- 1 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 4 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 5 Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 6 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 7 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 8 Nghị định 154/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 9 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- 10 Thông tư 02/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2021/NQ-HĐND | Tiền Giang, ngày 17 tháng 9 năm 2021 |
QUY ĐỊNH MỨC CHUẨN TRỢ GIÚP XÃ HỘI, MỨC TRỢ GIÚP XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Thông tư số 02/2021/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Xét Tờ trình số 240/TTr-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; Báo cáo thẩm tra số 52/BC-HĐND ngày 07 tháng 9 năm 2021 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
2. Đối tượng áp dụng
a) Đối tượng bảo trợ xã hội được quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (gọi tắt là Nghị định số 20/2021/NĐ-CP).
b) Người khuyết tật là thế hệ thứ ba của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
c) Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Điều 2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội
1. Mức chuẩn trợ giúp xã hội: 360.000 đồng/tháng.
2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.
1. Mức hỗ trợ chi phí mai táng
a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 11 và khoản 1 Điều 18 của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng: bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội.
Trường hợp đối tượng quy định tại điểm này được hỗ trợ chi phí mai táng quy định tại nhiều văn bản khác nhau với các mức khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.
b) Hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí mai táng với mức bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng cho người chết quy định tại điểm b khoản 1 Điều này do không có người nhận trách nhiệm tổ chức mai táng thì được xem xét, hỗ trợ chi phí mai táng theo chi phí thực tế, tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội.
c) Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 24 của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng: bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội.
2. Mức hỗ trợ chi phí điều trị người bị thương nặng
Người bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc do các lý do bất khả kháng khác tại nơi cư trú được xem xét hỗ trợ chi phí điều trị: bằng 10 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội.
3. Mức hỗ trợ làm nhà ở, di dời nhà ở, sửa chữa nhà ở
a) Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức 40.000.000 đồng/hộ.
b) Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức 30.000.000 đồng/hộ.
c) Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức 20.000.000 đồng/hộ.
4. Mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội
a) Hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho mỗi đối tượng quy định tại khoản 1, điểm d khoản 5 Điều 5 của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội nhân với hệ số tương ứng:
- Hệ số 2,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 04 tuổi là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP;
- Hệ số 1,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em từ đủ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, đối tượng quy định tại điểm d khoản 5 Điều 5 của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.
b) Hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho mỗi đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội nhân với hệ số tương ứng:
- Mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi:
Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi;
Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi một con dưới 36 tháng tuổi hoặc nuôi hai con dưới 36 tháng tuổi trở lên.
Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau quy định tại điểm này thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất.
Trường hợp cả vợ và chồng là người khuyết tật thuộc diện hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng thì chỉ được hưởng một suất hỗ trợ kinh phí chăm sóc.
- Trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang hưởng trợ cấp xã hội quy định tại khoản 6 Điều 5 của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP nhưng mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì vẫn được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc.
- Hộ gia đình đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc hệ số một (1,0).
- Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc với hệ số:
Hệ số 1,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng;
Hệ số 2,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng.
5. Mức trợ cấp nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội hàng tháng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở trợ giúp xã hội)
a) Mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng cho mỗi đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 24 của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP khi sống tại cơ sở trợ giúp xã hội bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội nhân với hệ số tương ứng:
- Hệ số 5,0 đối với trẻ em dưới 04 tuổi;
- Hệ số 4,0 đối với các đối tượng từ đủ 04 tuổi trở lên.
b) Trường hợp đối tượng đã được hưởng chế độ trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng quy định tại điểm a khoản này thì không được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng quy định tại Điều 6 của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.
6. Mức trợ giúp xã hội hàng tháng cho đối tượng người khuyết tật là thế hệ thứ ba của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học: bằng hệ số 1,0 nhân với mức chuẩn trợ giúp xã hội.
Trường hợp đối tượng này thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội theo các hệ số khác nhau quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP hoặc tại các văn bản khác thì chỉ được hưởng mức trợ cấp xã hội hàng tháng cao nhất.
7. Các trợ giúp xã hội khác được thực hiện theo quy định của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.
Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội được thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.
Do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang Khóa X, Kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17 tháng 9 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày 27 tháng 9 năm 2021./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND quy định về mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 2 Nghị quyết 12/2021/NQ-HĐND quy định về mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn tỉnh An Giang
- 3 Nghị quyết 20/2021/NQ-HĐND quy định về mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang