Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 114/NQ-HĐND

Hà Giang, ngày 08 tháng 12 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - VIỆC LÀM VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TỈNH HÀ GIANG, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHÓA XVII - KỲ HỌP THỨ SÁU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 15 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm;

Căn cứ Nghị định số 48/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 - 2020;

Xét Tờ trình số 133/TTr-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang về việc ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2017 - 2020; Báo cáo thẩm tra số 29/BC-VHXH ngày 05 tháng 12 năm 2017 của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2016 - 2020 (có Chương trình kèm theo nghị quyết này).

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVII, Kỳ họp thứ Sáu thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 12 năm 2017./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu, UBTVQH;
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Tài chính; Lao động thương binh - Xã hội; Kế hoạch và Đầu tư;
- TTr. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh;
- Đoàn ĐBQH khóa XIV tỉnh Hà Giang;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa XVII;
- TTr. HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Báo Hà Giang, Đài PT-TH tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh, Trung tâm CB-TH tỉnh;
- Lưu: VT, HĐND (1b).

CHỦ TỊCH




Thào Hồ
ng Sơn

 

CHƯƠNG TRÌNH

MỤC TIÊU GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - VIỆC LÀM VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TỈNH HÀ GIANG, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 114/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Hỗ trợ phát triển giáo dục nghề nghiệp, thúc đẩy phát triển thị trường lao động; nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động; tạo việc làm; tăng cường xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh; an toàn, vệ sinh lao động đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển của tỉnh và hội nhập; thúc đẩy việc làm bền vững gắn với tăng năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập; chăm sóc sức khỏe người lao động và ngăn chặn tai nạn lao động.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%, đào tạo nghề nghiệp cho 44.000 người, trong đó cao đẳng 800 người, trung cấp 3.200 người, sơ cấp và dưới 3 tháng 40.000 người;

- Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp đào tạo cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số học nội trú, người khuyết tật;

- Đầu tư đồng bộ cho 06 nghề trọng điểm cấp quốc gia, 13 nghề trọng điểm cấp tỉnh, bảo đảm đủ điều kiện đào tạo nghề nghiệp ở các cấp trình độ;

- Đến năm 2020 tạo việc làm mới cho 82.000 lao động; trong đó, xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh khoảng 22.500 người; mở rộng và phát triển thị trường lao động.

- Tư vấn việc làm và học nghề để 50% số người lao động đến Trung tâm dịch vụ việc làm được giới thiệu việc làm và 70% trong số đó có kết nối việc làm thành công.

- Giảm trung bình hàng năm 4% tần suất tai nạn lao động chết người trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động (khai khoáng, xây dựng, sản xuất kim loại). Hỗ trợ thí điểm cho 30 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng văn hóa an toàn trong lao động.

II. THỜI GIAN, PHẠM VI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Thời gian thực hiện: từ năm 2016 đến năm 2020.

2. Phạm vi thực hiện: trên toàn tỉnh.

III. CÁC DỰ ÁN HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Dự án 1. Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp:

1.1. Mục tiêu dự án:

a) Mục tiêu chung: Hỗ trợ các điều kiện đảm bảo cho công tác giáo dục nghề nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động và hội nhập.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 02 trường cao đẳng, trung cấp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề trọng điểm của tỉnh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ cho giáo viên, người dạy nghề, học sinh sinh viên về kỹ năng nghề, ngoại ngữ và ngành nghề đặc thù của địa phương, các ngành nghề phục vụ cho công tác xuất khẩu lao động.

- Phân luồng, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 20-25% học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề. Mỗi năm đào tạo trung bình 11.000 lao động ở các cấp trình độ.

1.2. Các nội dung hoạt động chủ yếu

- Hỗ trợ đầu tư, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho 02 trường có nghề trọng điểm cấp quốc gia, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo các nghề trọng điểm cấp tỉnh.

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp về giáo dục nghề nghiệp gắn với việc làm đáp ứng thị trường lao động; Tổ chức các hội giảng giáo viên giáo dục nghề nghiệp, hội thi tay nghề cấp tỉnh.

- Bồi dưỡng chuẩn hóa nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp cho khoảng 200 giáo viên; Bồi dưỡng kỹ năng nghề, để được cấp chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề cho khoảng 150 giáo viên, giảng viên giáo dục nghề nghiệp; Bồi dưỡng về đào tạo theo tín chỉ, biên soạn giáo án và tổ chức giảng dạy tích hợp, tổ chức đào tạo và đánh giá theo năng lực thực hiện, kỹ năng mềm cho khoảng 150 giáo viên, giảng viên giáo dục nghề nghiệp.

- Đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp cho 100 lượt cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về bảo đảm chất lượng cho 50 lượt cán bộ, giáo viên, giảng viên tại các trường cao đẳng, trung cấp.

- Đào tạo, bồi dưỡng cho 20 lượt cán bộ phụ trách công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên; Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng mềm cho 50 lượt giáo viên, cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác học sinh, sinh viên.

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các nội dung hoạt động của Dự án; Tổ chức các Hội nghị triển khai công việc, sơ kết, tổng kết đánh giá Dự án.

2. Dự án 2. Phát triển thị trường lao động và việc làm:

2.1. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung: Thúc đẩy phát triển thị trường lao động; nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động; hỗ trợ tạo việc làm cho đối tượng yếu thế, người dân tộc thiểu số; hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp, lập nghiệp, góp phần đẩy mạnh giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Tư vấn việc làm và học nghề để 50% số người lao động đến Trung tâm dịch vụ việc làm được giới thiệu việc làm và 70% trong số đó kết nối việc làm thành công.

- Hỗ trợ tham gia các khóa đào tạo về khởi sự doanh nghiệp cho thanh niên.

- Hỗ trợ tìm việc làm cho khoảng 82.000 lao động, trong đó chú trọng đến lực lượng thanh niên, vùng nông thôn, người khuyết tật và người dân tộc thiểu số.

- Đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu việc làm đưa lao động đi làm việc ở ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động, phấn đấu mỗi năm có khoảng 4.500 đến 5.000 lao động được giải quyết việc làm thông qua nội dung này.

2.2. Các nội dung hoạt động chủ yếu:

a) Nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm: Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh theo hướng chuyên nghiệp, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thị trường; thực hiện các hoạt động sự nghiệp về bảo hiểm thất nghiệp; dự báo biến động của thị trường lao động; đào tạo theo quy định của pháp luật.

b) Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động

- Hỗ trợ hoạt động dịch vụ việc làm: Hỗ trợ tổ chức hội chợ việc làm; các hoạt động về thông tin thị trường lao động, tiến tới mở sàn giao dịch việc làm.

- Thu thập, cập nhật và phân tích, dự báo thị trường lao động (Cập nhật cơ sở dữ liệu phần cung lao động, phần cầu lao động; cơ sở dữ liệu người lao động làm việc ở nước ngoài; khảo sát thị trường lao động; dự báo thị trường lao động...); cung cấp thông tin phục vụ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn nhân lực, hướng nghiệp.

- Phát triển mạng lưới thông tin internet việc làm, xây dựng cơ sở dữ liệu người tìm việc, việc tìm người của Trung tâm dịch vụ việc làm; xây dựng kết nối mạng Trung tâm dịch vụ việc làm các địa phương và trung ương phục vụ việc cung cấp thông tin về thị trường lao động cho người sử dụng lao động và người lao động.

c) Hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài, đi làm việc ngoài tỉnh, lao động dịch chuyển vùng biên, lao động từ nông thôn ra thành thị: Khảo sát, tiếp cận thị trường lao động, nhất là tại các tỉnh có công nghiệp, dịch vụ phát triển thu hút nhiều lao động; khảo sát và tăng cường quản lý lao động dịch chuyển qua biên giới; có chính sách hỗ trợ lao động đi làm việc ngoài tỉnh và đi xuất khẩu lao động.

d) Hỗ trợ tạo việc làm (cho thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp, người khuyết tật, người lao động dân tộc thiểu số, phụ nữ nghèo nông thôn...): Định hướng nghề nghiệp cho học sinh các trường trung học phổ thông; thanh niên đang học tại các cơ sở giáo dục đại học; cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hỗ trợ tìm việc làm cho thanh niên đã tốt nghiệp các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; người dân tộc thiểu số, người khuyết tật.

e) Nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát đánh giá thực hiện dự án, gồm:

- Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về việc làm và cán bộ hoạt động dịch vụ việc làm

- Truyền thông nâng cao nhận thức về lao động, việc làm; xây dựng và phát hành các bộ tài liệu, tờ rơi...liên quan đến lĩnh vực việc làm, thị trường lao động.

- Nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện dự án.

3. Dự án 3. Tăng cường an toàn, vệ sinh lao động:

3.1. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung: Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn tính mạng người lao động, tài sản của nhà nước và của doanh nghiệp.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Giảm trung bình hàng năm 4% tần suất tai nạn lao động chết người trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động (khai khoáng, xây dựng, sản xuất kim loại...).

- Hỗ trợ thí điểm cho 30 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng văn hóa an toàn trong lao động.

- Trung bình hàng năm hỗ trợ huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động: 120 người làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, 150 người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 130 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; 50 người làm công tác y tế và 80 an toàn, vệ sinh viên tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Trung bình hàng năm hỗ trợ phổ biến thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động đến 2 làng nghề, 10 hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

3.2. Các nội dung chủ yếu:

a) Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động: Thí điểm thống kê tai nạn lao động, tư vấn hỗ trợ pháp luật an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động; triển khai áp dụng hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động phù hợp trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

b) Tuyên truyền, huấn luyện, giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng và sự tuân thủ pháp luật về an toàn vệ sinh lao động: Triển khai truyền thông, tư vấn và hỗ trợ thông tin về an toàn, vệ sinh lao động đến các doanh nghiệp, làng nghề, hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

c) Tư vấn, hỗ trợ áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng mô hình văn hóa an toàn kết hợp với các giải pháp kỹ thuật để cải thiện điều kiện làm việc trong khu vực sản xuất nhỏ.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Kinh phí thực hiện chương trình được hình thành từ các nguồn:

- Nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách Trung ương hàng năm thông qua Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 - 2020;

- Nguồn kinh phí cấp đối ứng từ ngân sách địa phương hàng năm;

- Kinh phí đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia chương trình và các nguồn kinh phí khác.

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về Giáo dục nghề nghiệp:

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ, tập trung theo nghề trọng điểm cấp tỉnh đối với từng cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Chuyển đào tạo nghề theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động và phát triển kinh tế tại địa phương, đào tạo gắn với quy hoạch ngành, quy hoạch của từng địa phương, xây dựng nông thôn mới như: du lịch, thêu dệt thổ cẩm, làm khèn Mông, mây tre đan, trồng chế biến cây dược liệu, nuôi ong lấy mật, nuôi và phòng trị bệnh cho trâu bò...

- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, cơ cấu ngành nghề.

- Liên kết với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có khả năng thu hút lao động qua đào tạo để phối hợp từ khâu xây dựng nội dung chương trình đến quá trình tổ chức đào tạo và sử dụng lao động sau đào tạo.

- Liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo trong việc tuyển dụng, đào tạo và bố trí việc làm cho người lao động và mô hình liên kết đào tạo nguồn lao động có chất lượng để cung ứng cho thị trường; Ký kết hợp tác về cung ứng lao động và đào tạo nghề giữa Hà Giang với các tỉnh.

2. Về giải quyết việc làm:

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền đối với công tác giáo dục nghề nghiệp, việc làm: Các cấp ủy Đảng, Chính quyền, nhất là người đứng đầu phải xác định và coi công tác giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ chính trị, là giải pháp để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2015 - 2020 về thực hiện Chương trình trọng tâm: "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm". Huy động sự tham gia đồng bộ giữa các cấp, các ngành và các đoàn thể từ tỉnh tới cơ sở, đặc biệt là sự tham gia của các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp như: Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh...;

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ cơ sở, người lao động về việc làm, giải quyết việc làm và học nghề. Nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh; đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và học nghề cho người lao động, cung cấp thông tin về thị trường lao động, tạo cầu nối liên kết giữa người lao động và doanh nghiệp.

- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ về việc làm: Chủ động triển khai và tổ chức thực hiện các chính sách đã ban hành của Trung ương, của tỉnh nhằm hỗ trợ, khuyến khích người lao động trong giải quyết việc làm; khuyến khích, hỗ trợ đơn vị, doanh nghiệp tuyển dụng lao động, đơn vị tư vấn đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động;

- Mở rộng và phát triển thị trường lao động, nhất là tại các khu cụm công nghiệp trong nước. Liên kết với các tỉnh, thành, các doanh nghiệp để giải quyết việc làm và đào tạo nghề: Đẩy mạnh liên kết với các tỉnh, thành trong nước có các khu, cụm công nghiệp có nhu cầu thu hút nhiều lao động đến làm việc, qua đó ký kết biên bản làm cơ sở để cung ứng lao động Hà Giang, nhất là khu vực nông thôn đến làm việc tại các tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.

Liên kết và tạo điều kiện thuận lợi cho các Tập đoàn, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động đến các địa phương của tỉnh, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và phối hợp để tuyên truyền, tư vấn tuyển dụng lao động về làm việc.

- Tạo điều kiện để người lao động tiếp cận được các nguồn vốn cho vay phát triển sản xuất - kinh doanh gắn với giải quyết việc làm, khởi nghiệp, nhất là vốn vay từ Quỹ quốc gia về việc làm; trong đó chú trọng và quan tâm đến đối tượng lao động yếu thế như phụ nữ, người khuyết tật.

- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục nghề nghiệp, việc làm của các huyện, thành phố, các ngành có liên quan. Phối hợp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho cơ sở trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

3. Về An toàn lao động:

- Các hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về an toàn- vệ sinh lao động: Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn, vệ sinh lao động, công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm; huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; đẩy mạnh xã hội hóa về công tác an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động; điều tra tai nạn lao động; nâng cao năng lực hiệu quả của cán bộ hoạt động an toàn lao động; xây dựng mô hình quản lý an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác an toàn, vệ sinh lao động.

- Các hoạt động nâng cao nghiệp vụ y tế lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc: Triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh nghề nghiệp; tập huấn, hướng dẫn nghề nghiệp vụ cho người làm công tác y tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh; huấn luyện lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc; tập huấn kỹ năng giám sát môi trường lao động.

- Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, tư vấn về an toàn, vệ sinh lao động: Cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp, phòng chống tai nạn lao động tập trung vào một số lĩnh vực có nguy cơ cao như: Khai thác khoáng sản, sử dụng điện, xây dựng, tập trung vào khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các hoạt động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động và cộng đồng: Triển khai huấn luyện, tuyên truyền cho người sử dụng lao động, người lao động về an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động. Nâng cao hiệu quả các phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Các hoạt động của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc xây dựng kế hoạch an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với đặc điểm hoạt động, sản xuất, kinh doanh của đơn vị, với nội dung về cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, tiến tới cam kết thực hiện tốt công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và xây dựng văn hóa an toàn lao động.

- Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động chủ động thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, áp dụng các hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động tiên tiến, xây dựng văn hóa an toàn trong lao động. Thực hiện chính sách hỗ trợ thông tin, giáo dục, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

- Tăng cường sự phối hợp của các ngành, đặc biệt là sự tham gia của người dân, của các tổ chức đoàn thể vào các hoạt động của chương trình, từ việc lập kế hoạch triển khai, quản lý nguồn lực, giám sát đánh giá kết quả đến việc thụ hưởng thành quả từ các dự án của chương trình. Tăng cường sự giám sát đánh giá của các cơ quan quản lý nhà nước, giám sát đánh giá từ các tổ chức đại diện người sử dụng lao động, người lao động để chương trình thực hiện có hiệu quả.

4. Về huy động nguồn vốn:

Cơ quan thực hiện Chương trình mục tiêu, dự án thành phần có trách nhiệm huy động các nguồn lực hợp pháp để phấn đấu thực hiện các mục tiêu:

- Ngân sách hỗ trợ từ Trung ương: Gồm vốn đầu tư, vốn sự nghiệp và các nguồn vốn khác.

- Ngân sách địa phương: Bố trí kinh phí để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình

- Thực hiện lồng ghép giữa các Chương trình, dự án có cùng mục tiêu, nội dung hoạt động.

- Nguồn huy động hợp pháp từ các tổ chức tài trợ, hiệp hội, doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước.

5. Lồng ghép các nội dung của Chương trình Giáo dục nghề nghiệp, việc làm và an toàn, vệ sinh lao động với các chương trình, dự án của các chương trình và các hoạt động khác có liên quan khi có cùng tính chất và cùng đối tượng tác động.

6. Quản lý, điều hành:

Cơ chế hoạt động của chương trình là phối hợp liên ngành thông qua một đầu mối là Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu của tỉnh để giúp UBND tỉnh điều hành, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện. Thành phần Ban chỉ đạo thực hiện chương trình cũng là thành phần Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu của tỉnh, thường trực Ban chỉ đạo là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Hoạt động của cấp huyện tương tự như hoạt động của cấp tỉnh./.

 

PHỤ LỤC 1

MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 114/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang)

TT

Huyện/thành phố

Đơn vị tính

Tổng giai đoạn 2016-2020

Thực hiện 2016

Kế hoạch giai đoạn 2017 - 2020 chia theo các năm

2017

2018

2019

2020

1

Mèo Vạc

6.642

1.317

1.319

1.326

1.335

1.345

2

Đồng Văn

6.829

1.347

1.357

1.365

1.375

1.385

3

Yên Minh

7.377

1.459

1.466

1.473

1.484

1.495

4

Quản Bạ

6.237

1.230

1.237

1.247

1.256

1.267

5

Hoàng Su Phì

7.536

1.492

1.497

1.506

1.515

1.526

6

Xín Mần

7.140

1.418

1.416

1.426

1.435

1.445

7

Quang Bình

7.451

1.474

1.467

1.488

1.500

1.517

8

Bắc Quang

9.766

2.050

1.884

1.927

1.940

1.965

9

Vị Xuyên

9.736

2.001

1.915

1.925

1.935

1.960

10

Bắc Mê

6.124

1.217

1.215

1.222

1.230

1.240

11

TP Hà Giang

7.179

1.412

1.427

1.440

1.445

1.455

 

Cộng

82.017

16.417

16.200

16.350

16.450

16.600

 

PHỤ LỤC 2

ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 114/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang)

STT

Huyện/ thành phố

Đơn vị tính

Tổng số Lao động được đào tạo giai đoạn 2017-2020

Trong đó

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Hà Giang

Người

1.600

400

400

400

400

2

Bắc Mê

Người

4.000

1.000

1.000

1.000

1.000

3

Quản Bạ

Người

3.400

850

850

850

850

4

Yên Minh

Người

4.400

1.100

1.100

1.100

1.100

5

Đồng Văn

Người

3.800

950

950

950

950

6

Mèo Vạc

Người

3.800

950

950

950

950

7

Vị Xuyên

Người

5.400

1.350

1.350

1.350

1.350

8

Bắc Quang

Người

6.200

1.550

1.550

1.550

1.550

9

Quang Bình

Người

4.600

1.150

1.150

1.150

1.150

10

Xín Mần

Người

3.400

850

850

850

850

11

Hoàng Su Phì

Người

3.400

850

850

850

850

 

Tổng cộng

 

44.000

11.000

11.000

11.000

11.000