HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2023/NQ-HĐND | Ninh Thuận, ngày 25 tháng 7 năm 2023 |
QUY ĐỊNH NỘI DUNG, MỨC CHI HỖ TRỢ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHÍNH SÁCH TRONG ĐỀ ÁN MỘT SỐ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÁC ÁI GIAI ĐOẠN 2022-2026 ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÔNG QUA TẠI NGHỊ QUYẾT SỐ 61/NQ-HĐND NGÀY 09/12/2022
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
KHÓA XI KỲ HỌP THỨ 13
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/CĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
Thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV nhiệm kỳ 2020-2025;
Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 89/TTr-UBND ngày 06 tháng 6 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết quy định nội dung, mức chi hỗ trợ thực hiện một số chính sách trong Đề án một số cơ chế chính sách đặc thù trên địa bàn huyện Bác Ái giai đoạn 2022-2026 đã được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 61/NQ-HĐND ngày 09/12/2022; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định nội dung, mức chi thực hiện một số chính sách trong Đề án một số cơ chế chính sách đặc thù trên địa bàn huyện Bác Ái giai đoạn 2022-2026.
2. Đối tượng áp dụng
a) Các đơn vị, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao triển khai thực hiện các nội dung trong Đề án một số cơ chế chính sách đặc thù trên địa bàn huyện Bác Ái giai đoạn 2022-2026 theo quy định.
b) Các đối tượng khác có liên quan tới việc lập, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện các nội dung trong Đề án.
Điều 2. Nội dung chính sách, mức chi và nguồn kinh phí
1. Chính sách phát triển ngành kinh tế
a) Hỗ trợ dồn điền đổi thửa, cải tạo đồng ruộng để xây dựng 10 cánh đồng có kết cấu hạ tầng hợp lý, đồng bộ. Định mức thực hiện: 35 triệu đồng/ha.
b) Hỗ trợ phát triển các mô hình VAC trên đất dốc, cằn cỗi theo mô hình chống hạn gắn với giảm nghèo và tạo sinh kế bền vững cho người dân. Định mức thực hiện: 300 triệu đồng/mô hình; cụ thể: Chi hỗ trợ 100% chi phí mua giống, các vật tư thiết yếu để triển khai mô hình bao gồm: Phân bón, hóa chất, thức ăn, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư khác theo giá thực tế. Mức hỗ trợ không quá 20 triệu đồng/hộ nghèo, hộ cận nghèo; đối với hộ mới thoát nghèo: mức hỗ trợ không quá 50% mức hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo.
2. Chính sách xây dựng không gian văn hóa Raglai tại Bác Ái trở thành trung tâm nghiên cứu văn hóa; hình thành không gian văn hóa Raglai gắn với phát triển sinh kế tạo sự bền vững cộng đồng dân tộc Raglai:
a) Khảo sát điều tra xã hội học và tham vấn hội đồng khoa học (nhà nghiên cứu, nghệ nhân), gồm: in phiếu điều tra khảo sát và tiền xăng, tiền ăn cho đối tượng tiến hành khảo sát xã hội học tại 9 xã; tổ chức hội nghị tham vấn các nghệ nhân (in ấn tài liệu, nước uống, ăn giữa buổi, hỗ trợ tiền xăng, tiền ăn cho nghệ nhân). Mức chi hỗ trợ 05 triệu đồng/sự kiện.
b) Xây dựng nhà sàn truyền thống tại thôn Ma Lâm
- Chi hỗ trợ cải tạo nâng cấp nhà sàn truyền thống tại thôn Ma Lâm, số lượng cho 10 người ở, mức chi hỗ trợ 40 triệu đồng/nhà;
- Chi hỗ trợ xây dựng nhà sàn truyền thống bằng tre nứa lá, số lượng cho 10 người ở, mức chi hỗ trợ 50 triệu đồng/nhà;
- Chi hỗ trợ xây dựng nhà sàn cách tân vật liệu, số lượng cho 10 người ở, mức chi hỗ trợ 80 triệu đồng/nhà;
- Chi hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh, mức chi hỗ trợ tối đa 20 triệu đồng/nhà.
c) Hỗ trợ củng cố khôi phục làng nghề thủ công đan lát phát triển, tạo sinh kế, giải quyết việc làm (06 làng nghề). Mức hỗ trợ không quá 910 triệu đồng cho cả giai đoạn 2022-2026, cụ thể:
- Hỗ trợ thiết bị máy móc các loại để phát triển làng nghề đan lát (04 làng nghề), mức chi hỗ trợ: 100 triệu đồng/làng nghề;
- Hỗ trợ các vật dụng giá đỡ, kệ tủ, bảng hiệu trưng bày sản phẩm đan lát, mức chi hỗ trợ 80 triệu/làng nghề;
- Hỗ trợ 1.000 chum, ché phát triển rượu cần/thô, thí điểm cho 2 thôn, mức chi 190.000 đồng/chum;
d) Hỗ trợ phổ biến trang phục truyền thống Raglai cộng đồng thôn văn hóa. Mức chi 400.000 đồng/bộ.
đ) Hỗ trợ chi thực hiện bảo tồn, truyền dạy các nhạc cụ truyền thống dân tộc Raglai, các làn điệu dân ca, dân vũ. Từ 15-30 học viên/lớp; thời gian 7 ngày/lớp. Mức hỗ trợ tối đa 25 triệu đồng/lớp.
e) Hỗ trợ sưu tầm Nhạc cụ dân tộc Mã la cho các dòng họ, đội văn nghệ dân gian. Mức chi 30 triệu đồng/bộ nhạc cụ.
g) Hỗ trợ tổ chức tái hiện các nghi lễ truyền thống rộng rãi trong cộng đồng (9 lần tái diễn, gồm các chi phí mua hiện vật như: heo đen, gà, rượu cần,... để tổ chức tái hiện nghi lễ). Mức chi 15 triệu đồng/lần tái hiện.
h) Hỗ trợ làm pano giới thiệu quảng bá hình ảnh và không gian văn hóa. Mức chi hỗ trợ 50 triệu đồng.
i) Xây dựng đường hoa giao thông nông thôn (hỗ trợ mua cây giống hoa để trồng đường hoa). Mức hỗ trợ không quá 150 triệu đồng cho cả giai đoạn 2022-2026.
k) Xuất bản sách chuyên khảo: "Không gian văn hóa và phát triển cộng đồng bền vững của dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái" (hỗ trợ kinh phí Ban biên tập 08 người, kinh phí tổ chức hội thảo lấy ý kiến và kinh phí in ấn và xuất bản; Số lượng 150 cuốn). Mức chi hỗ trợ không quá 200 triệu đồng cho cả giai đoạn 2022-2026.
l) Hỗ trợ tổ chức sự kiện ngày hội văn hóa Raglai quy mô cấp tỉnh tại thôn Ma Lâm với chủ đề: "Trở về miền Chapi" hoặc "Đêm hội Raglai", bao gồm trang trí, in giấy mời, hỗ trợ bồi dưỡng phục vụ văn nghệ... Hỗ trợ 02 lần, mức chi hỗ trợ 150 triệu đồng/năm. Mức chi hỗ trợ không quá 300 triệu đồng cho cả giai đoạn 2022-2026.
m) Lắp hệ đèn chiếu sáng không gian văn hóa (trụ đèn, tấm pin, bóng đèn, nhân công lắp đặt và vận chuyển, vật liệu lắp đặt. Lắp đặt trên 01 tuyến đường chiều dài 4km, gồm 90 trụ và 90 tấm pin, bóng đèn). Mức chi hỗ trợ không quá 560 triệu đồng cho cả giai đoạn 2022-2026.
3. Nguồn kinh phí: Sự nghiệp ngân sách tỉnh và huyện Bác Ái.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn triển khai thực hiện nghị quyết theo quy định pháp luật.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận Khóa XI Kỳ họp thứ 13 thông qua ngày 21 tháng 7 năm 2023 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2023./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |