Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/2018/NQ-HĐND

Hậu Giang, ngày 06 tháng 7 năm 2018

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH MỨC CHI VÀ PHÂN ĐỊNH NHIỆM VỤ CHI VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG

HỘI ÐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
KHÓA IX KỲ HỌP THỨ CHÍN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 136/2017/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường;

Xét Tờ trình số 2366/TTr-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị thông qua Nghị quyết quy định mức chi và phân định nhiệm vụ chi về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

a) Quy định các nhiệm vụ chi và mức chi nhiệm vụ, dự án về tài nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, bao gồm: Quản lý đất đai, đo đạc và bản đồ, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu, viễn thám, đa dạng sinh học và một số nhiệm vụ chi khác về tài nguyên môi trường.

b) Quy định các nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

2. Ðối tượng áp dụng

Các cơ quan, đơn vị, địa phương và cá nhân có liên quan đến việc sử dụng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chi về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

3. Các nội dung khác có liên quan không quy định tại Nghị quyết này thì áp dụng theo Thông tư số 136/2017/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 2. Nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường

1. Nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường cấp tỉnh

a) Quản lý đất đai

- Điều tra, đánh giá đất đai theo định kỳ và theo chuyên đề;

- Lập, chỉnh lý bản đồ địa chính;

- Thống kê đất đai; kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

- Lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Điều tra thu thập thông tin xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất, xác định giá đất cụ thể của địa phương; lập bản đồ giá đất;

- Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; đăng ký biến động đất đai, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cập nhật biến động đất đai theo quyết định của cấp có thẩm quyền (nếu có);

- Xây dựng, cập nhật, quản lý thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai.

b) Đo đạc và bản đồ

- Các hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ yêu cầu quản lý: thiết lập các điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng; xây dựng hệ thống không ảnh chuyên dụng; thành lập bản đồ hành chính, bản đồ chuyên đề phục vụ mục đích chuyên dụng;

- Đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính theo quy định của pháp luật;

- Xây dựng, quản lý thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ, địa giới hành chính.

c) Địa chất và khoáng sản

- Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn;

- Khoanh định khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền;

- Lưu trữ, quản lý thông tin về khoáng sản.

d) Tài nguyên nước

- Điều tra, đánh giá tài nguyên nước đối với các nguồn nước nội tỉnh, nguồn nước liên tỉnh trên địa bàn; kiểm kê tài nguyên nước đối với các nguồn nước nội tỉnh;

- Điều tra, tổng hợp hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước; xả nước thải vào nguồn nước đối với nguồn nước nội tỉnh, nguồn nước trên địa bàn;

- Hoạt động quan trắc, giám sát tài nguyên nước;

- Xây dựng và duy trì cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và các tác hại khác do nước gây ra thuộc phạm vi quản lý;

- Các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước (khoanh định, công bố vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, vùng cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất và công bố dòng chảy tối thiểu, ngưỡng khai thác nước dưới đất; thẩm định cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước; hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước; lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt); phòng chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra ở nguồn nước nội tỉnh; xác định danh mục hồ, ao, không được san lấp;

- Xây dựng, cập nhật, quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước.

đ) Khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu

- Hoạt động trạm quan trắc khí tượng thủy văn của địa phương; thu thập dữ liệu khí tượng thủy văn;

- Dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, truyền thông tin thiên tai trên
địa bàn;

- Giám sát biến đổi khí hậu;

- Xây dựng, quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu.

e) Viễn thám

Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu viễn thám (nếu có).

g) Đa dạng sinh học

Nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về đa dạng sinh học của địa phương theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 160/2014/TTLT-BTC-BTNMT ngày 29 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, dự án theo Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

h) Các nhiệm vụ chi khác

- Lập, điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch các lĩnh vực theo quy định của pháp luật;

- Xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch về tài nguyên môi trường; thống kê các chỉ tiêu tài nguyên môi trường (không bao gồm thống kê lĩnh vực môi trường chi từ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường);

- Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá sản phẩm về quản lý đất đai, đo đạc và bản đồ, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu, viễn thám, đa dạng sinh học, nhiệm vụ chi khác (nếu có);

- Xây dựng, tích hợp, lưu trữ, quản lý cơ sở dữ liệu chung về tài nguyên theo quy định của pháp luật chuyên ngành; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều tra, đánh giá, quản lý tài nguyên theo quy định của pháp luật chuyên ngành, nội dung có tính chất chi thường xuyên từ nguồn kinh phí chi hoạt động kinh tế (nếu có);

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật của lĩnh vực theo quy định của pháp luật chuyên ngành được chi từ nguồn hoạt động kinh tế; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về tài nguyên môi trường theo nội dung chi từ nguồn chi hoạt động kinh tế;

- Vốn đối ứng các dự án hợp tác quốc tế có tính chất chi thường xuyên từ nguồn hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường (nếu có);

- Sửa chữa lớn, mua sắm trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ chuyên môn đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực chi hoạt động kinh tế (trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được Nhà nước đặt hàng theo giá tính đủ chi phí bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định);

- Nhiệm vụ chi khác về quản lý đất đai, đo đạc và bản đồ, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu, viễn thám, đa dạng sinh học, chi khác (nếu có).

2. Nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện)

a) Quản lý đất đai

- Thống kê đất đai; kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

- Lập, chỉnh lý bản đồ địa chính;

- Lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Xây dựng, cập nhật, quản lý thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai.

- Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; đăng ký biến động đất đai, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cập nhật biến động đất đai theo quyết định của cấp có thẩm quyền (nếu có);

b) Đo đạc và bản đồ

- Các hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ yêu cầu quản lý: Thành lập bản đồ hành chính, bản đồ chuyên đề phục vụ mục đích chuyên dụng;

- Đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính theo quy định của pháp luật;

- Xây dựng, quản lý thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ, địa giới hành chính.

c) Địa chất và khoáng sản

Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.

d) Tài nguyên nước

Các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước (thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại địa phương); tổ chức đăng ký hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất; quản lý, bảo vệ mốc hành lang bảo vệ nguồn nước; phòng chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra ở nguồn nước nội huyện.

đ) Các nhiệm vụ chi khác:

- Lập, điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch các lĩnh vực theo quy định của pháp luật;

- Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá sản phẩm về quản lý đất đai, đo đạc và bản đồ, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu, viễn thám, đa dạng sinh học, nhiệm vụ chi khác (nếu có);

- Xây dựng, tích hợp, lưu trữ, quản lý cơ sở dữ liệu chung về tài nguyên theo quy định của pháp luật chuyên ngành; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều tra, đánh giá, quản lý tài nguyên theo quy định của pháp luật chuyên ngành, nội dung có tính chất chi thường xuyên từ nguồn kinh phí chi hoạt động kinh tế (nếu có);

- Sửa chữa lớn, mua sắm trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ chuyên môn đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực chi hoạt động kinh tế (trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được Nhà nước đặt hàng theo giá tính đủ chi phí bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định);

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật của lĩnh vực theo quy định của pháp luật chuyên ngành được chi từ nguồn hoạt động kinh tế; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về tài nguyên môi trường theo nội dung chi từ nguồn chi hoạt động kinh tế;

- Vốn đối ứng các dự án hợp tác quốc tế có tính chất chi thường xuyên từ nguồn hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường (nếu có);

- Nhiệm vụ chi khác về quản lý đất đai, đo đạc và bản đồ, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu, viễn thám, đa dạng sinh học, chi khác (nếu có).

3. Nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã)

a) Địa chất và khoáng sản: bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn

b) Tài nguyên nước

Các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước: thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại địa phương, thực hiện cắm mốc, quản lý, bảo vệ mốc hành lang bảo vệ nguồn nước, tổ chức ứng phó, khắc phục ô nhiễm nguồn nước, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn.

4. Các nhiệm vụ chi khác của cấp tỉnh và cấp huyện về tài nguyên môi trường, lĩnh vực nào có nhiệm vụ chi khác mới được tính, không tính tất cả các nhiệm vụ chi khác.

Điều 3. Nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường

1. Nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường cấp tỉnh

a) Xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch, quy trình kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, chương trình, đề án về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

b) Xây dựng, thẩm định và công bố quy hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của tỉnh; thẩm định các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường được chi từ nguồn sự nghiệp môi trường, thuộc trách nhiệm của tỉnh.

c) Hoạt động của hệ thống quan trắc và phân tích môi trường do các cơ quan, đơn vị địa phương quản lý theo theo Quy hoạch mạng lưới Quan trắc môi trường đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt (bao gồm vận hành, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa, hiệu chuẩn, kiểm định, thay thế thiết bị phụ trợ, công cụ, dụng cụ); xây dựng và thực hiện các chương trình quan trắc hiện trạng môi trường, các tác động đối với môi trường của tỉnh.

d) Hỗ trợ công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường của tỉnh (bao gồm kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến môi trường); xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; phòng ngừa, ứng phó khắc phục sự cố môi trường của tỉnh.

đ) Hỗ trợ công tác quản lý chất thải, điều tra, đánh giá các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường, đánh giá sức chịu tải của môi trường, thuộc nhiệm vụ của tỉnh theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; thống kê, cập nhật tình hình phát sinh chất thải, sản phẩm thải bỏ.

e) Hỗ trợ công tác xử lý ô nhiễm môi trường theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bao gồm các nội dung: điều tra khảo sát, phân tích đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường, lập kế hoạch, đề án, dự án khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường, mua bản quyền công nghệ xử lý chất thải nếu có, kiểm tra, nghiệm thu dự án), gồm:

- Dự án xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích do tỉnh quản lý (đối với dự án có tính chất chi sự nghiệp bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường), thuộc danh mục dự án theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2008 về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích, Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 phê duyệt kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước, Quyết định số 38/2011/QĐ-TTg ngày 5 tháng 7 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2013 phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020) và các Quyết định sửa đổi, bổ sung khác của Thủ tướng Chính phủ;

- Hỗ trợ hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý và chôn lấp chất thải sinh hoạt tại địa phương (không bao gồm hoạt động xây dựng cơ sở xử lý chất thải).

- Dự án về bảo vệ môi trường khác theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

g) Hỗ trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học theo Thông tư liên tịch số 160/2014/TTLT-BTC-BTNMT ngày 29 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, dự án theo Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và kế hoạch hành động về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

h) Xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường (bao gồm thu thập, xử lý, trao đổi thông tin, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị lưu trữ hệ thống thông tin dữ liệu); thống kê môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê môi trường địa phương; báo cáo công tác bảo vệ môi trường của tỉnh.

i) Quản lý các công trình vệ sinh công cộng; hỗ trợ thiết bị, phương tiện thu gom rác thải, vệ sinh môi trường ở nơi công cộng, khu dân cư theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh; hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường của các tổ chức tự quản về môi trường (hợp tác xã, tổ dân phố, các tổ chức chính trị - xã hội). Nội dung hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.

k) Hỗ trợ duy trì, vận hành các công trình xử lý ô nhiễm môi trường công cộng; hỗ trợ sửa chữa, cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cho các làng nghề được khuyến khích phát triển.

l) Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường (bao gồm xây dựng và phổ biến các mô hình, điển hình tiên tiến, tiêu biểu về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường, quản lý chất thải, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường theo quyết định của cấp có thẩm quyền); tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường; chi giải thưởng, khen thưởng về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân được cấp có thẩm quyền quyết định.

m) Hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường (bao gồm bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học) thuộc trách nhiệm của địa phương và theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

n) Hoạt động kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án; hoạt động kiểm tra việc hoàn thành đề án bảo vệ môi trường chi tiết; kiểm tra, xác nhận hoàn thành khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường, hoạt động kiểm tra việc thực hiện giấy chứng nhận, giấy phép về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thuộc trách nhiệm của tỉnh.

o) Hoạt động xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường; xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản (bao gồm văn phòng phẩm, sao chép tài liệu, làm thêm giờ, đi lại kiểm tra thực tế nếu có).

p) Hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban điều hành, Văn phòng thường trực về bảo vệ môi trường được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

q) Vốn đối ứng các dự án hợp tác quốc tế có tính chất chi sự nghiệp về bảo vệ môi trường.

r) Các hoạt động bảo vệ môi trường khác thuộc trách nhiệm của tỉnh.

2. Nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường cấp huyện

a) Xây dựng, điều chỉnh kế hoạch, chương trình về bảo vệ môi trường của cấp huyện.

b) Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường (bao gồm xây dựng và phổ biến các mô hình, điển hình tiên tiến, tiêu biểu về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường, quản lý chất thải, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường theo quyết định của cấp có thẩm quyền); tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường; chi giải thưởng, khen thưởng về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân được cấp có thẩm quyền quyết định.

c) Hỗ trợ công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường của cấp huyện (bao gồm kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến môi trường); phòng ngừa, ứng phó khắc phục sự cố môi trường của cấp huyện.

d) Hỗ trợ công tác quản lý chất thải, điều tra, đánh giá các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn quản lý thuộc nhiệm vụ của địa phương theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; thống kê, cập nhật tình hình phát sinh chất thải, sản phẩm thải bỏ.

đ) Xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường của cấp huyện.

e) Quản lý các công trình vệ sinh công cộng; hỗ trợ thiết bị, phương tiện thu gom rác thải, vệ sinh môi trường ở nơi công cộng, khu dân cư theo quyết định của cấp có thẩm quyền; hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường của các tổ chức tự quản về môi trường (hợp tác xã, tổ dân phố, các tổ chức chính trị - xã hội) theo các nội dung được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.

g) Hỗ trợ sửa chữa, cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cho các làng nghề được khuyến khích phát triển.

h) Hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường (bao gồm bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học) thuộc thẩm quyền quyết định.

i) Hoạt động xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường; xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản (bao gồm văn phòng phẩm, sao chép tài liệu, làm thêm giờ, đi lại kiểm tra thực tế nếu có).

k) Hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường.

l) Các hoạt động bảo vệ môi trường khác thuộc trách nhiệm của cấp huyện.

3. Nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường của cấp xã

a) Xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường cấp xã.

b) Hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường của các tổ chức tự quản về môi trường (hợp tác xã, tổ dân phố, các tổ chức chính trị - xã hội) theo các nội dung được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.

c) Hỗ trợ sửa chữa, cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cho các làng nghề được khuyến khích phát triển trên địa bàn.

d) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường trên địa bàn cấp xã.

đ) Hỗ trợ công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, các nhân theo thẩm quyền trên địa bàn quản lý.

e) Hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường.

g) Các hoạt động bảo vệ môi trường khác thuộc trách nhiệm của cấp xã.

Điều 4. Mức chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường

1. Mức chi thực hiện nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường thực hiện theo định mức, đơn giá, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

2. Một số mức chi cụ thể quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này (Đính kèm Phụ lục chi tiết).

Điều 5. Nguồn kinh phí thực hiện

1. Hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường

a) Sử dụng từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện theo phân cấp ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

b) Đối với các nhiệm vụ chi tài nguyên môi trường từ nguồn kinh phí hoạt động kinh tế không quy định tại Nghị quyết này thì thực hiện theo các văn bản hướng dẫn hiện hành.

2. Hoạt động bảo vệ môi trường

Kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường được sử dụng từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện theo phân cấp ngân sách và nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết theo quy định.

Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát quá trình thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang Khóa IX Kỳ họp thứ Chín thông qua ngày 06 tháng 7 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 16 tháng 7 năm 2018./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ (HN-TPHCM);
- Bộ Tài chính;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh;
- Ðại biểu HÐND tỉnh;
- UBMTTQVN và đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- HÐND, UBND, UBMTTQVN cấp huyện;
- Cơ quan Báo, Đài tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Huỳnh Thanh Tạo

 

PHỤ LỤC

MỘT SỐ MỨC CHI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VỀ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 08/2018/NQ-HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang)

Đvt: 1.000 đồng

STT

Nội dung chi

Đơn vị tính

Số tiền

Ghi chú

 

 

1

Chi lập đề cương nhiệm vụ, dự án

 

 

Tùy theo mức độ phức tạp của nhiệm vụ dự án. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định mức chi cho phù hợp




không tính chi họp hội đồng đối với nhiệm vụ được giao thường xuyên hàng năm


Theo quy chế của cấp có thẩm quyền quy định có nhận xét đánh giá của ủy viên phản biện và ủy viên hội đồng mới được tính

 

a

Lập đề cương nhiệm vụ

Nhiệm vụ

1.000 - 1.600

 

b

Lập đề cương dự án

Dự án

3.000 - 4.000

 

2

Họp hội đồng xét duyệt đề cương nhiệm vụ, dự án

Buổi họp

 

 

a

Chủ tịch Hội đồng

Người/buổi

400

 

b

Thành viên, thư ký

Người/buổi

240

 

c

Đại biểu được mời tham dự

Người/buổi

100

 

d

Nhận xét đánh giá của ủy viên phản biện

Bài viết

420

 

đ

Nhận xét đánh giá của ủy viên hội đồng

Bài viết

240

 

 

3

Lấy ý kiến thẩm định dự án bằng văn bản của chuyên gia và nhà quản lý (tối đa không quá 5 bài viết)

Bài viết

400

Trường hợp không thành lập Hội đồng xét duyệt đề cương

 

4

Điều tra, khảo sát

 

 

 

 

a

Lập mẫu phiếu điều tra

Phiếu mẫu được duyệt

400

 

 

b

Chi cho đối tượng cung cấp thông tin

 

 

 

 

 

- Cá nhân

Phiếu

+ Đến 30 chỉ tiêu: 20
+ Trên 30 chỉ tiêu đến 40 chỉ tiêu: 30
+ Trên 40 chỉ tiêu: 40

 

 

 

- Tổ chức

Phiếu

+ Đến 30 chỉ tiêu: 80
+ Trên 30 chỉ tiêu đến 40 chỉ tiêu: 90
+ Trên 40 chỉ tiêu: 100

 

 

c

Chi cho điều tra viên; công quan trắc, khảo sát, lấy mẫu (trường hợp thuê ngoài theo vụ việc nếu có)

Người/ngày công

Mức tiền công 1 người/ngày tối đa không quá 150% mức lương cơ sở, tính theo lương ngày do Nhà nước quy định cho đơn vị sự nghiệp công lập tại thời điểm thuê ngoài (22 ngày)

 

 

d

Chi cho người dẫn đường

người/ngày

80

Chỉ áp dụng cho điều tra thuộcvùng sâu cần có người địa phương dẫn đường và người phiên dịch cho điều tra viên

 

đ

Chi cho người phiên dịch tiếng dân tộc

người/ngày

160

 

5

Báo cáo tổng kết nhiệm vụ, dự án

Báo cáo

 

 

 

a

Nhiệm vụ

 

4,000

Tùy theo tính chất, quy mô của dự án, nhiệm vụ. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định mức chi cho phù hợp

 

b

Dự án

 

10.000 - 12.000

 

 

(Riêng lập báo cáo tổng kết nhiệm vụ, dự án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo Khoản 2 Phần III Phụ lục 4 kèm theo Thông tư số 136/2017/TT-BTC)

 

 

 

 

6

Hội thảo (nếu có)

 

 

 

 

a

Người chủ trì

Người/buổi/ hội thảo

400

 

 

b

Thư ký hội thảo

240

 

 

c

Đại biểu được mời tham dự

100

 

 

d

Báo cáo tham luận

Bài viết

300

 

 

7

Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ, dự án

 

 

 

 

a

Nghiệm thu nhiệm vụ

 

 

 

 

 

- Chủ tịch hội đồng

Người/buổi

320

 

 

 

- Thành viên, thư ký

160

 

 

b

Nghiệm thu dự án

 

 

 

 

 

- Chủ tịch Hội đồng

Người/buổi

560

 

 

 

- Thành viên, thư ký hội đồng

320

 

 

 

- Nhận xét đánh giá của ủy viên phản biện

Bài viết

420

 

 

 

- Nhận xét đánh giá của ủy viên hội đồng (nếu có)

Bài viết

320

 

 

 

- Đại biểu được mời tham dự

Người/buổi

100