Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 118/2022/NQ-HĐND

Lâm Đồng, ngày 13 tháng 10 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG HỖ TRỢ; MẪU HỒ SƠ; TRÌNH TỰ, THỦ TỤC LỰA CHỌN DỰ ÁN, KẾ HOẠCH, PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT, LỰA CHỌN ĐƠN VỊ ĐẶT HÀNG THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021-2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
KHÓA X KỲ HỌP THỨ 7

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 40 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Xét Tờ trình số 7152/TTr-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về dự thảo Nghị quyết ban hành Quy định nội dung hỗ trợ; mẫu hồ sơ; trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định về nội dung hỗ trợ; mẫu hồ sơ; trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này. Trong quá trình thực hiện, nếu cần thiết phải sửa đổi, bổ sung về mẫu hồ sơ, ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.

3 Khi các văn bản dẫn chiếu tại Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng Khóa X Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13 tháng 10 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 10 năm 2022./.

 


Nơi nhận:
- UBTVQH;
- Chính phủ;
- VPQH, VPCP;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Các bộ: NN và PTNT, LĐ-TB và XH;
- Ủy ban Dân tộc;
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- UBND tỉnh, BTT UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa X;
- VP: TU, ĐĐBQH và HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- TTHĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Đài PT-TH, Báo Lâm Đồng;
- TT Công báo -Tin học tỉnh;
- TT Tích hợp DL và chuyển đổi số tỉnh;
- TT Lưu trữ lịch sử tỉnh;
- Trang TTĐT HĐND tỉnh;
- Lưu: VT, HS kỳ họp.

CHỦ TỊCH




Trần Đức Quận

 

QUY ĐỊNH

VỀ NỘI DUNG HỖ TRỢ; MẪU HỒ SƠ; TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, LỰA CHỌN DỰ ÁN, KẾ HOẠCH, PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT, LỰA CHỌN ĐƠN VỊ ĐẶT HÀNG THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 118/2022/NQ-HĐND ngày 13 tháng 10 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về nội dung hỗ trợ; mẫu hồ sơ; trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, đơn vị đặt hàng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư tham gia hoặc có liên quan trong quản lý, tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Chương II

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ

Điều 3. Nội dung hỗ trợ

1. Nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 1 Nghị quyết số 104/2018/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

2. Ưu tiên thực hiện các nội dung hỗ trợ đối tượng liên kết sau:

a) Đào tạo kỹ thuật sản xuất; tập huấn nghiệp vụ quản lý, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường.

b) Chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi.

c) Vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng, vật nuôi.

d) Quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

Điều 4. Mẫu hồ sơ

Mẫu hồ sơ thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị ban hành kèm theo Quy định này gồm 07 mẫu sau:

1. Mẫu số 1. Đơn đề nghị hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

2. Mẫu số 2. Dự án liên kết.

3. Mẫu số 3. Kế hoạch liên kết.

4. Mẫu số 4. Bản thỏa thuận cử đơn vị chủ đầu tư dự án liên kết (hoặc chủ trì liên kết).

5. Mẫu số 5. Bản cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

6. Mẫu số 6. Phương án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ.

7. Mẫu số 7. Hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Điều 5. Trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch liên kết

1. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (gọi chung là cấp huyện) phê duyệt hỗ trợ đối với các dự án, kế hoạch liên kết mà phạm vi liên kết nằm trong địa bàn huyện, thành phố. Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với huyện), Phòng Kinh tế (đối với thành phố) hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội theo từng chương trình mục tiêu quốc gia (gọi tắt là cơ quan chủ quản của chương trình mục tiêu quốc gia) thực hiện theo trình tự thủ tục sau:

a) Chủ trì liên kết gửi một bộ hồ sơ đến cơ quan chủ quản của chương trình mục tiêu quốc gia.

b) Sau khi nhận đủ hồ sơ theo mẫu quy định tại Điều 4 Quy định này từ chủ trì liên kết, cơ quan chủ quản của chương trình mục tiêu quốc gia thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ.

Hội đồng thẩm định gồm: Đại diện lãnh đạo cơ quan chủ quản của chương trình mục tiêu quốc gia là Chủ tịch Hội đồng; các thành viên là đại diện lãnh đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch, lãnh đạo các phòng, ban liên quan và lãnh đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) nơi có dự án, kế hoạch liên kết theo chuỗi giá trị.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc sau khi nhận hồ sơ, Hội đồng tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đủ điều kiện thì cơ quan chủ quản của chương trình mục tiêu quốc gia có tờ trình trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét phê duyệt; nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi thẩm định, cơ quan chủ quản của chương trình mục tiêu quốc gia phải thông báo và nêu rõ lý do cho chủ trì liên kết được biết.

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được tờ trình của cơ quan chủ quản của chương trình mục tiêu quốc gia, Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định phê duyệt dự án, kế hoạch liên kết.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hỗ trợ đối với các dự án, kế hoạch liên kết mà phạm vi liên kết nằm trên địa bàn 02 huyện, thành phố trở lên. Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ban Dân tộc tỉnh theo từng chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện theo trình tự thủ tục quy định tại khoản 1 Điều này.

Chương III

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CỘNG ĐỒNG

Điều 6. Nội dung hỗ trợ

1. Tập huấn kỹ thuật theo nhu cầu của các thành viên tổ nhóm, nâng cao năng lực quản lý và vận hành tổ, nhóm.

2. Vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng, vật nuôi.

3. Quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; truy xuất nguồn gốc và dán nhãn sản phẩm.

4. Chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất và quản lý chất lượng đồng bộ.

5. Hỗ trợ chi phí chứng nhận các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và kiểm soát quá trình sản xuất chế biến theo các tiêu chuẩn an toàn.

6. Hỗ trợ chi phí tư vấn, xây dựng dự án, phương án phát triển sản xuất cộng đồng.

7. Hỗ trợ cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói.

8. Riêng Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, hỗ trợ thêm một số nội dung sau:

a) Hỗ trợ cán bộ trực tiếp đến tận hộ gia đình hướng dẫn thực hiện dự án cho đến khi có kết quả.

b) Tổ chức đi thực tế học tập các dự án có hiệu quả giữa các địa phương do thủ trưởng đơn vị quyết định trong phạm vi dự toán được giao.

c) Tổ chức các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của chương trình và quy định của pháp luật.

Điều 7. Mẫu hồ sơ

Mẫu hồ sơ thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển cộng đồng ban hành kèm theo Quy định này gồm 05 mẫu sau:

1. Mẫu số 8. Biên bản họp của cộng đồng dân cư.

2. Mẫu số 9. Danh sách thành viên nhóm cộng đồng.

3. Mẫu số 10. Đơn đề nghị hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng.

4. Mẫu số 11. Phương án, dự án phát triển sản xuất cộng đồng.

5. Mẫu số 12. Văn bản đề nghị phê duyệt dự án, phương án phát triển sản xuất cộng đồng cho nhóm cộng đồng sản xuất.

Điều 8. Trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, phương án sản xuất của cộng đồng

1. Lập hồ sơ: Cộng đồng dân cư phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng hồ sơ đề nghị hỗ trợ dự án, phương án sản xuất, gồm các mẫu số 8, 9,10, 11 ban hành kèm theo Quy định này.

2. Nộp hồ sơ: Cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có dự án, phương án sản xuất của cộng đồng, Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ Ủy ban nhân dân cấp xã có thông báo bằng văn bản cho cộng đồng dân cư để biết và chuẩn bị lại hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành văn bản đề nghị hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng theo Mẫu số 12 ban hành kèm theo Quy định này và nộp hồ sơ lên Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Thời gian tiếp nhận và xử lý hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã trong 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

3. Thẩm định, phê duyệt:

a) Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Tổ thẩm định hồ sơ đề nghị phê duyệt dự án, phương án sản xuất và quyết định đơn vị, bộ phận giúp việc cho Tổ thẩm định.

Thành phần Tổ thẩm định bao gồm: Tổ trưởng là đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện; thành viên là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có dự án, phương án sản xuất của cộng đồng; lãnh đạo phòng, ban chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; chuyên gia hoặc những người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất do cộng đồng bình chọn (nếu có).

b) Bước 2: Tổ thẩm định hồ sơ tổ chức họp, thẩm định.

Nếu dự án, phương án không đủ điều kiện thì trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi họp, Tổ thẩm định, đơn vị tiếp nhận hồ sơ phải thông báo và nêu rõ lý do cho cộng đồng dân cư được biết bằng văn bản.

c) Bước 3: Trình, phê duyệt.

Dự án, phương án đủ điều kiện thì trong vòng 07 ngày làm việc kể từ khi họp hội đồng thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt dự án, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất do cộng đồng dân cư đề xuất.

Chương IV

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THEO NHIỆM VỤ

Điều 9. Nội dung hỗ trợ

Nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ thực hiện theo nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị quy định tại Điều 3 và nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng quy định tại Điều 6 Quy định này.

Điều 10. Mẫu hồ sơ

Việc hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ bằng hình thức đặt hàng hoặc đấu thầu thực hiện theo các mẫu số 1, 2, 3, 4 ban hành kèm theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên (gọi tắt là Nghị định số 32/2019/NĐ-CP).

Điều 11. Lựa chọn đơn vị đặt hàng

1. Lựa chọn đơn vị giao nhiệm vụ: Thực hiện theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP.

2. Lựa chọn đơn vị đặt hàng: Thực hiện theo quy định tại Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP.

3. Lựa chọn đơn vị trúng thầu: Thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu và pháp luật liên quan.

 

Mẫu số 01

Tên chủ đầu tư dự án liên kết
(hoặc chủ trì liên kết)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:………

……., ngày …. tháng …. năm ….

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
V/v hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Kính gửi: ………………………………………………………………………
(cơ quan chủ quản chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh, huyện)

Chủ đầu tư dự án liên kết (hoặc chủ trì liên kết):……………………………………………...

Người đại diện theo pháp luật: …………………………………………………………………..

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………………

Giấy đăng ký kinh doanh số ……………………………………ngày cấp …………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………………Fax: ……………………………………Email: ……………………

Căn cứ chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, ………………………… (tên chủ đầu tư dự án liên kết hoặc chủ trì liên kết) đề nghị ……………………… (tên cơ quan được giao phê duyệt hỗ trợ liên kết):

I. Thông tin chung

1. Loại sản phẩm nông nghiệp liên kết: ………………………………………………………….

2. Địa bàn thực hiện: ……………………………………………………………………………….

3. Quy mô liên kết: …………………………………………………………………………………

4. Tiến độ thực hiện dự kiến: ……………………………………………………………………..

II. Đề nghị hỗ trợ của Nhà nước

1. Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết: ………………………………………………………

2. Hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết: ………………………………………………………………..

3. Hỗ trợ xây dựng mô hình khuyến nông: ………………………………………………………

4. Hỗ trợ đào tạo, tập huấn: ………………………………………………………………………

5. Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm: ………………………………………….

6. Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới: ……………………………………..

7. Tổng vốn, kinh phí đề nghị hỗ trợ: ……………………………………………………………

Chi tiết các năm đề nghị hỗ trợ (nếu hỗ trợ trong nhiều năm): ………………………………

………………………………………………………………………………………………………

III. Cam kết

…………………………………… (tên chủ đầu tư dự án liên kết) cam kết:

1. Tính chính xác của những thông tin trên đây.

2. Thực hiện đầy đủ các thủ tục và thực hiện đúng nội dung đã đăng ký theo quy định khi có quyết định hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền.

3. Đảm bảo đúng số lượng và tỷ lệ kinh phí đối ứng quy định tối thiểu từ các bên tham gia liên kết theo nội dung đã đăng ký và dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.

IV. Tài liệu kèm theo (liệt kê danh mục các tài liệu có liên quan gửi kèm).

 

 

CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN LIÊN KẾT
(HOẶC CHỦ TRÌ LIÊN KẾT)

(Ký, ghi rõ chức danh, họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 02

Tên chủ đầu tư
dự án liên kết
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:………

……., ngày …. tháng …. năm ….

 

DỰ ÁN LIÊN KẾT

Phần I
GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN LIÊN KẾT

I. Tên dự án liên kết: …………………………………………………………………………..

II. Các đối tượng tham gia dự án liên kết

1. Chủ dự án liên kết: ……………………………………………………………………………

- Người đại diện theo pháp luật: ………………………………………………………………..

- Chức vụ: …………………………………………………………………………………………

- Giấy đăng ký kinh doanh số ………………, ngày cấp ………………………………………

- Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………

- Điện thoại: …………………….Fax: ………………………Email: ……………………………

2. Các bên tham gia liên kết (đối với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia liên kết):

a) Tên đơn vị tham gia liên kết: ………………………………………………………………..

- Người đại diện theo pháp luật: ……………………………………………………………….

- Chức vụ: …………………………………………………………………………………………

- Giấy đăng ký kinh doanh số ………………………, ngày cấp ………………………………

- Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………

- Điện thoại: ………………………Fax: ………………………Email: ………………………….

b) Tên đơn vị tham gia liên kết: …………………………………………………………………

- Người đại diện theo pháp luật: …………………………………………………………………

- Chức vụ: ………………………………………………………………………………………….

- Giấy đăng ký kinh doanh số ………………………, ngày cấp ………………………………

- Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………

- Điện thoại:……………………… Fax:……………………… Email: ………………………….

3. Số lượng nông dân tham gia liên kết (đối với trường hợp có nông dân tham gia liên kết):

III. Địa điểm thực hiện dự án liên kết

IV. Căn cứ pháp lý xây dựng dự án liên kết (liệt kê danh mục các văn bản có liên quan làm căn cứ xây dựng dự án liên kết).

Phần II
NỘI DUNG DỰ ÁN LIÊN KẾT

I. Mục tiêu của dự án liên kết

II. Tổng quan về liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trước khi thực hiện dự án và sự cần thiết xây dựng dự án liên kết

1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn có liên quan đến việc thực hiện dự án liên kết.

 

2. Tổng quan về liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trước khi thực hiện dự án liên kết (nêu kết quả thực hiện liên kết trong 03 năm gần nhất trong trường hợp đã có thời gian liên kết lâu dài; trường hợp liên kết mới xây dựng, báo cáo khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản trong 03 năm gần nhất).

 

3. Sự cần thiết xây dựng dự án liên kết.

 

III. Nội dung của dự án liên kết

1. Sản phẩm nông nghiệp thực hiện liên kết:

 

2. Quy mô liên kết:

 

3. Quy trình kỹ thuật áp dụng khi liên kết:

 

4. Hình thức liên kết:

 

5. Quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia liên kết:

 

6. Thị trường sản phẩm của dự án liên kết; đánh giá tiềm năng thị trường và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án liên kết:

 

7. Các giải pháp thực hiện để đưa dự án vào hoạt động (thuê đất, san lấp mặt bằng, đầu tư vào các trang thiết bị...):

 

IV. Các nội dung đề nghị hỗ trợ

1. Chi tiết các nội dung đề nghị được hỗ trợ:

- Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết (nội dung, thời gian tư vấn, dự toán chi phí):

 

- Hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết (số lượng, công trình, thời gian, đối tượng, dự toán chi phí, bản vẽ thiết kế, chi tiết mô tả công trình và các giấy tờ liên quan):

 

- Hỗ trợ xây dựng mô hình khuyến nông (chi tiết mô hình, dự toán kinh phí và các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của chương trình khuyến nông):

 

- Hỗ trợ đào tạo, tập huấn (số lượng, nội dung, thời gian, đối tượng, chương trình đào tạo bồi dưỡng, dự toán chi phí):

 

- Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm (số lượng, chủng loại và thông số kỹ thuật, thời gian hỗ trợ, dự toán chi phí):

 

- Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi (chi tiết khoa học kỹ thuật mới, quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng, dự toán kinh phí và các giấy tờ, tài liệu liên quan):

 

2. Đối ứng của đối tượng tham gia liên kết (chi tiết đối với từng nội dung hỗ trợ, chi tiết đối với từng năm, nếu có):

 

3. Thời gian và kinh phí hỗ trợ:

a) Thời gian hỗ trợ (chi tiết thời gian cho từng nội dung chính sách, chi tiết các năm, nếu có):

 

b) Kinh phí hỗ trợ (chi tiết kinh phí hỗ trợ cho từng nội dung chính sách, chi tiết các năm):

 

Tổng số tiền đề nghị hỗ trợ: …………………………………………………………………………..

4. Các hồ sơ gửi kèm (liệt kê danh mục các hồ sơ có liên quan gửi kèm):

V. Dự kiến hiệu quả và tác động của dự án liên kết

1. Hiệu quả của dự án liên kết (về kinh tế, môi trường, xã hội):

 

2. Tác động của dự án liên kết (các rủi ro về thị trường, tổ chức thực hiện, các rủi ro khác và giải pháp khắc phục):

 

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kế hoạch tổ chức thực hiện dự án (Chủ đầu tư dự án liên kết xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện dự án liên kết; trong đó, phải có kế hoạch triển khai và thực hiện các nội dung ưu đãi, hỗ trợ, kế hoạch tài chính, kế hoạch giám sát và đánh giá thực hiện dự án liên kết)

 

II. Tổ chức thực hiện

 

III. Kiến nghị

 

(Ngoài các nội dung nêu trên, chủ đầu tư dự án liên kết có thể bổ sung các nội dung khác nhằm làm rõ hơn nội dung dự án liên kết và phù hợp với điều kiện thực tế).

 

 

CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN LIÊN KẾT
(Ký, ghi rõ chức danh, họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 03

Tên chủ trì liên kết
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:………

……., ngày …. tháng …. năm ….

 

KẾ HOẠCH LIÊN KẾT

I. Thông tin chung

1. Chủ trì liên kết: ………………………………………………………………………………….

- Người đại diện theo pháp luật: …………………………………………………………………

- Chức vụ: ………………………………………………………………………………………….

- Giấy đăng ký kinh doanh số ……………………, ngày cấp …………………………………

- Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………

- Điện thoại: ……………………Fax: …………………… Email: ………………………………

2. Các bên tham gia liên kết (đối với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia liên kết)

a) Tên đơn vị tham gia liên kết: …………………………………………………………………..

- Người đại diện theo pháp luật: …………………………………………………………………

- Chức vụ: …………………………………………………………………………………………..

- Giấy đăng ký kinh doanh số …………………, ngày cấp …………………………………….

- Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….

- Điện thoại: ……………………Fax: …………………… Email: ……………………………….

b) Tên đơn vị tham gia liên kết: ………………………………………………………………….

- Người đại diện theo pháp luật: ………………………………………………………………..

- Chức vụ: …………………………………………………………………………………………..

- Giấy đăng ký kinh doanh số …………………, ngày cấp …………………………………….

- Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….

- Điện thoại: ……………………Fax: …………………… Email: ……………………………….

3. Số lượng nông dân tham gia liên kết (đối với trường hợp có nông dân tham gia liên kết): ……………………………….……………………………….……………………………….……

4. Tổng quan về liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và sự cần thiết xây dựng liên kết:

 

5. Địa điểm thực hiện liên kết: ……………………………….……………………………….

II. Nội dung của liên kết

1. Sản phẩm nông nghiệp thực hiện liên kết:

 

2. Quy mô liên kết:

 

3. Quy trình kỹ thuật áp dụng khi liên kết:

 

4. Hình thức liên kết:

 

5. Quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia liên kết:

 

6. Thị trường và khả năng cạnh tranh của sản phẩm:

 

III. Các nội dung đề nghị hỗ trợ

1. Chi tiết các nội dung, thời gian và kinh phí đề nghị được hỗ trợ, tổng số tiền xin hỗ trợ:

- Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết;

- Hỗ trợ đào tạo, tập huấn;

- Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm;

- Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi.

2. Đối ứng của đối tượng tham gia liên kết (chi tiết đối với từng nội dung hỗ trợ, chi tiết đối với từng năm, nếu có):

 

IV. Dự kiến hiệu quả và tác động của chính sách hỗ trợ

 

V. Kế hoạch tiến độ và tổ chức thực hiện

 

VI. Kiến nghị

 

 

CHỦ TRÌ LIÊN KẾT
(Ký, ghi rõ chức danh, họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 04

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN THỎA THUẬN
VỀ VIỆC CỬ ĐƠN VỊ LÀM CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN LIÊN KẾT (HOẶC CHỦ TRÌ LIÊN KẾT)

 

Ngày ... tháng …..năm …….., tại ………………………………………………………………

Chúng tôi là các bên tham gia liên kết, bao gồm:

1. Tên đơn vị tham gia liên kết: …………………………………………………………………

- Người đại diện theo pháp luật: ………………………………………………………………..

- Chức vụ: ………………………………………………………………………………………….

- Giấy đăng ký kinh doanh số …………………, ngày cấp …………………………………….

- Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….

- Điện thoại: ……………………Fax: …………………… Email: ……………………………….

2. Tên đơn vị tham gia liên kết: …………………………………………………………………

- Người đại diện theo pháp luật: ………………………………………………………………..

- Chức vụ: ………………………………………………………………………………………….

- Giấy đăng ký kinh doanh số …………………, ngày cấp …………………………………….

- Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….

- Điện thoại: ……………………Fax: …………………… Email: ……………………………….

Các bên tham gia liên kết thống nhất cử đơn vị làm chủ đầu tư dự án liên kết (hoặc chủ trì liên kết) như sau:

I. Đơn vị làm chủ đầu tư dự án liên kết (hoặc chủ trì liên kết):

II. Thông tin chung về liên kết

1. Địa bàn liên kết:

 

2. Sản phẩm nông nghiệp thực hiện liên kết:

 

3. Quy mô liên kết:

 

4. Quy trình kỹ thuật áp dụng khi liên kết:

 

5. Quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia liên kết:

 

III. Tổng mức đầu tư của liên kết: ………………………đồng, trong đó:

1. Số vốn đề nghị hỗ trợ: ……………………… đồng;

2. Đối ứng của các bên tham gia liên kết: ……………………… đồng, gồm:

- …………(tên đơn vị tham gia liên kết): ……………………… đồng;

- …………(tên đơn vị tham gia liên kết): ……………………… đồng.

3. Các nguồn vốn khác: …………………………………………đồng.

IV. Thực hiện liên kết

1. Trách nhiệm của các bên tham gia liên kết: (ghi rõ trách nhiệm của mỗi bên tham gia liên kết)

 

2. Các quy định về sửa đổi các nội dung được thỏa thuận:

Các bên tham gia liên kết ký trong Biên bản thỏa thuận này thống nhất với các nội dung đã thỏa thuận. Biên bản thỏa thuận có hiệu lực kể từ ngày ký và được thực hiện trong suốt thời gian thực hiện dự án liên kết. Các bên tham gia liên kết có trách nhiệm thực hiện đầy đủ cam kết của mỗi bên trong quá trình thực hiện, các bên có thể sửa đổi các nội dung được thỏa thuận nhưng không được làm thay đổi nội dung của dự án liên kết đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Bản thỏa thuận này được lập thành ... bản, có giá trị như nhau. Các bên tham gia liên kết giữ... bản, chủ đầu tư dự án liên kết giữ ... bản./.

 

ĐƠN VỊ THAM GIA LIÊN KẾT
(Ký, ghi rõ chức danh, họ tên, đóng dấu)



ĐƠN VỊ THAM GIA LIÊN KẾT
(Ký, ghi rõ chức danh, họ tên, đóng dấu)



ĐƠN VỊ THAM GIA LIÊN KẾT
(Ký, ghi rõ chức danh, họ tên, đóng dấu)

ĐƠN VỊ THAM GIA LIÊN KẾT
(Ký, ghi rõ chức danh, họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 05

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……., ngày …. tháng …. năm ….

BẢN CAM KẾT
Bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường

Kính gửi: …………………………………………………………………………………....
(cơ quan chủ quản chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh, huyện)

 

Chủ đầu tư dự án liên kết (hoặc chủ trì liên kết): ……………………………………………

Người đại diện theo pháp luật: ……………………………………………………………….

Chức vụ: …………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ……………………., Fax: …………………E-mail: ………………………………

Mã số thuế ………………………………………………………………………………………

Sản phẩm liên kết: ………………………………………………………………………………

Loại hình liên kết: ……………………………………………………………………………….

Chúng tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực:

Trồng trọt □           Lâm nghiệp □                              Chăn nuôi □

Nuôi trồng thủy sản □

Thu hái, đánh bắt, khai thác nông lâm thủy sản □

Sản phẩm khác □

(Đánh dấu x vào ô ghi tên lĩnh vực sản xuất và cam kết thực hiện).

Nếu có vi phạm, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN LIÊN KẾT
(HOẶC CHỦ TRÌ LIÊN KẾT)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 06

Tên chủ trì liên kết
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:………

……., ngày …. tháng …. năm ….

 

PHƯƠNG ÁN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH, TIÊU THỤ SẢN PHẨM, CUNG ỨNG DỊCH VỤ

Phần 1
GIỚI THIỆU VỀ CHỦ TRÌ LIÊN KẾT

Tổng quan về chủ trì liên kết

1. Thông tin chung:

 

2. Lịch sử hình thành và phát triển:

 

3. Tổ chức bộ máy:

 

4. Tài sản và nguồn vốn; tình hình tài chính:

 

Phần 2
PHƯƠNG ÁN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH

I. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

1. Điểm mạnh:

 

2. Điểm yếu:

 

3. Cơ hội:

 

4. Thách thức:

 

II. Phân tích thị trường

 

III. Mục tiêu và chiến lược

1. Mục tiêu tổng quát:

 

2. Mục tiêu cụ thể:

 

IV. Phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ

1. Đối với các hộ liên kết:

 

2. Đối với chủ trì liên kết:

 

V. Các giải pháp thực hiện

 

 

CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN LIÊN KẾT
(Ký, ghi rõ chức danh, họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 07

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

HỢP ĐỒNG
LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM

Số: …………..

Căn cứ:

- ……………………………………………………………………………………………………

- ……………………………………………………………………………………………………

Hôm nay, ngày ... tháng ... năm ..., tại ………………………………………………, hai bên gồm:

BÊN A: ………………………………… (Doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân)

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………………Fax: ……………………………………….

Mã số thuế: ……………………………………………………………………………………….

Tài khoản: ………………………………………………………………………………………..

Do ông/bà: ……………………………………………………………………………………….

Chức vụ: ………………………………………………………………làm đại diện.

BÊN B: …………………………………………………….. (Tổ chức đại diện của nông dân)

Do ông/bà:……………………Chức vụ: ……………………………làm đại diện.

CMND số: ………………….ngày cấp …………………….nơi cấp…………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………...........

Điện thoại: ………………………………………………………………………………………..

Tài khoản: ………………………………………………………………………………………..

Sau khi bàn bạc trao đổi thống nhất, hai bên nhất trí ký Hợp đồng như sau:

Điều 1. Nội dung chính

1. Bên B đồng ý hợp đồng (sản xuất/cung cấp dịch vụ/mua/bán/tiêu thụ) cho …………… bên A:

- Thời gian: từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm ...

- Quy mô (ví dụ diện tích): ……………………………………… (ha).

- Sản lượng dự kiến: ……………………………………… (tấn).

- Địa điểm: ………………………………………………………………………………………..

2. Bên A đồng ý hợp đồng (sản xuất/cung cấp dịch vụ/mua/bán/tiêu thụ - trả ngay hoặc ghi nợ) cho bên B (sản xuất/cung cấp dịch vụ/mua/bán/tiêu thụ, giống, vật tư phục vụ sản xuất); cụ thể như sau:

Tên sản phẩm

Diện tích sản xuất (ha)

Số lượng (tấn)

Đơn giá (đồng/tấn)

Thành tiền (đồng)

1.

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

3.

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

3. Nếu bên B tự mua …………………… (tên giống hoặc vật tư, dịch vụ) phải là loại …………………… đạt tiêu chuẩn, chất lượng của giống ……………., được sự chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.

4. Bên B bán …………………… (hàng hóa) cho bên A:

- Số lượng tạm tính: ………………………………………………………………………………

- Với quy cách, chất lượng, phương thức kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm …………………… do hai bên đã thỏa thuận được ghi ở Điều 3 dưới đây và với số lượng thực tế khi thu hoạch.

Điều 2. Tiêu chuẩn chất lượng và quy cách hàng hóa bên B phải đảm bảo

1. Chất lượng hàng ……………….. theo quy định: ……………………………………………

2. Quy cách hàng hóa: ……………………………………………………………………………

3. Bao bì đóng gói: …………………………………………………………………………………

Điều 3. Thời gian, địa điểm giao nhận và bốc xếp

1. Thời gian giao hàng: ……………………………………………………………………………

2. Địa điểm giao, nhận hàng: ……………………………………………………………………..

3. Bốc xếp, vận chuyển, giao nhận: ………………………………………………………………

Điều 4. Giá cả và phương thức thanh toán, địa điểm giao hàng

1. Giống và vật tư (áp dụng cho trường hợp bên A bán ghi nợ cho bên B):

- Giá các loại vật tư, phân bón, công lao động: …………………………………………………

- Phương thức thanh toán: …………………………………………………………………………

- Thời hạn thanh toán: ……………………………………………………………………………...

2. Sản phẩm hàng hóa: …………………………………………………………………………….

- Tiêu chuẩn: (các tiêu chuẩn sản phẩm hàng hóa phải đạt được)

- Giá nông sản dự kiến: (giá trên thị trường tại thời điểm thu hoạch hoặc giá sàn hoặc mức bù giá) …………………………………………………………………………………

- Phương thức và thời điểm thanh toán: …………………………………………………………

3. Địa điểm giao hàng: (ghi rõ địa điểm bên B giao sản phẩm nông sản hàng hóa cho bên A) …………………………………………………………………………………………………………

Điều 5. Trách nhiệm bên A

- Giới thiệu doanh nghiệp/đơn vị cung cấp vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn) cho bên B nếu bên B có nhu cầu.

- Đảm bảo giao giống đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách và thời hạn đã cam kết (đối với trường hợp bên A bán ghi nợ cho bên B giống phục vụ sản xuất)

- Đảm bảo thu mua sản phẩm hàng hóa đúng theo quy cách - phẩm chất đã cam kết và số lượng thu hoạch thực tế.

- Phối hợp với bên B tổ chức các biện pháp thu mua phù hợp với thời gian thu hoạch của bên B và kế hoạch giao nhận của bên A (căn cứ theo lịch điều phối của bên A).

- Cung cấp bao bì đựng ……….. cho bên B (nếu có yêu cầu) sau khi đạt được thỏa thuận mua bán giữa hai bên.

- ……………………..

Điều 6. Trách nhiệm bên B

- Bên B phải tuân thủ các quy trình canh tác theo yêu cầu của bên A và phù hợp với khuyến cáo của ngành nông nghiệp.

- Giao, bán sản phẩm hàng hóa đúng theo quy cách về phẩm chất, số lượng (theo thực tế thu hoạch), đúng thời gian, địa điểm giao hàng đã được hai bên thống nhất.

- Cung cấp cho bên A các thông tin về quá trình canh tác, thời gian thu hoạch, địa điểm giao hàng, v.v....

- ………………………..

Điều 7. Về chia sẻ rủi ro bất khả kháng và biến động giá cả thị trường

1. Trường hợp phát hiện hoặc có dấu hiệu bất khả kháng thì mỗi bên phải thông báo kịp thời cho nhau để cùng thương lượng biện pháp khắc phục và khẩn trương cố gắng phòng tránh, khắc phục hậu quả của bất khả kháng. Khi sự việc bất khả kháng xảy ra, hai bên phải tiến hành theo đúng các thủ tục quy định của pháp luật lập biên bản về tổn thất của hai bên, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (huyện) nơi sự việc xảy ra bất khả kháng để được miễn trách nhiệm khi thanh lý hợp đồng.

- Ngoài ra, bên A còn có thể thỏa thuận miễn giảm …………% giá trị vật tư, tiền vốn ứng trước cho bên B theo sự thỏa thuận của hai bên.

2. Trường hợp giá cả thị trường có đột biến gây thua thiệt quá khả năng tài chính của bên A thì hai bên bàn bạc để Bên B điều chỉnh giá bán nông sản hàng hóa cho bên A so với giá đã ký tại Điều 1 của hợp đồng này.

- Ngược lại, nếu giá cả thị trường tăng có lợi cho bên A thì hai bên bàn bạc để bên A tăng giá mua nông sản cho bên B.

Điều 8. Trách nhiệm vật chất của các bên trong việc thực hiện hợp đồng

- Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng, bên nào không thực hiện đúng, thực hiện không đầy đủ hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì bị phạt bồi thường thiệt hại vật chất.

- Mức phạt vi phạm hợp đồng về số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian và địa điểm phương thức thanh toán do hai bên thỏa thuận ghi vào hợp đồng.

+ Mức phạt về không đảm bảo số lượng: ( ………% giá trị hoặc ……………………………. đồng/đơn vị);

+ Mức phạt về không đảm bảo chất lượng :……………………………………………………

+ Mức phạt về không đảm bảo thời gian: ……………………………………………………….

+ Mức phạt về sai địa điểm: ………………………………………………………………………

+ Mức phạt về thanh toán chậm: …………………………………………………………………

Điều 9. Xử lý vi phạm

1. Trường hợp bên A vi phạm hợp đồng:

Nếu bên A được xác định là không thực hiện đúng theo quy định của hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì phải ghi rõ trách nhiệm đền bù hợp đồng của bên A cho bên B.

2. Trường hợp bên B vi phạm hợp đồng:

Nếu bên B được xác định là không thực hiện đúng theo quy định của hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì phải ghi rõ trách nhiệm đền bù hợp đồng của bên B cho bên A.

Điều 10. Điều khoản chung

1. Trong trường hợp có phát sinh trong hợp đồng thì cả hai bên phải có trách nhiệm cùng nhau thống nhất giải quyết.

2. Hai bên cam kết cùng nhau thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng đã ký, trong quá trình thực hiện có gì thay đổi, hai bên cùng bàn bạc thống nhất để bổ sung bằng văn bản hay phụ lục hợp đồng. Nếu có trường hợp vi phạm hợp đồng mà hai bên không thể thương lượng được thì các bên xem xét đưa ra tòa án để giải quyết theo pháp luật.

3. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký.

4. Hợp đồng này có thời hạn ... năm kể từ ngày ký. Sau thời hạn này, hai bên cùng xem xét, bàn bạc để gia hạn hợp đồng.

(Lưu ý: Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác từ 01 năm trở lên, thời gian liên kết tối thiểu là 05 năm; đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác dưới 01 năm, thời gian liên kết tối thiểu là 03 năm)

Hợp đồng được lập thành ... bản, mỗi bên giữ ... bản có giá trị ngang nhau./.

 

ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký, ghi rõ chức danh, họ tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký, ghi rõ chức danh, họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 08

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN HỌP CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

Hôm nay, ngày ... tháng ... năm ..., tại ……………………………………………………………

Chúng tôi là các thành viên thuộc tổ, nhóm cộng đồng ………………………......, địa chỉ………………………......, bao gồm:

- Ông/bà ………………………......…………… địa chỉ ………………………......………………

- Ông/bà ………………………......…………… địa chỉ ………………………......………………

- Ông/bà ………………………......…………… địa chỉ ………………………......………………

Các thành viên tổ chức họp và thống nhất một số nội dung sau:

1. Thống nhất cử người đại diện theo pháp luật của tổ nhóm cộng đồng để đứng ra thực hiện một số các thủ tục theo quy định của Nhà nước như sau:

Người đại diện theo pháp luật: ………………………......………………………………………..

- Chức vụ: …………………………………………………………………………………………….

- Địa chỉ: ………………………......………………………………………......……………………..

- Điện thoại: ………………………. Email: ………………………......…………………………….

Người đại diện theo pháp luật sẽ chịu trách nhiệm ký các thủ tục, hồ sơ có liên quan của tổ/nhóm cộng đồng khi tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng theo quy định của nhà nước và xin ý kiến các thành viên tổ, nhóm đối với các vấn đề quan trọng cần quyết định của tập thể.

2. Thống nhất đề xuất dự án/phương án sản xuất kinh doanh của tổ/nhóm như sau:

1. Sự cần thiết của dự án/phương án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng:

 

2. Tên dự án/phương án:

 

3. Địa điểm, thời gian, quy mô thực hiện:

 

4. Các hoạt động của dự án:

a) Nội dung 1:

 

b) Nội dung 2:

….

5. Dự toán kinh phí thực hiện:

 

6. Nguồn kinh phí thực hiện:

- Đề nghị Nhà nước hỗ trợ: ……………………………………………………………………..

- Vay vốn tín dụng ưu đãi: ………………………………………………………………………

- Vốn lồng ghép thực hiện chính sách (nếu có): ………………………………………………

- Vốn đối ứng của cộng đồng dân cư: …………………………………………………………

7. Hình thức quay vòng (nếu có):

 

6. Hiệu quả, kết quả đầu ra của dự án/phương án:

 

7. Trách nhiệm của các bên tham gia:

 

Chúng tôi cam kết các nội dung trên đều được thực hiện dân chủ, trên tinh thần tự nguyện của tất cả các thành viên. Các thành viên thống nhất về phương án sản xuất, kinh doanh và đảm bảo tỷ lệ tham gia đối ứng để thực hiện.

Biên bản họp được lập thành ... bản có giá trị như nhau. Các thành viên và người đại diện của tổ/nhóm, mỗi người giữ 01 bản./.

Chữ ký của các thành viên

Thành viên thứ nhất
(Ký và ghi rõ họ tên)




Thành viên thứ hai
(Ký và ghi rõ họ tên)




Thành viên thứ ba
(Ký và ghi rõ họ tên)




Thành viên thứ tư
(Ký và ghi rõ họ tên)




 

Mẫu số 09

Tên nhóm cộng đồng
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……., ngày …. tháng …. năm ….

 

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM CỘNG ĐỒNG

Căn cứ biên bản họp cộng đồng dân cư ngày …………..

Nhóm cộng đồng …………. (tên nhóm cộng đồng) lập danh sách thành viên gồm những người có tên sau:

TT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Quốc tịch

Dân tộc

Chỗ ở hiện tại

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú

Số CCCD hoặc hộ chiếu

Chữ ký của thành viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chứng thực của UBND cấp xã
(ký tên, ghi rõ chức danh, đóng dấu)

Người đại diện của Tổ/nhóm cộng đồng
(Ký, ghi rõ chức danh, họ tên)

 

Mẫu số 10

Tên nhóm cộng đồng
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………….

……., ngày …. tháng …. năm ….

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
V/v hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng

Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện/thành phố ……………………………..

- Người đại diện theo pháp luật: …………………………………………………………………

- Chức vụ: ………………………………………………………………………………………….

- Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………

- Điện thoại: …………………………… Email:…………………………………………………..

Căn cứ chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng tại địa phương, …………………………… (người đại diện theo pháp luật của tổ/ nhóm cộng đồng) đề nghị Ủy ban nhân dân huyện/thành phố …………………………… hỗ trợ thực hiện dự án/phương án phát triển sản xuất cộng đồng với những nội dung sau:

I. Thông tin chung

1. Loại sản phẩm hỗ trợ sản xuất:

 

2. Tiến độ thực hiện:

 

3. Số thành viên của nhóm hộ: …………………………………………………………………

II. Các nội dung đề nghị nhà nước hỗ trợ (cộng đồng dân cư có thể lựa chọn một hoặc tất cả các nội dung sau)

1. Tập huấn kỹ thuật theo nhu cầu của các thành viên tổ nhóm, nâng cao năng lực quản lý và vận hành tổ nhóm.

2. Vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng, vật nuôi.

3. Quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; truy xuất nguồn gốc và dán nhãn sản phẩm.

4. Chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất và quản lý chất lượng đồng bộ.

5. Hỗ trợ chi phí chứng nhận các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và kiểm soát quá trình sản xuất chế biến theo các tiêu chuẩn an toàn.

6. Hỗ trợ chi phí tư vấn, xây dựng dự án/phương án phát triển sản xuất cộng đồng.

7. Hỗ trợ cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói.

III. Tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ: …………………………………………………………….

IV. Cam kết: ………………… (người đại diện theo pháp luật của tổ/nhóm cộng đồng) cam kết:

1. Tính chính xác của những thông tin trên đây

2. Thực hiện đầy đủ các thủ tục và thực hiện đúng nội dung đã đăng ký theo quy định khi có quyết định hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền.

3. Đảm bảo đúng số lượng và tỷ lệ kinh phí đối ứng quy định tối thiểu tham gia hỗ trợ phát triển sản xuất theo nội dung đã đăng ký và dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.

V. Tài liệu kèm theo (liệt kê danh mục các tài liệu có liên quan gửi kèm)

 

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN
CỦA TỔ/NHÓM CỘNG ĐỒNG
(Ký, ghi rõ chức danh, họ tên)

 

Mẫu số 11

Tên nhóm cộng đồng
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………….

……., ngày …. tháng …. năm ….

 

DỰ ÁN/PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CỘNG ĐỒNG

……………………………………….

1. Đại diện cộng đồng dân cư (gồm: tên người đại diện, số CCCD hoặc CMND, địa chỉ liên hệ, số điện thoại liên lạc):

2. Mục tiêu dự án/phương án (mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, dự kiến số hộ thoát nghèo):

 

3. Đối tượng tham gia:

 

4. Thời gian triển khai:

 

5. Địa bàn thực hiện:

 

6. Các hoạt động của dự án/phương án:

 

7. Dự toán kinh phí thực hiện dự án/phương án; nguồn kinh phí thực hiện (ngân sách nhà nước hỗ trợ; vay vốn tín dụng ưu đãi; vốn lồng ghép thực hiện các chính sách và vốn đối ứng của các hộ gia đình tham gia - nếu có):

 

8. Hình thức, mức quay vòng (nếu có):

 

9. Dự kiến kết quả đầu ra, hiệu quả thực hiện của dự án, phương án; trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp:

 

10. Chế tài xử lý trong trường hợp vi phạm cam kết (nếu có):

 

11. Tổ chức thực hiện dự án:

 

12. Các nội dung liên quan khác:

 

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN
CỦA TỔ/NHÓM CỘNG ĐỒNG
(Ký, ghi rõ chức danh, họ tên)

 

Mẫu số 12

UBND HUYỆN/THÀNH PHỐ ……
UBND XÃ ………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……/TTr-UBND

……., ngày …. tháng …. năm ….

 

TỜ TRÌNH
Về việc thẩm định dự án/phương án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng cho nhóm cộng đồng sản xuất …………….tại thôn ……………..xã ……………………..

Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện/thành phố…….

- Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

- Căn cứ Nghị quyết số ..../NQ-HĐND ngày ………. của HĐND tỉnh ...

- Xét Đơn đề nghị .... ngày ... tháng ... năm của nhóm hộ …………. về việc đề nghị của hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng…………………;

UBND xã ……………… đề nghị UBND huyện/thành phố …………… thẩm định và phê duyệt dự án/phương án ………….. của cộng đồng dân cư …………… với nội dung như sau:

1. Cộng đồng dân cư ……………… được UBND xã ……………… chứng thực ngày ... tháng ... năm ... với số lượng ……………… hộ.

2. Nội dung thực hiện và đề nghị hỗ trợ:

3. Dự toán kinh phí thực hiện: ………………………………………………………………

4. Nguồn kinh phí thực hiện:

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ: ……………… đồng;

- Đối ứng của nhóm hộ: ………………đồng.

5. Chủ đầu tư: UBND xã ………………

6. Đơn vị thực hiện: Nhóm cộng đồng ………………

7. Cam kết của UBND xã: Sau khi được UBND huyện/thành phố ………… thẩm định và phê duyệt, UBND xã ………………… cam kết thực hiện công tác triển khai, kiểm tra, giám sát thực hiện phương án/dự án của nhóm hộ trên địa bàn xã theo đúng quy định; thực hiện trách nhiệm giám sát đối với quản lý hiện vật hoặc tiền luân chuyển quay vòng trong cộng đồng (nếu có).

(Gửi kèm hồ sơ gồm: Biên bản họp của cộng đồng dân cư; Danh sách cộng đồng dân cư được UBND xã chứng thực; Dự án/phương án sản xuất; Đơn đề nghị của cộng đồng và các văn bản liên quan).

UBND xã kính đề nghị UBND huyện/thành phố .... xem xét, thẩm định./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- …….

UBND XÃ …………………….
(Ký, ghi rõ chức danh, họ tên, đóng dấu)