HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2009/NQ-HĐND | Yên Bái, ngày 17 tháng 7 năm 2009 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
KHÓA XVI - KỲ HỌP THỨ 15
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 03/TT-BKH ngày 01 tháng 7 năm 2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 116/2006/QĐ-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 - 2020;
Sau khi xem xét Tờ trình số 80/TTr-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc đề nghị phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 - 2020, Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách và tiếp thu ý kiến tham gia của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 - 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
- Huy động cao nhất mọi nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của tỉnh về con người, đất đai và các nguồn tài nguyên khác; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp; phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
- Tập trung, ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ lực, có lợi thế, giá trị và hàm lượng công nghệ cao, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, hướng ra xuất khẩu.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, giải phóng sức sản xuất. Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác. Sản xuất tập trung thành vùng nguyên liệu, gắn với phát triển công nghiệp chế biến, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
- Đẩy mạnh tiến độ xây dựng hạ tầng khu du lịch, hình thành các sản phẩm du lịch; chuyển dịch mạnh du lịch trong nhóm dịch vụ.
- Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, tạo việc làm, giảm nghèo, giảm chênh lệch về mức sống giữa các khu vực và làm tốt công tác bảo vệ và tái tạo môi trường; đảm bảo an ninh - quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
2. Điều chỉnh mục tiêu phát triển chủ yếu
a) Mục tiêu tổng quát:
Phấn đấu đến năm 2020, tỉnh Yên Bái cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về an ninh – quốc phòng, đầu mối giao thông vận tải, nằm trong hệ thống các điểm phát triển du lịch vùng miền núi phía bắc. Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, công nghiệp giữ vai trò chủ đạo. Các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị, nâng cao trình độ công nghệ, sản xuất ra khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao, có ưu thế cạnh tranh và xuất khẩu; tăng nhanh tỷ trọng du lịch trong cơ cấu kinh tế dịch vụ; phát huy tiềm năng thế mạnh trong phát triển kinh tế đồi rừng và chăn nuôi. Phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên.
b) Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu về kinh tế:
- Điều chỉnh chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2011- 2015) từ 12,5% lên 13%; 5 năm (2016 - 2020) từ 13% lên 13,5%.
- Điều chỉnh chỉ tiêu cơ cấu kinh tế: Công nghiệp Xây dựng - Dịch vụ - Nông
lâm nghiệp năm 2015 từ ( 44% - 36% - 20% sang ( 40% - 34% - 26%); năm 2020 từ (46% - 37% - 17%) sang ( 46% - 35% - 19%).
- Điều chỉnh chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người năm 2015 từ 17,5 triệu đồng lên 19,5 triệu đồng; năm 2020 từ 34 triệu đồng lên 38 triệu đồng.
- Điều chỉnh chỉ tiêu tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2015 từ 235.000 tấn lên 250.000 tấn; năm 2020 từ 250.000 tấn lên 275.000 tấn.
- Giữ ổn định chỉ tiêu tổng diện tích chè ở mức 13.000 ha từ năm 2010 trở đi; điều chỉnh sản lượng chè búp tươi năm 2015 từ 90.000 tấn lên 110.000 tấn; năm 2020 đạt 130.000 tấn.
- Điều chỉnh chỉ tiêu tổng diện tích rừng năm 2015 từ 428.810 ha lên 438.016 ha; năm 2020 đạt 442.500 ha.
- Bổ sung chỉ tiêu tổng đàn gia súc chính thời kỳ (2011- 2015) tăng bình quân 4,8%; thời kỳ (2016 - 2020) tăng bình quân 3,7%.
- Điều chỉnh giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2015 từ 6.500 tỷ đồng lên 7.200 tỷ đồng; năm 2020 từ 14.000 tỷ đồng lên 15.000 tỷ đồng.
- Điều chỉnh tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên thị trường xã hội năm 2015 từ 5.300 tỷ đồng lên 8.700 tỷ đồng; năm 2020 từ 11.000 tỷ đồng lên 17.500 tỷ đồng.
- Điều chỉnh kim ngạch xuất khẩu năm 2015 từ 35 triệu USD lên 45 triệu USD; năm 2020 từ 50 triệu USD lên 80 triệu USD.
- Giữ nguyên chỉ tiêu tổng thu cân đối Ngân sách trên địa bàn năm 2015 đạt 1.500 tỷ đồng; năm 2020 đạt 3.500 tỷ đồng.
- Điều chỉnh tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 5 năm (2011 - 2015) từ 21.000 tỷ đồng lên 25.000 tỷ đồng; 5 năm (2016 - 2020) từ 42.000 tỷ đồng lên 50.000 tỷ đồng.
Mục tiêu về xã hội:
- Giữ nguyên chỉ tiêu việc làm mới bình quân mỗi năm cho 16.000 - 17.000 lao động.
- Điều chỉnh tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 từ 35% lên 42%; năm 2020 từ 40% lên 50%.
- Tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm 4% (theo chuẩn từng thời kỳ).
- Điều chỉnh chỉ tiêu số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2015 là 175; giữ nguyên mục tiêu đến năm 2020 là 180 bằng 100% tổng số xã, phường, thị trấn.
- Giữ nguyên chỉ tiêu số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở đến năm 2015 là 180 bằng 100% tổng số xã, phường, thị trấn.
- Bổ sung chỉ tiêu số trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2015 là 95 trường, chiếm 15% tổng số trường; năm 2020 là 130 trường, chiếm 20% tổng số trường.
- Giữ nguyên chỉ tiêu tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng năm 2015 còn 19%, năm 2020 giảm còn 16%.
- Điều chỉnh chỉ tiêu tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng mở rộng từ năm 2011 trở đi từ 100% xuống trên 99%.
- Điều chỉnh số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2015 từ 155 lên 160, chiếm 88,9% tổng số xã, phường, thị trấn; năm 2020 giữ nguyên là 170, chiếm 94,4% tổng số xã, phường, thị trấn.
- Giữ nguyên chỉ tiêu tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2015 là 1,086%; năm 2020 là 1,006%.
- Bổ sung chỉ tiêu mật độ điện thoại bình quân/100 dân năm 2015 đạt 28 máy; năm 2020 đạt 41 máy.
- Giữ nguyên chỉ tiêu tỷ lệ hộ dân được nghe Đài tiếng nói Việt Nam năm 2015 là 95%; điều chỉnh năm 2020 từ 100% xuống 98%.
- Điều chỉnh tỷ lệ hộ dân được xem Truyền hình Trung ương năm 2015 từ 85% lên 95%; năm 2020 từ 90% lên 98%.
- Điều chỉnh tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá năm 2015 từ 90% xuống 85%; năm 2020 từ 95% xuống 90%.
- Điều chỉnh tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hoá năm 2015 từ 97% xuống 95%; năm 2020 từ 100% xuống 98%.
- Bổ sung chỉ tiêu tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới phấn đấu đến năm 2015 đạt khoảng 15 - 20%; năm 2020 đạt trên 50%.
Mục tiêu về môi trường:
- Điều chỉnh chỉ tiêu tỷ lệ che phủ của rừng từ năm 2015 từ 62% lên 63,5%; năm 2020 lên 64,1%.
- Giữ nguyên chỉ tiêu tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh năm 2015 đạt 85%; điều chỉnh đến năm 2020 từ 95% xuống 90%.
- Bổ sung chỉ tiêu tỷ lệ hộ gia đình có công trình vệ sinh đủ tiêu chuẩn năm 2015 là 70%, năm 2020 là 90%.
- Bổ sung chỉ tiêu xử lý nước thải, rác thải tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
3. Phát triển ngành và lĩnh vực
a) Nông lâm nghiệp:
Tiếp tục đẩy mạnh cơ giới hoá trong sản xuất nông, lâm nghiệp; phát triển các làng nghề; giải quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn. Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp trên cơ sở những cây, con có lợi thế của tỉnh. Giữ ổn định diện tích các cây trồng lớn; tăng năng suất cây trồng, vật nuôi trên cơ sở nâng cao trình độ thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Chuyển dịch nhanh chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp.
b) Công nghiệp:
Tiếp tục xác định phát triển công nghiệp là khâu đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp. Tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng các thủy điện vừa và nhỏ; đổi mới công nghệ, thiết bị tinh chế các sản phẩm từ nông sản, khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng, nhằm khai thác tiềm năng lợi thế của tỉnh. Phát triển một số ngành công nghiệp mới, công nghiệp phù trợ, công nghiệp chế tạo, cơ khí, lắp ráp điện tử, dệt may, giày da...
c) Dịch vụ:
Tiếp tục phát triển thương mại, nâng cao chất lượng các dịch vụ vận tải, lưu thông hàng hóa thông suốt. Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu các sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu. Đầu tư khai thác các tiềm năng du lịch để đưa du lịch thành một mũi nhọn trong phát triển các ngành dịch vụ; tập trung vào các loại hình du lịch sinh thái, tham quan di tích lịch sử, lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
d) Phát triển doanh nghiệp:
Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển hệ thống doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh; làm tốt công tác xúc tiến đầu tư; tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp vào đầu tư tại tỉnh Yên Bái.
đ) Phát triển các lĩnh vực xã hội:
- Đầu tư nâng cấp các cơ sở, chú trọng đào tạo nghề dài hạn, nâng cao chất lượng dạy nghề; giải quyết việc làm cho người lao động, đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên, chất lượng dạy và học; thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục Tiểu học, Trung học cơ sở.
- Xây dựng, hình thành đồng bộ các cơ sở khám chữa bệnh; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; chủ động phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
- Tăng cường công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá tinh thần cho nhân dân. Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở; bài trừ các hủ tục lạc hậu.
a) Giao thông:
Khai thác và sử dụng có hiệu quả các tuyến đường Quốc lộ, đường sắt, cảng sông và phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương. Tiếp tục nâng cấp các tuyến tỉnh lộ hiện có. Đầu tư xây dựng mới các tuyến đường quan trọng, đường ngang, hệ thống cầu yếu, cầu vượt qua sông Hồng, đường vành đai thành phố. Xây dựng, nâng cấp các tuyến đường nội thị; hoàn thiện hệ thống đường kết hợp với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, hệ thống bãi đỗ xe, quảng trường, cây xanh, vườn hoa, hệ thống đèn tín hiệu, phân làn, luồng đảm bảo mỹ quan đô thị và an toàn giao thông.Tập trung phát triển các tuyến đường trục chính của các huyện; hoàn thiện hệ thống đường huyện, đường liên xã; đảm bảo 100% các xã có đường giao thông, ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa đi lại được 4 mùa; hệ thống đường giao thông nông thôn cơ bản được kiên cố.
b) Hệ thống thuỷ lợi, nước sinh hoạt:
- Tiếp tục đầu tư xây dựng kiên cố hoá hệ thống thuỷ lợi, đê, kè chống ngập úng, sạt lở. Xây dựng các trạm bơm đảm bảo tưới cho các diện tích lúa dọc theo bờ sông Hồng. Đầu tư xây dựng các cụm công trình thuỷ lợi thay thế cho các công trình thuỷ lợi có diện tích tưới nhỏ lẻ, manh mún.
- Xây dựng hoàn chỉnh, cải tạo hệ thống cấp nước, mở rộng thêm đường ống phân phối của các nhà máy nước hiện có; mở rộng các nhà máy nước ở khu, cụm công nghiệp; đầu tư xây dựng thêm các cơ sở cung cấp nước sạch cho các thị trấn, thị tứ và nông thôn.
c) Hệ thống điện:
- Tăng số trạm biến áp, dung lượng và chiều dài đường dây hạ thế điện lưới. Tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng các công trình thuỷ điện, nhất là hệ thống thuỷ điện cực nhỏ phục vụ các vùng nông thôn nằm quá xa trung tâm xã, phân bố dân cư thưa thớt, đi lại khó khăn không có điện lưới quốc gia.
d) Hạ tầng công cộng khác:
- Đầu tư xây dựng nâng cấp và xây dựng mới các cơ quan Đảng, đoàn thể, nhà nước, trụ sở xã; khu dân cư; các khu công viên cây xanh, vui chơi, giải trí; khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại và các chợ đầu mối; các nhà máy xử lý nước thải, rác thải, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
5. Phát triển không gian lãnh thổ
a) Phát triển vùng kinh tế:
Tiếp tục phát triển 2 vùng kinh tế phía Đông và phía Tây theo quy hoạch đã được duyệt: Vùng kinh tế phía Đông được xác định tập trung đầu tư trọng điểm phát triển kinh tế. Vùng kinh tế phía Tây tập trung đầu tư phát triển thoát khỏi tình trạng khó khăn, kém phát triển như hiện nay.
b) Phát triển đô thị:
- Giai đoạn 2011 – 2020, tiếp tục thực hiện mở rộng địa giới hành chính các đô thị lớn và các địa phương. Từng bước đầu tư nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng thành phố, thị xã, các thị trấn, thị tứ và trung tâm cụm xã.
Trong những năm tới tiếp tục xây dựng Yên Bái trở thành tỉnh giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng - an ninh, xây dựng căn cứ hậu phương vững mạnh trong khu vực phòng thủ vững chắc. Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
7. Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch
a) Về đầu tư:
Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước và các chương trình, dự án.
b) Về nguồn nhân lực:
Thực hiện tốt xã hội hoá công tác đào tạo nghề; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, các chuyên gia, nhà sản xuất, doanh nhân giỏi. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách thu hút nhân tài và lao động có trình độ cao công tác lâu dài tại Yên Bái, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
c) Về khoa học, công nghệ và môi trường:
Hỗ trợ các doanh nghiệp hợp tác xã, chủ trang trại, hộ nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học và thực hiện đổi mới công nghệ, khuyến khích các doanh nghiệp và các hộ nông dân sử dụng công nghệ sạch. Ngăn ngừa và xử lý nghiêm các trường hợp nhập và sử dụng công nghệ gây ô nhiễm môi trường.
d) Về thị trường:
Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng thị trường trong nước, tìm kiếm thị trường quốc tế.
Điều 2. Giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành Trung ương thẩm định; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đảm bảo đúng quy định của nhà nước.
- Giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Giao cho Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu của Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khoá XVI - Kỳ họp thứ 15 thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Nghị quyết 24/2011/NQ-HĐND điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 -2020
- 2 Quyết định 1999/QĐ-UBND năm 2011 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành từ 01/01/2007 đến hết ngày 31/12/2010 hết hiệu lực thi hành
- 3 Quyết định 1999/QĐ-UBND năm 2011 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành từ 01/01/2007 đến hết ngày 31/12/2010 hết hiệu lực thi hành
- 1 Quyết định 1228/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang đến năm 2020
- 2 Quyết định 1229/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đến năm 2020
- 3 Quyết định 1177/QĐ-UBND năm 2014 điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025
- 4 Thông tư 03/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5 Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 6 Thông tư 01/2007/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội do Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành
- 7 Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 8 Quyết định 116/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 10 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Nghị quyết 24/2011/NQ-HĐND điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 -2020
- 2 Quyết định 1999/QĐ-UBND năm 2011 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành từ 01/01/2007 đến hết ngày 31/12/2010 hết hiệu lực thi hành
- 3 Quyết định 1177/QĐ-UBND năm 2014 điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025
- 4 Quyết định 1228/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang đến năm 2020
- 5 Quyết định 1229/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đến năm 2020