Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tích cực tạo việc làm và ngành nghề cho người lao động với mục tiêu tạo nghề có thu nhập ổn định. Xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế điển hình nhằm thu hút người lao động.

d) Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng của các cơ sở dạy nghề, nâng cấp Trường Trung học Nông nghiệp thành Trường Cao đẳng, phát triển các doanh nghiệp để thu hút lực lượng lao động tại chỗ nhằm mục đích tạo việc làm ổn định, lâu dài cho người lao động trên địa bàn.

e) Đẩy mạnh hiệu quả xuất khẩu lao động ra nước ngoài, có chính sách hỗ trợ thiết thực cho người lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có cơ hội tìm việc làm sau khi hết hạn trở về nước.

f) Thực hiện cơ chế chính sách cho người lao động về đào tạo nghề, tạo điều kiện cho người lao động được học những nghề phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

g) Nâng cao công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, nâng cấp cơ sở vật chất và bố trí đủ giáo viên cơ hữu cho các Trung tâm Dạy nghề tổng hợp cấp huyện.

h) Tăng cường công tác phối hợp giám sát, khảo sát, kiểm tra việc thực hiện các chính sách về việc làm và dạy nghề đối với các cơ quan, Ban ngành và đoàn thể trên địa bàn.

k) Kinh phí thực hiện

Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình là: 352.973 triệu đồng (Ba trăm năm mươi hai tỷ chín trăm bảy mươi ba triệu đồng), trong đó:

- Nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ : 108.800 triệu đồng;

- Nguồn vốn ngân sách tỉnh: 37.400 triệu đồng;

- Nguồn vốn xã hội hóa và tài trợ: 206.773 triệu đồng.

(Chi tiết đính kèm Phụ lục VII)

Điều 2. Giao UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Giao Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh tổ chức giám sát thực hiện Nghị quyết.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội phối hợp giám sát thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được HĐND tỉnh khóa VI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 4 năm 2012 và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua.

 

 

CHỦ TỊCH




Lê Hữu Phúc

 

PHỤ LỤC I

DỰ ÁN ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 07/2012/NQ-HĐND ngày 13 tháng 4 năm 2012 của HĐND tỉnh Quảng Trị)

1. Xây dựng hệ thống quản lý thông tin và cơ sở dữ liệu về dạy nghề

- Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu về dạy nghề và thu thập thông tin quản lý;

- Mua sắm các thiết bị phục vụ công tác quản lý thông tin;

- Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý của Trường Trung cấp nghề và Trung tâm Dạy nghề.

2. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề

- Hỗ trợ đầu tư thiết bị dạy nghề cho Trường Trung cấp nghề, 02 đến 03 nghề trọng điểm đạt chuẩn quốc gia và khu vực;

- Hỗ trợ đầu tư bổ sung thiết bị dạy nghề mới cho cơ sở dạy nghề công lập khác, mỗi cơ sở 01 đến 02 nghề.

3. Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề

- Đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và kỹ năng nghề;

- Tập huấn và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hàng năm cho cán bộ quản lý dạy nghề.

4. Phát triển chương trình khung, chương trình và giáo trình dạy nghề

- Xây dựng chương trình khung trình độ trung cấp nghề (CTKTCN);

- Xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề theo các cấp trình độ cho những nghề phổ biến để áp dụng chung cho các cơ sở dạy nghề trên toàn tỉnh.

 

PHỤ LỤC II

DỰ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 07/2012/NQ-HĐND ngày 13 tháng 4 năm 2012 của HĐND tỉnh Quảng Trị)

1. Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho lao động nông thôn sau đào tạo.

2. Điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

3. Thí điểm mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn.

4. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề.

5. Phát triển chương trình, giáo trình học liệu và xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề.

6. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.

7. Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề.

8. Giám sát, đánh giá tình hình hoạt động đề án.

 

PHỤ LỤC III

DỰ ÁN VAY VỐN TẠO VIỆC LÀM TỪ QUỸ QUỐC GIA VÀ QUỸ VIỆC LÀM CỦA ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 07/2012/NQ-HĐND ngày 13 tháng 4 năm 2012 của HĐND tỉnh Quảng Trị)

1. Tổ chức cho vay vốn từ Quỹ cho vay giải quyết việc làm đối với: hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp sản xuất, hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật, doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, chủ trang trại, Trung tâm Giáo dục Lao động - Xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất, kinh doanh). Hộ gia đình, có khả năng thu hút chỗ làm việc mới.

2. Ưu tiên cho vay đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh theo hướng quy định tỷ lệ trong việc cho vay đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh.

3. Cho vay ưu đãi đối với các nhóm lao động yếu thế (lao động là người tàn tật, lao động là người dân tộc thiểu số, lao động thanh niên, lao động là bộ đội xuất ngũ, lao động làm việc ở nước ngoài hết thời hạn về nước) và cho vay khởi sự doanh nghiệp đối với lao động thanh niên.

 

PHỤ LỤC IV

DỰ ÁN HỖ TRỢ ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 07/2012/NQ-HĐND ngày 13 tháng 4 năm 2012 của HĐND tỉnh Quảng Trị)

1. Hỗ trợ người lao động nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề, ngoại ngữ, hiểu biết phong tục tập quán, pháp luật của nước tiếp nhận lao động để đi làm việc ở nước ngoài.

- Đối tượng thụ hưởng:

+ Người lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách tham gia xuất khẩu lao động (không bao gồm huyện nghèo);

+ Người lao động tại các hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất để bồi thường có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài.

- Nội dung và mức hỗ trợ:

+ Hỗ trợ 100% học phí học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết về phong tục tập quán, pháp luật của nước tiếp nhận lao động cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo mức quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với lao động thuộc 62 huyện nghèo;

+ Hỗ trợ tiền ăn hàng ngày cho người lao động trong thời gian học theo mức quy định tại Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ;

+ Hỗ trợ chi phí khám sức khoẻ, làm hộ chiếu, visa, lý lịch tư pháp để đi làm việc ở nước ngoài;

+ Hỗ trợ tiền đi lại cho người lao động từ nơi cư trú đến nơi học đối với các học viên ở cách địa điểm học trên 15 km theo giá vé thông thường của phương tiện vận tải công cộng tại thời điểm thanh toán;

2. Hỗ trợ người lao động hoàn thiện kỹ năng nghề, nâng cao trình độ ngoại ngữ nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động ở những thị trường có thu nhập cao.

- Đối tượng thụ hưởng: Người lao động tham gia chương trình đặt hàng đào tạo theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 70 - 80% mức học phí học nghề, ngoại ngữ theo quy định.

3. Hỗ trợ cho người lao động vay vốn tham gia xuất khẩu lao động

- Đối tượng thụ hưởng: Người lao động thuộc hộ nghèo và đối tượng chính sách tham gia xuất khẩu lao động (không bao gồm huyện nghèo).

4. Hỗ trợ người lao động sau khi về nước

- Tư vấn cho người lao động về việc làm và tái hòa nhập cộng đồng sau khi về nước, đào tạo khởi nghiệp cho người lao động;

- Người lao động được vay ưu đãi về tạo việc làm từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm.

5. Hỗ trợ một phần cho lao động học ngoại ngữ, khám sức khỏe

- Đối tượng thụ hưởng: Người lao động có hộ khẩu cư trú lâu dài tại tỉnh Quảng Trị (trừ những đối tượng đang hưởng chính sách hỗ trợ của Trung ương);

- Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ 500.000 đồng/người cho học ngoại ngữ, khám sức khỏe.

 

PHỤ LỤC V

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 07/2012/NQ-HĐND ngày 13 tháng 4 năm 2012 của HĐND tỉnh Quảng Trị)

1. Tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, hỗ trợ việc hình thành các văn phòng/điểm/ trạm giao dịch vệ tinh ở các huyện, thị xã, nâng tần suất tổ chức sàn giao dịch việc làm.

2. Hỗ trợ tổ chức sàn giao dịch việc làm: Kết nối hoạt động của sàn giao dịch việc làm trên phạm vi khu vực và toàn quốc

3. Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động

- Theo dõi cập nhật Cung lao động, nhu cầu học nghề mỗi năm 01 lần; các chỉ tiêu việc làm, thất nghiệp cập nhật 06 tháng/1lần;

- Dự báo thị trường lao động theo 06 tháng và hàng năm theo cấp địa phương;

- Xuất bản ấn phẩm, tờ rơi, áp phích, ... thông tin thị trường lao động phục vụ cho mọi đối tượng có nhu cầu.

 

PHỤ LỤC VI

DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC, TRUYỀN THÔNG VÀ GIÁM SÁT THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM VÀ DẠY NGHỀ GIAI ĐOẠN 2012 – 2015
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 07/2012/NQ-HĐND ngày 13 tháng 4 năm 2012 của HĐND tỉnh Quảng Trị)

1. Tập huấn nâng cao năng lực cán bộ quản lý Nhà nước về dạy nghề và việc làm

- Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ việc làm - dạy nghề đối với cán bộ quản lý nhà nước từ cấp tỉnh đến xã, thôn; cán bộ Trung tâm Giới thiệu việc làm cho cán bộ từ cấp tỉnh đến thôn, bản;

- Bồi dưỡng, đào tạo các kỹ năng tư vấn, giới thiệu việc làm cho cán bộ của các Trung tâm Giới thiệu việc làm;

- Nâng cao năng lực phân tích, dự báo thông tin thị trường lao động cho cán bộ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Khảo sát, học tập kinh nghiệm nước ngoài về quản lý dạy nghề và việc làm.

2. Hoạt động truyền thông

- Truyền truyền, phổ biến thông tin về việc làm - dạy nghề và thị trường lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng về thông tin thị trường lao động, về dạy nghề, về việc làm, về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Xây dựng chuyên mục việc làm - dạy nghề phát trên Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Trị;

- Phát hành các ấn phẩm, áp phích, tờ rơi về thông tin thị trường lao động, về dạy nghề, về việc làm, về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Thông tin về lao động, việc làm, dạy nghề đến vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa qua hệ thống phát thanh tại thôn, bản, tổ dân phố.

3. Hoạt động kiểm tra giám sát

- Nâng cao nghiệp vụ hoạt động kiểm tra, giám sát đánh giá việc làm và dạy nghề trong khuôn khổ các dự án chương trình mục tiêu;

- Tổ chức tự đánh giá, đánh giá độc lập các dự án, hoạt động thuộc Chương trình hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ.

 

PHỤ LỤC VII

TỔNG KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU VIỆC LÀM - DẠY NGHỀ GIAI ĐOẠN 2012 – 2015
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 07/2012/NQ-HĐND ngày 13 tháng 4 năm 2012 của HĐND tỉnh Quảng Trị)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Số TT

Nội dung

Kế hoạch năm 2012 - 2015

Tổng

Trong đó

2012

2013

2014

2015

1

Dự án phát triển và đổi mới dạy nghề

138.782

34.922

36.350

36.260

31.250

 

Ngân sách Trung ương

30.900

8.100

7.600

7.600

7.600

 

Ngân sách địa phương

13.800

3.200

5.200

5.200

200

 

Nguồn vốn xã hội hóa

94.082

23.622

23.550

23.460

23.450

2

Dự án đào tạo nghề lao động nông thôn

100.661

31.990

29.850

22.930

15.891

 

Ngân sách Trung ương

54.120

19.590

16.450

10.510

7.570

 

Ngân sách địa phương

7.850

2.200

3.200

2.220

230

 

Nguồn vốn xã hội hóa

38.691

10.200

10.200

10.200

8.091

3

Dự án vay vốn tạo việc làm

82.400

20.000

20.600

20.600

21.200

 

Ngân sách Trung ương

16.000

4.000

4.000

4.000

4.000

 

Ngân sách địa phương

10.000

2.500

2.500

2.500

2.500

 

Nguồn vốn xã hội hóa

56.400

13.500

14.100

14.100

14.700

4

Dự án hỗ trợ người lao động làm việc ở NN

22.300

5.575

5.575

5.575

5.575

 

Ngân sách Trung ương

3.600

900

900

900

900

 

Ngân sách địa phương

1.100

275

275

275

275

 

Nguồn vốn xã hội hóa

17.600

4.400

4.400

4.400

4.400

5

Dự án hỗ trợ phát triển thị trường lao động

6.750

1.650

1.700

1.700

1.700

 

Ngân sách Trung ương

2.900

750

750

700

700

 

Ngân sách địa phương

3.850

900

950

1.000

1.000

6

Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát đánh giá chương trình

2.080

520

520

520

520

 

Ngân sách Trung ương

1.280

320

320

320

320

 

Ngân sách địa phương

800

200

200

200

200

 

Tổng kinh phí

352.973

94.657

94.595

87.585

76.136

 

Trong đó: - Ngân sách Trung ương

108.800

33.660

30.020

24.030

21.090

 

 - Ngân sách địa phương

37.400

9.275

12.325

11.395

4.405

 

 - Nguồn vốn xã hội hóa

206.773

51.722

52.250

52.160

50.641