HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/NQ-HĐND | Thái Bình, ngày 31 tháng 7 năm 2013 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
KHOÁ XV, KỲ HỌP THỨ SÁU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về phân loại đô thị; Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về phân loại đô thị;
Căn cứ Nghị định số 117/2004/NĐ-CP ngày 29/4/2004 của Chính Phủ về việc thành lập Thành phố Thái Bình trực thuộc tỉnh Thái Bình;
Căn cứ Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Quốc gia, giai đoạn 2012-2020;
Căn cứ Quyết định số 464/QĐ-BXD ngày 18/4/2003 của Bộ Xây dựng về việc công nhận Thành phố Thái Bình là đô thị loại III;
Sau khi xem xét Tờ trình số 105/TTr-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án đề nghị công nhận Thành phố Thái Bình là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Thái Bình; Báo cáo thẩm tra số 19/BC-BPC ngày 24 tháng 7 năm 2013 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án đề nghị công nhận Thành phố Thái Bình là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Thái Bình (có Đề án chi tiết kèm theo).
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Uỷ ban nhân dân tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khoá XV, Kỳ họp thứ sáu thông qua ngày 31 tháng 7 năm 2013./.
| CHỦ TỊCH |
ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH LÀ ĐÔ THỊ LOẠI II
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 31/7/2013 của HĐND tỉnh)
TÓM TẮT NỘI DUNG
ĐỀ ÁN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH LÀ ĐÔ THỊ LOẠI II
1.1. Căn cứ pháp lý.
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ 4;
- Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;
- Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;
- Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050;
- Luật Quy hoạch Đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009 của Quốc Hội khoá XII;
- Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 7/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia, giai đoạn 2012 - 2020;
- Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chinh phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị;
- Nghị quyết số 54 NQ/TW ngày 14/9/2005 của của Bộ Chính trị (khoá IX) về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và Chương trình hành động theo Quyết định số 191/2006/QĐ-TTg ngày 17/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Nghị quyết nêu trên;
- Nghị định số 117/2004/NĐ-CP ngày 29/4/2004 của Chính phủ về việc thành lập thành phố Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình;
- Nghị định số 62/2011/NĐ-CP ngày 26/7/2011 của Chính phủ về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thành phố, quận, phường, thị trấn;
- Nghị định số 181/2007/NĐ-CP ngày 13/12/2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Đông Hưng, huyện Kiến Xương, huyện Vũ Thư để mở rộng thành phố Thái Bình; điều chỉnh địa giới hành chính phường, xã; thành lập phường thuộc thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình;
- Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
- Quyết định số 865/QĐ-TTg ngày 10/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng Duyên hải Bắc Bộ đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 733/2011/QĐ-TTg ngày 17/05/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020;
- Quyết định số 464/QĐ-BXD ngày 18/4/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc công nhận Thành phố Thái Bình là đô thị loại III;
- Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 06/8/2007 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về "phát triển kinh tế xã hội thành phố Thái Bình giai đoạn 2007-2020, xây dựng thành phố Thái Bình trở thành đô thị loại II";
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2011-2015;
- Quyết định số 2835/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của UBND tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt dự án “Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Thái Bình đến năm 2020;
- Quyết định số 1444/QĐ-UBND ngày 07/7/2009 của UBND tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt Quy hoạch vùng tỉnh Thái Bình đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 2478/QĐ-UBND ngày 28/11/2011 của UBND tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình đến năm 2030;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Thái Bình lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2011-2015;
- Báo cáo rà soát, bổ sung và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Thái Bình, đến năm 2020;
- Các chiến lược, đề án phát triển ngành và lĩnh vực, các báo cáo của Ban chỉ đạo nâng cấp thành phố Thái Bình lên thành phố loại II trực thuộc tỉnh Thái Bình của tỉnh Thái Bình, thành phố Thái Bình và các tài liệu có liên quan.
1.2. Lý do và sự cần thiết.
Thái Bình là một tỉnh ven biển nằm ở phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng, đây là Vùng chuyển tiếp giữa kinh tế biển và kinh tế lục địa với chiều dài tiếp giáp với biển là 50 km; Là vùng hạ lưu xung yếu của sông Hồng, huyết mạch giao thông đường thủy và hàng hải quan trọng; Là vùng tiệm cận với các trung tâm đô thị lớn và khu vực kinh tế trọng điểm Bắc bộ; Đồng thời đây cũng là vùng đông dân (đứng thứ 9 trong cả nước), với mật độ phân bố dân cư lớn.
Có vị trí cận kề với tam giác phát triển kinh tế phía Bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là cửa ngõ thông thương giữa Hải Phòng, Quảng Ninh với các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng và các tỉnh duyên hải miền Trung. Thành phố Thái Bình là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của Tỉnh, có vị trí chiến lược của vùng đồng bằng sông Hồng, có Quốc lộ 10 chạy qua, thuận lợi giao lưu với các tỉnh thành phố trong vùng như: Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng, Hải Dương, v.v... Thành phố Thái Bình cũng là nơi tập trung các khu công nghiệp, các trường đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật của Tỉnh và Vùng Đồng bằng sông Hồng; chịu ảnh hưởng trực tiếp về hỗ trợ công nghệ, khoa học - kỹ thuật, tiêu thụ và trao đổi sản phẩm, lao động, v.v… trong vùng. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng Đồng bằng sông Hồng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình đã khẳng định thành phố Thái Bình là một đô thị có vai trò thúc đẩy Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá không chỉ của tỉnh Thái Bình mà còn của cả Vùng Đồng bằng sông Hồng.
+ Quan hệ đối ngoại:
- Thành phố Thái Bình nằm trong vùng kinh tế Đồng bằng sông Hồng, vùng Duyên hải Bắc Bộ, có mối quan hệ kinh tế - xã hội với 4 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Hưng Yên với cự ly từ 15 - 60km. Thành phố còn được ảnh hưởng từ kinh tế vùng thủ đô Hà Nội, vùng tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, vùng kinh tế Bắc Trung Bộ trong sự phân công hợp tác cùng phát triển. Thành phố còn là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Thái Bình, là một trong những tỉnh phát triển về công nghiệp, thương mại - du lịch, hàng hải và nuôi trồng thủy sản.
- Thành phố Thái Bình được ảnh hưởng tích cực bởi các hành lang kinh tế - kỹ thuật - đô thị quan trọng của vùng như QL10, QL39 là các tuyến giao thông huyết mạch Quốc gia và vùng Nam ĐBSH, tạo điều kiện thuận lợi cho Thành phố giao lưu và giao thương với các khu vực trọng điểm phát triển trong vùng và cả nước. Bên cạnh đó, dự kiến khi các tuyến cao tốc ven biển, cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh, quốc lộ Hà Nam - Thái Bình và hệ thống đường thủy, đường sắt, hàng hải trong vùng hình thành, thành phố Thái Bình sẽ là đô thị gắn với tâm điểm giao lưu của vùng Duyên hải Bắc Bộ, vùng Đồng bẳng sông Hồng, cả nước và quốc tế.
+ Quan hệ đối nội trong Tỉnh:
Thành phố Thái Bình với vai trò là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của Tỉnh. Phía Tây giáp với huyện Vũ Thư là trung tâm phát triển công nghiệp, đô thị của Tỉnh thông qua QL10. Phía Bắc giáp với các huyện Đông Hưng, Hưng Hà, Quỳnh Phụ là các vùng phát triển công nghiệp và lúa cao sản của Tỉnh thông qua các tuyến QL39, QL10, TL454 (223cũ), TL453 (226 cũ). Phía Đông giáp với các huyện Tiền Hải, Thái Thuỵ thông qua các tuyến đường TL39B, QL39, TL459 (219cũ), là khu vực phát triển mạnh về công nghiệp, du lịch, thủy sản của Tỉnh, đồng thời là vùng có quỹ đất rộng, thuận lợi về giao thông thủy bộ, có cảnh quan đẹp và nhiều tiềm năng phát triển các lĩnh vực gắn với các nguồn lợi từ biển. Với vai trò và vị trí như trên, thành phố Thái Bình luôn đóng vai trò là đầu tàu phát triển về kinh tế - xã hội, là trung tâm thu hút các luồng dịch cư trong và ngoài tỉnh, đồng thời có tác động ảnh hưởng mạnh đến các khu vực trong tỉnh.
Thái Bình trước đây là thị xã - đô thị loại IV. Ngày 18/4/2003 thị xã Thái Bình được Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 464/QĐ-BXD công nhận là đô thị loại III.
Ngày 29/4/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 117/2004/NĐ-CP thành lập thành phố Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình. Với tổng diện tích tự nhiên 4.330ha, có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 8 phường và 5 xã.
Ngày 13/12/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2007/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Đông Hưng, huyện Kiến Xương, huyện Vũ Thư để mở rộng thành phố Thái Bình; điều chỉnh địa giới hành chính phường, xã; thành lập phường thuộc thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình;
Đối chiếu với các tiêu chuẩn của đô thị loại II, thành phố Thái Bình đã cơ bản hội tụ đủ các điều kiện cần thiết. Do đó, Ðảng bộ Thành phố đã quyết tâm thực hiện mục tiêu rút ngắn lộ trình xây dựng thành phố trở thành đô thị loại II vào năm 2013.
Đối chiếu với các quy định về việc phân loại đô thị, thành phố Thái Bình đã cơ bản hội tụ đủ tiêu chuẩn là đô thị loại II. Việc nâng loại đô thị thành phố Thái Bình từ đô thị loại III lên đô thị loại II trực thuộc tỉnh Thái Bình là rất cần thiết và là tất yếu khách quan tạo động lực mạnh mẽ, quan trọng để thành phố Thái Bình phát triển tương xứng với vị thế và vai trò là đô thị trung tâm tỉnh:
- Tạo động lực phát triển đô thị nhanh hơn và toàn diện hơn;
- Tạo đà tiếp tục đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, phát huy những yếu tố tiềm năng, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, từng bước tương xứng với vị trí quan trọng của một thành phố trung tâm của tỉnh, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Thái Bình và Vùng nam đồng bằng sông Hồng.
- Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đặc sắc, thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa của đất nước và chủ động hội nhập quốc tế.
II. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH.
Thành phố Thái Bình ngày nay, xưa là vùng “Kỳ Bố Hải Khẩu”, được hình thành khá lâu, có truyền thống văn hoá và có bề dày lịch sử. Xuất phát là vùng cảng biển, sau do phù sa các sông bồi tụ vùng “Kỳ Bố” chuyển thành vùng cảng sông của sông Hồng và sông Trà Lý và dần trở thành đất liền. Nơi đây là vùng đất có vị trí quan trọng về kinh tế và quân sự, giao thông thuỷ bộ thuận lợi, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hoà. Vào thế kỷ thứ X địa danh Bố Hải Khẩu là thủ phủ của Tướng quân Trần Lãm với các dinh thự và đồn luỹ được xây dựng và được Đinh Bộ Lĩnh chọn làm nơi tựa dựa để đánh dẹp loạn mười hai sứ quân tiến tới thống nhất đất nước.
Ảnh: Bản đồ thành phố Thái Bình năm 1903 – Thời kỳ Pháp thuộc | Ảnh: Thành phố Thái Bình sau ngày thống nhất đất nước |
Ảnh: Cầu Độc Lập - “cầu Bo” Thái Bình năm 1963 | Ảnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm và làm việc tại thành phố Thái Bình năm1978 |
Trước Cách mạng tháng 8/1945, Thái Bình là cái nôi trung tâm Cách mạng đầu tiên, giữ vai trò lịch sử vẻ vang về truyền bá ánh sáng Cách mạng, là nơi có chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập ở Thái Bình năm 1929. Ngày 30/6/1954, thành phố Thái Bình được hoàn toàn giải phóng. Sau ngày hoà bình lập lại, thành phố Thái Bình được tập trung khôi phục và phát triển kinh tế. Từ năm 1965 đến năm 1975 là thời kỳ vừa sản xuất vừa chiến đấu cùng cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Trong giai đoạn này, Thành phố là mục tiêu đánh phá ác liệt của các loại máy bay giặc Mỹ, hầu hết các cơ sở kinh tế, cầu, đường giao thông bị tàn phá nghiêm trọng. Song dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Thành phố vẫn hăng hái thi đua lao động sản xuất, cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến, góp phần không nhỏ vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Với những thành tích trên, Đảng bộ và nhân dân thành phố Thái Bình vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng danh hiệu cao quý: Đơn vị “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” tại Quyết định số 203/KT- CTN ngày 11/6/1999 của Chủ tịch nước.
Từ những đòi hỏi về phát triển đô thị, ngay từ những năm 1970, thành phố Thái Bình đã được Bungari giúp đỡ xây dựng quy hoạch và ngày 21/9/1973, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 195/TTg phê duyệt nhiệm vụ thiết kế và đồ án thiết kế quy hoạch Thành phố Thái Bình. Ngày 14 tháng 3 năm 1996 UBND Tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số 96/ QĐ-UB phê duyệt Quy hoạch tổng thể xây dựng Thành phố, trong đó xác định thị xã Thái Bình là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thái Bình và vùng Đồng bằng sông Hồng
Thực hiện Nghị quyết 05/NQ-TU ngày 25/12/2001 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Thái Bình về phát triển kinh tế - xã hội Thành phố giai đoạn 2001-2010 và xây dựng thành phố Thái Bình trở thành thành phố. Trên cơ sở quy hoạch được duyệt; Nhiệm vụ thiết kế và đồ án thiết kế quy hoạch chung Thành phố Thái Bình năm 1973 của Thủ tướng Chính phủ; Quy hoạch tổng thể thành phố Thái bình năm 1996 của UBND tỉnh Thái Bình và Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Bình thời kỳ 2001-2010, UBND Thành phố đã xây dựng đề án nâng loại đô thị được Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 464/QĐ-BXD ngày 18/4/2003 công nhận thành phố Thái Bình là đô thị loại III. , để tiếp tục phát huy vai trò và vị thế của đô thị, tương xứng với khả năng phát triển của đô thị trong vùng đồng bằng sông Hồng, ngày 29/4/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 117/2004/NĐ-CP thành lập thành phố Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình. Khi đó, thành phố Thái Bình với tổng diện tích tự nhiên 4.330ha, có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 8 phường và 5 xã.
Ngày 13/12/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2007/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Đông Hưng, huyện Kiến Xương, huyện Vũ Thư để mở rộng thành phố Thái Bình; điều chỉnh địa giới hành chính phường, xã; thành lập phường thuộc thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình;
Trong nhiều năm qua, kể từ khi thành lập thành phố Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình và điều chỉnh địa giới, thành lập các phường mới Đảng bộ và nhân dân Thành phố đã vượt qua nhiều khó khăn, nỗ lực phấn đấu giành thắng lợi tương đối toàn diện trên các lĩnh vực: Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ; giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh, sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện cả trồng trọt và chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Thái Bình đến năm 2020, Thành phố đã được ưu tiên đầu tư phát triển xây dựng và thực hiện tốt các quy định về quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch, hệ thống kết cấu hạ tầng được xây dựng cải tạo, nâng cấp; hệ thống điện, cấp thoát nước, giao thông, vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị có bước phát triển vượt trội; nhiều công trình với kiến trúc mới, hiện đại được hình thành, … Sự nghiệp văn hoá, giáo dục, thể dục thể thao được duy trì và phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân thành phố được nâng lên, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, bộ mặt của Thành phố có nhiều thay đổi, góp phần tích cực vào thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh và vùng Đồng bằng sông Hồng.
3.1. Vị trí thành phố Thái Bình.
Thành phố Thái Bình nằm tại phía Tây Nam tỉnh, phạm vi lãnh thổ từ 106022’ – 106047’kinh độ Đông và 20024’ – 20031’ vĩ độ Bắc; nằm 2 bên bờ sông Trà Lý. Cách thủ đô Hà Nội 110km về phía Tây Bắc theo QL10, QL1 và 118km theo đường thuỷ sông Hồng; cách thành phố Nam Định 20km về phía Tây; cách thành phố Hải Phòng 70km về phía Đông Bắc theo Quốc lộ 10; cách thành phố Hưng Yên 40km về phía Tây Bắc theo QL39. Thành phố là đầu mối giao thông thuỷ bộ, nằm trên trục Quốc lộ 10 chiến lược thuận lợi giao lưu với các tỉnh thành phố trong vùng đồng bằng sông Hồng như: Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng, Hải Dương, có Sông Trà Lý nối với Sông Hồng tạo thành hệ thống giao thông đường thuỷ Thái Bình với Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, có 2 tỉnh lộ 454 và 458 (223 và 39b cũ) chạy qua.
Thành phố Thái Bình có tổng diện tích là 6.771,35 ha, có giáp giới như sau:
- Phía Đông: giáp huyện Kiến Xương.
- Phía Tây, phía Nam: giáp huyện Vũ Thư.
- Phía Bắc: giáp huyện Đông Hưng.
Thành phố Thái Bình gồm 19 đơn vị hành chính, bao gồm 10 phường nội thành và 9 xã ngoại thành, trong đó:
+ Khu vực nội thành gồm 10 phường: Lê Hồng Phong, Bồ Xuyên, Đề Thám, Kỳ Bá, Quang Trung, Phú Khánh, Tiền Phong, Trần Lãm, Hoàng Diệu, Trần Hưng Đạo.
+ Khu vực ngoại thành gồm 9 xã: Đông Hoà, Vũ Chính, Vũ Phúc, Phú Xuân, Tân Bình, Vũ Đông, Vũ Lạc, Đông Thọ, Đông Mỹ.
Trải suốt quá trình lịch sử hình thành và xây dựng phát triển đô thị, đến nay thành phố Thái Bình đang trên đà phát triển nhanh, mạnh ở nhiều phương diện và lĩnh vực. Cụ thể là, cùng với sự khẳng định về phát triển các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, các ngành dịch vụ - thương mại trong những năm gần đây cũng đang trên đà phát triển nhanh chóng. Ngoài ra, trong những năm qua Thành phố luôn quan tâm để đầu tư phát triển hạ tầng xã hội cũng như hạ tầng kỹ thuật đô thị, Thành phố đã tập trung đầu tư xây dựng, phát triển và hoàn thiện về kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, phát triển mạng lưới đường đô thị; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo chỉnh trang đô thị, v.v...
3.2. Tính chất của thành phố Thái Bình.
Tính chất của thành phố Thái Bình đã được khẳng định:
- Thành phố Thái Bình là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thái Bình, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của Tỉnh;
- Là đô thị công nghiệp - dịch vụ - du lịch, là vùng kinh tế động lực chủ đạo, đồng thời là đô thị trọng điểm mang tính đầu tàu của hệ thống đô thị trong Tỉnh.
- Là đầu mối giao thương trên các hành lang kinh tế - kỹ thuật - đô thị của tỉnh Thái Bình, vùng thủ đô Hà Nội, vùng Nam Đồng bằng sông Hồng và vùng Duyên hải Bắc Bộ.
3.3. Về quy mô đất đai.
Tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố là: 67,7135 km2. Trong đó, nội thành chiếm 19,7075 km2, ngoại thành chiếm 48,006 km2. Đất xây dựng đô thị 12,8989 km2 bao gồm:
- Đất dân dụng: 9,5305 km2. (bao gồm: Đất khu ở, đất công trình công cộng đô thị, đất cây xanh, đất giao thông nội thành).
- Đất ngoài dân dụng: 3,3684 km2. (Bao gồm: Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, tôn giáo tín ngưỡng, đất quốc phòng an ninh, đất bãi xử lý chất thải, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất phi nông nghiệp khác).
3.4. Tổng quan về kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Thái Bình.
3.4.1. Về cơ cấu kinh tế.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Thái Bình được thể hiện tương đối rõ nét, cụ thể là:
- Năm 2012 cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố: Công nghiệp – Xây dựng chiếm 63,8%, tăng 0,6% so với kế hoạch (63,2%); Dịch vụ - Thương mại chiếm 33,0%, Nông nghiệp – Thủy sản chiếm 3,2%, tăng 0,6% so với kế hoạch (2,6%).
3.4.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm đều đạt trên 12,5%/năm. Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm 2010, 2011 và 2012 đạt 13,89%/năm.
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 |
1 | Tổng thu ngân sách trên địa bàn | Tỷ đồng | 677,099 | 705,711 | 856,408 |
2 | Tổng chi ngân sách trên địa bàn | Tỷ đồng | 481,857 | 571,195 | 634,631 |
3 | Thu nhập bình quân đầu người | Triệu đồng | 36,50 | 44,60 | 49,50 |
4 | Tăng trưởng kinh tế (GDP) | % | 16,09 | 12,55 | 13,02 |
3.4.3. Tình hình phát triển sản xuất một số ngành kinh tế chủ yếu:
1. Về Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp:
Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đạt 4.298,2 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng đạt khá, trong đó: Kinh tế Nhà nước tăng 9,7%, kinh tế khu vực ngoài Nhà nước tăng 12,3%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15,8% so với cùng kỳ. Một số ngành sản xuất tăng trưởng cao là: Dệt may tăng 10,2%, chế biến lương thực, thực phẩm tăng 11,2%, cơ khí tăng 14,4%. Đến nay, tại các khu công nghiệp trên địa bàn có 88 dự án đầu tư, tổng vốn đầu tư 9.238 tỷ đồng, trong đó có 81 dự án đang hoạt động tạo việc làm cho 36.224 lao động. Cụm công nghiệp Phong Phú hiện có 49 dự án hoạt động; Cụm công nghiệp Trần Lãm có 21 dự án được Tỉnh chấp thuận đầu tư, trong đó có 10 dự án đã đi vào hoạt động ổn định. Giá trị sản xuất các làng nghề cả năm đạt trên 43 tỷ đồng.
2. Về Thương mại - Dịch vụ:
Năm 2012, hoạt động thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển. Giá trị sản xuất (giá so sánh năm 1994) đạt 2.137,2 tỷ đồng, đạt 97,6%, tăng 13,42% so với cùng kỳ. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và kinh doanh dịch vụ đạt 5.279 tỷ đồng, đạt 96% kế hoạch, tăng 21,66% so với cùng kỳ. Số hộ kinh doanh thương mại – dịch vụ tăng 9,5 % so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt khoảng 508 triệu USD (chiểm tỷ trọng 69,5% toàn Tỉnh), đạt 99,6% kế hoạch, tăng 16,19% so với cùng kỳ. Năm 2012, thành phố Thái Bình có 16 dự án được Tỉnh chấp thuận và 7 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư ở các lĩnh vực thương mại - dịch vụ. Hiện tại, các khu thương mại - dịch vụ trên địa bàn có 5 dự án đang hoạt động và 7 dự án được Tỉnh chấp thuận đầu tư và đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng.
3. Về Nông nghiệp – Thủy sản:
Năm 2012, giá trị sản xuất cả năm đạt 233,1 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 2,01% so với cùng kỳ (trong đó giá trị ngành trồng trọt đạt 137,67 tỷ đồng, chăn nuôi đạt 69,14 tỷ đồng, thủy sản đạt 18,85 tỷ đồng và dịch vụ nông nghiệp đạt 7,33 tỷ đồng). Tổng diện tích gieo trồng cả năm đã thực hiện 8.303,47 ha, giảm 1,5% so với cùng kỳ.
Về chăn nuôi: Tổng đàn trâu, bò 1.928 con bằng 100% so với cùng kỳ, đàn lợn 41.275 con, tăng 0,27% so với cùng kỳ. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 417 ha, trong đó diện tích chuyển đổi tập trung 113 ha, sản lượng đạt 2.490 tấn, tăng 390 tấn so với cùng kỳ.
Công tác xây dựng nông thôn mới: Đã hoàn thành quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng và Đề án xây dựng nông thôn mới ở 7/7 xã. Hoàn thành quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã Đông Thọ, Vũ Phúc.
Thành phố đến nay đã triển khai 35 hạng mục với kinh phí ngân sách của Tỉnh và Thành phố là 30,833 tỷ đồng. Đối với xã điểm Vũ Phúc đến nay đã đạt 15/19 tiêu chí theo bộ tiêu chí nông thôn mới.
3.5. Về tình hình phát triển xã hội.
3.5.1. Dân số.
Dân số toàn thành phố Thái Bình tính đến tháng 12 năm 2012 là 268.167 người.
- Dân số thường trú là: 190.169 người, trong đó nội thành là 111.954 người và ngoại thành là 78.215;
- Dân số quy đổi là: 77.998 người, trong đó nội thành là 64.667 người và quy đổi ngoại thành là 13.331 người).
Tỷ lệ tăng dân số (%) trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 là:
Chỉ tiêu | Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 |
Tỷ lệ tăng dân số | 1.20 | 1.54 | 1.72 |
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên | 0.96 | 1.18 | 1.31 |
Tỷ lệ tăng dân số cơ học | 0.24 | 0.36 | 0.41 |
3.5.2. Cơ cấu lao động và nguồn lực lao động.
Tính đến tháng 12 năm 2012, Tổng số lao động đang làm việc ở các ngành kinh tế toàn thành phố là 99.100 người (trong đó, lao động phi nông nghiệp là 72.095 người). Tổng số lao động đang làm việc ở các ngành kinh tế khu vực nội thành là: 54.800 người. Trong đó, lao động phi nông nghiệp tại khu vực nội thành là 51.999 người.
Thành phố Thái Bình có tốc độ phát triển đô thị hóa khá nhanh. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị là 72,75% (trong đó, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị là 94,89 %).
3.5.3. Thu nhập bình quân đầu người.
Năm 2012, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn thành phố là: 49,50 triệu đồng/người (tương đương hơn 2.357,14 USD/người). Trong đó, thu nhập bình quân đầu người cả nước năm 2012 là: 1.375 (USD/người), như vậy bằng 1,71 lần so với thu nhập bình quân cả nước.
3.5.4. Tỷ lệ hộ nghèo.
Theo tiêu chí mới, tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 toàn thành phố là: 6,05%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo khu vực nội thành là 4,33%
3.6. Về QHXD, chỉnh trang, nâng cao lượng hạ tầng đô thị.
3.6.1. Về phát triển nhà ở.
1. Tình hình nhà ở:
Hiện nay, dân số thành phố Thái Bình có sự chênh lệch lớn giữa nội thành và ngoại thành. Mật độ tập trung dân cư tại khu vực nội thành tương đối lớn 13.693 người/km2. Năm 2012, tỷ lệ nhà ở kiên cố, khá kiên cố và bán kiên cố trong khu vực nội thành đạt tới 100% và bình quân diện tích nhà ở trên đầu người của thành phố Thái Bình đạt ở mức khá 18,75 m2 (m2 sàn/người).
Khu đô thị Trần Lãm | Khu đô thị mới |
2. Các dự án liên quan về nhà ở:
Hiện nay, thành phố đã và đang triển khai một số dự án xây dựng khu đô thị mới, khu tái định cư tạo bộ mặt mới cho đô thị và nâng cao chất lượng sống của người dân. Năm 2012, thành phố có 3 khu đô thị mới đã và đang triển khai thực hiện đầu tư xây dựng (các khu ĐTM bao gồm: Trần Hưng Đạo, Kỳ Bá, Trần Lãm) và 2 khu đô thị đang thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng là Hoàng Diệu, Đại Cường với tổng diện tích khoảng 285ha.
3.6.2. Về hệ thống các công trình công cộng đô thị:
1. Công trình Giáo dục:
Năm 2012, tổng số cơ sở giáo dục đào tạo cấp khu vực và cấp đô thị trên địa bàn thành phố là 12 cơ sở, bao gồm:
STT | Tên cơ sở đào tạo | Diện tích (m2) | Địa điểm |
I | Trường Đại học | 188.235,0 |
|
1.1 | Trường Đại học Y Thái Bình | 85.000,0 | Phường Kỳ Bá |
1.2 | Trường Đại học Thái Bình | 12.945,0 | Phường Quang Trung |
1.3 | Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh tại Thái Bình. | 83.890,0 | Xã Tân Bình - phường Quang Trung |
II | Trường Cao đẳng | 56.300,0 |
|
2.1 | Trường Cao đẳng Y Thái Bình | 10.000,0 | Phường Quang Trung |
2.2 | Trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật | 3.500,0 | Phường Quang Trung |
2.3 | Trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình | 42.800,0 | Phường Quang Trung |
III | Trường THCN | 108.614,3 |
|
3.1 | Trường TC nghề 319 Bộ Quốc phòng | 31.000,0 | Phường Trần Lãm |
3.2 | Trường Trung cấp Nghề Sở LĐTB-XH | 29.800,0 | Phường Hoàng Diệu |
3.3 | Trường Trung cấp Lái xe Sở GTVT | 18.700,0 | Phường Quang Trung |
3.4 | Trường Trung cấp Sư phạm mầm non | 11.539,0 | Phường Quang Trung |
3.5 | Trường Trung cấp Xây dựng Thái Bình | 9.575,3 | Thôn Thượng Cầm |
3.6 | Trường Trung cấp nghề cho người khuyết tật | 8.000,0 | Thôn Trung Nghĩa, xã Đông Hòa |
2. Công trình Y tế:
Theo số liệu thống kê năm 2012, các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Thái Bình bao gồm:
- Các cơ sở y tế tuyến khu vực, ngành: Bệnh viện Đại học Y Thái Bình với tổng số giường bệnh là 100 giường.
- Các cơ sở y tế tuyến tỉnh như: Bệnh viện Đa khoa Tỉnh; Bệnh viện Phụ sản; Bệnh viện Nhi; Bệnh viện Tâm thần; Bệnh viện Mắt; Bệnh viện Lao & phổi; Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng; Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình; Ban bảo vệ chăm sóc tỉnh Thái Bình và 7 trung tâm y tế, với tổng số giường bệnh là 1.565 giường.
- Các cơ sở y tế tuyến Thành phố: Bệnh viện đa khoa thành phố; Trung tâm y tế thành phố, với tổng số 80 giường bệnh.
- Các cơ sở y tế tuyến phường, xã: bao gồm 19 trạm y tế trong các phường, xã với tổng số giường bệnh 95 giường.
Cùng với mạng lưới y tế tuyến tỉnh, thành phố và tuyến phường, xã, trên địa bàn thành phố còn có các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập như: Bệnh viện Đa khoa Lâm Hoa quy mô 50 giường tại Tổ 47 - Đường Ngô Quyền - P.Trần Lãm; Bệnh viện Đa khoa Hoàng An quy mô 45 giường tại số 786 - Đường Lý Bôn - P.Trần Lãm được tư nhân đầu tư xây dựng mới và đang hoạt động với chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tốt, và đang triển khai xây dựng khu trung tâm y tế tỉnh đây là tổ hợp của các bệnh viện và khu trung tâm chữa bệnh chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân thành phố, của tỉnh và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng.
3. Công trình Văn hóa – Thể dục thể thao – Du lịch:
Các công trình văn hóa phục vụ cấp đô thị có tổng số 12 công trình (bao gồm: Trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao thanh thiếu niên tỉnh TB, Trung tâm VHTT thành phố, Trung tâm TDTT thành phố, Nhà Văn hóa trung tâm tỉnh, Nhà văn hóa Lao động tỉnh, Nhà văn hóa thiếu nhi tỉnh, Thư viện KHTH tỉnh, Thư viện thành phố, Bảo tàng tỉnh, Nhà triển lãm thông tin tỉnh, Rạp Chiếu bóng Thống Nhất, Quảng trường 14/10).
Thành phố có 30 công trình thể dục thể thao có quy mô lớn đáp ứng được nhu cầu tổ chức các sự kiện thi đấu thể dục thể thao toàn thành phố, tỉnh Thái Bình cũng như Quốc Tế.
Ảnh: Phối cảnh Nhà thi đấu đa năng Thái Bình | Ảnh: Sân vận động tỉnh Thái Bình |
4. Công trình Thương mại – Dịch vụ:
Tổng số công trình thương mại - dịch vụ (chợ, siêu thị, cửa hàng bách hoá) trên địa bàn khu vực nội thành thành phố là 27 công trình, bao gồm 10 công trình thương mại - dịch vụ phục vụ cấp đô thị và 17 công trình thương mại - dịch vụ phục vụ cấp khu ở (Xem chi tiết Biểu 19 – Phụ Lục I).
3.6.3. Về hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị:
1. Về giao thông:
Hệ thống giao thông ở thành phố Thái Bình có nhiều loại hình chủ yếu là đường bộ, đường thủy (đường sông, biển)
· Giao thông đối ngoại:
- Các tuyến Quốc lộ: Quốc lộ 10 (cũ) là hành lang vận tải chính của Thái Bình, đồng thời là tuyến nối trực tiếp từ Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quốc lộ 18; Đoạn đi qua Thành phố có chiều dài khoảng 12km; Đường tránh Quốc lộ 10, đoạn đi qua Thành phố có chiều dài khoảng 8,5km chạy qua các xã Phú Xuân, Tân Bình, Đông Hòa (xây dựng hoàn thành vào năm 2008) tạo thành tuyến đường vành đai phía Bắc Thành phố; Quốc lộ 39 đoạn đi qua xã Đông Mỹ có chiều dài khoảng 1,8km.
- Các tuyến Tỉnh lộ: Tỉnh lộ 454 đoạn qua Thành phố (đường Lý Bôn) có chiều dài khoảng 7,30km; Đường 39B cùng với đường 223 tạo thành 2 đường trục chính song song của Thành phố, đoạn trong Thành phố có chiều dài 4,3km; Đường vành đai phía Nam Thành phố: là tuyến đang được thi công, nối với tuyến đường vành đai phía Bắc, mặt cắt ngang 54m với tính chất đường đô thị kết hợp với đường đối ngoại, chiều dài đoạn đi qua Thành phố khoảng 13,8km.
· Giao thông nội thị:
- Mạng lưới đường đối nội của thành phố đã được xây dựng khá hoàn chỉnh tại khu vực nội thị cũ và đang được đẩy mạnh xây dựng tại các khu vực mở rộng. Tổng độ dài các tuyến đường nội thị là 133,86km. Mật độ giao thông chính đạt 10,38km/km2, tỷ lệ đất giao thông là 23,43%.
- Mạng đường đô thị có cấu trúc ô bàn cờ với các tuyến chính có mặt cắt từ 25 - 46m, các tuyến khu vực có mặt cắt từ 11,5 - 25m. Một số mặt cắt điển hình như sau:
Đường Quốc lộ 10 qua trung tâm Thành phố : 24m
Đường Lê Lợi : 28m
Đường Lý Bôn, Lý Thường Kiệt : 24m
Đường Trần Hưng Đạo : 20,5m
Đường Trần Thủ Độ, Trần Phú : 24m
Đường Trần Thái Tông (đoạn giáp KCN) : 33m
Các đường khu vực : 13m
- Khu vực ngoại thị: Hệ thống đường liên xã, liên thôn có tổng chiều dài khoảng 22km, mặt cắt khoảng 5,5 - 7,5m chủ yếu có kết cấu bê tông và cấp phối.
· Công trình giao thông:
- Bến xe: Có 1 bến xe trung tâm thành phố tại phường Trần Hưng Đạo phục vụ cho cả đối ngoại và đối nội với quy mô diện tích khoảng 2,8ha;
- Cầu: Thành phố có 3 cầu chính qua sông Trà Lý (cầu Bo, cầu Thái Bình, cầu Hoà Bình), trên 50 cầu qua các sông nhỏ và sông nội đồng có kết cấu bê tông, chiều rộng 5 - 10m, chiều dài 10 - 100m, tải trọng trung bình 10 tấn.
1. Về cấp nước:
- Nội thành đã được cấp nước bởi 2 nhà máy cấp nước là Nhà máy nước Hoàng Diệu và Nhà máy nước Thái Bình với tổng công suất cấp nước thiết kế là 61.000 m3/ngày đêm, công suất cấp nước thực tế là 47.000 m3/ngày đêm, nguồn nước được khai thác từ nguồn nước mặt sông Trà Lý.
- Khu vực ngoại thành được cấp nước bởi Nhà máy nước Nam Long với tổng công suất cấp nước thiết kế là 20.000 m3/ngày đêm, công suất cấp nước thực tế là 18.000 m3/ngày đêm. Ngoài ra, các hộ dân cư khu vực ngoại thành còn sử dụng thêm các nguồn nước giếng khoan tự xử lý.
Hiện nay tỷ lệ dân ở khu vực nội thành được cấp nước sạch đạt 94,20%, tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt dân số khu vực nội thành hiện nay đạt bình quân 200,03 lít/người/ngày đêm, đáp ứng tốt nhu cầu dùng nước của nhân dân. Hiện tại, Công ty Cổ phần cấp nước Thái Bình đang tiến hành cải tạo và nghiên cứu mở rộng phạm vi cung cấp nước sạch, phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ dân cư toàn thành phố được cấp nước sạch đạt 100%.
2. Về thoát nước:
· Thoát nước mưa:
- Khu vực nội thành: Hệ thống thoát nước của Thành phố hiện nay là hệ thống chung gồm nước thải sinh hoạt, nước mưa. Tất cả các nguồn thải trên được thu gom qua hệ thống các cống và chảy ra các sông Bạch, sông 3/2, sông Bồ Xuyên, sông Vĩnh Trà sau đó tập trung đổ ra sông Kiến Giang, hệ thống thoát nước gồm 13 sông với chiều dài 9,8km và hệ thống cống ngầm chính dài 148,38 km, đảm bảo mật độ đường cống thoát nước chính 14,67 km/km2, cơ bản đáp ứng thu gom 100% lượng nước mưa, nước thải.
- Khu vực ngoại thành: Nước mưa được thoát theo lưu vực tự nhiên và theo hệ thống rãnh chữ nhật có đan với chiều dài 15,12 km.
· Thoát nước thải:
Hệ thống thoát nước thành phố là hệ thống thoát nước chung.
Hiện tại Thành phố đang quan tâm và tập trung triển khai các dự án đầu tư xây dựng thoát nước để đáp ứng cho nhu cầu về thoát nước đô thị như: Dự án thoát nước hành phố Thái Bình, Dự án xử lý nước thải làng nghề Đông Thọ, Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Bắc sông Vĩnh Trà, Dự án thoát nước Hoàng Diệu, v.v…. Bên cạnh đó, đối với việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông và hạ tầng các khu dân cư đều có các hạng mục xây dựng đường cống thoát nước.
1. Về vệ sinh môi trường, xử lý chất thải sinh hoạt và chất thải rắn:
Năm 2012 tỷ lệ chất thải rắn khu vực nội thị được thu gom 95,55% và 100% khối lượng rác thải sau khi thu gom đều được xử lý (Tuy nhiên, chủ yếu là vận chuyển bằng phương tiện cơ giới và công nghệ xử lý chính là chôn lấp, chưa được phân loại và xử lý bằng công nghệ cao).
2. Về công viên cây xanh:
Thành phố Thái Bình rất quan tâm chú trọng trong việc tạo nên những lá phổi xanh cho đô thị. Tổng diện tích cây xanh (bao gồm nhiều công viên, cây xanh đường phố, cây xanh tại những công trình công cộng, cây xanh trong các khu đô thị, cây xanh quy đổi từ mặt nước, v.v…) là khoảng 2.341.627,2 m2.
Trên địa bàn thành phố Thái Bình có 8 khu không gian công cộng, là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa giao lưu chung, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thành phố. Các khu không gian công cộng bao gồm: Quảng trường 14/10, các công viên: Lê Quý Đôn; 30/6; Kỳ Bá; hồ Ty Riệu, sân trước Nhà văn hóa Lao động, Cung văn hóa Thiếu nhi Hoàng Diệu, Sân vận động Trung tâm Tỉnh.
3. Về cấp điện, chiếu sáng đô thị:
Thành phố Thái Bình được cấp điện từ trạm 110KV thành phố (2x40)MVA, trạm 110KV Long Bối (25+40)MVA và hỗ trợ cấp điện từ các trạm biến áp 110KV Vũ Thư, trạm biến áp 110KV Kiến Xương. Lưới trung thế đều đi nổi với chiều dài khoảng 150km. Lưới điện trung thế sử dụng nhiều cấp điện áp gồm: 10KV, 22KV, 35KV. Hệ thống điện hạ thế đi nổi trên các cột điện bê tông dây trần và cáp vặn xoắn.
Thành phố hiện có khoảng 358 trạm biến áp trung thế với 3 cấp điện áp 35KV, 22 KV, 10KV. Công suất cấp điện cơ bản đáp ứng đủ các nhu cầu sử dụng điện. Hiện nay, tiêu chuẩn cấp điện sinh hoạt khu vực nội thành thành phố đạt 727,71 KW/người/năm, tổng số 76/103 tuyến đường chính khu vực nội thành đã được chiếu sáng đạt tỷ lệ 73,79%.
4. Về thông tin liên lạc:
Mật độ phủ dịch vụ viễn thông trên toàn thành phố đạt 100%. Hiện nay, toàn thành phố Thái Bình trung bình có 48,88 máy/100 dân (khu vực nội thành 48,65 máy/100dân), đảm bảo nhu cầu sử dụng.
3.7. Đánh giá chung.
3.7.1. Mặt mạnh.
1. Về kinh tế - xã hội:
Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã đóng góp tích cực vào quá trình tăng trưởng kinh tế liên tục thành phố và cơ bản đáp ứng nhu cầ sinh hoạt của nhân dân thành phố.
2. Về tỷ lệ tăng dân số cơ học:
Tỷ lệ tăng cơ học năm 2010 là 0,24%, năm 2011 là 0,36%, năm 2012 là 0,41%,. Điều này cho thấy tỷ lệ tăng dân số cơ học gia tăng trong những năm gần đây, năm sau cao hơn năm trước, điều này chứng tỏ đô thị đã và đang tạo được sức hấp dẫn, thu hút nguồn nhân lực tham gia vào công cuộc xây dựng phát triển thành phố.
3. Về công trình công cộng, văn hóa, thể thao:
Nhiều hạng mục công trình dịch vụ công cộng cấp vùng như: Trung tâm TDTT; Hệ thống các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề,v.v… đã được quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp, góp phần quan trọng tạo động lực phát triển đô thị.
4. Về không gian kiến trúc và bộ mặt đô thị:
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, mức sống người dân được nâng cao, người dân và các thành phần kinh tế trong xã hội đã đầu tư xây dựng và cải tạo nâng cấp các công trình nhà ở, cơ sở dịch vụ, văn phòng, cải thiện rõ rệt bộ mặt kiến trúc cảnh quan đô thị, đặc biệt là dọc theo các tuyến đường chính đô thị. Một số không gian công cộng trong thành phố đã được đầu tư, đặc biệt là khu vực quanh khu công viên 30/6, công viên Lê Quý Đôn, v.v..., quảng trường 14/10 và khu trung tâm hành chính Tỉnh, tạo ra cảnh quan và không gian giao lưu cho người dân đô thị. Đây là những không gian có ý nghĩa rất quan trọng, bước đầu đã tạo nên được những hình ảnh mang nét đặc trưng riêng của thành phố. Ngoài ra, một số khu đô thị mới của Thành phố cũng đã và đang được đầu tư xây dựng sẽ góp phần tạo nếp sống văn minh cho đô thị.
5. Về hạ tầng đô thị:
Thành phố Thái Bình là một trong những thành phố có hệ thống hạ tầng khá hoàn chỉnh, mật độ đường giao thông cao, hệ thống cây xanh đang được quan tâm phát triển về số lượng và chất lượng, chiếu sáng đô thị, hệ thống thông tin liên lạc được quan tâm đầu tư, tạo hình ảnh đô thị khang trang đang từng bước được hiện đại hóa.
Mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Thái Bình là trở thành một trong những trung tâm của vùng Nam đồng bằng Sông Hồng. Tiêu chí lớn nhất có thể đặt ra là Thái Bình phát triển toàn diện trên các lĩnh vực gắn với trục phát triển kinh tế Hà Nội – Hải Phòng - Hạ Long phía Bắc. Tuy nhiên, để đạt được tiêu chí này trong tương lai, cần có những chiến lược kinh tế, tập trung vào một số ngành mũi nhọn. Để trở thành một trong những đô thị có vai trò đối với sự phát triển chung của toàn Vùng, Thái Bình cần tiếp tục kết nối với các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng và các đô thị trong Vùng.
Trong chiến lược kinh tế chung của tỉnh, dải ven biển tất nhiên có vai trò quan trọng. Vì vậy, cần có sự nối kết chặt chẽ giữa thành phố và khu vực ven biển.
Hiện trạng và các định hướng phát triển, đặc biệt là về hạ tầng kỹ thuật cho thấy Thái Bình đang và tiếp tục phát huy kết nối các hạ tầng giao thông quan trọng với các đô thị quan trọng như Thủ đô Hà nội, Tp.Nam Định, với hành lang kinh tế ven biển Bắc Bộ cũng như với trục đông lực phát triển Bắc – Nam của toàn quốc.
3.7.2. Những tồn tại cần khắc phục:
- Kinh tế đã có mức tăng trưởng khá nhưng chưa tương xứng với vị thế, tiềm năng, vẫn chưa tạo được bước đột phá mạnh.
- Chưa có cơ chế, chính sách đủ mạnh thu hút các nguồn lực, vốn đầu tư bên ngoài để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.
- Nhu cầu đô thị hóa trong Tỉnh ngày càng tăng cao, yêu cầu sự phát triển hạ tầng đô thị phải theo kịp với tiến trình đô thị hóa.
- Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đô thị trong Vùng và tỉnh, các trung tâm đô thị trong Vùng khá phát triển, trong khi Thái Bình là một thành phố mới được nâng cấp từ Thị xã, xuất phát điểm kinh tế - xã hội còn thấp so với vùng Bắc Bộ. Đặc biệt, sức hút mạnh mẽ của thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định có khả năng làm hạn chế sức phát triển đô thị của Thái Bình nếu Thành phố không tạo ra được cơ sở hạ tầng và dịch vụ thật sự hấp dẫn và thuận lợi cho các hoạt động đầu tư.
- Tiến độ thực hiện quy hoạch tại một số khu vực còn chậm.
- Quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết tuy đã bước đầu triển khai nhưng vẫn còn thiếu và chậm điều chỉnh so với yêu cầu thực tiễn; Tiếp tục thực hiện các biện pháp xử lý đủ mạnh với tình trạng xây dựng trái phép vi phạm quy hoạch.
IV. TỔNG HỢP CÁC TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ VÀ ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ.
3.1. Phương pháp đánh giá, phân loại đô thị.
Từng chỉ tiêu trong mỗi tiêu chuẩn được tính điểm theo phương pháp nội suy trong khoảng giữa mức quy định tối đa và tối thiểu. Không tính ngoại suy khi vượt quá mức quy định tối đa, các chỉ tiêu không đạt mức quy định tối thiểu không tính cộng điểm vào kết quả đánh giá. Việc tính điểm cho các chỉ tiêu đạt dưới mức tối thiểu quy định là để đánh giá chi tiết hơn sự phát triển của đô thị, cho thấy những mặt còn hạn chế mà đô thị cần tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng.
3.2. Đánh giá, xếp loại đô thị.
TT | Các chỉ tiêu đánh giá | Mức quy định | Hiện trạng |
| ||
Tiêu chuẩn | Thang điểm (Tối đa-tối thiểu) | Tiêu chuẩn đạt | Điểm |
| ||
I | Chức năng đô thị |
| 15-10,4 |
| 13,63 |
|
1 | Vị trí và tính chất đô thị |
| 5-3,5 |
| 4,00 |
|
| * Là đô thị trực thuộc Trung ương, đô thị trực thuộc tỉnh, trung tâm chuyên ngành cấp quốc gia, trung tâm tổng hợp vùng |
| 5 |
|
|
|
* Là đô thị trực thuộc tỉnh, trung tâm chuyên ngành cấp quốc gia, trung tâm tổng hợp vùng | 3,5 | Là đô thị trực thuộc tỉnh, trung tâm chuyên ngành cấp quốc gia, trung tâm tổng hợp vùng | 4,00 |
| ||
2 | Kinh tế xã hội |
| 10-6,9 |
| 9,63 |
|
2.1 | Tổng thu ngân sách trên địa bàn | ≥ 600 | 2 | 856,408 | 2,00 |
|
420 | 1,4 |
|
|
| ||
2.2 | Cân đối thu chi ngân sách | Dư | 1,5 | Cân đối dư | 1,50 |
|
Đủ | 1 |
|
|
| ||
2.3 | Thu nhập bình quân đầu người năm so với cả nước (lần) | ≥ 2,0 | 2 |
|
|
|
1,4 | 1,4 | 1,71 | 1,71 |
| ||
2.4 | Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất (%) | ≥ 7 | 2 | 13,89 | 2,00 |
|
6 | 1,4 |
|
|
| ||
2.5 | Tỷ lệ hộ nghèo (%) | ≤ 10 | 1,5 | 4,33 | 1,50 |
|
15 | 1 |
|
|
| ||
2.6 | Tỷ lệ tăng dân số hàng năm (%). | ≥ 1,8 | 1 | 1,72 | 0,92 |
|
1,5 | 0,7 |
|
|
| ||
II | Quy mô dân số toàn đô thị |
| 10-7 |
| 6,97 |
|
2.1 | Dân số toàn đô thị (1000 người) | 800 | 2 |
|
|
|
300 | 1,4 | 268,167 | 0,00 |
| ||
2.2 | Dân số nội thị (1000 người) | 320 | 4 |
|
|
|
120 | 2,8 | 176,621 | 3,14 |
| ||
2.3 | Tỷ lệ đô thị hóa (%) | 70 | 4 |
|
|
|
40 | 2,8 | 65,86 | 3,83 |
| ||
III | Mật độ dân số |
| 5-3,5 |
| 5,00 |
|
2.1 | Mật độ dân số (người/km2) | ≥ 10.000 | 5 | 13.693 | 5,00 |
|
8.000 | 3,5 |
|
|
| ||
IV | Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp |
| 5-3,5 |
| 5,00 |
|
4.1 | Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (%) | ≥ 85 | 5 | 94,89 | 5,00 |
|
80 | 3,5 |
|
|
| ||
V | Hệ thống công trình hạ tầng đô thị |
| 55-38,2 |
| 48,28 |
|
5.1 | Nhà ở |
| 10-7 |
| 10,00 |
|
5.1.1 | Diện tích sàn nhà ở bình quân cho khu vực nội thị (m2 sàn/ người) | ≥ 15 | 5 | 18,75 | 5,00 |
|
12 | 3,5 |
|
|
| ||
5.1.2 | Tỷ lệ nhà ở kiên cố, khá kiên cố, bán kiên cố cho khu vực nội thị (%) | ≥ 75 | 5 | 100,00 | 5,00 |
|
65 | 3,5 |
|
|
| ||
5.2 | Công trình công cộng cấp đô thị |
| 10-6,8 |
| 8,82 |
|
5.2.1 | Đất xây dựng CTCC cấp khu ở (m2/người) | ≥ 2,0 | 1,5 |
|
|
|
1,5 | 1 | 1,56 | 1,06 |
| ||
5.2.2 | Chỉ tiêu đất dân dụng (m2/người) | ≥ 61 | 1,5 |
|
|
|
54 | 1 | 53,96 | 1,00 |
| ||
5.2.3 | Đất xây dựng các công trình dịch vụ công cộng đô thị (m2/người) | ≥ 5 | 1,5 | 7,57 | 1,50 |
|
4 | 1 |
|
|
| ||
5.2.4 | Cơ sở y tế (TT y tế chuyên sâu; bệnh viện đa khoa - chuyên khoa các cấp) (giường/1000 dân) | ≥ 2,0 | 1,5 | 9,88 | 1,50 |
|
1,5 | 1 |
|
|
| ||
5.2.5 | Cơ sở giáo dục, đào tạo (đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề) (cơ sở) | ≥ 20 | 1 |
|
|
|
10 | 0,7 | 12 | 0,76 |
| ||
5.2.6 | Trung tâm văn hoá (Nhà hát, rạp chiếu phim, bảo tàng, nhà văn hoá) (công trình) | ≥ 10 | 1 | 12 | 1,00 |
|
6 | 0,7 |
|
|
| ||
5.2.7 | Trung tâm TDTT (sân vận động, nhà thi đấu, câu lạc bộ) (công trình) | ≥ 7 | 1 | 30 | 1,00 |
|
5 | 0,7 |
|
|
| ||
5.2.8 | Trung tâm Thương mại - dịch vụ (chợ, siêu thị, cửa hàng bách hóa (Công trình) | ≥ 10 | 1 | 10 | 1,00 |
|
7 | 0,7 |
|
|
| ||
5.3 | Hệ thống giao thông |
| 10-7 |
| 8,92 |
|
5.3.1 | Đầu mối giao thông (Cảng hàng không - sân bay, ga đường sắt, cảng, đường thuỷ, bến xe khách). (Cấp) | Quốc gia | 2 |
|
|
|
Liên vùng | 1,4 | Liên vùng | 1,40 |
| ||
5.3.2 | Tỷ lệ đất giao thông khu vực nội thị so với đất xây dựng trong khu vực nội thị (%) | ≥ 22 | 2 | 23,43 | 2,00 |
|
15 | 1,4 |
|
|
| ||
5.3.3 | Mật độ đường trong khu vực nội thị (tính đến đường có chiều rộng đường đỏ ≥ 11,5m). (km/km2) | ≥ 10 | 2 | 10,38 | 2,00 |
|
7 | 1,4 |
|
|
| ||
5.3.4 | Tỷ lệ phục vụ vận tải hành khách công cộng (%) | ≥ 15 | 2 |
|
|
|
10 | 1,4 | 11,02 | 1,52 |
| ||
5.3.5 | Diện tích đất giao thông/ dân số nội thị (m2/người) | ≥ 13 | 2 | 17,11 | 2,00 |
|
11 | 1,4 |
|
|
| ||
5.4 | Hệ thống cấp nước |
| 5-3,4 |
| 5,00 |
|
5.4.1 | Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt khu vực nội thị (lít/người/ngày.đêm) | ≥ 120 | 2 | 200,03 | 2,00 |
|
110 | 1,4 |
|
|
| ||
5.4.2 | Tỷ lệ dân số khu vực nội thị được cấp nước sạch (%) | ≥ 80 | 1,5 | 94,20 | 1,50 |
|
75 | 1 |
|
|
| ||
5.4.3 | Tỷ lệ nước thất thoát (%) | ≤ 25 | 1,5 | 24,83 | 1,50 |
|
30 | 1 |
|
|
| ||
5.5 | Hệ thống thoát nước |
| 6-4,2 |
| 3,40 |
|
5.5.1 | Mật độ đường cống thoát nước chính khu vực nội thị (km/km2) | ≥ 4,5 | 2 | 14,67 | 2,00 |
|
4 | 1,4 |
|
|
| ||
5.5.2 | Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý (%) | ≥ 60 | 2 |
|
|
|
50 | 1,4 | Đang triển khai dự án xử lý nước thải thành phố, dự kiến đến năm 2015 hoàn thành và đi vào hoạt động, đáp ứng trên 50% nhu cầu XLNT của thành phố | 1,40 |
| ||
5.5.3 | Tỷ lệ các cơ sở sản xuất mới xây dựng có trạm xử lý nước thải (%) | 100 | 2 |
|
|
|
80 | 1,4 | 66,67 | 0,00 |
| ||
5.6 | Hệ thống cấp điện |
| 4-2,8 |
| 3,27 |
|
5.6.1 | Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt khu vực nội thị (kwh/ng/năm) | ≥ 850 | 2 |
|
|
|
700 | 1,4 | 727,71 | 1,51 |
| ||
5.6.2 | Tỷ lệ đường phố chính khu vực nội thị được chiếu sáng (%) | 100 | 1 |
|
|
|
95 | 0,7 | 96,05 | 0,76 |
| ||
5.6.3 | Tỷ lệ ngõ hẻm được chiếu sáng (%) | 80 | 1 | 83,96 | 1,00 |
|
55 | 0,7 |
|
|
| ||
5.7 | Hệ thống thông tin, bưu chính viễn thông |
| 2-1,4 |
| 2,00 |
|
5.7.1 | Số thuê bao điện thoại bình quân/số dân (máy/100 dân) | 30 | 2 | 48,65 | 2,00 |
|
20 | 1,4 |
|
|
| ||
5.8 | Cây xanh, thu gom xử lý chất thải và nhà tang lễ |
| 8-5,6 |
| 6,87 |
|
5.8.1 | Đất cây xanh đô thị (m2/người) | ≥ 10 | 1 |
|
|
|
7 | 0,7 | 8,73 | 0,87 |
| ||
5.8.2 | Đất cây xanh công cộng khu vực nội thị (m2/người) | ≥ 6 | 2 | 6,81 | 2,00 |
|
5 | 1,4 |
|
|
| ||
5.8.3 | Tỷ lệ chất thải rắn khu vực nội thị được thu gom (%) | ≥ 90 | 2 | 95,55 | 2,00 |
|
80 | 1,4 |
|
|
| ||
5.8.4 | Tỷ lệ chất thải rắn khu vực nội thị được xử lý (chôn lấp hợp vệ sinh, tái chế, công nghệ đốt) (%) | ≥ 80 | 2 | 100,00 | 2,00 |
|
70 | 1,4 |
|
|
| ||
5.8.5 | Số nhà tang lễ khu vực nội thị (nhà) | ≥ 4 | 1 |
|
|
|
3 | 0,7 | 1 | 0,00 |
| ||
VI | Kiến trúc, cảnh quan đô thị |
| 10-7 |
| 8,93 |
|
6.1 | Quy chế quản lý kiến trúc toàn đô thị |
| 2-1,4 |
| 1,80 |
|
| Quy chế quản lý kiến trúc toàn đô thị | Đã có quy chế, thực hiện tốt theo quy chế | 2 | Đã có quy chế, tuy nhiên kết quả thực hiện đánh giá đạt trên 70% | 1,80 |
|
Đã có quy chế, thực hiện chưa đạt | 1,4 |
|
|
| ||
6.2 | Khu đô thị mới |
| 2-1,4 |
| 1,70 |
|
6.2.1 | Khu đô thị mới (khu) | Có KĐT mới đã xây dựng đồng bộ | 1 |
|
|
|
≥ 4 | 0,7 | Có 5 khu Đô thị mới đã và đang triển khai thực hiện ĐTXD | 0,70 |
| ||
6.2.2 | Khu cải tạo, chỉnh trang đô thị (khu) | ≥ 4 | 1 | 5 | 1,00 |
|
2 | 0,7 |
|
|
| ||
6.3 | Tuyến phố văn minh đô thị |
| 2-1,4 |
| 1,43 | |
6.3.1 | Tỷ lệ tuyến phố văn minh đô thị/ tổng số đường chính khu vực nội thị (%) | ≥ 40 | 2 |
|
|
|
20 | 1,4 | 21,05 | 1,43 |
| ||
6.4 | Không gian công cộng |
| 2-1,4 |
| 2,00 |
|
6.4.1 | Số lượng không gian công cộng của đô thị (khu) | ≥ 6 | 2 | 8 | 2,00 |
|
4 | 1,4 |
|
|
| ||
6.5 | Tổ hợp kiến trúc, công trình kiến trúc tiêu biểu |
| 2-1,4 |
| 2,00 |
|
6.5.1 | Có công trình kiến trúc tiêu biểu, công trình văn hoá lịch sử, di sản: |
|
|
|
|
|
a) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hội nghề nghiệp hoặc các tổ chức quốc tế công nhận đạt cấp Quốc tế/ Quốc gia | a) | 1 | - 3 di tích được công nhận cấp Quốc gia; 27 di tích được công nhận cấp tỉnh. | 1,00 |
| |
b) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hội nghề nghiệp tại địa phương công nhận | b) | 0,7 |
|
|
| |
6.5.2 | Tỷ lệ các di sản văn hoá lịch sử và kiến trúc tiêu biểu được trùng tu, tôn tạo (%) | 50 | 1 | 75 | 1,00 |
|
40 | 0,7 |
|
|
| ||
VII | Tổng cộng theo bảng điểm |
|
|
| 87,81 |
|
TỔNG HỢP CÁC TIÊU CHUẨN ĐÔ THỊ LOẠI II
(Theo Thông tư hướng dẫn số 34/TT-BXD ngày 30/09/2009 của Bộ Xây dựng về việc phân loại đô thị).
STT | CÁC YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ | THANG ĐIỂM TỐI ĐA | TỔNG ĐIỂM ĐẠT |
I | Chức năng đô thị | 15 | 13,63 |
1 | Vị trí và tính chất của đô thị | 5,0 | 4,0 |
2 | Kinh tế xã hội của đô thị | 10 | 9,63 |
II | Quy mô dân số toàn đô thị | 10 | 6,97 |
1 | Dân số toàn đô thị | 2,0 | 0,0 |
2 | Dân số nội thành | 4,0 | 3,14 |
3 | Tỷ lệ đô thị hoá | 4,0 | 3,83 |
III | Mật độ dân số | 5,0 | 5,0 |
1 | Mật độ dân số | 5,0 | 5,0 |
IV | Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp | 5,0 | 5,0 |
1 | Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp | 5,0 | 5,0 |
V | Hệ thống công trình ha tầng đô thị | 55 | 48,28 |
1 | Nhà ở | 10 | 10 |
2 | Công trình công cộng cấp đô thị | 10 | 8,82 |
3 | Hệ thống Giao thông | 10 | 8,92 |
4 | Hệ thống Cấp nước | 5,0 | 5,0 |
5 | Hệ thống Thoát nước | 6,0 | 3,4 |
6 | Hệ thống cấp điện và điện chiếu sáng công cộng | 4,0 | 3,27 |
7 | Hệ thống Thông tin, bưu chính viễn thông | 2,0 | 2,0 |
8 | Cây xanh, thu gom xử lý chất thải và nhà tang lễ | 8 | 6,87 |
VI | Kiến trúc cảnh quan đô thị | 10 | 8,93 |
1 | Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị | 2,0 | 1,8 |
2 | Khu đô thị mới | 2,0 | 1,7 |
3 | Tuyến phố văn minh đô thị | 2,0 | 1,43 |
4 | Không gian công cộng | 2,0 | 2,0 |
5 | Tổ hợp kiến trúc, công trình kiến trúc tiêu biểu | 2,0 | 2,0 |
Tổng cộng | 100 | 87,81 |
Từ cách phân tích, đánh giá trên, thành phố Thái Bình đã đạt được những kết quả lớn trên các lĩnh vực Kinh tế, xã hội và kết cấu hạ tầng. Đối chiếu với các tiêu chuẩn tại và thông tư số 34/TT-BXD ngày 30/9/2009 của Bộ Xây dựng về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về phân loại đô thị. Trong đó:
- Tiêu chuẩn 1: Chức năng đô thị đạt 13,63/15 điểm.
- Tiêu chuẩn 2: Quy mô dân số toàn đô thị đạt 6,97/10 điểm.
- Tiêu chuẩn 3: Mật độ dân số đạt 5,0/5 điểm.
- Tiêu chuẩn 4: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 5,0/5 điểm.
- Tiêu chuẩn 5: Hệ thống công trình hạ tầng đô thị đạt 48,28/55 điểm.
- Tiêu chuẩn 6: Kiến trúc cảnh quan đô thị đạt 8,93/10 điểm.
Tổng cộng số điểm đạt được theo 6 tiêu chuẩn đạt: 87,81/100 điểm.
Về cơ bản thành phố Thái Bình đã đạt các tiêu chuẩn theo quy định, tuy nhiên còn một số chỉ tiêu còn chưa đạt điểm như: Quy mô dân số toàn đô thị; Tỷ lệ các cơ sở sản xuất mới xây dựng có trạm xử lý nước thải; Số nhà tang lễ khu vực nội thị. Một số chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng đô thị tuy đã đạt điểm theo quy định nhưng chưa đạt điểm tối đa. Để khắc phục những tồn tại trên, trong những năm tới thành phố sẽ tiếp tục tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện của các cấp, các ngành Trung ương, của tỉnh Thái Bình để tập trung cao độ cho phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng thu hút đầu tư, thu hút lao động và nguồn nhân lực, phát triển tiềm năng du lịch, dịch vụ, nâng cao chất lượng quản lý quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, thực hiện hiệu quả một số giải pháp đẩy mạnh xây dựng phát triển đô thị Thái Bình phát triển bền vững, tương xứng với vai trò đô thị loại II và là đô thị trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Thái Bình.
V. BÁO CÁO TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ THÁI BÌNH.
5.1. Tóm tắt Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình đến năm 2030.
Thành phố Thái Bình nằm tại phía Tây Nam Tỉnh, phạm vi lãnh thổ từ 106022 - 106047 kinh độ Đông và từ 20024 - 20030 vĩ độ Bắc; nằm 2 bên bờ sông Trà Lý. Cách thủ đô Hà Nội 110km về phía Tây Bắc theo QL10, QL1 và 118km theo đường thuỷ sông Hồng; cách thành phố Nam Định 20km về phía Tây; cách thành phố Hải Phòng 70km về phía Đông Bắc theo Quốc lộ 10; cách Thành phố Hưng Yên 40km về phía Tây Bắc theo QL39.
Phạm vi nghiên cứu trực tiếp gồm: Toàn bộ diện tích trong địa giới hành chính của Thành phố hiện nay (tổng số gồm 10 phường, 09 xã) có ranh giới cụ thể như sau:
- Phía Đông giáp huyện Kiến Xương.
- Phía Tây và Nam giáp huyện Vũ Thư.
- Phía Bắc giáp huyện Đông Hưng.
- Tổng diện tích theo ranh giới hành chính là 6.771,4ha.
- Phạm vi nghiên cứu gián tiếp: Gồm các huyện lân cận thuộc tỉnh và các tỉnh lân cận thuộc vùng Nam đồng bằng sông Hồng, vùng duyên hải Bắc Bộ.
- Là thành phố tỉnh lỵ Thái Bình, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh, động lực chủ đạo trong phát triển kinh tế xã hội và đô thị hóa của toàn tỉnh.
- Là đầu mối giao thương quan trọng trên các hành lang kinh tế kỹ thuật của tỉnh Thái Bình với thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, vùng Nam đồng bằng sông Hồng và vùng duyên hải Bắc Bộ.
- Dân số: 183.000 người (số liệu năm 2009).
- Dân số phát triển đến năm 2020: 315.000 người (kể cả dân số quy đổi gồm người lao động, học sinh sinh viên làm việc học tập tại thành phố, nhưng có hộ khẩu thường trú ngoài thành phố).
- Dân số phát triển đến năm 2030: 502.000 người.
STT | Hạng mục sử dụng đất | Diện tích (ha) | Bình quân (m2/người) | Tỷ lệ (%) |
| Tổng diện tích thành phố | 6.771,4 |
|
|
A | Đất xây dựng thành phố | 5.731,3 | 113,0 | 100,0 |
I | Đất dân dụng | 4.907,6 | 93,8 | 85,6 |
1 | Đất các khu ở | 3.081,1 | 61,8 | 53,8 |
| - Đất các khu ở cũ cải tạo chỉnh trang | 1.900,2 | 106,6 | 33,2 |
| - Đất các khu cơ quan và trung tâm tổng hợp cũ của thành phố | 1.180,9 | 36,5 | 20,6 |
2 | Đất khu công trình công cộng | 330,7 | 6,6 | 5,8 |
| - Đất các khu trung tâm công cộng mới | 187,8 |
| 3,3 |
| - Đất các khu cơ quan và trung tâm tổng hợp cũ của thành phố | 142,9 |
| 2,5 |
3 | Đất cây xanh, công viên, văn hóa, du lịch và giải trí | 591,3 | 11,8 | 10,3 |
4 | Đất giao thông kể cả giao thông đối ngoại | 904,5 | 18,0 | 15,8 |
II | Đất ngoài dân dụng | 823,7 |
| 14,4 |
| - Đất công nghiệp, kho tàng | 517,4 |
| 9,0 |
| - Đất khu công nghiệp | 498,4 |
|
|
| - Đất kho ngoại quan | 19,0 |
|
|
2 | Đất các khu công cộng không thuộc quản lý của đô thị | 173,3 |
| 3,0 |
3 | Đất chuyên dụng (tôn giáo, trại giam…) | 8,2 |
|
|
4 | Đất giao thông đối ngoại (tính vào giao thông đô thị) |
|
|
|
5 | Đất đầu mối HTKT, vệ sinh môi trường | 24,9 |
| 0,4 |
| - Đất nghĩa trang | 50,3 |
|
|
| - Đất bãi rác | 49,6 |
|
|
B | Đất khác | 1.040,1 |
|
|
1 | Sông, kênh | 212,9 |
|
|
2 | Đất dự trữ phát triển đô thị (Tạm sử dụng vào sản xuất nông nghiệp) | 827,2 |
|
|
5.1.5. Định hướng phát triển không gian.
a. Hướng phát triển không gian
- Hướng phát triển không gian chủ đạo: Đông Bắc, Tây Bắc, Đông, Đông Nam. Trong đó ưu tiên phát triển hướng Đông Bắc, Tây Bắc.
- Đẩy mạnh phát triển các khu đô thị mới ra vùng ngoại thành nhằm tạo quỹ đất cho thành phố. Khai thác triệt để quỹ đất cho phát triển kinh tế xã hội như: Các vùng đất giáp các sông lớn và hệ thống mặt nước khác, vùng giáp ranh…
b. Định hướng phát triển không gian
- Mô hình phát triển đô thị đa cực như sau:
+ Cực trung tâm: Phát triển khu vực nội thành hiện nay, trên địa bàn các phường Đề Thám, Quang Trung, Lê Hồng Phong, Trần Hưng Đạo.
+ Cực Đông Bắc: Phát triển tại khu vực thuộc phường Hoàng Diệu, khai thác năng lực của tuyến QL10 có hướng đối ngoại đi thành phố Hải Phòng và vùng duyên hải Bắc Bộ.
+ Cực Đông: Phát triển tại khu vực thuộc xã Vũ Lạc, khai thác năng lực của tuyến giao thông vành đai phía Nam.
+ Cực Nam: Phát triển tại khu vực thuộc xã Vũ Chính, khai thác năng lực của tuyến ĐT 454 (TL 223 cũ) đây là khu vực nằm trên hướng đối ngoại với tỉnh Nam Định.
+ Cực Tây Bắc: Phát triển tại khu vực xã Phú Xuân, khai thác năng lực của tuyến ĐT 454, cực phát triển này nằm trên hướng đối ngoại với thành phố Hưng Yên.
- Hệ thống giao thông trong thành phố được phân tầng nhằm hướng các hoạt động đô thị vào các cực phát triển. Theo đó, các tuyến đường như QL10, TL39B, ĐT 454, vành đai II (Phía Nam thành phố) chủ yếu có chức năng giao thông giữa các cực đối ngoại. Dự kiến xây dựng them một số tuyến đường quan trọng khác như tuyến dọc sông Trà Lý, Kiến Giang, tuyến đi Đồng Châu – Cồn Vành nhằm mục đích tăng cường năng lực của mạng giao thông đối ngoại và khai thác tối đa các tiềm năng phát triển trong thành phố.
- Định hướng phát triển: Phát triển Thành phố theo hướng đô thị hóa từng phần. Giai đoạn ngắn hạn đến năm 2020, tập trung phát triển cực Đông Bắc và phía Tây Bắc Thành phố, đến năm 2030 hoàn chỉnh quy mô phát triển, trong đó các khu vực xây dựng mới đạt các chỉ tiêu kỹ thuật của đô thị loại II.
5.1.6. Định hướng phát triển không gian các khu chức năng.
a. Hệ thống trung tâm
Trung tâm tổng hợp:
- Trung tâm tổng hợp của Thành phố đến năm 2030: Giữa nguyên tại khu vực phường Đề Thám, Lê Hồng Phong, Trần Hưng Đạo, Quang Trung. Ngoài ra mỗi phường, xã có một trung tâm tổng hợp với quy mô hợp lý.
Các trung tâm chuyên ngành:
- Trung tâm hành chính: Giữ nguyên vị trí và quy mô của trung tâm hành chính tỉnh và Thành phố tại phường Đề Thám, Lê Hồng Phong. Phát triển thêm một khu trung tâm hành chính của tỉnh và Thành phố về phía Đông Bắc (phường Hoàng Diệu) các trung tâm đô thị hiện nay khoảng 2km.
- Trung tâm thương mại - tài chính: Có vị trí trung tâm của các cực phát triển đô thị, tại đây bố trí các công trình thương mại, tài chính, văn phòng và công cộng khác… bao gồm:
+ Trung tâm của cực phát triển phía Đông Bắc, bố trí tại phường Hoàng Diệu, trên tuyến QL10, và 1 số tuyến trục chính dự kiến khác. Quy mô diện tích 55,6 ha.
+ Trung tâm của cực phát triển phía Đông bố trí dọc theo tuyến đường vành đai II (đường vành đai phía Nam thành phố), tại địa phận xã Vũ Lạc, có diện tích khoảng 28,9ha.
+ Trung tâm của cực phát triển phía Nam bố trí tại khu vực giao giữa tuyến đường vành đai II với tuyến đường ĐT 454 đi Hải Hậu – Nam Định, thuộc địa bàn xã Vũ Chính, có diện tích khoảng 42,5ha.
+ Trung tâm của cực phát triển phía Tây Bắc bố trí tại khu vực giao giữa tuyến QL10 mới với đường ĐT 454 đi Hưng Yên, thuộc địa bàn Phú Xuân, có diện tích khoảng 25,2ha.
- Trung tâm giáo dục đào tạo: Giữa nguyên vị trí và quy mô của các trường chuyên nghiệp hiện có trên địa bàn thành phố. Mở rộng diện tích đất cho một số trường giáo dục chuyên nghiệp theo quy hoạch chi tiết khu vực đường Nguyễn Tông Quai và Hoàng Công Chất. Ngoài ra, bố trí thêm một trung tâm giáo dục chuyên nghiệp tại cực phía Tây Bắc thành phố theo dự kiến của tỉnh và thành phố có diện tích khoảng 53,9ha nhằm xây dựng các trường chuyên nghiệp, trung tâm nghiên cứu khoa học cấp tỉnh và có thể phục vụ cấp vùng.
- Trung tâm văn hóa: Giữ nguyên hệ thống công trình văn hóa của tỉnh và của thành phố tại khu trung tâm tổng hợp hiện có. Bố trí mới một trung tâm văn hóa gắn với khu du lịch sinh thái văn hóa thành phố Thái Bình (phường Hoàng Diệu). Ngoài ra tại các trung tâm của các cực phát triển phía Tây Bắc, Đông, Nam bố trí một trung tâm văn hóa cấp khu vực.
- Trung tâm thể dục thể thao: Giữ nguyên hệ thống công trình hiện có trong đô thị, mở rộng khu thể thao của tỉnh tại cực phía Bắc thành phố, thuộc xã Đông Hòa và phường Hoàng Diệu, có diện tích 44,8ha (tại khu vực giao giữa tuyến (tránh S1) QL10 mới đi Hải Phòng và đường Long Hưng)
- Trung tâm du lịch dịch, dịch vụ, giải trí:
+ Đẩy mạnh dự án khu du lịch sinh thái văn hóa thành phố tại cực phía Bắc thành phố tổng diện tích khoảng 150ha (bao gồm cả một số điểm dân cư của phường Hoàng Diệu được cải tạo theo mô hình điểm dân cư trong khu du lịch).
+ Khai thác trên diện rộng hệ thống cây xanh mặt nước trong thành phố để phát triển các trung tâm du lịch, dịch vụ, giải trí (có thể kết hợp với công viên, khu trung tâm thể dục thể thao); trong đó chú trọng khu vực dọc sông Trà Lý, các điểm di tích lịch sử văn hóa có giá trị.
b. Các khu công cộng, cơ quan, trường chuyên nghiệp khác không thuộc quyền quản lý của đô thị:
Giữ nguyên các khu, công trình hiện có, bố trí công trình mới nếu có yêu cầu tại các phần đất công cộng thuộc trung tâm các cực phát triển của thành phố.
c. Các khu công viên, cây xanh:
- Giữ nguyên các khu hiện có tại phường Đề Thám, Kỳ Bá, Lê Hồng Phong (Công viên Kỳ Bá, công viên 30/, các vườn hoa đô thị, khu thể dục thể thao cũ…vv); đây là trung tâm công viên cây xanh cho cực phát triển trung tâm thành phố.
- Cải tạo tuyến đường phía Đông sông Bạch dẫn đến khu công viên cây xanh của cực phát triển phía Tây Bắc, thuộc phường Tiền Phong, có diện tích khoảng 75ha.
- Cải tạo đoạn tuyến sông Cống Đậu thành khu công viên cây xanh ở cực phát triển phía Đông thành phố, dọc tuyến đường vành đai II, thuộc xã Vũ Lạc, có diện tích khoảng 22ha.
- Xây dựng khu công viên cây xanh quy mô 100ha giáp trung tâm công cộng phường Hoàng Diệu.
- Khai thác trên diện rộng các tuyến sông, kênh trong thành phố, tạo các tuyến cây xanh sinh thái kết hợp với dịch vụ, thương mại, giải trí gồm: Tuyến dọc sông Trà Lý, sông Kiến Giang, sông Cầu Kìm. Trong đó tuyến dọc sông Trà Lý có vai trò là trục thiên nhiên cảnh quan cho toàn thành phố với chiều dài khoảng 12km, diện tích khoảng 18ha (bao gồm cả mặt nước).
- Tại cực trung tâm, phát triển khoảng 230ha, thuộc các phường Kỳ Bá và Trần Lãm, Quang Trung.
- Tại cực Đông Bắc phát triển khoảng 100ha, thuộc địa phận phường Hoàng Diệu.
- Tại cực phía Đông (phía Đông sông Trà Lý, dọc theo đường vành đai II), phát triển khoảng 300ha, thuộc địa phận xã Vũ Đông, Vũ Lạc.
- Tại cực phía Nam (khu vực hai bên sông Kiến Giang và dọc tuyến đường vành đai II), phát triển khoảng 210ha thuộc địa phận xã Vũ Phúc, Vũ Chính.
- Tại cực phía Tây Bắc (khuc vực dọc đường QL10 mới và ĐT 454), phát triển khoảng 230ha thuộc địa phận các xã Tân Bình, Phú Xuân.
- Ngoài ra còn phát triển một số khu nhỏ lẻ khác có diện tích khoảng 80ha tại xã Đông Hòa.
d. Các khu dân cư cũ:
- Các khu dân cư đô thị, khu dân cư nông thôn đô thị hóa được cải tạo theo hướng nâng cao năng lực của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội và hạ tầng kinh tế; trong đó kể cả việc khai thác các quỹ đất nhỏ lẻ còn trống xen kẹp để phát triển các chức năng của khu ở. Riêng các khu dân cư thuộc khu vực ngoại thành hạn chế phát triển mới, chủ yếu là cải tạo chỉnh trang.
- Tổng diện tích các khu có diện tích 1.962,9ha, trong đó nội thành cũ có 560ha, ngoại thành cũ có 1.402,9ha.
e. Các khu công nghiệp và kho tàng:
- Tiếp tục xây dựng khu công nghiệp Phúc Khánh về phía Bắc đến giáp QL10 mới, (tuyến tránh S1) và đường Kỳ Đồng kéo dài, tổng diện tích đến năm 2030 là 274ha.
- Đẩy nhanh tiến độ lấp đầy khu công nghiệp Sông Trà, khu công nghiệp Gia Lễ với tổng diện tích thuộc thành phố khoảng 176ha, tại các xã Tân Bình, Đông Mỹ.
- Từ nay đến 2030 cải tạo, nâng cao yêu cầu bảo vệ môi trường đối với các cơ sở công nghiệp trong đô thị với diện tích hiện tại là 169ha. Sau năm 2020 đề xuất di chuyển một số cơ sở nhỏ lẻ (1-5ha) ra khỏi nội thành.
- Bố trí 2 kho ngoại quan cho thành phố: Tại xã Phú Xuân, trên tuyến QL10 mới, thuộc khu vực phía Tây Nam thành phố, trên hướng đối ngoại với các tỉnh Nam Định, Hưng Yên và tại xã Đông Thọ, trên tuyến đường dọc sông Trà Lý, thuộc khu vực phía Bắc thành phố.
f. Các khu an ninh quốc phòng (khu quân sự, trại giam..vv):
Giữ nguyên các công trình hiện có. Trước mắt cần di chuyển trại giam của ngành Công an ra khỏi thành phố.
g. Các công trình đấu nối hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh môi trường:
- Đến năm 2025, dừng hoạt động các bãi rác, nghĩa trang hiện có trong thành phố vì hiện đã hoạt động hết công suất (bãi rác tại phường Tiền Phong, các khu vực nghĩa trang trong thành phố). Bố trí tập trung 2 cụm gồm bãi rác và nghĩa trang chung cho thành phố:
+ Cụm 1 tại xã Vũ Phúc gồm nghĩa trang 20,61ha;
+ Cụm 2 tại xã Đông Mỹ gồm nghĩa trang 16,85ha.
Tổng diện tích nghĩa trang của 2 cụm là 37,46ha, tổng công suất xử lý rác thải của 2 khu bãi rác là khoảng 1000 tấn/ngày đêm.
- Tăng cường cải tạo các khu vực ô nhiễm môi trường như sông Kiến Giang, các khu vực xung quanh các khu công nghiệp, bệnh viện..vv
- Trạm cấp nhiên liệu: Xây dựng 4 trạm xăng dầu và nhiên liệu cấp I kết hợp với 4 bến xe đối ngoại tại các cửa ngõ phía Bắc, Đông, Đông Nam, Tây Bắc của đô thị, diện tích mỗi công trình trung bình khoảng từ 1-2ha.
h. Các khu dự trữ phát triển đô thị:
Tổng diện tích là 827,2ha, thuộc các xã ngoại thành cũ. Khu vực Bắc sông Trà Lý có diện tích 156,14ha (thuộc các xã Đông Thọ, Đông Mỹ), khu vực phía Nam sông Trà Lý và phía Nam QL10 (vành đai II) có diện tích 671,06ha (thuộc các xã Vũ Đông, Vũ Lạc, Vũ Chính, Vũ Phúc). Trong ngán hạn, quỹ đất này vẫn sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
5.1.7. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan.
- Tại các cực phát triển phía Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc có cấu trúc không gian kiến trúc cảnh quan vừa hướng về khu trung tâm và mở rộng phát triển (ly tâm) trên cơ sở các tuyến đường chính đô thị. Đồng thời khai thác triệt để hệ thống cây xanh mặt nước cho kiến trúc cảnh quan của từng khu vực.
- Khu vực phường Đề Thám, Lê Hồng Phong, Kỳ Bá, Trần Lãm: Giữ nguyên cấu trúc không gian kiến trúc cảnh quan, thực hiện cải tạo các tuyến phố và công trình đô thị.
- Tiếp tục phát triển không gian dọc trục đường Hùng Vương, phố Quang Trung, Hai Bà Trưng, đường Cầu Bo, đường Kỳ Đồng, Lý Bôn hướng tâm với trung tâm thành phố hiện nay. Dự kiến bố trí xây dựng công trình biểu tượng của thành phố tại khu vực giao giữa phố Quang Trung và đường Hoàng Công Chất, giáp sông Vĩnh Trà.
- Khu vực giao giữa QL10 đi Hải Phòng, QL10 mới và khu vực ven sông Trà Lý phát triển các cấu trúc không gian tạo môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên với tỷ lệ cây xanh mặt nước cao, xen kẽ các phân khu chức năng, nhằm phục vụ cho định hướng phát triển du lịch sinh thái.
- Phát triển các tuyến không gian kiến trúc cảnh quan dọc các tuyến QL10 mới. Vành đai tuyến tránh S1, ĐT 454 (đoạn qua đô thị), đường vành đai II, đường chính nối trung tâm các cực phát triển đô thị. Ngoài ra chú trọng các tuyến dọc sông Trà Lý, sông Kiến Giang và các tuyến mặt nước cải tạo trong thành phố.
- Bố trí 4 tổ hợp tượng đài và quảng trường trong 4 cực phát triển mới của thành phố, mỗi quảng trường có diện tích từ 2-10ha. Ngoài ra, tại các cửa ngõ đô thị như nút giao thông giữa đường QL10 mới, đường vành đai II, ĐT 454, các nút giao thông giữa các đường chính đô thị bố trí hệ thống các tượng đài văn hóa, quảng trường cây xanh, các công trình kiến trúc biểu trưng cho từng khu vực.
- Hệ thống các điểm di tích tôn giáo trong đô thị được bảo tồn, tôn tạo kết hợp với không gian cây xanh chung của đô thị, vừa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân đồng thời nâng cao bản sắc kiến trúc cho đô thị.
- Các khu dân cư cũ được định hướng cải tạo kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật, đến năm 2030 quản lý chặt chẽ công tác xây dựng trong các thôn xóm hiện tại đã được quy hoạch vào đô thị.
5.1.8. Giải pháp quy hoạch cải tạo nâng cấp các khu dân cư cũ trong đô thị.
Việc quy hoạch cải tạo, nâng cấp các khu dân cư cũ trong đô thị cần gắn với mục tiêu an sinh xã hội, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, ổn định môi trường kinh tế xã hội, gia tăng năng lực của hệ thống hạ tầng dịch vụ nói chung với các yêu cầu sau đây:
Về khai thác sử dụng đất: Khai thác tối đa quỹ đất xen kẹp, ưu tiên cho các công trình dịch vụ công cộng, hạ tầng kinh tế (thương mại, dịch vụ), giao thông và cây xanh công cộng nhằm bổ sung và nâng cấp các tiện ích công cộng.
Về chuẩn bị kỹ thuật xây dựng: Đa số các khu đô thị phát triển trước đều có cốt nền xây dựng thấp hơn các khu phát triển sau. Vì vậy cần đưa ra giải pháp từng bước nâng cốt xây dựng trong các khu dân cư cũ song song với việc kiểm soát chặt chẽ các khu xây dựng mới. Giải pháp là cho phép nâng cốt nền đối với những hạng mục xây dựng trong khu dân cư cũ, phù hợp với định hướng chung.
Về hạ tầng kỹ thuật khác và bảo vệ môi trường: Từng bước thực hiện theo trình tự gồm: Ưu tiên các khu vực trung tâm, các khu vực phát triển mới. Kiểm soát chặt chẽ, tìm thời điểm thích hợp để xây dựng đồng bộ.
Về bảo tồn các giá trị văn hóa: Khoanh ranh giới, tu bổ các công trình di tích, đình đền, chùa, miếu, các điểm chức năng có giá trị lịch sử, văn hóa khác như ao làng, giếng làng, vườn cây cổ…vv. Cùng với các công trình dịch vụ khác tạo không gian văn hóa xã hội ổn định và bền vững trong đô thị.
Về kiến trúc cảnh quan: Phần kiến trúc đô thị và khung không gian chung sẽ do nhà nước đảm nhiệm xây dựng theo thiết kế tổng thể; phần công trình sẽ được quản lý chặt chẽ bằng việc cấp phép cho từng công trình. Cùng với đó là tang cường trật tự hóa các hoạt động trên mặt đường, mặt phố, đặc biệt là kinh doanh vỉa hè.
Các yêu cầu này cần được thực hiện theo những mức độ khác nhau., phụ thuộc vào tính chất của các khu dân cư cũ trong thành phố như sau:
Các khu dân cư cũ thuộc trung tâm được xây dựng trong khoảng 20-30 năm trở lại đây. Giải pháp chủ yếu là cải tạo chỉnh trang kiến trúc công trình và kiến trúc đô thị.
Các khu dân cư ở cũ thuộc các cực phát triển mở rộng đô thị tại các xã ngoại thành, giải pháp chủ yếu là nâng cấp hệ thống hạ tầng dịch vụ (xã hội, kỹ thuật và các tiện ích cuộc sống), chú ý bảo tồn những không gian kiến trúc có giá trị văn hóa. Kiểm soát kiến trúc cảnh quan theo hướng giũ gìn bản sắc và cấu trúc sinh thái làng quê. Một số khu vực cần kiểm soát chặt chẽ gồm các khu dân cư phường Hoàng Diệu, xã Đông Hòa, xã Đông Mỹ.
5.1.9. Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật
a. Giao thông
Giao thông đối ngoại:
- Đường bộ:
+ QL10 mở rộng với mặt cắt 45m. (Ngoài đô thị được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường đồng bằng cấp II).
+ QL39 mở rộng với mặt cắt 32m. (Ngoài đô thị được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường đồng bằng cấp II).
+ ĐT 454 (tuyến phố Lý Bôn) mở rộng với mặt cắt 36m (Ngoài đô thị được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường đồng bằng cấp III).
+ Đường vành đai I: Được hình thành từ khi xây dựng đường Trần Thái Tông trên cơ sở kết nối khép kín một số tuyến đường chính gồm: Trần Thái Tông – Long Hưng – Quang Trung – Hai Bà Trưng (Quốc Lộ 10 cũ).
+ Đường vành đai II: Được hình thành kết nối tuyến đường vành đai phía Bắc (tuyến tránh Quốc lộ 10) với tuyến đường vành đai phía Nam đang thi công có vai trò giao thông đối ngoại tránh xuyên tâm các trung tâm cực phát triển của thành phố nhưng lại có vai trò liên kết các cực phát triển trên làm giảm áp lực giao thông tại khu vực nội thành hiện nay.
+ Đường vành đai III: Định hướng có cự ly từ 3 – 5km so với đường vành đai I, đi qua địa phận của các huyện lân cận. Tuyến này nhằm gia tăng năng lực của hệ thống giao thông thành phố, các khu vực phụ cận, đồng thời gia tăng năng lực của các tuyến giao thông cấp vùng như đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh, đường sắt, đường QL10, QL39, ĐT 458 (39B cũ), ĐT 454.
- Đường thủy:
Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường sông đi thành phố đảm bảo cho các phương tiện đi lại phục vụ du lịch, giải trí, sản xuất và chuyên chở vật liệu. Trong đó sông Trà Lý đạt tiêu chuẩn đường thủy nội địa cấp II.
Giao thông nội thành:
- Đường trục chính đô thị: Gồm các tuyến nối các trung tâm phát triển của thành phố và các trục chính trong các cực phát triển, được mở mới, cải tạo với mặt cắt từ 33-45m.
- Đường liên khu vực được thiết kế với mặt cắt từ 18-32m
- Khu vực nội thành phía Nam Thành phố hiện có mạng lưới đường tương đối thưa, quy hoạch mặt cắt nhỏ, đây là khu vực được chú ý tập trung phát triển của thành phố. Vì vậy cần có phương án mở rộng các đường phố chính trong nội thành có mặt cắt từ 20,5-32m.
- Xây dựng các tuyến đường ven sông, đảm bảo yêu cầu bảo vệ công trình hạ tầng, thủy lợi; khai thác cảnh quan, bảo vệ môi trường. Trong đó gồm các tuyến dọc đê sông Trà Lý, sông Kiến Giang, sông 3/2, sông Pari và một số tuyến sông nội đồng khác.
Đường trong các khu dân cư đô thị hóa (đường liên xã, liên thôn của khu vực ngoại thành cũ).
Nâng cấp cải tạo các tuyến hiện có, bổ sung các tuyến mới theo hướng gia tăng năng lực phục vụ, hòa nhập với mạng chung của thành phố. Các tuyến này định hướng với mặt cắt từ 11,5-20,5m (có phần đường xe cơ giới và vỉa hè).
Công trình giao thông.
Cầu:
+ Giữ nguyên 03 cầu hiện có qua sông Trà Lý (cầu Bo, cầu Thái Bình, cầu Hòa Bình) chiều dài cầu 250-300m.
+ Tiếp tục xây dựng cầu trên đường vành đai II (đường vành vành đai phía Nam thành phố) theo dự án được duyệt.
+ Dự kiến xây dựng mới 1 cầu mới nối cực phát triển phía Bắc và phía Đông, gia tăng hướng đối ngoại với vùng phía Đông. Ngoài thành phố, trên tuyến vành đai III, nghiên cứu them 2 cầu mới cho định hướng phát triển dài hạn.
+ Các cầu khác: Được cải tạo, xây mới phù hợp với yêu cầu chung của mạng giao thông thành phố. Hệ thống các cầu này có chiều dài trung bình 50m, định hướng thiết kế dạng cầu bằng, trong đó lớn nhất là qua các sông Kiến Giang, sông Pari.
- Bến xe:
+ Giữ nguyên vị trí, diện tích, cải tạo bến xe thành phố hiện nay tại đường Trần Thái Tông, dự kiến bến xe này chỉ phục vụ cho các dịch vụ giao thông trong thành phố Thái Bình như bến xe buýt, bãi đô xe công cộng.
+ Dự kiến xây dựng mới 4 tổ hợp bến xe đối ngoại, kết hợp với các dịch vụ vận tải khác tại các cửa ngõ Tây, Bắc, Đông, Nam của thành phố, diện tích trung bình 5-7ha như sau:
* Bến xe phía Bắc thuộc xã Đông Mỹ, nằm tại nút giao giữa QL39 với QL10; hướng đi thị trấn Đông Hưng, An Bài, Diêm Điền, thành phố Hải Phòng.
* Bến xe phía Nam khu vực xã Vũ Chính nằm tại nút giao giữa TL458 (39B cũ) (phố Hoàng Văn Thái) với đường vành đai phía Nam dự kiến; hướng đi thị trấn Thanh Nê, thị trấn Tiền Hải, Khu du lịch Đồng Châu, cồn Vành, thành phố Nam Định.
* Bến xe phía Đông khu vực xã Vũ Đông nằm tại nút giao giữa nhánh đường QL10 kéo dài từ khu vực nhà thờ Sa Cát qua sông Trà Lý về phía xã Vũ Đông và đường vành đai phía Nam dự kiến; hướng đi thị trấn Tiền Hải, Khu du lịch Đồng Châu, cồn Vành, đường cao tốc ven biển dự kiến, đi thành phố Hải Phòng.
* Bến xe phía Tây khu vực xã Phú Xuân nằm tại nút giao giữa phố Lý Bôn với đường vành đai phía Bằc (đường tránh QL10) hướng đi thị trấn Hưng Hà, Quỳnh Phụ, thành phố Hưng Yên, Hải Dương.
- Bến cảng:
Nâng cấp cảng Thành phố cho tàu chở hàng có trọng tải 400- 600 tấn và tầu chở khách 350 chỗ ra vào, dự kiến di chuyển cảng này về phía hạ nguồn (vành đai phía Nam thành phố Thái Bình) theo định hướng hiện nay của tỉnh nhằm làm giảm mức độ ô nhiễm nguồn nước sạch.
- Nút giao thông lập thể:
+ Đề xuất giải pháp lập thể cho các nút giao thông giữa các trục đường chính xuyên tâm đô thị và tuyên đường vành đai II. Các nút trên đường vành đai III, tuỳ theo từng thời điểm sẽ nghiên cứu giải pháp tổ chức giao thông phù hợp.
+ Trong nội thành, đề xuất thêm một nút lập thể trước khi vào Thành phố tại ngã ba sông Kiến Giang và sông Bạch, giải quyết xung đột giữa các tuyến đường Quang Trung, Trần Thái Tồng, Hùng Vương và các tuyến mở, mới dọc các sông.
+ Đường Ngô Thì Nhậm bắt đầu từ đường Phan Bá Vành đến đường Trần Lãm.
5.1.10. Quy hoạch xây dựng đợt đầu và các chương trình dự án ưu tiên đến năm 2020.
a. Những việc cần ưu tiên thực hiện
- Xác định ranh giới các cực phát triển, các khu chức năng chính, các khu vực dự kiến cải tạo, các đơn vị hành chính dự kiến thành lập thuộc thành phố trên bản đồ và thực địa, công bố cho các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý và toàn dân biết để phối hợp tổ chức thực hiện.
- Lập các định hướng chiến lược phát triển Thành phổ, quy chế quản lý phát triển đô thị làm cơ sở hướng dẫn cho các cấp, các ngành tổ chức thực hiện. Trong đó cần xây dựng các quan điểm như sau:
+ Phát triển đô thị trên cơ sở lấy phát triển kinh tế đô thị là mục tiêu gắn với phát triển các khu hạ tầng kinh tế, có sức hấp dẫn cao, tính lợi ích cho cộng đồng cao, bằng việc tạo lập được hệ thống hạ tầng dịch vụ đầy đủ và hoàn chỉnh, từ đó thu hút đầu tư, kích thích sự dịch cư và các quá trình đô thị hóa khác.
+ Việc phát triển đô thị cần chú trọng xây dựng các chức năng chính yếu của các cực phát triển, trong đó mỗi cực phải đảm nhận là một hay nhiều chuyên ngành, có thể phát huy lợi ích từ các khu hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội của thành phố, từ đó bố trí các không gian kinh tế và xã hội phù hợp. Tạo điều kiện cho việc giảm nhẹ chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật, dễ phân kỳ đầu tư, sớm đưa vào sử dụng từng phần.
+ Phát triển đô thị cần phải bảo tồn và phát huy không gian văn hoá xã hội và môi trường của các cộng đồng dân cư hiện hữu trong đô thị và dân cư nông thôn nhập vào đô thị. Hết sức hạn chế việc giải phóng mặt bằng làm xáo trộn đời sống của cư dân ở các vùng nhập vào đô thị, xem việc ổn định dân cư là môi quan tâm hàng đầu.
+ Phát triển đô thị toàn diện và bền vững, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đất đai, tài nguyên, phát huy những tiến bộ khoa học kỹ thuật và quan tâm đên công tác quản lý bảo vệ môi trường, quản lý được tình hình phát triên tự phát, quản lý được tốc độ tăng trưởng dân số và quy mô mở rộng đất đai đô thị và cải thiện sinh thái đô thi...
- Lập các định hướng chiến lược cải tạo các khu nông thôn đô thị hóa, nông thôn mới làm cơ sở hướng dẫn cho các cấp, các ngành tổ chức thực hiên với các quan điểm sau:
+ Đối với khu vực nông thôn, nông nghiệp (ở những vùng nông thôn hiện hữu, ít bị biến động bởi đô thị hóa, công nghiệp hóa) cơ bản giữ nguyên trạng, hạn chế phát triển theo chiều rộng, chú trọng phát triển theo chiều sâu.
+ Đối với khu vực nông thôn giáp các khu công nghiệp, dịch vụ lớn, các vùng dự trữ phát triển đô thị, các khu tái định cư. Có mô hình và cấu trúc phát triển theo hướng đô thị hóa, chuẩn bị tiền đề phát triển thành các khu đô thị hoặc các khu dân cư đặc thù. Trong đó chú trọng phát triển hệ thống, hạ tầng dịch vụ trên cơ sở khai thác tối đa các cơ hội phát triển từ khu vực kinh tế đô thị cũng như hệ thống hạ tầng kỹ. thuật trên toàn địa bàn.
b. Các dự án ưu tiên đầu tư
Các dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp:
- Tiếp tục thực hiện các dự án thuộc quy hoạch chi tiết xây dựng khu dịch vụ tổng hợp Phú Xuân, khu đô thị Hoàng Diệu.
- Xây dựng các khu đô thị mới thuộc ranh giới quy hoạch xây dựng đợt đầu đến 2020.
- Xây dựng mở rộng Khu công nghiệp Phúc Khánh về phía Bắc đến giáp QL10 mới, (tuỵến tránh sĩ) và đường Kỳ Đồng kéo dài, tổng diện tích đến năm 2030 là 274ha
- Cải tạo, chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật các khu trung tâm đô thị.
- Xây dựng khu liên cơ quan của tỉnh.
- Xây dựng khu du lịch sinh thái văn hóa thành phố Thái Bình.
- Xây dựng khu Trung tâm y tế tỉnh.
- Xây dựng khu trung tâm vãn hóa thể dục thể thao, nhà thi đấu đa năng khu liên hợp thể thao.
- Xây dựng khu vui chơi giải trí Kỳ Bá.
Các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật và môi trường:
- Xây dựng mở rộng nhà máy xử lý rác thải thành phố.
- Mở rộng nghĩa trang thành phố.
- Dự án bảo vệ môi trường sông Trà Lý, sông Kiến Giang, sông Bạch.
- Hoàn chỉnh hệ thống kè hai bên bờ sông Trà Lý thuộc địa bàn thành phố.
- Dự án đường vành đai phía Nam Thành phố.
- Cải tạo, xây dựng mới các đường trục chính đô thị với tổng chiều dài khoảng 35km, mặt cắt từ 33-45m.
- Cải tạo, xây dựng mới,các đường liên khu vực với tổng chiều dài khoảng 68km mặt cắt từ 18- 32m.
- Xây dựng các cầu qua sông: Trà Lý, Kiến Giang, Vĩnh Trà.
- Cải tạo nâng cấp bến xe thành phố, xây dựng 4 tổ hợp bến xe đối ngoại tại các cửa ngõ thành phố diện tích trung bình từ 5- 7ha.
- Nâng cấp trạm biến áp Thái Bình từ 110KV lên 2x63MVA.
- Xây dựng trạm biến áp Thái Binh II công suất 2x63MVA.
- Xây dựng trạm cấp nước, địa điểm tại thôn Tống Thỏ Trung xã Đông Mỹ có công suất là 11.000m3/ngày đêm.
- Xây dựng trạm xử lý nước thải số 2, địa điểm tại phía Đông Nam xã Đông Hòa có công suất là 8.000m3/ngày đêm.
- Xây dựng trạm xử lý nước thải số 3, địa điểm tại phía Tây Nam xã Vũ Lạc có công suất là 4.800m3/ngđ.
c. Các khu vực khác
Các khu vực không nằm trong dự án ưu tiên nêu trên được kiểm soát trình tự thực hiện theo hai nguyên tắc sau:
- Các khu vực không khuyến khích đầu tư trong giai đoạn đợt đầu, đó là các khu vực tuy được quy hoạch thành các khu chức năng khác nhưng hiện đang là đất nông nghiệp (nhằm giữ gìn tối đa quỹ đất nông nghiệp) và các khu ven các khu vực xây dựng đô thị. Các khu vực này tuy đã được .nghiên cứu trong cấu trúc đô thị tổng thể nhưng là những khu vực chỉ nên đầu tư khi đã lấp đầy tất cả các khu vực khác hoặc trong những trường hợp có lý do đặc biệt cần đầu tư.
- Các khu vực có thể linh hoạt phát triển tùy theo khả năng thu hút đầu tư: Là các khu vực chức năng khác ở trung tâm thành phố, có quỹ đất rộng, gần các tuyến đường đối ngoại, có thể linh hoạt triển khai khi có nhu cầu. Tuân thủ nguyên tắc đầu tư đứt điểm, đồng bộ, trên cơ sở nhu cầu thực tế, khi 70% quỹ đât phát triển mới của nhóm trước được đưa vào khai thác sử dụng thì mới triển khai đầu tư các khu chức năng phát triển mới của nhóm tiếp theo. Tránh đầu tư dàn trải, lãng phí quỹ đât, đảm bảo hiệu quả đầu tư.
5.2. Chương trình phát triển đô thị thành phố Thái Bình.
5.2.1. Mục tiêu.
- Xây dựng thành phố Thái Bình trở thành đô thị loại II trực thuộc Tỉnh vào đầu năm 2014; tiếp tục đầu tư, nâng cấp, phát triển thành phố, mở rộng tầm ảnh hưởng tới các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận, từng bước trở thành một trong những trung tâm khu vực Nam đồng bằng sông Hồng.
- Phát triển đô thị hiện đại, bền vững, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá-lịch sử, có khả năng cạnh tranh, đáp ứng linh hoạt các nhu cầu phát triển trong nền kinh tế thị trường và bối cảnh hội nhập quốc tế.
5.2.2. Quan điểm phát triển.
- Phát huy thế mạnh của thành phố về truyền thống lịch sử, văn hoá, vị thế của thành phố trong mối liên hệ vùng Nam Đồng bằng sông Hồng để phát huy những giá trị văn hoá; phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ, công nghiệp, TTCN.
- Tăng cường thế mạnh trung tâm của các ngành công nghiệp, tận dụng tối đa lợi thế về lao động, truyền thống giáo dục để phát triển công nghiệp và đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề; tạo sự gắn kết cao trong mối quan hệ với các đô thị vùng Nam đồng bằng sông Hồng, với Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, thành phố Nam Định và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc;
- Phát triển hiện đại, đồng bộ, hài hòa giữa xây dựng mới và cải tạo chỉnh trang đô thị. Khai thác tối đa thế mạnh đặc trưng đô thị, tạo cảnh quan sinh thái đô thị. Phát triển không gian đô thị với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, bảo vệ môi trường đô thị. Từng bước nâng cấp một số xã lên phường (như các xã Phú Xuân, Tân Bình..…), nâng tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cùng cấp trực thuộc đạt từ hai phần ba trở lên (theo nội dung Điều 4 - Nghị định số 62/2011/NĐ-CP ngày 26/7/2011 của Chính phủ về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn).
- Đảm bảo đô thị phát triển bền vững, có bản sắc văn hoá truyền thống. Nâng cao lợi thế là trung tâm đào tạo của vùng và khu vực với 3 trường Đại học, 3 trường Cao đẳng, 3 Trung học chuyên nghiệp. Mở rộng khả năng cạnh tranh, có vai trò ảnh hưởng quan trọng trong toàn vùng về đào tạo và nghiên cứu khoa học, đáp ứng linh hoạt các nhu cầu phát triển trong nền kinh tế thị trường và bối cảnh hội nhập quốc tế.
5.2.3. Định hướng phát triển đô thị.
Trên cơ sở lợi thế và bản sắc đặc thù, phân tích tổng hợp vai trò của thành phố Thái Bình trong mối quan hệ vùng và cả miền Bắc, định hướng phát triển đô thị chính là:
- Tạo bản sắc đô thị gắn với cấu trúc sông, hồ, công viên làm điểm nhấn về cảnh quan đô thị, môi trường sinh thái: kè và xây dựng đường dạo, công viên quanh các hồ, kết hợp phát triển các khu dịch vụ du lịch; tạo môi trường cảnh quan đô thị.
- Xây dựng đô thị xanh: nâng cấp, xây dựng mới đa dạng các công viên; phát triển hệ thống cây xanh đô thị ở các đường phố, công trình công cộng, công sở, trường học; cải tạo, định hướng khôi phục các làng nghề truyền thống, v.v…
- Phát huy thế mạnh hệ thống giao thông có mật độ cao trong khu vực và cả nước, tiếp tục phát triển các khu đô thị mới, các khu vực dân cư mới, đảm bảo đáp ứng giao thông với lưu lượng lớn, mật độ cao; kết hợp xây dựng các tuyến vành đai, trục hướng tâm phù hợp ở các khu mở rộng kết nối vào nội thành.
5.2.4. Chương trình phát triển đô thị.
Hiện nay Chương trình phát triển đô thị thành phố Thái Bình chưa được lập, do đó thông qua việc rà soát, phân tích, đánh giá, tổng hợp và đối chiếu với 49 chỉ tiêu được quy định tại Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30/09/2009 của Bộ Xây dựng về việc quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 42/2009/NĐ-CP, chỉ nêu ra các định hướng nhằm chỉ rõ các mục tiêu cơ bản để thành phố tiếp tục triển khai thực hiện phát triển hạ tầng đô thị theo hướng hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá đối với đô thị loại II. Cụ thể là:
Thông qua việc đánh giá, các chỉ tiêu về hạ tầng đô thị của thành phố Thái Bình được phân loại theo 03 nhóm chỉ tiêu cơ bản như sau:
Ø Nhóm chỉ tiêu đã đạt và vượt mức tối đa của tiêu chuẩn quy định, có tổng số 29 chỉ tiêu.
Ø Nhóm chỉ tiêu đạt trên mức điểm tối thiểu nhưng chưa đạt điểm tối đa: có tổng số 17 chỉ tiêu, bao gồm các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu Vị trí và tính chất đô thị; Thu nhập bình quân đầu người năm so với cả nước; Tỷ lệ tăng dân số hàng năm; Dân số nội thị; Tỷ lệ đô thị hóa; Đất xây dựng CTCC cấp khu ở; Chỉ tiêu đất dân dụng; Cơ sở giáo dục, đào tạo (đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề); Đầu mối giao thông; Tỷ lệ phục vụ vận tải hành khách công cộng; Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý; Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt khu vực nội thị; Tỷ lệ đường phố chính khu vực nội thị được chiếu sáng; Đất cây xanh đô thị; Quy chế quản lý kiến trúc toàn đô thị; Khu đô thị mới; Tỷ lệ tuyến phố văn minh đô thị/tổng số đường chính khu vực nội thị.
Ø Nhóm chỉ tiêu chưa đạt điểm (đạt 0 điểm) có tổng số 3 chỉ tiêu, bao gồm các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu Quy mô dân số toàn đô thị; Tỷ lệ các cơ sở sản xuất mới xây dựng có trạm xử lý nước thải; Số nhà tang lễ khu vực nội thị.
Để tiếp tục đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng đô thị đồng bộ, tương xứng với chức năng của đô thị là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh, động lực chủ đạo trong phát triển kinh tế xã hội và đô thị hóa của toàn tỉnh, là đầu mối giao thương quan trọng trên các hành lang kinh tế kỹ thuật của tỉnh Thái Bình với thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vùng nam Đồng bằng sông Hồng và Vùng duyên hải Bắc Bộ và chức năng của đô thị loại II trong tương lai. Thời gian tới tỉnh Thái Bình nói chung và thành phố Thái Bình nói riêng sẽ tiếp tục rà soát, triển khai thực hiện hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng theo đúng tiến độ, góp phần nâng cao chất lượng sống của dân cư, tạo diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, bền vững. Đến năm 2020, thành phố sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện theo các mục tiêu sau:
+ Giai đoạn 2013 - 2015:
Tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị đối với nhóm các chỉ tiêu chưa đạt điểm nhằm khắc phục và hoàn thiện cơ bản về hạ tầng đô thị, đồng thời tiếp tục hoàn thiện đối với nhóm chỉ tiêu đã đạt điểm trên mức tối thiểu quy định nhưng chưa đạt được điểm tối đa; tập trung triển khai xây dựng một số công trình trọng điểm, có sức lan tỏa lớn để tạo sự đột phá, tạo điểm nhấn ấn tượng và tăng cường sự chuyển biến về chất lượng đô thị theo các tiêu chí.
+ Giai đoạn 2016 - 2020:
Tiếp tục hoàn thiện đối với tất cả các nhóm chỉ tiêu nhằm phát triển đô thị một cách toàn diện và nâng cao chất lượng đô thị; phấn đấu đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật đô thị và hạ tầng xã hội đảm bảo tất cả các chỉ tiêu đều đạt và vượt mức tối đa theo các tiêu chuẩn quy định về phân loại đô thị.
a. Đối với nhóm chỉ tiêu chưa đạt điểm (03 chỉ tiêu):
- Đối với chỉ tiêu Quy mô dân số toàn đô thị:
Thành phố Thái Bình là đô thị có lợi thế phát triển trong vùng Nam Đồng bằng sông Hồng về nhiều mặt, trong đó đặc biệt là phát triển công nghiệp và dịch vụ y tế, giáo dục, có cơ hội phát triển mạnh với sự hình thành của các tuyến cao tốc ven biển, Ninh Bình - Hải Phòng…vv. Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Bình đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050 đã xác định đây là trung tâm chính trị, kinh tế - văn hóa xã hội chủ đạo của toàn vùng, đồng thời là đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Thái Bình, là một đô thị năng động, có khả năng giao lưu phát triển với các vùng khác trong khu vực và quốc tế, đặc biệt là với vùng Thủ đô Hà Nội, vùng Nam Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Bắc Bộ. Theo quy hoạch vùng, sẽ hình thành một trọng điểm công nghiệp giáp phía Bắc Thành phố với quy mô khoảng 2500ha. Các khu công nghiệp bao gồm: Khu công nghiệp Dầu khí 450ha, khu công nghiệp sông Trà 250ha, khu công nghiệp Gia Lễ khoảng 100 ha, khu công nghiệp Tân Phong 200ha. Ngoài ra, do sự hấp dẫn của các trung tâm phát triển trong thành phố về các mặt lợi ích kinh tế và phi kinh tế, vì vậy sẽ góp phần thu hút một lượng dân di cư cơ học tự do kèm theo nguồn lao động kỳ vọng sinh sống với các ngành nghề dịch vụ khá. Bên cạnh đó, việc thành phố đang tập trung các nguồn lực để hoàn thành một số dự án đô thị đang thực hiện (khoảng 400ha), đồng thời tập trung xây dựng hệ thống hạ tầng chủ yếu…vv, nên thành phố Thái Bình sẽ có nhiều điều kiện và cơ hội để thu hút lực lượng lao động đến làm việc tại địa bàn, góp phần gia tăng lượng dân số cơ học trong những năm tiếp theo.
Hiện nay, thành phố có 4 khu công nghiệp, trong đó 2 khu công nghiệp Phúc Khánh và Nguyễn Đức Cảnh đã cơ bản lấp đầy với tổng số 89 doanh nghiệp đầu tư, tạo công ăn việc làm cho trên 24.000 lao động; 02 khu công nghiệp Gia Lễ và Sông Trà đã triển khai xây dựng hạ tầng giai đoạn 1 và đã đi vào hoạt động. Cụm công nghiệp Phong Phú có 48 doanh nghiệp đầu tư, tạo việc làm cho hơn 6.000 lao động. Ngoài ra, cụm công nghiệp Trần Lãm đã hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
- Giai đoạn đến năm 2015: Thành phố sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp theo quy hoạch được phê duyệt. Đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp đến đầu tư xây dựng và sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp, góp phần thu hút các lực lượng lao động từ các khu vực lân cận ngoài tỉnh đến sinh sống và làm việc trên địa bàn. Cụ thể là:
+ Hoàn thành giải phóng mặt bằng diện tích còn lại và xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng 02 Cụm công nghiệp Phong Phú và Trần Lãm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đủ năng lực vào đầu tư để sớm lấp đầy các cụm công nghiệp.
+ Triển khai mở rộng Cụm công nghiệp Trần Lãm theo quy hoạch được duyệt.
+ Phối hợp với các ngành hữu quan của Tỉnh để tạo điều kiện cho chủ dự án triển khai hoàn thành xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Phúc Khánh nhằm thu hút các doanh nghiệp Đài Loan vào tham gia đầu tư vào khu công nghiệp này.
+ Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng vào các khu dịch vụ tổng hợp Phú Xuân, khu dịch vụ đường Nguyễn Tông Quai.
+ Triển khai Đề án nâng cấp một số xã lên phường (như các xã Phú Xuân, Tân Bình…..), nâng tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cùng cấp trực thuộc đạt từ hai phần ba trở lên (theo nội dung Điều 4 - Nghị định số 62/2011/NĐ-CP ngày 26/7/2011 của Chính phủ về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn).
+ Tăng cường khai thác có hiệu quả các chương trình du lịch: Tuy các địa chỉ du lịch trong Thành phố còn khá ít, nhưng Thành phố có điều kiện thuận lợi để hoà nhập vào các tua du lịch của Tỉnh và của vùng (Theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch được duyệt) có thể như: Hà Nội - Thái Bình, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng, v.v… Trong Tỉnh có thể hình thành các tuyến xuất phát từ Thành phố đi Tiền Hải - Thái Thụy, Đền Trần (Hưng Hà), Vũ Thư, v.v... Trên cơ sở đó, ngành du lịch Thành phố có thể đẩy mạnh các hoạt động theo chiều sâu, giữ một mắt xích quan trọng trên các tua của Tỉnh của vùng. Tại Thành phố, có thể đẩy mạnh các loại hình dịch vụ du lịch như: phục vụ lưu trú, các khu sinh thái, văn hoá, giải trí tổng hợp, các khu điểm sinh thái chuyên đề, các điểm du lịch văn hoá tín ngưỡng,vv... Các cơ sở kinh tế du lịch của Thành phố bao gồm: Khu du lịch sinh thái, văn hoá giải trí Thành phố quy mô khoảng 150ha (đang lập quy hoạch chi tiết), công viên Kỳ Bá khoảng 10ha (đang thi công xây dựng); ngoài ra còn đẩy mạnh khai thác không gian cảnh quan trên sông Trà Lý cho phát triển du lịch - dịch vụ.
- Đối với chỉ tiêu Tỷ lệ các cơ sở sản xuất mới xây dựng có trạm xử lý nước thải:
+ Đẩy nhanh việc thực hiện dự án xử lý nước thải tại các khu, cụm công nghiệp.
+ Tăng cường công tác thanh, kiểm tra và kiên quyết xử lý các cơ sở sản xuất, các tổ chức, cá nhân xả nước thải gây ô nhiễm môi trường theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.
- Đối với chỉ tiêu số nhà tang lễ khu vực nội thị:
+ Nâng cấp Nhà xác bệnh viện đa khoa Thái Bình trở thành nhà tang trên địa bàn thành phố.
b. Đối với nhóm chỉ tiêu đạt trên mức điểm tối thiểu nhưng chưa đạt điểm tối đa (17 chỉ tiêu):
- Đối với chỉ tiêu Vị trí và tính chất đô thị.
+ Để nâng cao vai trò của đô thị đối với tỉnh Thái Bình và các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng, giai đoạn 2013-2015 UBND thành phố đề xuất với UBND tỉnh cho triển khai lập Chương trình phát triển đô thị thành phố Thái Bình giai đoạn 2013-2020.
+ Hoàn thành đề án công nhận thành phố Thái Bình là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Thái Bình.
+ Tiếp tục nâng cấp hạ tầng đô thị, đặc biệt là đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ (các tuyến QL1A, QL10, QL21, QL39,v.v..) để kết nối với các đô thị trong tiểu vùng Đồng bằng sông Hồng.
+ Phát triển và khai thác hiệu quả các tuyến đường sông (sông Hồng, sông Thái Bình, sông Trà Lý,v.v…).
+ Nghiên cứu và Đầu tư xây dựng tuyến đường sắt mới chạy dọc các tỉnh duyên hải, từ Quảng Ninh đến Thái Bình, Nam Định,v.v…).
+ Đẩy mạnh hợp tác giữa thành phố với các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng và các địa phương trong vùng trong các lĩnh vực: tiêu thụ các sản phẩm nông, thủy sản; chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp; hợp tác phát triển công tác thông tin và xúc tiến thương mại; hợp tác khai thác trong các lĩnh vực dịch vụ du lịch; trao đổi kinh nghiệm trong xây dựng và quản lý phát triển đô thị.
+ Phối hợp với các tỉnh trong vùng thực hiện mục tiêu chiến lược quốc gia đầu tư xây dựng tuyến đường ven biển từ Thanh Hóa – Ninh Bình – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh, đồng thời đẩy mạnh hợp tác trên tuyến hành lang kinh tế ven biển trong các lĩnh vực: đào tạo, cung cấp dịch vụ y tế, khoa học – công nghệ, du lịch, v.v… Đây là tuyến hành lang kinh tế quan trọng, có ý nghĩa to lớn không chỉ về mặt an ninh quốc phòng mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng. Tuyến hành lang ven biển có chiều dài gần 200km nối tiếp từ Nga Sơn (Thanh Hóa) qua Kim Sơn (Ninh Bình) kết nối vào Thịnh Long sang Quất Lâm (Nam Định) sang Thái Bình (tại Cống Lâu đi Tiền Hải – Diêm Điền).
- Đối với chỉ tiêu Thu nhập bình quân đầu người năm so với cả nước.
+ Huy động mọi nguồn vốn đầu tư theo chủ trương xã hội hoá đầu tư của Nhà nước nhằm triển khai xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống chợ trên địa bàn thành phố. Đến 2015 tổng số chợ trên địa bàn thành phố là 27 chợ, trong đó: có 01 chợ loại I, 8 chợ loại II, 18 chợ loại III. Đến 2020 có 27 chợ, trong đó chợ loại 1 có 1 chợ, chợ loại 2 có 10 chợ và 16 chợ loại 3.
+ Hình thành và phát triển hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị: Giai đoạn 2011-2015 tập trung huy động để xây dựng 7 siêu thị, 4 trung tâm thương mại trong đó có 3 siêu thị hạng 1, 3 siêu thị hạng 2 và 1 siêu thị hạng 3, 01 trung tâm thương mại hạng 1. Giai đoạn 2016-2020, xây dựng thêm 7 siêu thị hạng 3, 4 siêu thị hạng 2 và 01 trung tâm thương mại hạng 2.
+ Hình thành các trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện ích và các dịch vụ logistics tại các phố Lý Thường Kiệt (chuyên mặt hàng cơ khí phục vụ nông nghiệp, vật liệu xây dựng và nội thất), phố Lê Quý Đôn - Hai Bà Trưng đến ngã tư Lê Quý Đôn - Trần Thái Tông (chuyên hàng dệt may, quần áo, vải, chăn ga, ..), phố Lý Bôn từ ngã tư An Tập đến Cầu Nề (chuyên doanh mặt hàng thuốc chữa bệnh và vật tư y tế), phố Nguyễn Thị Minh Khai (chuyên doanh mặt hàng điện tử), tại xã Phú Xuân dịch vụ vận tải, kho hàng trung chuyển cạnh nút Kỳ Đồng,...
+ Phối hợp thực hiện tốt quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh. Với vai trò là đầu mối của các tuyến du lịch, thành phố sẽ khai thác triệt để và hiệu quả tiềm năng, các tuyến du lịch: Thành phố - Làng vườn Bách Thuận, Thành phố - Đền Tiên La - Đền Vua Trần, Thành phố - Diêm Điền - Tiền Hải, Thành phố - Làng Khuốc, Nguyên Xá - Đền Đồng Bằng, Thành phố - Chùa Keo và các tuyến du lịch thành phố đi các tỉnh lân cận. Khai thác triệt để tiềm năng du lịch lễ hội văn hoá trên địa bàn như: chùa Bồ, đền Quan, chùa Tiền, v.v... củng cố, mở rộng và khai thác có hiệu quả thị trường khách du lịch nội địa và từng bước khai thác thị trường khách du lịch quốc tế. Xây dựng các điếm vui chơi giải trí, du lịch, khu du lịch sinh thái. Đầu tư theo quy hoạch cơ sở hạ tầng du lịch như khách sạn, các khu, điểm du lịch. Phát triển mạnh các dịch vụ vận tải, khoa học - công nghệ, y tế, văn hóa, thông tin liên lạc, thể thao, dịch vụ việc làm và an sinh xã hội, v.v...
+ Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động ngân hàng, các tổ chức tín dụng, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác.
+ Tiếp tục đầu tư mới và nâng cấp hệ thống cửa hàng xăng dầu theo quy hoạch điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến 2015.
- Đối với 03 chỉ tiêu: Tỷ lệ tăng dân số hàng năm, Dân số nội thị và Tỷ lệ đô thị hóa.
+ Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và lấp đầy các cụm công nghiệp theo quy hoạch được phê duyệt
+ Triển khai và hoàn thành Đề án nâng cấp các xã Phú Xuân, Tân Bình, sáp nhập xã Đông Hòa và một phần của phường Hoàng Diệu để trở thành 03 phường.
+ Phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành quy hoạch chi tiết các phường.
+ Quy hoạch phát triển thương mại – dịch vụ: Hoàn thành quy hoạch trung tâm thương mại mới ở phường Quang Trung (đường Chu Văn An kéo dài), đường Lê Quý Đôn kéo dài.
+ Tập trung hoàn thành triển khai xây dựng và khai thác các loại hình du lịch như: Công Viên Kỳ Bá, Hồ Ty Riệu, khu công viên vui chơi giải trí ở Hoàng Diệu và khu du lịch sinh thái nhà vườn, câu cá ở Hoàng Diệu – Đông Mỹ.
- Đối với chỉ tiêu Đất xây dựng CTCC cấp khu ở.
+ Nâng cao năng lực và trách nhiệm quản lý các công trình xây dựng cơ bản, bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật và chất lượng công trình.
+ Triển khai đầu tư xây dựng và nâng cấp các công trình công cộng (như trường học, chợ, trung tâm thương mại,...) phục vụ cho nhu cầu sử dụng của nhân dân.
+ Đầu tư xây dựng hệ thống tượng đài và công trình văn hóa ngoài trời.
- Đối với chỉ tiêu Chỉ tiêu đất dân dụng.
+ Tăng cường công tác quản lý đối với các dự án đầu tư về xây dựng, sử dụng đất và bảo vệ môi trường.
+ Triển khai thực hiện theo các nội dung đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Bình đến năm 2030 được phê duyệt.
+ Triển khai lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trên địa bàn thành phố Thái Bình.
+ Triển khai thực hiện theo các nội dung Nghị quyết Số 31/2011/NQ-HĐND, ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình Khóa XV, kỳ họp thứ ba về việc phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thái Bình đến năm 2020. Cụ thể:
* Giai đoạn 2011-2015.
+ Đôn đốc hoàn thành dứt điểm việc xây dựng nhà ở tại các khu đô thị đã có như: Khu đô thị Trần Hưng Đạo, Khu đô thị Trần Lãm, Khu đô thị Kỳ Bá, sớm bàn giao cho Thành phố quản lý để người dân yên tâm sử dụng và có thực quyền sở hữu. Triển khai đầu tư xây dựng mới các Dự án phát triển nhà ở thương mại sau:
+ Khu dân cư và nhà ở xã hội phường Quang Trung với diện tích 10 ha.
+ Khu nhà ở đường Lê Quý Đôn kéo dài, phường Trần Lãm diện tích giai đoạn 1 khoảng 30 ha.
+ Khu nhà ở đường Nguyễn Tông Quai- Hoàng Công Chất khoảng 20 ha.
+ Khu nhà ở xã Vũ Phúc giai đoạn 1 khoảng 15 ha.
+ Khu nhà ở phường Hoàng Diệu giai đoạn 1 khoảng 10 ha.
+ Khu nhà ở xã Phú Xuân giai đoạn 1 khoảng 15 ha.
+ Một số khu nhà ở phát sinh mới và một số khu nhà ở quy mô nhỏ xen kẽ trong khu dân cư hiện có diện tích khoảng 30 ha.
* Giai đoạn 2016-2020.
+ Khu nhà ở đường Lê Quý Đôn kéo dài giai đoạn 2 với diện tích khoảng 20 ha.
+ Khu nhà ở xã Vũ Phúc giai đoạn 2 khoảng 15 ha.
+ Khu nhà ở phường Hoàng Diệu giai đoạn 2 khoảng 15 ha.
+ Khu nhà ở đường Nguyễn Tông Quai- Hoàng Công Chất khoảng 30 ha.
+ Khu nhà ở xã Vũ Chính khoảng 10 ha.
+ Một số Khu nhà ở tại xã Vũ Lạc, Vũ Đông, Tân Bình, Đông Hoà khoảng 30 ha.
* Phát triển nhà ở xã hội Giai đoạn 2011-2015.
+ Hoàn thành xây dựng khu nhà ở xã hội tại điểm Xí nghiệp Đoàn kết cũ đường Trần Hưng Đạo diện tích 0,47 ha, tại lô đất cạnh Đoàn chèo Thái Bình với diện tích 0,3 ha và tại khu tập thể Công ty xuất nhập khẩu Thái Bình diện tích khoảng 0,3 ha.
+ Hoàn thành các Dự án nhà ở công nhân các đơn vị ngành Dầu khí, nhà ở Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam và Tập đoàn Điện lực.
+ Hoàn chỉnh Dự án nhà ở sinh viên với quy mô 4 nhà 9 tầng có diện tích sàn là 32.000 m2 bố trí chỗ ở cho 3.400 sinh viên tại Thành phố Thái Bình và ký túc xá sinh viên trường đại học Y khoa; trường đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (khu 2); hoàn chỉnh Dự án làng sinh viên trên diện tích 2 ha tại phường Quang Trung.
+ Triển khai xây dựng khu nhà ở xã hội tại phường Quang Trung với diện tích khoảng 1,9ha; khu nhà ở xã hội tại xã Phú Xuân với diện tích khoảng 5 ha và một số dự án nhà ở xã hội khác khi có nhu cầu.
* Phát triển nhà ở xã hội Giai đoạn 2016-2020.
+ Triển khai khu nhà ở xã hội tại xã Phú Xuân với diện tích khoảng 5ha.
+ Các công trình nhà ở xã hội độc lập trong các Dự án phát triển nhà ở thương mại với diện tích khoảng 5ha.
- Đối với chỉ tiêu Cơ sở giáo dục, đào tạo (đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề).
+ Triển khai thực hiện theo Quyết định số 2783/QĐ-UBND, ngày 29 tháng 11 năm 2012 của UBND tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnh Thái Bình đến năm 2020: (Năm 2013: Nâng cấp trường Trung cấp nghề Thái Bình lên trường Cao đẳng nghề; Năm 2014: Nâng cấp trường Trung cấp nghề cho người khuyết tật lên trường Cao đẳng nghề).
+ Triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các trường PTCS, v.v...
- Đối với chỉ tiêu Đầu mối giao thông;
+ Tiếp tục triển khai thực hiện và hoàn thành các dự án giao thông theo danh mục dự án ưu tiên đầu tư (Danh mục kèm theo tại Biểu 39 – Phụ lục I).
+ Phối hợp chặt chẽ với tỉnh và các tỉnh trong Vùng để thực hiện đầu tư xây dựng các tuyến đường cao tốc ven biển, cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh, quốc lộ Hà Nam - Thái Bình và hệ thống đường thủy, đường sắt, hàng hải trong vùng để tiếp tục khai thác các thế mạnh của thành phố là tâm điểm giao lưu của vùng Duyên hải Bắc Bộ, vùng Đồng bẳng sông Hồng, cả nước và quốc tế.
+ Tiếp tục khai thác hiệu quả những ảnh hưởng tích cực của các tuyến giao thông huyết mạch Quốc gia và vùng Nam ĐBSH, đó là các hành lang kinh tế - kỹ thuật - đô thị quan trọng của vùng như QL10, QL39 để phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc giao lưu và giao thương với các khu vực trọng điểm phát triển trong vùng và cả nước. + Quan hệ đối nội trong Tỉnh
+ Phát triển và khai thác hiệu quả các tuyến vận tải đường sông, đường biển như Sông Trà Lý, cảng Diêm Điền, v.v...
- Đối với chỉ tiêu Tỷ lệ phục vụ vận tải hành khách công cộng.
+ Để tăng cường tỷ lệ phục vụ vận tải hành khách công cộng và chất lượng dịch vụ công cộng, giai đoạn đến năm 2015 thành phố Thái Bình sẽ tiếp tục nâng cấp bến xe khách hiện có.
+ Ngoài ra, thành phố sẽ triển khai thực hiện việc đầu tư xây dựng các điểm đỗ, bãi đỗ xe tĩnh nhằm phát triển các tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt liên tỉnh và nâng cao chất lượng sử dụng dịch vụ, đồng thời sẽ nghiên cứu để tạo các cơ chế chính sách phù hợp nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vận tải đến đầu tư và phát triển về số lượng phương tiện vận chuyển như: taxi, xe buýt, xe khách, v.v… góp phần nâng cao chất lượng tỷ lệ phục vụ vận tải hành khách công cộng của đô thị.
- Đối với chỉ tiêu Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý:
+ Giai đoạn ngắn hạn, sẽ tập trung đẩy mạnh việc cải tạo nâng cấp hệ thống thoát nước. Trước mắt, tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước thải đô thị trên các tuyến đường khu vực nội thành, sau đó đến các tuyến đường ngoại thành. Phấn đấu giai đoạn dài hạn sẽ xây dựng các trạm xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn và đảm bảo về quy mô công suất xử lý nước.
+ Tiếp tục triển khai và hoàn thành dự án thoát nước hành phố Thái Bình, trong đó bao gồm các hạng mục hệ thống thoát nước, xử lý nước thải (giai đoạn 1) bằng nguồn vốn ODA, bao gồm các hạng mục nâng cấp, cải tạo hệ thống thoát nước hiện có, xây dựng hệ thống thoát nước chung, giếng tách nước, cống thu, trạm bơm tăng áp, trạm xử lý nước thải cho các phường trung tâm thành phố.
+ Tiếp tục triển khai thực hiện các dự án thoát nước và xử lý nước thải như: Dự án xử lý nước thải làng nghề Đông Thọ, Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Bắc sông Vĩnh Trà, Dự án thoát nước Hoàng Diệu, Rãnh thoát nước đường 10 cũ phường Hoàng Diệu.
- Đối với 02 chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt khu vực nội thị và Tỷ lệ đường phố chính khu vực nội thị được chiếu sáng:
+ Cải tạo và nâng cấp công suất các trạm biến áp: Nâng công suất của trạm 110KV Thái Bình (1x25MVA) đang xây dựng lên 110KV (2x63MVA) cấp cho đô thị
+ Xây dựng hệ thống lưới điện hiện đại cho các cụm dân cư, các cụm công nghiệp theo quy hoạch được phê duyệt.
+ Bổ sung thêm nguồn điện từ Nhà máy nhiệt điện 2 tại xã Mỹ Lộc - Thái Thụy - Thái Bình có công suất thiết kế 1200 MW, Nhà máy Nhiệt điện than Thái Bình 1 nâng công suất điện năng lên 1800MW.
+ Tiếp tục đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống điện chiếu sáng thành phố Thái Bình, bao gồm: Hệ thống chiếu sáng các tuyến Quốc lộ, hệ thống chiếu sáng các tuyến đường trục chính đô thị và khu vực.
+ Tăng cường chiếu sáng mỹ thuật tại các khu vực trung tâm thành phố, các công trình công cộng, các công trình trọng điểm và các công trình mang ý nghĩa gắn với các giai đoạn lịch sử hình thành và phát triển của thành phố, như: Quảng trường, công viên, các điểm giao cắt tại ngã ba, ngã tư của các tuyến phố chính, v.v…
+ Ban hành các tiếu chuẩn về quy cách lắp đặt đèn chiếu sáng tại các khu dân cư trong đô thị như: Loại đèn chiếu sáng, công suất, cột đèn chiếu sáng, chiều cao lắp đặt đèn chiếu sáng, v.v... và tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng chiếu sáng ngõ hẻm tại các tuyến phố trong khu dân cư bằng các nguồn vốn xã hội hóa.
- Đối với chỉ tiêu Đất cây xanh đô thị.
+ Hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng công viên Kỳ Bá, Dự án hồ Ty Rượu, Công viên Hoàng Diệu, trong đó sẽ tiếp tục trồng mới và phát triển hệ thống cây xanh tập trung.
+ Khuyến khích các tầng lớp nhân dân trồng cây xanh vỉa hè các tuyến phố của thành phố.
+ Thực hiện xã hội hóa việc đầu tư xây dựng các khu cây xanh tập trung, các khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao, trong đó quy định việc trồng cây xanh theo tiêu chuẩn đô thị.
- Đối với chỉ tiêu Quy chế quản lý kiến trúc toàn đô thị.
+ Tăng cường kiểm tra việc thực hiện xây dựng theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị đã ban hành, xây dựng các chương trình, kế hoạch quản lý giữ gìn trật tự cảnh quan môi trường đô thị, xây dựng tiêu chuẩn quy định việc công nhận các tuyến phố văn minh đô thị. Tăng cường kiểm tra xử lý kiên quyết việc xây dựng trái phép trên địa bàn thành phố, giữ gìn trật tự cảnh quan môi trường đô thị. Tăng cường kiểm tra đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác vệ sinh, thu gom rác nhà dân, nạo vét khơi thông cống rãnh, trồng thêm cây xanh đường phố, cây xanh các khu ở và khu công cộng, thảm cỏ, hệ thống chiếu sáng công cộng, v.v...
+ Tập trung xây dựng các công trình giao thông trong đô thị như: Dự án đường Vành đai phía Nam thành phố, đường Trần Lãm, đường Chu Văn An kéo dài, đường Đinh Tiên Hoàng, đường Ngô Quyền kéo dài, đường Kỳ Đồng kéo dài, đường Hoàng Công Chất kéo dài, đường Hoàng Diệu – Đông Thọ, đường Trần Lãm – Vũ Đông ,cải tạo các nút giao thông đô thị như nút giao thông Phúc Khánh,v.v…, xây dựng hoàn chỉnh Quảng trường 14-10, công viên 30-6, công viên Kỳ Bá, Hồ Ty Riệu, v.v… Từng bước xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống tượng đài và các công trình văn hóa ngoài trời.
- Đối với chỉ tiêu Khu đô thị mới.
+ Hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng đô thị mới theo quy hoạch: Khu đô thị Hoàng Diệu, Khu đô thị Phú Xuân, v.v…
- Đối với chỉ tiêu Tỷ lệ tuyến phố văn minh đô thị trên tổng số đường chính khu vực nội thị:
+ Tăng cường kiểm tra việc thực hiện xây dựng theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị, xây dựng các chương trình, kế hoạch quản lý giữ gìn trật tự cảnh quan môi trường đô thị, xây dựng tiêu chuẩn quy định việc công nhận các tuyến phố văn minh đô thị. Tăng cường kiểm tra xử lý kiên quyết việc xây dựng trái phép trên địa bàn thành phố, giữ gìn trật tự cảnh quan môi trường đô thị. Tăng cường kiểm tra đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác vệ sinh, thu gom rác nhà dân, nạo vét khơi thông cống rãnh, trồng thêm cây xanh đường phố, cây xanh các khu ở và khu công cộng, thảm cỏ, hệ thống chiếu sáng công cộng, v.v...
+ Tiếp tục thực hiện cải tạo và nâng cấp các tuyến đường hiện hữu trong đô thị như: các tuyến đường trục chính đô thị, đường liên khu và các tuyến đường khu vực đô thị.
+ Cải tạo, nâng cấp và chỉnh trang các tuyến đường nội bộ trong các khu dân cư.
c. Các dự án ưu tiên giai đoạn ngắn hạn 2013-2015 nhằm khắc phục và hoàn thiện nhóm chỉ tiêu chưa đạt điểm và nhóm chỉ tiêu đạt điểm nhưng chưa đạt điểm tối đa
Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên giai đoạn 2013-2015
Tiêu chuẩn/Chỉ tiêu | Giải pháp thực hiện | Kinh phí (Tỷ đồng) | Nguồn vốn | Đơn vị thực hiện/phối hợp |
Vị trí và tính chất đô thị & Quy mô dân số toàn đô thị (Theo Quy hoạch chung thành phố Thái Bình; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Thái Bình lần thứ XXVI) | - Lập và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Thái Bình giai đoạn 2013-2020 | 2 | Ngân sách | Sở Xây dựng; UBND thành phố Thái Bình; Sở Nội vụ/ Sở KHĐT; Sở Tài chính |
- Lập đề án Đề nghị công nhận công nhận thành phố Thái Bình là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Thái Bình | 1,46 | |||
Kinh tế xã hội (Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Thái Bình; các chương trình, đề án trọng tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Thái Bình lần thứ XXVI) | - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng thương mai - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, giảm nông - lâm - thủy sản - Tận dụng tối đa các tiềm năng du lịch |
| Ngân sách và khu vực tư nhân | Sở KHĐT; UBND thành phố Thái Bình; Sở LĐTBXH; Sở VHTTDL/ Sở Công thương; Sở Tài chính; Sở NNPTNT; Sở Xây dựng |
Công trình công cộng cấp đô thị (Theo Danh mục dự án đầu tư xây dựng trọng điểm giai đoạn 2012-2015; Danh mục các dự án đầu tư kế hoạch trung hạn 2013-2015 của UBND thành phố Thái Bình) | Xây dựng hạ tầng khu dân cư, tái định cư và nhà ở xã hội phường Quang Trung | 35,6 | Ngân sách tỉnh, ngân sách Trung ương, xã hội hóa | UBND huyện; Sở GDĐT; Sở Xây dựng/ Sở KHĐT; Sở Tài chính |
Xây dựng nhà ở xã hội khu đất xí nghiệp Đoàn Kết | 100 | |||
Dự án Trường THCS Tây Sơn (quy mô 8.884 m2) | 20 | Ngân sách tỉnh | ||
Dự án Trường tiểu học Trần Hưng Đạo | 10 | |||
Dự án Trường THCS Trần Hưng Đạo | 10 | |||
Dự án Khu liên cơ phường Hoàng Diệu | 45 | |||
Hội trường UBND phường Tiền Phong | 6,67 | |||
Trụ sở UBND phường Tiền Phong | 5 | |||
Trụ sở UBND phường Đề Thám | 5 | |||
Hội trường UBND phường Trần Hưng Đạo | 3 | |||
Hội trường UBND phường Quang Trung | 3 | |||
Hội trường – Nhà văn hóa UBND phường Trần Lãm | 6,04 | Ngân sách tỉnh; vốn khác | ||
Hội trường UBND phường Kỳ Bá | 3 | Ngân sách tỉnh | ||
Hệ thống giao thông | Đường Đinh Tiên Hoàng | 10 | Ngân sách tỉnh |
|
| Đường Hoàng Diệu đi Đông Thọ | 20 | Ngân sách tỉnh |
|
| Đường Trần Lãm | 20 | Ngân sách tỉnh |
|
| Đường Nguyễn Danh Đới | 10 | Ngân sách Thành phố |
|
| Đường Trần Lãm đi Vũ Đông | 20 | Ngân sách tỉnh |
|
| Đường trục xã Vũ Phúc từ đường Doãn Khuê đến UBND xã | 20 | Ngân sách tỉnh |
|
| Đường đê vùng cứu hộ cứu nạn Hoàng Diệu-Đông Hòa, thành phố Thái Bình | 20 | Ngân sách tỉnh |
|
| Đường trục thôn Đại Lai, xã Phú Xuân | 6 | Ngân sách Th ành ph ố |
|
| Đường Kỳ Đồng kéo dài | 50 | BOT |
|
| Đường Hoàng Công Chất kéo dài | 10 | Ngân sách Th ành ph ố |
|
Hệ thống cấp nước |
|
|
|
|
Hệ thống thoát nước (Theo Danh mục dự án đầu tư xây dựng trọng điểm giai đoạn 2012-2015; Danh mục các dự án đầu tư kế hoạch trung hạn 2013-2015 của UBND thành phố Thái Bình) | Dự án thoát nước hành phố Thái Bình | 400 | Vốn ODA; vốn đối ứng |
|
Dự án xử lý nước thải làng nghề Đông Thọ | 5 | Ngân sách tỉnh |
| |
Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Bắc sông Vĩnh Trà | 450 |
| ||
Dự án thoát nước Hoàng Diệu | 200 |
| ||
Rãnh thoát nước đường 10 cũ phường Hoàng Diệu | 1,5 |
| ||
Hệ thống cấp điện và chiếu sáng công cộng (Theo Danh mục các dự án đầu tư kế hoạch trung hạn 2013-2015 của UBND thành phố Thái Bình) | Dự án chiếu sáng đường Lý Thái Tổ | 3,21 | Ngân sách tỉnh |
|
Dự án chiếu sáng đường Ngô Quyền | 3 |
| ||
Dự án chiếu sáng đường Đinh Tiên Hoàng | 3 |
| ||
Cây xanh, xử lý chất thải và nhà tang lễ (Theo Danh mục dự án đầu tư xây dựng trọng điểm giai đoạn 2012-2015; Danh mục các dự án đầu tư kế hoạch trung hạn 2013-2015 của UBND thành phố Thái Bình) | Quy hoạch nghĩa trang nhân dân Thành phố phía Nam | 1 | Ngân sách tỉnh |
|
Quy hoạch Nhà hỏa táng | 1 |
| ||
Dự án hồ Ty Rượu | 45 | Ngân sách tỉnh; Doanh nghiệp |
| |
Công viên Kỳ Bá | 120 |
| ||
Xây dựng nghĩa trang nhân dân Thành phố phía Nam | 50 | Ngân sách các cấp; xã hội hóa |
| |
Công viên Hoàng Diệu | 230 | Ngân sách tỉnh |
| |
Hệ thống tượng đài và công trình văn hóa ngoài trời | 100 |
| ||
Xây dựng Nhà tang lễ | 20 |
| ||
Xây dựng nghĩa trang Nội Tây xã Vũ Chính | 5 |
| ||
Kiến trúc cảnh quan đô thị (Theo Danh mục dự án đầu tư xây dựng trọng điểm giai đoạn 2012-2015) | Khu đô thị Hoàng Diệu | 420 | Ngân sách tỉnh |
|
Khu đô thị Phú Xuân | 220 |
| ||
Tuyến phố văn minh đô thị: - Xây dựng nếp sống văn minh đô thị (Theo các chương trình, đề án trọng tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Thái Bình lần thứ XXVI) - Ban hành văn bản về việc công nhận tuyến phố văn minh đô thị |
| UBND thành phố Thái Bình; Sở Xây dựng/ Sở KHĐT; Sở Tài chính | ||
Các dự án theo đề xuất của Quy hoạch chung thành phố Thái Bình | Lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trên địa bàn thành phố Thái Bình (Theo Danh mục dự án đầu tư xây dựng trọng điểm giai đoạn 2012-2015) | 3 | Ngân sách tỉnh | UBND thành phố Thái Bình; Sở Xây dựng |
- 1 Nghị quyết 12/2015/NQ-HĐND thông qua Đề án đề nghị công nhận thành phố Quảng Ngãi là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi
- 2 Nghị quyết 25/2014/NQ-HĐND thông qua Đề án phân loại đô thị thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Ninh Thuận
- 3 Nghị quyết 53/2013/NQ-HĐND thông qua Đề án đề nghị công nhận thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang là đô thị loại II
- 4 Công văn 1950/TTg-KGVX năm 2013 đôn đốc thực hiện Chỉ thị 15/CT-TTg tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Nghị quyết 08/NQ-HĐND năm 2013 thông qua Đề án 11/ĐA-UBND đề nghị công nhận thành phố Ninh Bình là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Ninh Bình
- 6 Nghị quyết 106/NQ-HĐND năm 2013 thông qua Đề án đề nghị công nhận đô thị Đông Triều mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 7 Nghị quyết 97/NQ-HĐND năm 2013 thông qua Đề án đề nghị công nhận thành phố Uông Bí là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Ninh
- 8 Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
- 9 Nghị quyết 70/2012/NQ-HĐND thông qua Đề án đề nghị công nhận thành phố Hạ Long là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Quảng Ninh
- 10 Quyết định 1659/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Nghị quyết 31/2011/NQ-HĐND phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thái Bình đến năm 2020
- 12 Nghị quyết 42/ 2011/NQ-HĐND thông qua Đề án công nhận thành phố Việt Trì là đô thị loại I do tỉnh Phú Thọ
- 13 Nghị định 62/2011/NĐ-CP về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn
- 14 Nghị quyết 14/2011/NQ-HĐND phê chuẩn Đề án "Nâng cấp Thành phố Nam Định là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nam Định"
- 15 Thông tư 34/2009/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 42/2009/NĐ-CP về việc phân loại đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 16 Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 17 Nghị định 42/2009/NĐ-CP về việc phân loại đô thị
- 18 Quyết định 445/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 19 Quyết định 865/QĐ-TTG năm 2008 phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng Duyên hải Bắc bộ đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 20 Nghị định 181/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Đông Hưng, huyện Kiến Xương, huyện Vũ Thư để mở rộng thành phố Thái Bình; điều chỉnh địa giới hành chính phường, xã; thành lập phường thuộc thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
- 21 Quyết định 191/2006/QĐ-TTg về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ để triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW năm 2005 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 22 Quyết định 145/2004/QĐ-TTg về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 23 Nghị định 117/2004/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình
- 24 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 25 Luật xây dựng 2003
- 1 Nghị quyết 70/2012/NQ-HĐND thông qua Đề án đề nghị công nhận thành phố Hạ Long là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Quảng Ninh
- 2 Nghị quyết 97/NQ-HĐND năm 2013 thông qua Đề án đề nghị công nhận thành phố Uông Bí là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Ninh
- 3 Nghị quyết 106/NQ-HĐND năm 2013 thông qua Đề án đề nghị công nhận đô thị Đông Triều mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 4 Nghị quyết 08/NQ-HĐND năm 2013 thông qua Đề án 11/ĐA-UBND đề nghị công nhận thành phố Ninh Bình là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Ninh Bình
- 5 Công văn 1950/TTg-KGVX năm 2013 đôn đốc thực hiện Chỉ thị 15/CT-TTg tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Nghị quyết 42/ 2011/NQ-HĐND thông qua Đề án công nhận thành phố Việt Trì là đô thị loại I do tỉnh Phú Thọ
- 7 Nghị quyết 53/2013/NQ-HĐND thông qua Đề án đề nghị công nhận thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang là đô thị loại II
- 8 Nghị quyết 25/2014/NQ-HĐND thông qua Đề án phân loại đô thị thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Ninh Thuận
- 9 Nghị quyết 12/2015/NQ-HĐND thông qua Đề án đề nghị công nhận thành phố Quảng Ngãi là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi
- 10 Nghị quyết 14/2011/NQ-HĐND phê chuẩn Đề án "Nâng cấp Thành phố Nam Định là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nam Định"