Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/NQ-HĐND

Quảng Nam, ngày 13 tháng 01 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ ĐỀ ÁN ĐO ĐẠC, LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP 09 HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2026

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
KHOÁ IX, KỲ HỌP THỨ 21

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 09 tháng 12 năm 2013;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 19 tháng 4 năm 2017 của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025;

Xét Tờ trình số 7733/TTr-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 16/BC-HĐND ngày 12 tháng 01 năm 2021 của Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp 09 huyện miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2026, với các nội dung chủ yếu sau:

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát: Đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, từng bước hướng đến xây dựng và hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất lâm nghiệp. Hiện đại hóa hệ thống quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và đất lâm nghiệp trên địa bàn 09 huyện miền núi của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể: Khối lượng thực hiện đo đạc, lập hồ sơ địa chính đến năm 2026, như sau:

a) Đo đạc, lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/10.000:

- Đo đạc bổ sung, đo vẽ lại bản đồ địa chính: Diện tích 90.469 ha; số thửa đất 51.441 thửa.

- Đo đạc, chỉnh lý biến động bản đồ địa chính: Số mảnh bản đồ địa chính

251 mảnh; diện tích 26.405 ha; số thửa đất 17.149 thửa.

b) Kê khai, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

- Kê khai, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu: 50.919 giấy.

- Kê khai, đăng ký, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 16.540 giấy.

(Chi tiết kèm theo Phụ lục I)

II. Phạm vi và đối tượng thực hiện

1. Phạm vi thực hiện: Toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống, có hộ khẩu thường trú tại địa phương, trực tiếp sản xuất lâm nghiệp thuộc địa bàn 09 huyện miền núi của tỉnh, gồm: Tây Giang, Nam Giang, Đông Giang, Tiên Phước, Bắc Trà My, Nông Sơn, Nam Trà My, Phước Sơn và Hiệp Đức.

2. Đối tượng thực hiện

a) Sở Tài nguyên và Môi trường.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện của 09 huyện miền núi của tỉnh.

c) Các hộ gia đình, cá nhân thuộc phạm vi thực hiện nêu tại khoản 1 mục này.

III. Nội dung thực hiện

1. Công tác đo vẽ hoàn thiện bản đồ địa chính

a) Thực hiện đo đạc bổ sung, đo vẽ lại bản đồ địa chính đối với những khu vực đo đạc mới do điều chỉnh lại quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, diện tích đất do các Công ty Nông lâm nghiệp trả lại, diện tích đo khoanh bao trước đây và đo vẽ lại đối với các khu vực có số thửa biến động trên 40% số thửa của mảnh bản đồ.

b) Thực hiện đo đạc, chỉnh lý biến động bản đồ địa chính đối với những khu vực có số thửa biến động lớn dưới 40% số thửa của mảnh bản đồ hoặc có số thửa biến động trên 40% số thửa của mảnh bản đồ nhưng không tập trung.

c) Chỉnh lý, đối soát bổ sung khu vực đã có bản đồ địa chính theo hiện trạng thực tế, hoàn chỉnh hệ thống bản đồ địa chính đồng bộ với hệ thống hồ sơ địa chính.

2. Lập hồ sơ địa chính

a) Tổ chức đăng ký, xét duyệt cấp giấy chứng nhận lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân đối với những thửa đất, đối tượng chưa được cấp theo số liệu bản đồ địa chính mới đo vẽ, chỉnh lý.

b) Tổ chức đăng ký, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đối với những thửa đất, đối tượng tại các khu vực đo vẽ, chỉnh lý lại bản đồ địa chính.

c) Hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính làm nền tảng quản lý đất đai thống nhất, toàn diện và đồng bộ giữa cơ quan quản lý các cấp.

d) Nâng cao hiệu quả về cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất được đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

3. Quy trình kỹ thuật hoạt động đo đạc và bản đồ, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giám sát, kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu thực hiện theo quy định hiện hành.

IV. Dự kiến kinh phí thực hiện và cơ chế hỗ trợ

1. Tổng kinh phí thực hiện: Khoảng 114.662.615.000 đồng. Trong đó:

a) Tiếp điểm địa chính: 168.133.000 đồng;

b) Đo đạc bổ sung, đo vẽ lại bản đồ địa chính: 53.929.279.000 đồng;

c) Đo vẽ, chỉnh lý bản đồ địa chính: 21.060.642.000 đồng;

d) Lập hồ sơ địa chính, kê khai đăng ký cấp giấy: 33.612.046.000 đồng;

đ) Chi phí khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật - dự toán: 3.117.200.000 đồng;

e) Chi phí giám sát, kiểm tra, nghiệm thu: 2.775.316.000 đồng.

 (Chi tiết kèm theo Phụ lục II)

2. Phân kỳ đầu tư

a) Năm 2021: 14.257.039.000 đồng;

b) Năm 2022: 19.852.853.000 đồng;

c) Năm 2023: 24.725.595.000 đồng;

d) Năm 2024: 23.793.467.000 đồng;

đ) Năm 2025: 16.245.717.000 đồng;

e) Năm 2026: 15.787.943.000 đồng.

3. Nguồn vốn và cơ chế hỗ trợ

a) Nguồn vốn: Sử dụng nguồn sự nghiệp kinh tế cấp tỉnh, cấp huyện theo định mức, dự toán hằng năm và 10% nguồn thu tiền sử dụng đất hằng năm theo phân cấp hiện hành.

b) Cơ chế hỗ trợ: Các huyện cân đối bố trí 10% từ nguồn thu tiền sử dụng đất được hưởng theo phân cấp (nếu có) và 10% dự toán chi sự nghiệp kinh tế ngân sách cấp huyện (trừ phần bổ sung có mục tiêu) để thực hiện. Sau khi cân đối nguồn kinh phí nêu trên, trường hợp chưa đảm bảo, ngân sách tỉnh sẽ xem xét hỗ trợ phần kinh phí còn thiếu cho các địa phương để thực hiện.

V. Thời gian thực hiện

Từ Quý I/2021 đến Quý IV/2026. Cụ thể:

1. Từ Quý I/2021 đến quý IV/2021: Lập các thiết kế kỹ thuật - dự toán chi tiết đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tổng thể theo từng huyện và tổ chức thi công đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã được chọn làm điểm.

2. Từ Quý I/2022 đến hết quý IV/2026: Tổ chức thi công đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo thứ tự ưu tiên địa bàn cấp xã.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết; chỉ đạo thực hiện điểm để rút kinh nghiệm và nhân rộng trong quá trình thực hiện đề án.

2. Giao chính quyền cấp huyện xây dựng kế hoạch, phương án, cách thức và lộ trình thực hiện, bố trí nguồn lực triển khai công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo phù hợp khả năng cân đối nguồn lực và nhu cầu thực tế địa phương.

3. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có vướng mắc, phát sinh, giao Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh giải quyết và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

4. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa IX, kỳ họp thứ 21 thông qua ngày 13 tháng 01 năm 2021./.

 


Nơi nhận[1]:
- Ủy ban TVQH;
- VP: QH, CTN, CP;
- Các Bộ: TN&MT, NN&PTNT;
- Ban CTĐB-UBTVQH;
- Ban TVTU, TT HĐND, UBND tỉnh;
- UBMTTQVN, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các ban của HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh;
- TT.HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- TTXVN tại QN; Cổng TTĐT tỉnh;
- Báo QNam, Đài PT-TH QNam;
- CPVP, CV;
- Lưu VT, TH.

CHỦ TỊCH




Phan Việt Cường

 

PHỤ LỤC I

NHU CẦU KHỐI LƯỢNG THỰC HIỆN ĐO ĐẠC, KÊ KHAI, ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP 09 HUYỆN MIỀN NÚI
(Kèm theo Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 13/01/2021 của HĐND tỉnh)

STT

Đơn vị hành chính cấp huyện

Khối lượng đo đạc
(Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất trên đất lâm nghiệp)

Cấp GCN QSD đất (Giấy)

Tiếp điểm

Đo đạc mới

Đo đạc chỉnh lý biến động

Cấp lần đầu

Cấp đổi

Diện tích (ha)

Số thửa

Số mảnh

Diện tích (ha)

Số thửa

1

Huyện Nam Giang

24

12.608

7.426

36

1.724

582

7.426

582

2

Huyện Bắc Trà My

26

17.005

5.006

33

3.232

2.415

5.006

2.415

3

Huyện Phước Sơn

24

10.671

8.996

46

2.846

2.360

8.996

2.360

4

Huyện Nam Trà My

20

8.276

3.764

34

2.846

762

3.764

762

5

Huyện Đông Giang

22

15.373

13.435

7

2.177

2.062

13.435

2.062

6

Huyện Tây Giang

20

14.054

6.262

33

7.717

3.912

6.262

3.912

7

Huyện Nông Sơn

12

1.564

1.643

19

2.233

1.146

1.121

537

8

Huyện Hiệp Đức

22

812

1.379

23

987

1.064

1.379

1.064

9

Huyện Tiên Phước

30

10.106

3.530

20

2.643

2.846

3.530

2.846

 

Tổng cộng

200

90.469

51.441

251

26.405

17.149

50.919

16.540

 

PHỤ LỤC II

DỰ KIẾN TỔNG KINH PHÍ THỰC HIỆN
(Kèm theo Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 13/01/2021 của HĐND tỉnh)

ĐVT: Đồng

STT

Hạng mục công việc

Tổng chi phí

I

HUYỆN NAM GIANG

14.021.895.375

1

Tiếp điểm địa chính

20.181.393

2

Chi phí đo đạc lập bản đồ địa chính

7.521.363.396

3

Chi phí đo đạc chỉnh lý lập bản đồ địa chính

1.665.153.589

4

Kê khai đăng ký, cấp Giấy CNQSD đất

4.114.134.540

5

Chi phí lập khảo sát, lập TKKT-DT

381.104.447

6

Chi phí giám sát, kiểm tra, nghiệm thu

319.958.010

II

HUYỆN BẮC TRÀ MY

17.507.610.633

1

Tiếp điểm địa chính

21.809.231

2

Chi phí đo đạc lập bản đồ địa chính

10.090.052.151

3

Chi phí đo đạc chỉnh lý lập bản đồ địa chính

2.879.113.874

4

Kê khai đăng ký, cấp Giấy CNQSD đất

3.644.095.480

5

Chi phí lập khảo sát, lập TKKT-DT

473.268.498

6

Chi phí giám sát, kiểm tra, nghiệm thu

399.271.398

III

HUYỆN PHƯỚC SƠN

16.202.919.625

1

Tiếp điểm địa chính

20.146.537

2

Chi phí đo đạc lập bản đồ địa chính

6.341.956.974

3

Chi phí đo đạc chỉnh lý lập bản đồ địa chính

3.290.014.505

4

Kê khai đăng ký, cấp Giấy CNQSD đất

5.696.340.010

5

Chi phí lập khảo sát, lập TKKT-DT

443.658.290

6

Chi phí giám sát, kiểm tra, nghiệm thu

410.803.309

IV

HUYỆN NAM TRÀ MY

9.459.367.293

1

Tiếp điểm địa chính

16.838.576

2

Chi phí đo đạc lập bản đồ địa chính

4.950.316.508

3

Chi phí đo đạc chỉnh lý lập bản đồ địa chính

1.728.291.381

4

Kê khai đăng ký, cấp Giấy CNQSD đất

2.286.350.067

5

Chi phí lập khảo sát, lập TKKT-DT

255.222.479

6

Chi phí giám sát, kiểm tra, nghiệm thu

222.348.282

V

HUYỆN ĐÔNG GIANG

19.834.059.220

1

Tiếp điểm địa chính

18.522.434

2

Chi phí đo đạc lập bản đồ địa chính

9.195.410.305

3

Chi phí đo đạc chỉnh lý lập bản đồ địa chính

1.733.766.983

4

Kê khai đăng ký, cấp Giấy CNQSD đất

7.877.587.861

5

Chi phí lập khảo sát, lập TKKT-DT

544.400.531

6

Chi phí giám sát, kiểm tra, nghiệm thu

464.371.107

VI

HUYỆN TÂY GIANG

18.254.737.280

1

Tiếp điểm địa chính

16.817.828

2

Chi phí đo đạc lập bản đồ địa chính

8.383.981.691

3

Chi phí đo đạc chỉnh lý lập bản đồ địa chính

3.967.541.350

4

Kê khai đăng ký, cấp Giấy CNQSD đất

4.941.972.461

5

Chi phí lập khảo sát, lập TKKT-DT

494.903.483

6

Chi phí giám sát, kiểm tra, nghiệm thu

449.520.468

VII

HUYỆN NÔNG SƠN

3.433.937.281

1

Tiếp điểm địa chính

10.090.697

2

Chi phí đo đạc lập bản đồ địa chính

933.011.766

3

Chi phí đo đạc chỉnh lý lập bản đồ địa chính

1.484.933.906

4

Kê khai đăng ký, cấp Giấy CNQSD đất

814.393.774

5

Chi phí lập khảo sát, lập TKKT-DT

92.648.159

6

Chi phí giám sát, kiểm tra, nghiệm thu

98.858.979

VIII

HUYỆN HIỆP ĐỨC

3.441.443.845

1

Tiếp điểm địa chính

18.499.611

2

Chi phí đo đạc lập bản đồ địa chính

484.402.528

3

Chi phí đo đạc chỉnh lý lập bản đồ địa chính

1.563.976.303

4

Kê khai đăng ký, cấp Giấy CNQSD đất

1.175.480.655

5

Chi phí lập khảo sát, lập TKKT-DT

93.828.226

6

Chi phí giám sát, kiểm tra, nghiệm thu

105.256.522

IX

HUYỆN TIÊN PHƯỚC

12.506.644.435

1

Tiếp điểm địa chính

25.226.742

2

Chi phí đo đạc lập bản đồ địa chính

6.028.783.191

3

Chi phí đo đạc chỉnh lý lập bản đồ địa chính

2.747.849.615

4

Kê khai đăng ký, cấp Giấy CNQSD đất

3.061.691.074

5

Chi phí lập khảo sát, lập TKKT-DT

338.166.080

6

Chi phí giám sát, kiểm tra, nghiệm thu

304.927.732

 

TỔNG KINH PHÍ

114.662.615.000

1

Tiếp điểm địa chính

168.133.000

2

Chi phí đo đạc lập bản đồ địa chính

53.929.279.000

3

Chi phí đo đạc chỉnh lý lập bản đồ địa chính

21.060.642.000

4

Kê khai đăng ký, cấp Giấy CNQSD đất

33.612.046.000

5

Chi phí lập khảo sát, lập TKKT-DT

3.117.200.000

6

Chi phí giám sát, kiểm tra, nghiệm thu

2.775.316.000

 



[1] Gửi qua trục văn bản liên thông.