HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 104/2008/NQ-HĐND | Hải Dương, ngày 11 tháng 12 năm 2008 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2009
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 13
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân ngày 02 tháng 4 năm 2005;
Căn cứ Quyết định số 1676/QĐ - TTg ngày 19 tháng 11 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2009;
Căn cứ Quyết định số 260/QĐ - BKH ngày 19 tháng 11 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước năm 2009;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách tập trung năm 2009; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua kế hoạch đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương năm 2009 với các nội dung chính như sau:
1. Tổng vốn đầu tư phát triển năm 2009: 776.880 triệu đồng
Bao gồm:
1.1. Vốn cân đối ngân sách địa phương: 643.780 triệu đồng
a. Vốn ngân sách xây dựng cơ bản tập trung: 343.780 triệu đồng
b. Vốn từ nguồn thu sử dụng đất: 300.000 triệu đồng
1.2. Vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư: 133.100 triệu đồng
a. Vốn các chương trình mục tiêu Quốc gia: 38.100 triệu đồng
b. Vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu: 75.000 triệu đồng
c. Vốn nước ngoài (ODA): 20.000 triệu đồng
2. Phương án phân bổ vốn đầu tư:
2.1. Nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư:
a. Phân bổ vốn ngân sách địa phương cho cấp huyện, xã quản lý:
Tiếp tục thực hiện phân bổ vốn đầu tư cho cấp huyện quản lý theo Quyết định số 210/2006/QĐ - TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ và phân bổ vốn đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất cho cấp huyện, xã quản lý theo Quyết định số 2847/2007/QĐ - UBND ngày 08/8/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
b. Phân bổ vốn ngân sách tỉnh quản lý:
b.1. Nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư: Thực hiện theo hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.
b.2. Vốn cân đối ngân sách địa phương do tỉnh quản lý (trừ phần vốn đã phân bổ cho cấp huyện, xã quản lý):
(1) Trả nợ gốc các khoản vay đến hạn phải trả: Nợ Ngân hàng phát triển và vốn vay tồn ngân kho bạc.
(2) Đối ứng bắt buộc và hợp lý đối với vốn trung ương hỗ trợ đầu tư; vốn ODA, vốn WB, ADB và vốn khác: Ưu tiên cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đối với các công trình phải bố trí vốn đối ứng và vốn đối ứng nguồn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho giáo dục.
(3) Vốn bố trí cho công trình:
- Bố trí một phần vốn cho công tác chuẩn bị đầu tư đối với các công trình tỉnh đã có chủ trương đầu tư.
- Đối với công trình đầu tư: cân đối bố trí vốn đầu tư phải đảm bảo mức vốn cần thiết để sau khi thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng (nếu có), giá trị còn lại có đủ điều kiện để tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo tiến độ đầu tư được duyệt. Trong các công trình khởi công mới, ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
(4) Sau khi bố trí theo các nguyên tắc trên, số vốn còn lại cộng với vốn vay tồn ngân kho bạc, nguồn tăng thu ngân sách trong năm kế hoạch và huy động các nguồn vốn khác (nếu có) để thanh toán khối lượng hoàn thành.
Cân đối một phần từ nguồn thu sử dụng đất để đối ứng, bổ sung vốn cho các công trình, dự án đột xuất khác, đặc biệt là các dự án Trung ương đầu tư và công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
2.2. Phương án phân bổ:
Tổng số: 776.880 triệu đồng
a. Vốn phân bổ cho cấp huyện, xã quản lý: 239.140 triệu đồng
a.1. Vốn phân bổ theo Quyết định 210 của Thủ tướng Chính phủ cho cấp huyện quản lý: 40.000 triệu đồng
a.2. Vốn phân bổ từ nguồn thu sử dụng đất cho cấp huyện, xã quản lý: 199.140 triệu đồng
b. Vốn tỉnh quản lý: 537.740 triệu đồng
b.1. Vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư: 133.100 triệu đồng
- Vốn các chương trình mục tiêu Quốc gia: 38.100 triệu đồng
- Vốn hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu (dự án, công trình quan trọng): 75.000 triệu đồng
- Vốn nước ngoài (ODA): 20.000 triệu đồng
b.2. Vốn cân đối ngân sách địa phương do tỉnh quản lý và phân bổ: 404.640 triệu đồng
- Thanh toán KLHT và trả nợ vốn vay (32,44%): 131.250 triệu đồng
- Công trình đầu tư chuyển tiếp (48,86%): 197.710 triệu đồng
- Công trình khởi công mới (15,86%): 64.180 triệu đồng
- Dự phòng từ nguồn thu sử dụng đất (2,84%): 11.500 triệu đồng
Điều 2. Giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2009:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung chỉ đạo các sở, ngành, địa phương, chủ đầu tư và đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện tốt kế hoạch vốn đầu tư, triển khai đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật hiện hành, bảo đảm cân đối vốn cho các hạng mục công trình hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế và tiến độ đầu tư được duyệt, đồng thời, đẩy nhanh nghiệm thu khối lượng hoàn thành, thực hiện giải ngân và kiểm toán, quyết toán vốn đầu tư theo quy định.
Vốn thanh toán khối lượng hoàn thành được bố trí cho các công trình đã được quyết toán vốn đầu tư (theo thứ tự thời gian) và giải phóng mặt bằng đối với công trình cấp bách.
2. Vốn phân bổ cho cấp huyện quản lý theo Quyết định số 210/2006/QĐ -TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ:
Tiếp tục cân đối thanh toán vốn đầu tư cho các công trình đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt phân cấp quản lý năm 2008. Trường hợp bổ sung danh mục đầu tư mới, phải được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận trước khi Hội đồng nhân dân huyện, thành phố thông qua theo quy định.
3. Trong năm kế hoạch nếu có nguồn vốn bổ sung (vượt thu ngân sách, vay tồn ngân kho bạc, bổ sung từ ngân sách Trung ương), sẽ được cân đối tăng cho chi đầu tư xây dựng cơ bản để thanh toán khối lượng hoàn thành.
4. Thực hiện nghiêm tỷ lệ điều tiết nguồn thu sử dụng đất về các cấp ngân sách và sử dụng đúng mục đích theo quy định của Chính phủ và nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
5. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra các hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao chất lượng xây dựng công trình, đảm bảo mục tiêu và hiệu quả đầu tư.
6. Nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư công trình, thực hiện quản lý dự án đầu tư có hiệu quả, đồng thời nghiêm túc báo cáo giám sát đầu tư, kết quả tổ chức thực hiện dự án đầu tư hàng tháng, quý, năm theo quy định của pháp luật.
7. Đối với nguồn dự phòng chưa phân bổ, vốn XDCB bổ sung trong năm, vốn vay… theo mục 3 Điều 2 trên đây, giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh phân bổ cho các công trình và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp cuối năm 2009.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết.
Điều 4. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết được Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XIV, kỳ họp thứ 13 thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Nghị quyết 36/2011/NQ-HĐND về kế hoạch đầu tư phát triển năm 2012 do tỉnh Bình Định ban hành
- 2 Quyết định 2847/2007/QĐ-UBND phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Hải Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành
- 3 Quyết định 210/2006/QĐ-TTg ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003