Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/NQ-HĐND

Bình Định, ngày 17 tháng 7 năm 2020

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NĂM 2021

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHOÁ XII KỲ HỌP THỨ 12

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Xét Tờ trình số 05/TTr-HĐND ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2021; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2021 như sau:

I. Giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh tại các kỳ họp

1. Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét báo cáo công tác 6 tháng đầu năm, công tác năm 2021 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh;

2. Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh về kinh tế - xã hội; thực hiện ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước của địa phương; công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri và các báo cáo về việc thi hành pháp luật trong một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

3. Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh.

II. Giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh giữa hai kỳ họp (bao gồm giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh)

1. Giám sát thường xuyên

a) Chất vấn và xem xét trả lời chất vấn của Chủ tịch UBND tỉnh, các thành viên khác của UBND tỉnh, Chánh án TAND tỉnh, Viện trưởng VKSND tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh tại phiên họp Thường trực HĐND tỉnh trong thời gian giữa hai kỳ họp.

b) Giám sát việc thực hiện Kết luận của Chủ toạ Kỳ họp, kết luận của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;

c) Giám sát việc thực hiện các kiến nghị của các Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh;

d) Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; việc giải quyết kiến nghị của cử tri;

đ) Giám sát quyết định của UBND tỉnh, nghị quyết của HĐND các huyện, thị xã, thành phố (thuộc văn bản quy phạm pháp luật) có dấu hiệu trái pháp luật.

e) Giám sát việc tuân thủ theo Hiếp pháp, pháp luật ở các địa phương, cơ sở.

2. Giám sát chuyên đề

a) Ban Kinh tế - Ngân sách: Giám sát tình hình quản lý, khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, từ năm 2018-2020.

b) Ban Văn hóa - Xã hội: Giám sát tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực thông tin, truyền thông trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2018 - 2020.

c) Ban Pháp chế: Giám sát tình hình thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự trên địa bàn tỉnh, từ năm 2018 - 2020.

d) Ban Dân tộc: Giám sát tình hình thực hiện chính sách cán bộ người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, từ năm 2018-2020.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định và được tiến hành thường xuyên, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan chịu sự giám sát.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện; các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chương trình giám sát, Kế hoạch triển khai chương trình hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xây dựng chương trình giám sát của Ban; các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ vào điều kiện và tình hình thực tế, chủ động lựa chọn nội dung hoặc các vấn đề do Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh phân công để xây dựng chương trình, phối hợp và tiến hành hoạt động giám sát, báo cáo kết quả theo quy định của pháp luật.

3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật, đồng thời triển khai thực hiện đảm bảo đạt kết quả cao.

4. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giám sát năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh tại các kỳ họp thường lệ giữa năm và cuối năm 2021; các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh báo cáo kết quả thực hiện chương trình giám sát của Ban với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân tỉnh.

Điều 3. Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu sự giám sát thực hiện đúng quy định của pháp luật về hoạt động giám sát, tạo điều kiện thuận lợi để các Đoàn giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện chức năng giám sát; chuẩn bị báo cáo và cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết có liên quan theo yêu cầu của Đoàn giám sát; nghiêm túc thực hiện đầy đủ, kịp thời những kiến nghị sau giám sát và báo cáo kết quả thực hiện đến Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và Đoàn giám sát.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định Khóa XII Kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 17 tháng 7 năm 2020 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Tùng