Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/2007/NQ-HĐND

Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 31 tháng 7 năm 2007

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ RÀ SOÁT, QUY HOẠCH LẠI 3 LOẠI RỪNG GIAI ĐOẠN 2007 - 2015 TỈNH NINH THUẬN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
KHOÁ VIII KỲ HỌP THỨ 9

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;

Căn cứ Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất);

Căn cứ Quyết định số 61/2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005 và Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Bản quy định tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ và tiêu chí phân loại rừng đặc dụng;

Xét Tờ trình số 42/TTr-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt thông qua kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Ninh Thuận (giai đoạn 2007 - 2015);

Sau khi nghe Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng giai đoạn 2007 - 2015 tỉnh Ninh Thuận theo Tờ trình số 42/TTr-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

1. Hiện trạng đất lâm nghiệp của tỉnh Ninh Thuận năm 2006:

Tổng diện tích đất lâm nghiệp: 239.353,3 ha; trong đó:

a) Phân theo 3 loại rừng:

 

- Rừng phòng hộ:

176.703,9 ha.

 

- Rừng đặc dụng:

42.327,0 ha.

 

- Rừng sản xuất:

20.322,4 ha.

 

b) Phân cấp mức độ xung yếu trên địa bàn đất lâm nghiệp:

- Cấp phòng hộ rất xung yếu:

47.514,8 ha, chiếm 19,8%.

 

- Cấp phòng hộ xung yếu:

134.428,3 ha chiếm 56,2%.

 

- Cấp phòng hộ ít xung yếu:

57.410,2 ha chiếm 24%.

 

Trên cơ sở hiện trạng các cấp phòng hộ và căn cứ các tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ, đặc dụng để tiến hành rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2007 - 2015.

2. Kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2007 - 2015 (đã điều chỉnh theo ý kiến thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 617/BNN-LN ngày 09 tháng 3 năm 2007):

Tổng diện tích đất quy hoạch phát triển lâm nghiệp: 199.169 ha.

Phân theo 3 loại rừng:

- Rừng phòng hộ:

115.863,5 ha.

- Rừng đặc dụng:

42.327,0 ha.

- Rừng sản xuất:

40.978,5 ha.

3. Đối chiếu kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng với hiện trạng:

So với hiện trạng, kết quả rà soát tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2007 - 2015 đã giảm 60.840,4 ha diện tích rừng phòng hộ, cụ thể như sau:

- Điều chỉnh sang rừng sản suất: 20.656,1 ha;

- Điều chỉnh ra khỏi đất lâm nghiệp: 40.184,3 ha.

Chuyển mục đích sử dụng đất theo yêu cầu về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là 22.361,2 ha (xây dựng hồ, đập; khu định cư, mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, giao thông, …).

Chuyển đất chưa có rừng thuộc diện tích đất lâm nghiệp do Ủy ban nhân dân các xã quản lý vào quỹ đất dự phòng cho phát triển lâm nghiệp là 17.823,1 ha (theo văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

4. Diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp theo các cấp xung yếu.

Tổng diện tích đất quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 là 199.169 ha được phân theo các cấp xung yếu như sau:

- Cấp phòng hộ rất xung yếu:

41.610,7 ha, chiếm 20,9%.

- Cấp phòng hộ xung yếu:

120.921,4 ha chiếm 60,7%.

- Cấp phòng hộ ít xung yếu:

36.636,9 ha chiếm 18,4%.

5. Thời hạn áp dụng: 9 năm (2005 - 2015).

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận khoá VIII kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 26 tháng 7 năm 2007 và có hiệu lực sau 10 ngày./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Giàu