- 1 Luật giao thông đường bộ 2008
- 2 Quyết định 1509/QĐ-BGTVT năm 2011 phê duyệt chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4 Chỉ thị 04/CT-TTg năm 2018 về đẩy mạnh triển khai giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Nghị quyết 12/NQ-CP năm 2019 về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 do Chính phủ ban hành
- 6 Quyết định 1317/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án Tuyên truyền về An toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở, giai đoạn 2020-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 2060/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐND phê chuẩn Đề án Giảm thiểu tai nạn giao thông, Chương trình thực hiện giai đoạn 2012-2016 do Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa V, kỳ họp thứ 4 ban hành
- 9 Nghị quyết 74/2016/NQ-HĐND phê duyệt Đề án giảm thiểu tai nạn giao thông giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 10 Kế hoạch 202/KH-UBND năm 2017 triển khai Đề án Các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh làm giảm tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ trọng điểm thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017-2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/NQ-HĐND | Thái Nguyên, ngày 23 tháng 3 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA XIII KỲ HỌP TỔNG KẾT NHIỆM KỲ 2016 - 2021
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021;
Căn cứ Quyết định số 1317/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tuyên truyền về an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở giai đoạn 2020 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 2060/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện;
Căn cứ Quyết định số 1509/QĐ-BGTVT ngày 08 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 34/TTr-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án tiếp tục ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án tiếp tục ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025 với các nội dung chính như sau:
a) Mục tiêu tổng quát
Giảm thiểu tai nạn giao thông, tiến tới xây dựng xã hội giao thông văn minh, hiện đại và an toàn. Thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông phù hợp với giai đoạn phát triển mới, bảo đảm tính liên tục, lâu dài, bền vững nhằm duy trì trật tự xã hội trong lĩnh vực giao thông vận tải, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông.
b) Mục tiêu cụ thể
Hằng năm, giảm tai nạn giao thông từ 5% trở lên trên cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương. Giảm tối đa tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng; chú trọng giảm tai nạn giao thông liên quan đến người sử dụng mô tô, xe gắn máy và có nguyên nhân từ rượu, bia. Đến năm 2025, giảm tỷ lệ người chết do tai nạn giao thông xuống mức 0,65 người/10.000 phương tiện; 0,46 người/10.000 dân.
Xây dựng ý thức tự giác chấp hành luật của người tham gia giao thông; xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng. 100% các bậc học được tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông. 100% người tham gia giao thông được tuyên truyền phổ biến kiến thức, pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
90% trở lên người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn kỹ thuật quốc gia. 100% học sinh vào học lớp 1 được trao tặng miễn phí mũ bảo hiểm.
100% lái xe, phụ xe, quản lý doanh nghiệp vận tải được tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông, được khám sức khỏe định kỳ theo quy định.
100% cổng trường học nằm trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các trục đường chính đô thị được tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, đầy đủ công trình, thiết bị phụ trợ đảm bảo an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông.
Hoàn thiện việc xây dựng hệ thống giao thông thông minh, hệ thống giám sát an ninh thông minh tại thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên. Hạn chế ùn tắc giao thông khu vực trung tâm thành phố và các khu công nghiệp. Xây dựng thí điểm hệ thống giao thông tiếp cận cho người khuyết tật, người cao tuổi trên các tuyến đường chính của thành phố Thái Nguyên.
a) Giải pháp về công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành
Tiếp tục nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tham gia thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Thường xuyên chỉ đạo kiện toàn Ban An toàn giao thông các cấp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 vào công tác quản lý, điều hành hệ thống giao thông; xây dựng cơ sở dữ liệu về an toàn giao thông để điều hành, giám sát giao thông, thống kê tai nạn giao thông và theo dõi, đánh giá tình hình trật tự, an toàn giao thông và tai nạn giao thông.
b) Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông và xây dựng văn hóa giao thông. Áp dụng hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng. Xây dựng và duy trì các mô hình tự quản, các câu lạc bộ, tổ, đội xung kích về an toàn giao thông. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông, chú trọng phát huy vai trò của các cơ quan thông tấn, báo chí.
c) Giải pháp về kết cấu hạ tầng và tổ chức giao thông
Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông theo quy hoạch; đầu tư xây dựng các bến xe, điểm đỗ xe tĩnh; thực hiện thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông; tiếp tục đầu tư phát triển mạng lưới đường giao thông nông thôn đáp ứng tiêu chí nông thôn mới.
Thường xuyên rà soát, phát hiện và xử lý kịp thời các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ; bổ sung đầy đủ hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông và các công trình bảo đảm an toàn giao thông; xây dựng hệ thống cầu vượt nhẹ tại các vị trí nút giao thường xảy ra ùn tắc giao thông; quan tâm công tác quản lý, bảo trì đường bộ.
Xây dựng trung tâm điều hành giao thông thông minh. Kiên quyết lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt và chống tái lấn chiếm; cải tạo điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông xung quanh khu vực cổng trường học.
d) Giải pháp về vận tải và người điều khiển phương tiện
Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vận tải; tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng; khuyến khích đầu tư, cải tạo phương tiện phục vụ người khuyết tật. Triển khai ứng dụng hệ thống giám sát hành trình phương tiện, giám sát hình ảnh và hệ thống quản lý, điều hành của các doanh nghiệp vận tải. Kiểm soát chặt chẽ việc đăng ký biển hiệu, phù hiệu của các phương tiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó có xe taxi, xe kinh doanh vận tải theo phương thức sử dụng hợp đồng điện tử.
Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quản lý, đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe; ứng dụng, khai thác và vận hành hiệu quả các thiết bị công nghệ phần mềm trong quản lý cấp, đổi giấy phép lái xe.
đ) Giải pháp về công tác cưỡng chế thi hành luật
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả và trách nhiệm của lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông và các lực lượng khác trong hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm và cưỡng chế thi hành pháp luật. Nâng cao ý thức đạo đức công vụ và ứng xử văn hóa trong thực thi nhiệm vụ. Tiếp tục hiện đại hóa phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác của các lực lượng thực thi pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại và hoàn thiện hệ thống xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có kết nối xử lý vi phạm di động, xử lý vi phạm qua hình ảnh và tích hợp với hệ thống quản lý giấy phép lái xe, quản lý đăng ký, đăng kiểm phương tiện.
e) Giải pháp về cứu hộ, cứu nạn và cấp cứu tai nạn giao thông
Khảo sát, xây dựng mạng lưới các trạm, điểm, chốt sơ cấp cứu tai nạn giao thông trên cơ sở các trạm y tế, trung tâm y tế và thành lập các đội, nhóm sơ cấp cứu tai nạn giao thông do Hội Chữ thập đỏ quản lý. Tăng cường tập huấn kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông, nhân viên tuần đường, lái xe, nhân viên Hội Chữ thập đỏ, các tình nguyện viên và người dân sống dọc các tuyến đường.
g) Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp
Tăng cường sự phối hợp giữa Ban An toàn giao thông tỉnh, Công an tỉnh, các sở, ban, ngành, các hội đoàn thể của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các đơn vị liên quan trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
a) Tổng kinh phí cho thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Đề án giai đoạn 2021 - 2025: Dự kiến là 276,64 tỷ đồng (Không tính chi phí đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông vận tải), trong đó:
- Chi phí phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông của Ban An toàn giao thông các cấp: 145,150 tỷ đồng;
- Mua sắm trang thiết bị, phương tiện cho Công an, Thanh tra Sở Giao thông vận tải; lắp đặt hệ thống camera giao thông: 78,865 tỷ đồng;
- Thành lập các trạm, điểm, chốt sơ cấp cứu tai nạn giao thông: 0,625 tỷ đồng;
- Xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông: 50 tỷ đồng;
- Tuyên truyền và xử lý bất cập về an toàn giao thông khu vực cổng trường học: 2 tỷ đồng.
b) Nguồn kinh phí
Ngân sách tỉnh; ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu hằng năm cho ngân sách tỉnh từ nguồn thu xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông; các nguồn hợp pháp khác.
c) Trong quá trình triển khai thực hiện, Đề án có thể được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết, định kỳ hằng năm báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên Khóa XIII, Kỳ họp tổng kết nhiệm kỳ 2016 - 2021 thông qua ngày 23 tháng 3 năm 2021./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐND phê chuẩn Đề án Giảm thiểu tai nạn giao thông, Chương trình thực hiện giai đoạn 2012-2016 do Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa V, kỳ họp thứ 4 ban hành
- 2 Nghị quyết 74/2016/NQ-HĐND phê duyệt Đề án giảm thiểu tai nạn giao thông giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 3 Kế hoạch 202/KH-UBND năm 2017 triển khai Đề án Các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh làm giảm tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ trọng điểm thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017-2020