- 1 Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ
- 2 Nghị định 114/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ
- 3 Luật việc làm 2013
- 4 Luật Doanh nghiệp 2020
- 5 Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2020 về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2020 về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Công văn 1749/UBND-VX năm 2021 triển khai tăng cường biện pháp kiểm soát dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 1 Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ
- 2 Nghị định 114/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ
- 3 Luật việc làm 2013
- 4 Luật Doanh nghiệp 2020
- 5 Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2020 về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2020 về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Công văn 1749/UBND-VX năm 2021 triển khai tăng cường biện pháp kiểm soát dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2021/NQ-HĐND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 6 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ NHẤT
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị quyết số 629/2019/UBTVQH14 ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn một số hoạt động của Hội đồng nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điếu của Luật Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch;
Căn cứ Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Quyết định số 32/2020/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg;
Căn cứ Thông tư số 32/2012/TT-BTC ngày 29 tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định về chế độ, quản lý và sử dụng kinh phí đối với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế;
Căn cứ Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19;
Xét Tờ trình số 2050/TTr-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về một số chế độ, chính sách đặc thù phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và hỗ trợ người dân bị tác động bởi dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Báo cáo thẩm tra số 274/BC-HĐND ngày 23 tháng 6 năm 2021 của Ban Văn hóa - Xã hội, Hội đồng nhân dân thành phố; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân Thành phố ghi nhận kết quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian qua. Thành phố đã cùng cả nước triển khai quyết liệt, mạnh mẽ và đồng bộ công tác phòng, chống dịch từ truyền thông đến giám sát, quản lý các nguồn lây nhiễm dịch, tổ chức tốt hoạt động cách ly kiểm dịch và cách ly điều trị.
Điều 2. Nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa triển khai có hiệu quả các chương trình phục hồi kinh tế, trong đó tiếp tục đẩy mạnh tiến độ triển khai các giải pháp hỗ trợ đã ban hành và tiếp tục đề ra các giải pháp hỗ trợ thiết thực hơn để những giải pháp này trở thành động lực cho doanh nghiệp vượt qua khó khán, khôi phục, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua chủ trương về một số chế độ chính sách đặc thù phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid 19, hỗ trợ người dân bị tác động bởi dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:
a) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 được hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày trong thời gian phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung.
b) Người tham gia công tác phòng, chống dịch thuộc đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ và các lực lượng trực tiếp khác tham gia công tác phòng chống dịch Covid-19 được hỗ trợ tiền ăn 120.000 đồng/người/ngày trong thời gian tham gia phòng, chống dịch.
2. Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương
a) Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương tại các doanh nghiệp; cơ sở sản xuất, kinh doanh; cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo chi thường xuyên ở các cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp dân lập, tư thục (có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh) có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 30 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương thì được hỗ trợ 1 lần 1.800.000 đồng/người.
b) Riêng đối với người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; người đang nuôi con chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 6 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha, hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng.
3. Chính sách hỗ trợ người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
a) Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp; cơ sở sản xuất, kinh doanh; cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo chi thường xuyên ở các cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp dân lập, tư thục (có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh) chấm dứt hợp đồng lao động trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021; có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp (trừ các trường hợp người lao động không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm năm 2013 và các văn bản hướng dẫn liên quan) thì được hỗ trợ 01 lần 1.800.000 đồng/người.
b) Riêng đối với người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; người đang nuôi con chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 6 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha, hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng.
4. Chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19
a) Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) cư trú hợp pháp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (trường hợp tạm trú phải có đăng ký tạm trú được cơ quan công an xác nhận) bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn 4.000.000 đồng/tháng (mức chuẩn cận nghèo của thành phố giai đoạn 2021-2025) làm một trong sáu loại công việc sau: Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ trên đường phố; thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; bán vé số lưu động; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe (bao gồm cả bảo vệ); làm công việc thuộc một số lĩnh vực ngành nghề phải tạm ngừng hoạt động theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại Công văn số 1749/UBND-VX ngày 30 tháng 5 năm 2021.
b) Mức hỗ trợ: 50.000 đồng/người/ngày.
c) Thời gian hỗ trợ: áp dụng trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19; thực hiện đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.
5. Hỗ trợ hộ kinh doanh phải dừng hoạt động
a) Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho hộ kinh doanh thành lập theo Luật Doanh nghiệp và đang hoạt động (trừ hoạt động cho thuê nhà/mặt bằng) phải dừng hoạt động theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân Thành phố để kiểm soát dịch bệnh Covid-19 (áp dụng khu vực thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19: địa bàn Quận Gò Vấp, phường Thạnh Lộc, Quận 12 và các khu vực khác theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố).
b) Mức hỗ trợ: 2.000.000 đồng/hộ (hỗ trợ 1 lần).
6. Hỗ trợ thương nhân tại các chợ truyền thống
a) Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho thương nhân tại chợ truyền thống (có điểm kinh doanh, quầy hàng, sạp hàng, ki ốt, cửa hàng được bố trí trong phạm vi chợ); có mã số thuế; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với đơn vị quản lý chợ và nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
b) Thời gian hỗ trợ: 6 tháng, từ tháng 7 năm 2021 đến hết tháng 12 năm 2021.
c) Mức hỗ trợ:
Chợ hạng 1: 300.000 đồng/điểm kinh doanh/tháng.
Chợ hạng 2: 210.000 đồng/điểm kinh doanh/tháng.
Chợ hạng 3: 150.000 đồng/điểm kinh doanh/tháng.
Trường hợp thương nhân là hộ kinh doanh đã được hỗ trợ theo khoản 5 Điều này thì không áp dụng quy định này.
(Hạng chợ theo quy định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP).
7. Nguồn kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 2 khoảng 886.000.000.000 đồng (tám trăm tám mươi sáu tỷ đồng), chi từ nguồn ngân sách Thành phố.
Điều 3. Nội dung quy định tại
Điều 4. Giao Ủy ban nhân dân Thành phố
1. Có kế hoạch tổ chức triển khai cụ thể, phân công rõ ràng, chặt chẽ, thực hiện thống nhất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, ngay sau khi Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành Nghị quyết.
2. Căn cứ tình hình diễn biến của dịch Covid-19 để quyết định thời gian thực hiện hỗ trợ, đảm bảo không vượt thời gian hỗ trợ quy định theo Nghị quyết này, đảm bảo một số nhiệm vụ chi theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh và những nội dung quy định chưa phù hợp, Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo, trình Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét, sửa đổi, bổ sung.
3. Đối với chính sách hỗ trợ tại khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 2 Nghị quyết này: Ủy ban nhân dân Thành phố sớm có hướng dẫn, quy định đầy đủ, chặt chẽ đảm bảo công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện các chính sách, không làm phát sinh thủ tục, hồ sơ so với quy định, tránh thiếu, sót đối tượng thụ hưởng chính sách này.
4. Trước diễn biến còn nhiều phức tạp, khó lường của dịch bệnh, tác động đến kinh tế, quốc phòng, an ninh và đời sống của Nhân dân, Hội đồng nhân dân Thành phố yêu cầu Ủy ban nhân dân Thành phố tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp sau:
- Huy động hiệu quả mọi nguồn lực, tập trung nâng cao khả năng tiếp cận nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, qua đó góp phần phục hồi kinh tế trên các ngành, lĩnh vực, đảm bảo thu ngân sách nhà nước và chi thường xuyên.
- Đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo người lao động được tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản trên địa bàn Thành phố.
- Tiếp tục hoàn thiện các phương án, kịch bản chống dịch bệnh ở các quy mô khác nhau; bảo đảm đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư và nhân lực để phòng, chống dịch trong tình huống dịch bùng phát mạnh.
Điều 5. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố, các Ban của Hội đồng nhân dân Thành phố, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố giám sát chặt chẽ quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết này.
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, các tổ chức thành viên phối hợp giám sát, tuyên truyền, phổ biến, động viên các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân tích cực thực hiện Nghị quyết; kịp thời phát hiện, phản ánh những vấn đề cần điều chỉnh bổ sung với các cơ quan có thẩm quyền.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, kỳ họp thứ nhất thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2021 và có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ
- 2 Nghị định 114/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ
- 3 Luật việc làm 2013
- 4 Luật Doanh nghiệp 2020
- 5 Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2020 về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2020 về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Công văn 1749/UBND-VX năm 2021 triển khai tăng cường biện pháp kiểm soát dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh