HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2012/NQ-HĐND | Trà Vinh, ngày 19 tháng 7 năm 2012 |
NGHỊ QUYẾT
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO Ở TRONG NƯỚC NGUỒN NHÂN LỰC CÓ TRÌNH ĐỘ SAU ĐẠI HỌC CHO TỈNH TRÀ VINH, GIAI ĐOẠN 2012 - 2016
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
KHÓA VIII - KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011 - 2015;
Xét Tờ trình số: 2147/TTr-UBND ngày 09/7/2012 của UBND tỉnh Trà Vinh về việc phê chuẩn Đề án đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở trong nước cho tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2012 - 2016; trên cơ sở thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội và thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt Đề án đào tạo ở trong nước nguồn nhân lực có trình độ sau đại học cho tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2012 - 2016, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu của Đề án:
Đào tạo ở trong nước 100 cán bộ, công chức, viên chức và sinh viên có trình độ sau đại học (90 thạc sĩ và 10 tiến sĩ) với những ngành nghề phù hợp với định hướng phát triển trước mắt và lâu dài, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
2. Đối tượng đưa đi đào tạo
a) Đối với sinh viên
Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy loại khá trở lên, có chuyên ngành phù hợp với danh mục ngành nghề cần đào tạo của Đề án, có đủ phẩm chất đạo đức, tuổi đời không quá 30 tuổi, có hộ khẩu thường trú trong tỉnh.
b) Đối với cán bộ, công chức, viên chức
Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ, chuyên ngành phù hợp với danh mục ngành nghề cần đào tạo của Đề án, có thời gian công tác 03 năm trở lên, có đủ phẩm chất, đạo đức, chính trị và năng lực chuyên môn, tuổi đời không quá 40 tuổi, được cơ quan quản lý chấp thuận cử đi học.
3. Đơn vị đào tạo: các cơ sở đào tạo ở trong nước có uy tín, có trình độ giáo dục và khoa học công nghệ phát triển.
4. Thời gian thực hiện Đề án
Đề án này được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2012 - 2016 và được kéo dài kinh phí 04 năm đến năm 2020, để hoàn thành chương trình đào tạo cho những ứng viên là nghiên cứu sinh từ cuối năm 2016.
5. Danh mục ngành nghề đào tạo: tùy thuộc vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ của tỉnh, các nhóm ngành nghề được chọn như sau:
- Nhóm ngành quản lý công nghệ, thương mại, dịch vụ; quản lý dự án đầu tư công, chính sách công, quản lý nguồn nhân lực, quan hệ quốc tế: 20 ứng viên.
- Nhóm ngành nông, lâm, thủy sản, công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch: 20 ứng viên.
- Nhóm ngành kiến trúc, xây dựng, quy hoạch và quản lý đô thị, giao thông, cấp thoát nước: 20 ứng viên.
- Nhóm ngành kinh tế (kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp, kinh tế đầu tư và một số chuyên ngành kinh tế khác phù hợp với nhu cầu phát triển của tỉnh): 30 ứng viên.
- Nhóm ngành y - dược: 10 ứng viên.
Trong các nhóm ngành nghề nêu trên, trong quá trình triển khai thực hiện có thể điều chỉnh số lượng cần đào tạo của từng ngành nghề cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của tỉnh.
6. Kinh phí thực hiện
a) Các nội dung chi của Đề án: được chi các khoản khi đi học trong nước theo quy định hiện hành, như: học phí, sinh hoạt phí, tiền tàu xe, khuyến khích sau tốt nghiệp,…; ngoài ra Đề án còn hỗ trợ các khoản chi như sau:
- Hỗ trợ bồi dưỡng ngoại ngữ. Thời gian tối đa 03 tháng.
- Hỗ trợ ôn tập chuyên môn, kể cả học chuyển đổi. Thời gian tối đa 03 tháng.
- Hỗ trợ sách vở, tài liệu học tập:
+ Thạc sĩ: 5.000.000 đồng.
+ Tiến sĩ: 10.000.000 đồng.
- Hỗ trợ viết luận văn, luận án tốt nghiệp:
+ Thạc sĩ: từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
+ Tiến sĩ: từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
b) Dự toán kinh phí: bao gồm các khoản:
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng để đi học các trường trong nước.
- Kinh phí hoạt động thường xuyên của Đề án.
Tổng kinh phí: 18.089.959.000 đồng (mười tám tỷ, không trăm tám mươi chín triệu, chín trăm năm mươi chín ngàn đồng).
c) Nguồn kinh phí
Sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước của tỉnh, đóng góp của người học và của các nguồn tài trợ hợp pháp khác.
7. Hoạt động sau thời gian thực hiện Đề án
a) Sử dụng và đãi ngộ
- Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên được đào tạo thông qua Đề án này là nguồn nhân lực có trình độ cao của tỉnh. Vì vậy, ứng viên sau khi học xong sẽ được phân công phù hợp với ngành nghề được đào tạo để phát huy hiệu quả đào tạo, nâng cao chất lượng công tác.
- Sau khi học xong trở về, những cán bộ, công chức, viên chức có đóng góp thiết thực cho tỉnh thì bên cạnh các chế độ được đề bạt, khen thưởng còn được ưu tiên trong kế hoạch đào tạo ở bậc cao hơn.
b) Trách nhiệm của người học
- Trong thời gian học: chấp hành các quy định của pháp luật, các quy định về chế độ học tập của trường và các quy định khác của Đề án.
- Sau khi tốt nghiệp: người học phải chấp hành sự phân công làm việc tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh theo đúng chuyên môn được đào tạo.
Trường hợp người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng không chấp hành theo quy định, bỏ học không lý do chính đáng, không hoàn thành khóa học hoặc vi phạm nội quy của cơ sở đào tạo, không chấp hành sự phân công sau khi tốt nghiệp thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo theo quy định.
Điều 2. Giao UBND tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện phù hợp với nhu cầu đào tạo hàng năm nhưng không vượt quá tổng kinh phí được phê duyệt của Đề án, trường hợp do biến động về giá dẫn đến kinh phí thay đổi vượt mức quy định thì phải trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định; Ban Văn hóa - Xã hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh khoá VIII - kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19/7/2012 và có hiệu lực kể từ ngày 30/7/2012./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Nghị quyết 96/2013/NQ-HĐND về Quy định chính sách thu hút nhân lực và hỗ trợ đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công viên chức trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 2 Quyết định 1374/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Nghị quyết 14/2009/NQ-HĐND về chính sách đào tạo nhân lực trình độ đại học, sau đại học tại Trường Đại học Quảng Tây - Trung Quốc giai đoạn 2008 - 2011 do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 4 Nghị quyết 16/2008/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 60/2006/NQ-HĐND về một số chính sách trong thực hiện đề án đào tạo ở nước ngoài nguồn nhân lực có trình độ sau đại học cho tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2006-2011
- 5 Nghị quyết 21/2008/NQ-HĐND phê chuẩn Đề án đào tạo nhân lực trình độ đại học, sau đại học tại Trường Đại học Quảng Tây – Trung Quốc giai đoạn 2008-2011 do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 6 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 7 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Nghị quyết 14/2009/NQ-HĐND về chính sách đào tạo nhân lực trình độ đại học, sau đại học tại Trường Đại học Quảng Tây - Trung Quốc giai đoạn 2008 - 2011 do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 2 Nghị quyết 21/2008/NQ-HĐND phê chuẩn Đề án đào tạo nhân lực trình độ đại học, sau đại học tại Trường Đại học Quảng Tây – Trung Quốc giai đoạn 2008-2011 do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 3 Nghị quyết 16/2008/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 60/2006/NQ-HĐND về một số chính sách trong thực hiện đề án đào tạo ở nước ngoài nguồn nhân lực có trình độ sau đại học cho tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2006-2011
- 4 Nghị quyết 96/2013/NQ-HĐND về Quy định chính sách thu hút nhân lực và hỗ trợ đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công viên chức trên địa bàn tỉnh Hà Giang