HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2016/NQ-HĐND | Bình Phước, ngày 06 tháng 12 năm 2016 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ BA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Xét Tờ trình số 433/TTr-HĐND ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 35/BC-HĐND-PC ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Ban pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy chế về quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh.
1. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 11/2009/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế về quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm đảm bảo thực hiện Nghị quyết này.
Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện; hàng năm, cùng với việc báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh (vào kỳ họp giữa năm của năm sau), báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa IX, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 06 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực, từ ngày 16 tháng 12 năm 2016./.
| CHỦ TỊCH |
VỀ QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 10/2016/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
Quy chế này cụ thể hóa các quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 và các quy định khác của pháp luật về quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Quy chế này điều chỉnh hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh và các cơ quan, tổ chức phối hợp, tham gia hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 2. Thẩm quyền giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh
Giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh và Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh; giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh và nghị quyết của Hội đồng nhân dân các huyện, thị xã.
Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh bao gồm: giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh. Thẩm quyền giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 3. Các hình thức giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Giám sát trực tiếp tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Giám sát thường xuyên đối với việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật ở địa phương và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
3. Thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 4. Chương trình giám sát hàng năm của Hội đồng nhân dân tỉnh
Chậm nhất là ngày 01 tháng 3 của năm trước, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và cử tri ở địa phương gửi đề nghị, kiến nghị giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh đến Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh.
Tại kỳ họp giữa năm, Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chương trình giám sát năm sau của Hội đồng nhân dân tỉnh.
1. Bảo đảm thực hiện theo các nguyên tắc:
a) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật;
b) Bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả;
c) Không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
2. Thực hiện chế độ báo cáo:
a) Hội đồng nhân dân tỉnh báo cáo về hoạt động giám sát của mình trước cử tri địa phương thông qua phương tiện thông tin đại chúng và hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;
b) Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sát của mình trước Hội đồng nhân dân tỉnh;
c) Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sát của mình trước Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
d) Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sát của mình, báo cáo về hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong Tổ với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
đ) Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sát của mình trước cử tri tại địa phương thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri.
e) Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm về báo cáo, nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát của mình.
Điều 6. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát
Cơ quan tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát có các quyền và trách nhiệm theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, các quy định khác của pháp luật có liên quan và quy định của Quy chế này.
Điều 7. Tham gia giám sát của cơ quan, tổ chức, cá nhân
1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành viên của Mặt trận có thể được mời tham gia hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan có trách nhiệm tham gia hoạt động giám sát khi có yêu cầu của Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.
Mục 1. HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
Điều 8. Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện quyền giám sát thông qua các hoạt động
1. Hội đồng nhân dân tỉnh trực tiếp giám sát tại kỳ họp thường lệ:
a) Xem xét báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh;
b) Xem xét báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh về kinh tế - xã hội; thực hiện ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước của địa phương; công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri;
c) Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh. Tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh, trước phiên họp chất vấn, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh ghi vấn đề chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu chất vấn và gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, căn cứ vào chương trình kỳ họp, ý kiến, kiến nghị của cử tri, vấn đề xã hội quan tâm và phiếu chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn;
d) Xem xét việc trả lời chất vấn của những người bị chất vấn;
đ) Xem xét quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, thị xã có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát thường xuyên:
a) Việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh;
b) Hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh;
c) Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh và nghị quyết của Hội đồng nhân dân các huyện, thị xã trong tỉnh;
d) Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri và việc thực hiện các kiến nghị của các Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh.
3. Giám sát chuyên đề giữa hai kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh.
4. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu.
Điều 9. Quyền và trách nhiệm của Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Căn cứ vào kết quả giám sát, Hội đồng nhân dân tỉnh có các quyền sau:
a) Yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản để thi hành Hiến pháp, pháp luật và nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh;
b) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trái với Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh;
c) Ra nghị quyết về trả lời chất vấn và trách nhiệm của người trả lời chất vấn khi xét thấy cần thiết;
d) Miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh;
e) Giải tán Hội đồng nhân dân huyện, thị xã trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân.
2. Khi thực hiện giám sát, Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm:
Xây dựng và tổ chức thực hiện Nghị quyết về chương trình giám sát hàng năm theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Mục 2. HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
Điều 10. Hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Xem xét quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh và nghị quyết của Hội đồng nhân dân các huyện, thị xã có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp luật văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh;
b) Theo đề nghị của Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;
c) Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
Khi xét thấy văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh thì Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh có quyền yêu cầu cơ quan ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản; trường hợp cơ quan ban hành văn bản không thực hiện yêu cầu thì Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
2. Giám sát chuyên đề:
a) Căn cứ vào Chương trình giám sát hàng năm, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định thành lập Đoàn giám sát chuyên đề:
Quyết định thành lập Đoàn giám sát phải xác định rõ đối tượng, phạm vi, nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát;
Đoàn giám sát do một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh hoặc Ủy viên của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh làm Trưởng đoàn, các thành viên khác gồm đại diện của Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và một số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh. Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, tổ chức thành viên của Mặt trận có thể được mời tham gia Đoàn giám sát;
b) Đoàn giám sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Xây dựng đề cương báo cáo để cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát báo cáo;
Thông báo nội dung, kế hoạch, đề cương báo cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định thành lập Đoàn giám sát;
Thông báo chương trình và thành phần Đoàn giám sát chậm nhất là 10 ngày, trước ngày Đoàn làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát;
Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát;
Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát, giải trình vấn đề mà Đoàn giám sát quan tâm;
Xem xét, xác minh, mời chuyên gia tư vấn về vấn đề mà Đoàn giám sát xét thấy cần thiết;
Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Đoàn giám sát có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát, Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát để Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định;
c) Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh về hoạt động giám sát của mình giữa hai kỳ họp;
3. Xem xét báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát:
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm xem xét báo cáo theo trình tự được quy định tại khoản 1 Điều 71 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015;
Kết luận của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm theo dõi kết quả giải quyết kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát;
Trong trường hợp cần thiết, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát tại kỳ họp gần nhất.
4. Xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh:
a) Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh ghi vấn đề chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu chất vấn và gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh. Căn cứ vào chương trình phiên họp, ý kiến, kiến nghị của cử tri, vấn đề xã hội quan tâm và phiếu chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định nhóm vấn đề chất vấn, người bị chất vấn, thời gian chất vấn;
b) Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vào vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay; xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập (nếu có);
c) Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời;
d) Những người khác có thể được mời tham dự phiên họp và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình;
đ) Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh cho trả lời chất vấn bằng văn bản trong trường hợp sau đây: chất vấn không thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại phiên họp; vấn đề chất vấn cần được điều tra, xác minh; chất vấn thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại phiên họp nhưng chưa được trả lời tại phiên họp;
e) Người bị chất vấn phải trực tiếp trả lời bằng văn bản. Văn bản trả lời chất vấn lược gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh đã chất vấn và Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày chất vấn;
Sau khi nhận được văn bản trả lời chất vấn, nếu đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh đưa ra thảo luận tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh hoặc kiến nghị Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn.
5. Tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh:
a) Căn cứ vào Chương trình giám sát, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu thành viên của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh giải trình và cá nhân có liên quan tham gia giải trình vấn đề mà Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quan tâm;
Việc tổ chức giải trình, nội dung, kế hoạch tổ chức giải trình và người được yêu cầu giải trình do Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định;
Người được yêu cầu có trách nhiệm báo cáo, giải trình theo yêu cầu của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được mời tham dự và phát biểu ý kiến tại phiên giải trình. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học có thể được mời tham dự và phát biểu ý kiến tại phiên giải trình;
b) Nội dung, kế hoạch tổ chức giải trình tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh được thông báo cho cá nhân được yêu cầu giải trình chậm nhất là 10 ngày, trước ngày tiến hành phiên giải trình;
c) Phiên giải trình được tổ chức công khai, trừ trường hợp do Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định;
d) Trình tự phiên giải trình được thực hiện theo khoản 4 Điều 72 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015;
đ) Cơ quan, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện kết luận của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
6. Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân:
a) Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo; tổ chức Đoàn giám sát hoặc giao cho các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương;
b) Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; trường hợp không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó thì yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết;
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định giải quyết.
7. Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri:
a) Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri và chuẩn bị báo cáo giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trình Hội đồng nhân dân tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri. Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh phải được Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh thẩm tra theo sự phân công của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
c) Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét báo cáo việc giải quyết kiến nghị của cử tri theo trình tự được quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015;
d) Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh chỉ đạo xây dựng báo cáo giám sát kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri và dự thảo nghị quyết về việc giải quyết kiến nghị của cử tri trình Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 11. Quyền và trách nhiệm của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Xây dựng dự kiến Chương trình giám sát hàng năm của Hội đồng nhân dân tỉnh:
Trên cơ sở đề nghị của các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và kiến nghị của cử tri ở địa phương, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định tại kỳ họp giữa năm của năm trước;
Căn cứ vào Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân đã được thông qua, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định Chương trình giám sát hàng năm của mình căn cứ vào Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, đề nghị của các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương;
Chậm nhất là 05 ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp cuối năm của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh đề nghị giám sát đưa vào Chương trình giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh. Đề nghị giám sát phải nêu rõ sự cần thiết, nội dung, phạm vi, đối tượng giám sát;
a) Chương trình giám sát hàng năm được Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày bế mạc kỳ họp cuối năm trước của Hội đồng nhân dân tỉnh;
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét quyết định chương trình giám sát hàng năm theo trình tự được quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015;
b) Căn cứ vào Chương trình giám sát đã được thông qua, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh phân công thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện các nội dung trong Chương trình; giao các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện một số nội dung thuộc Chương trình và báo cáo kết quả với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh khi cần thiết;
c) Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giám sát hàng năm của mình với Hội đồng nhân dân tỉnh vào kỳ họp giữa năm của năm sau.
3. Trách nhiệm của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát:
a) Xem xét, cho ý kiến về chương trình, nội dung giám sát của các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh; xem xét kết quả giám sát của các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh khi xét thấy cần thiết và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất;
b) Yêu cầu Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh kế hoạch giám sát của mình, bảo đảm hoạt động giám sát không bị trùng lặp;
c) Phân công Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện một số nội dung thuộc Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh và Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
d) Hàng tháng, tổ chức họp với Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh để phối hợp hoạt động giám sát, đánh giá về tình hình và kết quả hoạt động giám sát;
đ) Tổng hợp kết quả giám sát trình Hội đồng nhân dân tỉnh.
4. Trình Hội đồng nhân dân tỉnh lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu.
5. Quyết định việc đưa ra Hội đồng nhân dân tỉnh hoặc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu trong trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh bị khởi tố bị can.
6. Đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh.
7. Cho thôi làm Ủy viên của Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh theo đề nghị của Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Mục 3. HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CÁC BAN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
Điều 12. Các hoạt động giám sát của các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Thẩm tra các dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án do Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh phân công.
2. Giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, nghị quyết của Hội đồng nhân dân các huyện, thị xã.
3. Giám sát chuyên đề.
4. Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.
Điều 13. Quyền và trách nhiệm của các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Xây dựng Chương trình giám sát của Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh:
a) Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh lập Chương trình giám sát hàng năm căn cứ vào Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến các thành viên của Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh;
b) Chương trình giám sát hàng năm của Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh được Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định vào cuối năm trước. Trưởng ban tổ chức thực hiện Chương trình giám sát; trường hợp cần thiết, Chương trình giám sát có thể được điều chỉnh.
2. Khi thực hiện các hoạt động giám sát, Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo các Điều 78, 79, 80, 81 và Điều 82 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 và các quy định khác của pháp luật có liên quan, đồng thời:
a) Mời đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tham gia khi cần thiết; yêu cầu đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có liên quan tham gia Đoàn giám sát;
b) Yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội ở địa phương cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến hoạt động giám sát;
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu của các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh. Trường hợp phát hiện văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh và nghị quyết của Hội đồng nhân dân các huyện, thị xã có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh thì các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh có quyền yêu cầu cơ quan đã ban hành văn bản đó xem xét, sửa đổi bổ sung, đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó;
c) Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách;
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan có trách nhiệm thông báo cho Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh việc giải quyết; quá thời hạn này mà không trả lời hoặc giải quyết không đáp ứng với yêu cầu thì Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh có quyền kiến nghị với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
3. Để chuẩn bị cho việc thẩm tra, Ban cử thành viên hoặc thành lập đoàn tham gia nghiên cứu dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án; yêu cầu cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan cung cấp tài liệu và trình bày về vấn đề mà Ban thẩm tra, tổ chức họp lấy ý kiến của những người am hiểu về vấn đề đó, khảo sát tình hình thực tế tại địa phương về những nội dung liên quan đến dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án;
Từ chối thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án nếu cơ quan trình không gửi hồ sơ đầy đủ, đúng trình tự, thủ tục theo luật định, thời gian quy định và báo cáo lý do với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh.
4. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về kiến nghị của Đoàn giám sát do mình thành lập và có nhiệm vụ theo dõi kết quả giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
5. Báo cáo kết quả giám sát của Ban gửi đến Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
6. Trình bày báo cáo thẩm tra của Ban tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh.
7. Báo cáo kết quả giám sát tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh khi có yêu cầu.
8. Nếu thấy cần thiết, Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh có thể đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh cho thôi làm Ủy viên của Ban Hội đồng nhân dân tỉnh khi Ủy viên của Ban không thực hiện tốt nhiệm vụ.
Mục 4. HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA TỔ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
Điều 14. Quyền và trách nhiệm của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tuân theo Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp tại địa phương hoặc về các vấn đề do Hội đồng nhân dân tỉnh hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh phân công; tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thi hành pháp luật trên địa bàn nơi đại biểu ứng cử.
2. Khi tổ chức giám sát, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thông báo nội dung, kế hoạch giám sát cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là 07 ngày, trước ngày bắt đầu tiến hành hoạt động giám sát;
b) Mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia giám sát.
Điều 15. Quyền và trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
1. Chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh.
a) Chất vấn tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh;
b) Chất vấn tại phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh và nghị quyết của Hội đồng nhân dân các huyện, thị xã:
a) Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét nội dung quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh và nghị quyết của Hội đồng nhân dân các huyện, thị xã;
b) Trường hợp phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh thì đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật.
3. Giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương.
a) Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thường xuyên theo dõi, xem xét việc thi hành pháp luật tại địa phương;
b) Khi tiến hành giám sát do Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát;
Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; trường hợp cơ quan, tổ chức không thực hiện hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh không đồng ý với việc giải quyết thì đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét giải quyết;
Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh báo cáo kết quả giám sát với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh.
4. Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.
a) Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm nghiên cứu và chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để xem xét, giải quyết; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết, đồng thời thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết;
b) Trong thời hạn do pháp luật quy định, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết và thông báo bằng văn bản cho đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh biết kết quả giải quyết; trường hợp không đồng ý với việc giải quyết, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có quyền gặp người có thẩm quyền giải quyết hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết để yêu cầu giải quyết hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo thẩm quyền;
Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiến nghị Hội đồng nhân dân tỉnh bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu.
5. Khi được Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định làm Thành viên đoàn giám sát, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phải có trách nhiệm tham gia, trong trường hợp không thể tham gia được thì phải báo cáo với Trưởng đoàn giám sát hoặc người ra quyết định thành lập đoàn giám sát.
6. Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh là Thành viên Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm tham gia đầy đủ các cuộc họp, các đợt giám sát, khảo sát của Ban, trong trường hợp không thể tham gia được thì phải báo cáo với Trưởng đoàn giám sát hoặc người ra quyết định thành lập đoàn giám sát.
Mục 5. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỊU SỰ GIÁM SÁT
Điều 16. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát
1. Được thông báo trước về kế hoạch, nội dung giám sát, nội dung được yêu cầu báo cáo, trả lời về vấn đề liên quan đến hoạt động giám sát.
2. Giải trình, bảo vệ tính đúng đắn trong việc thực hiện chính sách, pháp luật thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình liên quan đến nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị của chủ thể giám sát.
3. Đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét lại kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; trường hợp không tán thành với kết luận, yêu cầu, kiến nghị giám sát thì tự mình hoặc báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét kết luận, yêu cầu, kiến nghị đó.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát phải thực hiện đầy đủ kế hoạch, nội dung, yêu cầu giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ của mình, trừ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước; báo cáo trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giám sát; nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh; thực hiện kết luận, kiến nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.
5. Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân các huyện, thị xã có trách nhiệm gửi quyết định, nghị quyết mà mình đã ban hành đến Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh có liên quan chậm nhất là 03 ngày, kể từ ngày ký văn bản.
6. Cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát có trách nhiệm trực tiếp báo cáo, trình bày những vấn đề mà Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu; trường hợp không thể trực tiếp báo cáo, trình bày được thì ủy quyền cho cấp phó của mình.
7. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát có hành vi cản trở hoặc không thực hiện nghị quyết, kết luận, yêu cầu, kiến nghị thì Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và người có liên quan.
8. Chậm nhất là 10 ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh, người đã trả lời chất vấn có trách nhiệm gửi báo cáo về việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về chất vấn, các vấn đề đã hứa tại kỳ họp trước đến Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh để chuyển đến các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.
Ngoài các quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát quy định tại Điều 17 Quy chế này, Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh còn có các quyền và trách nhiệm sau:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã trong việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có liên quan đến công tác chỉ đạo điều hành của mình.
2. Mời đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh dự các cuộc họp hàng tháng, quý và các cuộc họp khác của Ủy ban nhân dân tỉnh khi bàn việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, ngân sách địa phương và các cuộc họp khác về những vấn đề có liên quan; các cuộc họp tổng kết công tác của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Đối với các báo cáo, đề án, tờ trình và dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm: chuẩn bị, trình theo đúng quy trình luật định; chỉ đạo, đôn đốc cơ quan tham mưu xây dựng dự thảo đúng trình tự thủ tục và gửi đầy đủ hồ sơ liên quan theo đúng thời gian quy định để các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh tiến hành thẩm tra trước khi trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo và kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã về việc cử người tham gia các Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; giải quyết, trả lời các ý kiến, kiến nghị của Đoàn giám sát theo đúng thời gian quy định.
Mục 6. NHỮNG ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
Điều 18. Bảo đảm thực hiện hoạt động giám sát
1. Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm thực hiện chương trình, kế hoạch giám sát. Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm tham gia đầy đủ Đoàn giám sát mà mình là thành viên.
2. Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có quyền tổ chức lấy ý kiến, trưng cầu giám định khi cần thiết theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân có liên quan, chuyên gia có trách nhiệm tham gia hoạt động giám sát theo yêu cầu, kế hoạch giám sát;
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu cho Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu cung cấp.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định tại Điều 16 của Quy chế này.
5. Cơ quan thông tin đại chúng có quyền tiếp cận, đưa tin về hoạt động giám sát theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Bảo đảm việc thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát
1. Chương trình, kế hoạch giám sát, báo cáo kết quả giám sát, nghị quyết về giám sát, kết luận, kiến nghị giám sát và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát phải được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan tiến hành giám sát hoặc đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng, trừ trường hợp phải bảo đảm bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Nghị quyết về giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh có giá trị pháp lý bắt buộc thực hiện.
3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát; trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát không thực hiện hoặc thực hiện không đúng yêu cầu trong nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Điều 20. Bảo đảm kinh phí và tổ chức phục vụ hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Kinh phí phục vụ hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm bảo đảm điều kiện vật chất, tổ chức phục vụ hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu phục vụ hoạt động giám sát và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 21. Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát hoặc phối hợp, tham gia hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.
- 1 Nghị quyết 11/2009/NQ-HĐND ban hành quy chế về quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước
- 2 Nghị quyết 11/2009/NQ-HĐND ban hành quy chế về quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước
- 1 Nghị quyết 17/NQ-HĐND năm 2017 về Chương trình hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre năm 2018
- 2 Nghị quyết 37/2016/NQ-HĐND về Chương trình hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh năm 2016
- 3 Nghị quyết 38/2016/NQ-HĐND về Chương trình hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh năm 2017
- 4 Nghị quyết 107/NQ-HĐND năm 2016 về Chương trình hoạt động giám sát năm 2017 của Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- 5 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015
- 6 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 7 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8 Hiến pháp 2013
- 1 Nghị quyết 17/NQ-HĐND năm 2017 về Chương trình hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre năm 2018
- 2 Nghị quyết 37/2016/NQ-HĐND về Chương trình hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh năm 2016
- 3 Nghị quyết 38/2016/NQ-HĐND về Chương trình hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh năm 2017
- 4 Nghị quyết 107/NQ-HĐND năm 2016 về Chương trình hoạt động giám sát năm 2017 của Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh