HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2019/NQ-HĐND | Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2019 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 9
(Từ ngày 08/7 đến ngày 10/7/2019)
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 13/11/2008;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Luật Giá ngày 20/6/2012;
Căn cứ Luật Thủ đô ngày 21/11/2012;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26/11/2014;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16/6/2017;
Căn cứ Luật Chuyển giao công nghệ ngày 19/6/2017;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017;
Căn cứ Quyết định số 12/2015/QĐ-TTg ngày 16/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách thu hút xã hội hóa đầu tư và khai thác bến xe khách;
Căn cứ Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg ngày 05/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt;
Xét Tờ trình số 109/TTr-UBND ngày 27/6/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành Nghị quyết về việc ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác; áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải; Báo cáo thẩm tra số 23/BC-HĐND ngày 28/6/2019 của Ban Đô thị; Báo cáo giải trình số 209/BC-UBND ngày 03/7/2019; ý kiến thảo luận và kết quả biểu quyết của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố,
QUYẾT NGHỊ:
Mục I. Ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội, bao gồm: Hệ thống đường sắt đô thị (đường tàu điện ngầm, đường tàu điện đi trên mặt đất, đường tàu điện trên cao, đường sắt một ray tự động dẫn hướng, đường xe điện bánh sắt), hệ thống xe buýt (xe buýt nhanh - BRT, xe buýt).
2. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư, quản lý, khai thác sử dụng hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 2. Ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn
1. Ưu tiên về tổ chức giao thông:
a) Tổ chức giao thông phải đảm bảo để các phương tiện vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn lưu hành thông suốt, hạn chế tối đa các trở ngại, đảm bảo thuận tiện, an toàn cho hành khách.
b) Các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh đi và đến Hà Nội được bố trí bến, bãi tại các điểm đầu mối giao thông ở cửa ngõ thành phố theo các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Tổ chức hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn kết nối giữa các đầu mối giao thông với nhau và với khu vực nội đô.
c) Bố trí quỹ đất và tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn như: Đề pô, trạm trung chuyển, ga đường sắt đô thị, điểm dừng đỗ, đường dành riêng cho xe buýt và các công trình phụ trợ khác.
d) Khi quy hoạch, đầu tư, xây dựng các điểm dừng đỗ, nhà ga, nhà chờ thuộc hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn phải đảm bảo điều kiện tiếp cận của hành khách; đảm bảo kết nối giữa các loại hình vận tải hành khách công cộng và kết nối giữa các loại hình giao thông cá nhân với hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn.
đ) Kết nối đồng bộ các loại hình vận tải hành khách công cộng tại các ga, kết hợp quy hoạch phát triển dân cư, thương mại và dịch vụ đô thị tập trung liên kết với nhà ga trên các tuyến đường sắt đô thị.
e) Thành lập trung tâm quản lý, điều hành giao thông công cộng chung cho toàn thành phố; triển khai xây dựng hệ thống vé điện tử liên thông áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thống nhất cho các loại hình vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn.
2. Ưu tiên đổi mới phương tiện, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng:
a) Các phương tiện sử dụng trong hoạt động vận tải hành khách công cộng phải đảm bảo hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến và đạt tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường.
b) Khi đấu thầu, đặt hàng, mở tuyến xe buýt mới, ưu tiên lựa chọn nhà thầu đề xuất sử dụng phương tiện mới, phương tiện chất lượng cao, sử dụng năng lượng sạch.
3. Khuyến khích sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn:
a) Người sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn được Ngân sách Thành phố trợ giá với giá vé phù hợp.
b) Thành phố miễn tiền vé sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn đối với người có công, người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em dưới 6 tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo.
c) Ngân sách thành phố hỗ trợ 50% giá vé tháng đối với học sinh, sinh viên, công nhân các khu công nghiệp.
d) Ngân sách Thành phố hỗ trợ 30% giá vé tháng đối với cán bộ, nhân viên tại các văn phòng công sở, doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp mua vé tháng theo hình thức tập thể.
đ) Ngân sách Thành phố hỗ trợ 100% giá vé trong 15 ngày đầu kể từ khi các tuyến đường sắt đô thị bắt đầu khai thác vận hành thương mại.
4. Cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn:
a) Ngân sách Thành phố hỗ trợ 100% tiền phí sử dụng đường bộ, phí cầu đường, bến bãi, bảo hiểm hành khách thu hộ đối với các phương tiện vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn.
b) Ngân sách Thành phố hỗ trợ 100% tiền thuế nhập khẩu các thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn đối với các thiết bị, phương tiện trong nước chưa sản xuất được hoặc trong nước đã sản xuất nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.
c) Ngân sách Thành phố hỗ trợ 50% tiền lãi vay ngân hàng trong 05 năm đầu để đầu tư xây dựng hạ tầng vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn và mua sắm xe buýt sử dụng năng lượng sạch, cụ thể theo từng dự án được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
Điều 3. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
a) Các bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác phục vụ nhu cầu công cộng theo quy hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội, bao gồm: Bãi đỗ xe cao tầng có ứng dụng công nghệ thông minh trong quản lý điều hành, bãi đỗ xe ngầm.
b) Các bãi đỗ xe ngầm, cao tầng cho ô tô và phương tiện cơ giới khác phục vụ nhu cầu công cộng do cá nhân, hộ gia đình đầu tư trên nhà, đất có quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp thuộc địa bàn 04 quận (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa).
c) Các bến xe, các điểm trung chuyển, các trung tâm tiếp vận theo quy hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng, khai thác bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác, các bến xe, các điểm trung chuyển, trung tâm tiếp vận theo quy hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội.
b) Các cá nhân, hộ gia đình có sở hữu nhà, quyền sử dụng đất hợp pháp trên địa bàn 04 quận (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa).
1. Ngân sách Thành phố hỗ trợ 100% tiền thuê đất trong 10 năm đầu kể từ khi phát sinh nghĩa vụ nộp tiền thuê đất (không bao gồm phần diện tích đất phục vụ kinh doanh dịch vụ, thương mại) đối với bến xe hàng (bến xe tải), bãi đỗ xe, điểm trung chuyển, trung tâm tiếp vận.
2. Riêng đối với dự án đầu tư bến xe hàng (bến xe tải), ngoài việc được hưởng các chính sách hỗ trợ như đã nêu tại khoản 1 điều này, sau 10 năm đầu kể từ khi phát sinh nghĩa vụ nộp tiền thuê đất, được tiếp tục xem xét hỗ trợ tối đa 100% tiền thuê đất đối với phần diện tích bắt buộc của các hạng mục công trình thuộc dự án đầu tư bến xe (bao gồm: Khu vực đón trả hàng, bãi đỗ xe ô tô, khu vực cây xanh vườn hoa, khu vực làm việc của bộ máy quản lý, đường nội bộ bên trong, khu vệ sinh), cụ thể theo từng dự án được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
3. Ngân sách Thành phố hỗ trợ 100% tiền thuế nhập khẩu phải nộp đối với các thiết bị, dây chuyền công nghệ nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho dự án xây dựng bãi đỗ xe, bến xe, điểm trung chuyển đối với các thiết bị, dây chuyền công nghệ trong nước chưa sản xuất được hoặc trong nước đã sản xuất nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
4. Được vay vốn từ Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố với lãi suất ưu đãi. Trường hợp sử dụng nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, được ngân sách Thành phố hỗ trợ lãi suất vay theo hợp đồng tín dụng tối đa 50% lãi suất tiền vay đầu tư trong 05 năm đầu đối với các dự án xây dựng bãi đỗ xe, bến xe, điểm trung chuyển, trung tâm tiếp vận (cụ thể theo từng dự án được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt).
5. Các dự án bãi đỗ xe ngầm đầu tư theo hình thức xã hội hóa được phép sử dụng tối đa 30% tổng diện tích sàn xây dựng thuộc khu vực ngầm của dự án theo quy hoạch để đầu tư khai thác dịch vụ thương mại, dịch vụ khác hỗ trợ cho bãi đỗ xe ngầm (cụ thể theo từng dự án được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt).
6. Các dự án bến xe, điểm trung chuyển, trung tâm tiếp vận đầu tư theo hình thức xã hội hóa được phép sử dụng tối đa 20% tổng diện tích đất của dự án theo quy hoạch để đầu tư khai thác dịch vụ thương mại, dịch vụ hỗ trợ khác (cụ thể theo từng dự án được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt).
7. Khuyến khích các cá nhân, hộ gia đình có quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất hợp pháp trên địa bàn 04 quận (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa) đầu tư bãi đỗ xe ngầm, cao tầng cho ôtô và phương tiện cơ giới khác phục vụ nhu cầu công cộng. Khi đầu tư được hưởng các cơ chế, chính sách khuyến khích của dự án đầu tư bãi đỗ xe đã được nêu tại khoản 3, khoản 4 và khoản 5 điều này, ngoài ra còn được hỗ trợ: Các khoản thuế, phí khác liên quan khi thực hiện đầu tư và khai thác bãi đỗ xe; được thu tiền theo giá trông giữ xe do Thành phố quy định.
8. Ủy ban nhân dân Thành phố quy định giá các dịch vụ tại bến xe, điểm trung chuyển, trung tâm tiếp vận, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác đảm bảo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với từng khu vực, quy mô và tính chất (mức độ hiện đại) của từng dự án, đối tượng nhằm đảm bảo thời gian thu hồi vốn hợp lý và đảm bảo an sinh xã hội.
Mục III. Áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải
Điều 5. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Dự án đầu tư, hoạt động quản lý, kinh doanh có ứng dụng công nghệ cao phục vụ quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư, kinh doanh, quản lý hệ thống hạ tầng giao thông, vận tải và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động giao thông vận tải.
Điều 6. Lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải
1. Quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông vận tải:
Từng bước triển khai thực hiện áp dụng quản lý kết cấu hạ tầng giao thông vận tải thành phố Hà Nội trên nền hệ thống bản đồ số tiên tiến, sử dụng trực tuyến tại các trung tâm quản lý, điều hành giao thông. Hệ thống cơ sở dữ liệu áp dụng công nghệ thông tin phải đảm bảo công tác quản lý, sửa chữa, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông vận tải một cách kịp thời, hiệu quả đáp ứng tốt nhất nhu cầu giao thông vận tải của Thành phố.
2. Công tác tổ chức, quản lý điều hành giao thông:
a) Xây dựng kế hoạch, lộ trình áp dụng công nghệ cao trong quản lý điều hành giao thông vận tải thông qua việc khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu lớn và các tiến bộ khoa học và công nghệ; từng bước xây dựng các trung tâm như: Trung tâm quản lý và điều hành giao thông công cộng hiện đại, tiên tiến có hệ thống vé điện tử liên thông; Trung tâm điều khiển hệ thống đèn tín hiệu giao thông; Trung tâm quản lý và điều hành mạng lưới đường cao tốc và các trung tâm sử dụng công nghệ cao, tiên tiến, hiện đại khác phục vụ công tác tổ chức, quản lý điều hành giao thông.
Các trung tâm phải đảm bảo sự kết nối liên thông, trao đổi dữ liệu, phối hợp theo dõi lưu lượng và các diễn biến về tình hình giao thông trên địa bàn cung cấp thông tin trực tuyến về trung tâm điều hành thông minh của Thành phố; kịp thời có biện pháp can thiệp tăng cường hiệu lực quản lý, điều hành giao thông thông suốt, an toàn, hiệu quả, giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.
b) Xây dựng, từng bước hoàn thiện hệ thống thông tin cảnh báo sớm về tình trạng giao thông; khuyến khích triển khai lắp đặt các thiết bị dẫn đường trên các phương tiện tham gia giao thông nhằm hướng dẫn kịp thời người điều khiển phương tiện giao thông lựa chọn phương án đi lại thuận lợi, góp phần hạn chế ùn tắc giao thông.
c) Triển khai hệ thống thu phí tự động trên địa bàn Thành phố.
3. Trong quản lý khai thác vận tải: Khuyến khích các doanh nghiệp vận tải áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hoạt động vận tải; đồng thời kết nối thông tin với các trung tâm điều hành của Thành phố.
4. Triển khai một số giải pháp thực hiện áp dụng công nghệ cao:
a) Tổ chức đào tạo nhân lực công nghệ cao đạt trình độ quốc tế để tiếp nhận, làm chủ công nghệ cao trong lĩnh vực quản lý, điều hành giao thông vận tải.
b) Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ đối với đội ngũ cán bộ quản lý các cấp.
c) Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực quản lý, điều hành giao thông vận tải. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, các chuyên gia hàng đầu về công nghệ cao trong lĩnh vực quản lý, điều hành giao thông vận tải đến trao đổi, tư vấn, tham dự diễn đàn, hội thảo cũng như tăng cường liên kết hợp tác với cơ quan, doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo nhân lực về áp dụng công nghệ cao.
5. Cơ chế, chính sách khuyến khích áp dụng công nghệ cao:
a) Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành giao thông vận tải là nội dung thuộc chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô.
b) Các tổ chức, cá nhân đầu tư, áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành giao thông vận tải được hưởng các ưu đãi theo quy định tại Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về chính sách ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, các nhà khoa học và công nghệ, tham gia thực hiện chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô.
Mục IV. Tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành
Điều 7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân Thành phố
1. Tổ chức thực hiện Nghị quyết. Rà soát các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Thành phố đang áp dụng đối với những lĩnh vực trên để không trùng lặp. Căn cứ vào khoản 2, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 4 của Nghị quyết, chủ động xem xét, quyết định áp dụng các mức cơ chế chính sách đối với từng dự án, trường hợp cụ thể cho phù hợp.
2. Xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể thủ tục và quy trình áp dụng các cơ chế chính sách khuyến khích đã được nêu trong trong Nghị quyết để đảm bảo tính khả thi và tạo điều kiện để các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh được tiếp cận thực hiện có hiệu quả.
3. Quán triệt, tuyên truyền và phổ biến rộng rãi nội dung Nghị quyết và các văn bản do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành hướng dẫn thủ tục, quy trình áp dụng.
4. Hàng năm, trình Hội đồng nhân dân Thành phố bố trí dự toán ngân sách để triển khai thực hiện chính sách; đồng thời báo cáo Chính phủ quyết định hỗ trợ ngân sách Trung ương cho ngân sách Thành phố để triển khai thực hiện dự án quan trọng có quy mô đầu tư lớn thuộc lĩnh vực giao thông vượt quá khả năng cân đối của ngân sách Thành phố theo khoản 3 Điều 21 Luật Thủ đô.
5. Trình Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét, quyết định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Nghị quyết phù hợp với tình hình thực tiễn trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Điều 8. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với trường hợp các dự án đã phê duyệt và đang triển khai áp dụng theo cơ chế chính sách được quy định tại Nghị Quyết số 03/2013/NQ-HĐND ngày 12/7/2013 thì tiếp tục thực hiện theo cơ chế, chính sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với các trường hợp khác được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với Nghị quyết này và được tính từ thời điểm Nghị quyết có hiệu lực thi hành.
Điều 9. Hiệu lực và điều khoản thi hành
1. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 20/7/2019 và thay thế cho các Nghị quyết:
- Nghị quyết số 03/2013/NQ-HĐND ngày 12/7/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; Khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác; Áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải.
- Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐND ngày 09/4/2019 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về mức hỗ trợ giá vé đối với người sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh Hà Đông.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
3. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội phối hợp tuyên truyền, vận động và giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 10/7/2019./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Nghị quyết 03/2013/NQ-HĐND ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác; áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải do thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐND về mức hỗ trợ giá vé đối với người sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên tuyến đường đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Nội do thành phố Hà Nội ban hành
- 3 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐND về mức hỗ trợ giá vé đối với người sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên tuyến đường đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Nội do thành phố Hà Nội ban hành
- 1 Quyết định 15/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 2 Quyết định 49/2019/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về tổ chức, quản lý, công bố hoạt động của bãi đỗ xe trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng kèm theo Quyết định 24/2018/QĐ-UBND
- 3 Quyết định 2307/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt đơn giá vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt chất lượng cao tuyến Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn - thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
- 4 Quyết định 679/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 5 Luật Quy hoạch 2017
- 6 Luật Chuyển giao công nghệ 2017
- 7 Luật Đường sắt 2017
- 8 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 9 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 10 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 11 Quyết định 13/2015/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12 Quyết định 12/2015/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách thu hút xã hội hóa đầu tư và khai thác bến xe khách do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13 Luật Đầu tư 2014
- 14 Luật Xây dựng 2014
- 15 Nghị quyết 114/2013/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng bến xe khách và bãi đỗ xe vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 16 Luật đất đai 2013
- 17 Luật Thủ đô 2012
- 18 Luật giá 2012
- 19 Luật Công nghệ cao 2008
- 20 Luật giao thông đường bộ 2008
- 1 Quyết định 15/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 2 Quyết định 49/2019/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về tổ chức, quản lý, công bố hoạt động của bãi đỗ xe trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng kèm theo Quyết định 24/2018/QĐ-UBND
- 3 Quyết định 2307/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt đơn giá vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt chất lượng cao tuyến Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn - thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
- 4 Quyết định 679/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 5 Nghị quyết 114/2013/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng bến xe khách và bãi đỗ xe vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An