HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2020/NQ-HĐND | Phú Yên, ngày 10 tháng 7 năm 2020 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ 17
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về khuyến nông;
Căn cứ Nghị định số 77/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2019 của Chính phủ về Tổ hợp tác;
Xét Tờ trình số 54/TTr-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh Quy định mức hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại Kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định mức hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này. Định kỳ hàng năm đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết, căn cứ vào tình hình thực tế UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ sung nội dung Nghị quyết phù hợp với điều kiện thực tiễn, đảm bảo thực hiện có hiệu quả.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo Luật định tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên khóa VII, Kỳ họp thứ 17 thông qua ngày 10 tháng 7 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 20 tháng 7 năm 2020./.
| TM. CHỦ TỌA |
MỨC HỖ TRỢ, KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC, LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 10 /2020/NQ-HĐND ngày 10 / 7 / 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên)
1. Nghị quyết này quy định về chính sách khuyến khích, phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp (sau đây gọi chung là nông sản) trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
2. Về hình thức liên kết, hợp đồng liên kết, dự án liên kết, hồ sơ và thủ tục hỗ trợ liên kết, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia liên kết và các nội dung khác không quy định trong Nghị quyết này được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (sau đây được gọi tắt là Nghị định số 98/2018/NĐ-CP) và các quy định hiện hành.
1. Nghị quyết này áp dụng đối với doanh nghiệp, Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã, nông dân, chủ trang trại; người được ủy quyền đối với hộ nông dân, tổ hợp tác; cá nhân, người được ủy quyền đối với nhóm cá nhân, hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh (sau đây gọi chung là các bên tham gia liên kết).
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện Chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết này.
Điều 3. Các quy định về nguyên tắc ưu đãi, hỗ trợ
1. Đối với mỗi loại hình liên kết, các bên tham gia liên kết ở nội dung nào thì được hưởng chính sách hỗ trợ ở nội dung đó. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các nội dung liên kết theo hợp đồng, dự án liên kết để quyết định hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết này.
2. Mỗi bên tham gia liên kết được hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ mà bên đó thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng, dự án liên kết.
3. Trường hợp cùng một thời điểm, nội dung có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác nhau (kể cả từ các chương trình, dự án khác), đối tượng thụ hưởng được lựa chọn áp dụng chính sách ưu đãi, hỗ trợ có lợi nhất.
4. Ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, các địa phương chủ động cân đối bổ sung ngân sách địa phương, lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo quy định tại Nghị quyết này.
5. Nhà nước khuyến khích các nguồn vốn hỗ trợ hợp pháp khác để thúc đẩy liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Điều 4. Điều kiện để được hỗ trợ
Các bên tham gia liên kết được hỗ trợ phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:
1. Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
2. Giấy chứng nhận hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.
3. Liên kết đảm bảo ổn định:
a) Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác từ 01 năm trở lên, thời gian liên kết tối thiểu là 05 năm.
b) Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác dưới 01 năm, thời gian liên kết tối thiểu là 03 năm.
4. Dự án liên kết hoặc kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 5. Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết
Chủ trì liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, mức hỗ trợ tối đa không quá 210 triệu đồng/dự án, bao gồm tư vấn, nghiên cứu để xây dựng hợp đồng liên kết, dự án liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường.
Điều 6. Hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết
Dự án liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc, trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết bao gồm: Nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tổng mức hỗ trợ không quá 07 tỷ đồng/dự án.
Điều 7. Hỗ trợ khuyến nông và hỗ trợ dự án liên kết
Ngoài phần hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết được quy định tại Điều 6 Quy định này, các bên tham gia liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ để thực hiện các nội dung sau:
1. Hỗ trợ xây dựng mô hình khuyến nông thuộc dự án liên kết: Thực hiện hỗ trợ theo quy định tại Điều 29, Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông và các văn bản liên quan khác của Trung ương và của tỉnh, cụ thể:
a) Hỗ trợ 100% chi phí về giống, thiết bị, vật tư thiết yếu để xây dựng mô hình trình diễn ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn.
b) Hỗ trợ 70% chi phí về giống, thiết bị, vật tư thiết yếu để xây dựng mô hình trình diễn ở địa bàn bãi ngang.
c) Hỗ trợ 50% chi phí về giống, thiết bị, vật tư thiết yếu để xây dựng mô hình trình diễn ở địa bàn đồng bằng.
d) Hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp, mức hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/mô hình (đối với tất cả các địa bàn).
đ) Hỗ trợ 100% chi phí chứng nhận cơ sở sản xuất thực phẩm an toàn, cơ sở an toàn dịch bệnh khi tham gia xây dựng mô hình theo quy định hiện hành (đối với tất cả các loại mô hình).
2. Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm theo dự án liên kết được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thời gian hỗ trợ: 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm thông qua các dịch vụ tập trung của hợp tác xã, thực hiện theo quy định tại khoản 6, Điều 1 Thông tư số 08/2019/TT-BTC ngày 30/01/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Cụ thể:
a) Hỗ trợ 100% chi phí mua bao bì, nhãn mác sản phẩm (bao gồm: Thiết kế, in ấn, nhãn mác và tem truy xuất nguồn gốc điện tử) ở tất cả các địa bàn.
b) Hỗ trợ 100% chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu (bao gồm: Các loại phân bón, hóa chất, thức ăn chăn nuôi) ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn.
c) Hỗ trợ 70% chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu ở địa bàn bãi ngang.
d) Hỗ trợ 50% chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu ở địa bàn đồng bằng.
3. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi bao gồm thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGap), sản xuất nông nghiệp hữu cơ (Organic) và các hình thức sản xuất nông nghiệp tiên tiến khác được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
Điều 8. Nguồn kinh phí và cơ chế hỗ trợ
1. Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ quy định tại Điều 5, thực hiện theo các kế hoạch, chương trình, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác.
2. Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ quy định tại Điều 6, thực hiện theo các kế hoạch, chương trình, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư và nguồn vốn từ các chương trình, dự án hợp pháp khác.
3. Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều 7, thực hiện theo quy định của các chương trình, dự án về khuyến nông và nguồn vốn từ các chương trình, dự án hợp pháp khác.
4. Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ quy định tại các khoản 2, 3 Điều 7, thực hiện theo quy định của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nguồn vốn từ các chương trình, dự án hợp pháp khác.
5. Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư bao gồm ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách tỉnh; vốn lồng ghép từ các chương trình dự án, cụ thể: Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành có liên quan./.
- 1 Nghị định 77/2019/NĐ-CP về tổ hợp tác
- 2 Quyết định 1551/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2019-2023
- 3 Thông tư 08/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 43/2017/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4 Quyết định 4384/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt dự án xây dựng mô hình thí điểm doanh nghiệp - hợp tác xã - nông dân tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp (áp dụng đối với sản phẩm ca cao) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 5 Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2018 về phát triển hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đến 2020, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 6 Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 7 Nghị định 83/2018/NĐ-CP về khuyến nông
- 8 Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 9 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 10 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 11 Luật hợp tác xã 2012
- 12 Quyết định 66/2004/QĐ-UB về chính sách hỗ trợ sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2005-2010
- 1 Quyết định 1551/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2019-2023
- 2 Quyết định 4384/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt dự án xây dựng mô hình thí điểm doanh nghiệp - hợp tác xã - nông dân tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp (áp dụng đối với sản phẩm ca cao) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3 Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2018 về phát triển hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đến 2020, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 4 Quyết định 66/2004/QĐ-UB về chính sách hỗ trợ sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2005-2010