HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11i/2008/NQ-HĐND | Huế, ngày 11 tháng 12 năm 2008 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KHÓA V, KỲ HỌP LẦN THỨ 11
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung;
Xét Tờ trình số 5933/TTr-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc thông qua “Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 ”; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng Nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán thành và thông qua Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025; đồng thời nhấn mạnh một số nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu: Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh nhằm tổ chức thực hiện hoàn chỉnh các tiêu chí của hệ thống đô thị, hướng tới cả tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương.
1.1. Xây dựng hệ thống đô thị theo hướng gắn kết với nhau và gắn với khu vực nông thôn bằng mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ;
1.2. Hình thành và phát triển các hạt nhân tăng trưởng, các cụm đô thị động lực trên cơ sở phát triển nhanh khu vực thành phố Huế và vùng phụ cận, đô thị Chân Mây - Lăng Cô và các thị trấn huyện lỵ, thị trấn trung tâm tiểu vùng;
1.3. Đầu tư xây dựng khu vực nông thôn tạo thành vành đai, vệ tinh phát triển của các đô thị, khu kinh tế và các khu công nghiệp.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Tập trung phát triển thành phố Huế và các đô thị vệ tinh ở Hương Trà, Hương Thuỷ, Thuận An, Bình Điền để trở thành khu vực nội thị thành phố của cả tỉnh Thừa Thiên Huế trong tương lai. Đây là hạt nhân tăng trưởng của vùng; là trung tâm du lịch, dịch vụ, thương mại; trung tâm văn hóa, nghệ thuật; trung tâm đào tạo đại học; trung tâm y tế chuyên sâu và chất lượng cao; thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam và là trung tâm giao dịch quốc tế quan trọng của vùng và cả nước;
2.2. Đầu tư phát triển khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô để trở thành trung tâm kinh tế và đô thị quan trọng, kết nối với thành phố Huế tạo nên trục kinh tế Huế - Chân Mây - Lăng Cô, là trục phát triển dịch vụ - du lịch - công nghiệp năng động, là đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
2.3. Xây dựng các thị trấn trung tâm huyện lỵ của các huyện ngoại thành: Phong Điền, A Lưới là đô thị loại IV (giai đoạn 2015 - 2025); nâng cấp Sịa, Phú Lộc, Khe Tre, Phú Đa;
2.4. Xây dựng các thị trấn trung tâm tiểu vùng: Điền Hải, An Lỗ, Vinh Thanh, Vinh Hiền, La Sơn, Nam Đông, A Đớt, Hồng Vân...;
2.5. Tập trung xây dựng các kết cấu hạ tầng cho các đô thị nhỏ và điểm dân cư nông thôn; phát triển các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống với quy mô, vị trí hợp lý nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn;
2.6. Hoàn thiện đồng bộ các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội trên phạm vi toàn tỉnh để đẩy nhanh quá trình đô thị hoá.
3. Các giải pháp tổ chức thực hiện:
3.1. Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý đô thị; đổi mới cơ chế và chính sách tài chính đô thị, phát triển đô thị trong các lĩnh vực quy hoạch, nhà đất, đầu tư, xây dựng quản lý khai thác và sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị; có biện pháp đẩy mạnh và duy trì mục tiêu phát triển đô thị xanh, sạch, đẹp,…
3.2. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường vai trò, trách nhiệm việc tham gia của các bên liên quan trong công tác quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị;
3.3 Đầu tư xây dựng có trọng tâm, trọng điểm các đô thị, các khu công nghiệp, khu du lịch,… theo các chương trình dự án và định hướng phát triển chung;
3.4. Xây dựng chính sách và các giải pháp vốn, trên cơ sở sử dụng hiệu quả nguồn vốn Nhà nước, các nguồn vốn trong và ngoài nước vào mục đích phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. Đặc biệt chú trọng các chính sách bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân bị tác động trực tiếp của đô thị hóa.
Điều 2. Giao Ủy ban Nhân dân tỉnh triển khai thực hiện nghị quyết. Quá trình thực hiện, Ủy ban Nhân dân tỉnh thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của quy hoạch khi cần thiết và báo cáo Hội đồng Nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
Giao Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh và các ban, các đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh làm tốt công tác phổ biến, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy định.
Nghị quyết này đã được Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa V, kỳ họp lần thứ 11 thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Nghị quyết 141/NQ-HĐND năm 2014 thông qua Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050
- 2 Nghị quyết 20/2013/NQ-HĐND thông qua quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030
- 3 Nghị quyết 15/2012/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 4 Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng
- 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 6 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7 Luật Đất đai 2003
- 8 Luật xây dựng 2003
- 1 Nghị quyết 15/2012/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 2 Nghị quyết 20/2013/NQ-HĐND thông qua quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030
- 3 Nghị quyết 141/NQ-HĐND năm 2014 thông qua Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050