HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2007/NQ-HĐND | Nha Trang, ngày 02 tháng 02 năm 2007 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HOÀ
KHOÁ IV, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 2.
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 251/2006/QĐ-TTg ngày 31/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế họach tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa giai đọan 2006-2020;
Sau khi xem xét Tờ trình số:588/TTr-UBND ngày 29/01/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Điều chỉnh Quy họach phát triển công nghiệp Khánh Hoà đến năm 2015, có tính đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế và ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận của các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Điều chỉnh Quy họach phát triển công nghiệp Khánh Hoà đến năm 2015, có tính đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu như sau:
- Coi phát triển công nghiệp là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế - xã hội Khánh Hoà.
- Phát triển công nghiệp Khánh Hoà đặt trong tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, hướng vào những ngành có lợi thế so sánh và gắn kết với yêu cầu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và cảnh quan du lịch của tỉnh.
- Phát triển công nghiệp Khánh Hoà trên cơ sở đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài và nguồn vốn tư nhân. Chú trọng thu hút và hợp tác chặt chẽ với các tập đoàn đa quốc gia nhằm tham gia vào hệ thống sản xuất và phân phối quốc tế.
- Phát triển công nghiệp toàn diện, bền vững theo hướng hiện đại.
- Quan tâm tới phát triển tiểu thủ công nghiệp, nhất là các ngành, những sản phẩm truyền thống, sản phẩm phục vụ du lịch.
- Phát triển công nghiệp gắn với phát triển dịch vụ, du lịch; kết hợp với yêu cầu củng cố quốc phòng và an ninh quốc gia; kết hợp, điều tiết thống nhất và trên cơ sở tăng cường phối hợp và hợp tác liên tỉnh trong khu vực cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
a) Mục tiêu tổng quát đến năm 2020:
Để có nhiều sản phẩm hội nhập thị trường ASEAN và thị trường thế giới, phát triển công nghiệp với nhịp độ tăng bình quân hàng năm thời kỳ 2006- 2020 tính theo giá trị gia tăng là 14-14,5%; theo giá trị sản xuất là 21-22%. Đến năm 2020, công nghiệp đóng góp khoảng 47% GDP của tỉnh. Tỷ trọng công nghiệp chế biến đạt 98-99% trong cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh; tỷ lệ hàng chế tạo trong xuất khẩu đạt 75-80%. Tỷ lệ nhóm ngành sử dụng công nghệ cao đạt 40%-50%.
b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2010 và 2015:
Về kinh tế ngành công nghiệp: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng theo giá trị sản xuất bình quân khoảng 20% thời kỳ 2006-2010, 21,4% thời kỳ 2011-2015 và 22,5% thời kỳ 2016-2020. Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2010 gấp 2,5, đến năm 2015 gấp 6,6 lần so với năm 2005 và đến năm 2020 gấp 7,27 lần so với năm 2010. Nâng tỷ trọng công nghiệp- xây dựng trong GDP của tỉnh đạt 43,5% vào năm 2010, 45% vào năm 2015 và 47% vào năm 2020.
- Đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chiếm khoảng 93% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, năm 2015 khoảng 95% và giữ mức này đến năm 2020. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp bình quân 15- 16%/năm thời kỳ 2006-2015.
- Đến năm 2010 tỷ trọng công nghiệp chế biến đạt 75-80% nâng dần lên 85-90% vào năm 2015, 98-99% vào năm 2020 trong cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh; Tỷ lệ hàng chế tạo trong xuất khẩu đạt 65-70% nâng dần lên 70-75% vào năm 2015, 75-80% vào năm 2020. Tỷ lệ nhóm ngành sử dụng công nghệ cao đạt 30-40% nâng dần lên 40-45% vào năm 2015, 45-50% vào năm 2020.
- Đến năm 2015 đưa trình độ công nghệ của một số ngành, lĩnh vực công nghiệp chủ yếu đạt mức tiên tiến trong khu vực; thúc đẩy việc tiếp cận với công nghệ tiên tiến của thế giới ở một số lĩnh vực có thế mạnh; đổi mới cơ bản những công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Tin học hoá hệ thống thông tin trong sản xuất, thương mại, hoạt động khoa học công nghệ và quản lý ngành.
Mục tiêu xã hội: Đến năm 2015 thu hút thêm được 90- 100 nghìn lao động. Đội ngũ lao động khoa học, kỹ thuật trong ngành công nghiệp có đủ trình độ để tiếp nhận, vận hành và khai thác có hiệu quả các công nghệ tiên tiến. Khôi phục và phát triển mạnh các ngành nghề truyền thống ở nông thôn.
Mục tiêu môi trường: Phát triển công nghiệp bền vững; hình thành và phát triển các khu công nghiệp thân thiện với môi trường. Phấn đấu 100% cơ sở sản xuất mới xây dựng áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, đảm bảo xử lý chất thải; Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường ở tất cả các khu công nghiệp.
Đến năm 2010, 100% rác trong khu công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp tại Nha Trang, Cam Ranh và các thị trấn trong tỉnh được thu gom, vận chuyển và xử lý. Phấn đấu trên 60% các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn về môi trường. Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Tập trung và ưu tiên phát triển các ngành tạo ra sản phẩm có hàm lượng tri thức và công nghệ cao; các ngành có lợi thế cạnh tranh, có thương hiệu với 9 nhóm ngành sản phẩm: (1) Đóng mới tàu thuyền; sản phẩm cơ khí chế tạo (máy công cụ, lắp ráp- chế tạo ô tô, xe máy), các sản phẩm công nghiệp điện tử (máy tính, máy văn phòng, điện tử công nghiệp, điện tử y tế...); (2) Chế biến thủy sản; (3) Dệt, may, phụ liệu may; (4) Chế biến lâm sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.; (5) Chế biến nông sản.; (6) Sản xuất nước giải khát; (7) Khai thác chế biến khoáng sản- sản xuất vật liệu xây dựng; (8) Sản xuất điện; (9) Công nghệ thông tin.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ và nâng cao trình độ quản lý, tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng tiều dùng và xuất khẩu trên cơ sở đi thẳng vào công nghệ hiện đại, tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu và bảo vệ môi trường; phát triển các sản phẩm chế biến tinh và dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu.
- Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp truyền thống, phục vụ cho nhu cầu phát triển du lịch và xuất khẩu, góp phần tăng thêm thu nhập cho người lao động, giải quyết việc làm và từng bước hiện đại hóa nông thôn.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng và lấp đầy diện tích đất cho thuê của các khu công nghiệp: Suối Dầu, Ninh Thủy, Vạn Ninh, Nam và Bắc Cam Ranh và một số khu khác trong khu kinh tế Vân Phong và Cam Ranh. Đẩy mạnh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp vừa và nhỏ ở các huyện Ninh Hoà,Diên Khánh, Vạn Ninh, Khánh Vĩnh tạo mặt bằng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hình thành 3 vùng trọng điểm công nghiệp như sau:
Vùng trọng điểm phát triển công nghiệp phía Bắc tỉnh: tập trung phát triển các ngành công nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên kết hợp với phát triển du lịch tại các vị trí phù hợp. Trong đó trọng điểm là công nghiệp trong Khu kinh tế vịnh Vân Phong
Vùng trọng điểm phát triển công nghiệp Nha Trang - Diên Khánh: phát triển các ngành công nghiệp sạch để bảo vệ môi trường cho phát triển du lịch.
Vùng trọng điểm phía Nam (thị xã Cam Ranh): phát triển các ngành công nghiệp phục vụ khai thác biển phân bố ở khu vực phía tây quốc lộ 1A.
4. Các dự án kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp
( Phụ lục kèm theo )
Để đạt được mục tiêu và phương hướng phát triển công nghiệp ước tính nhu cầu vốn đầu tư cho công nghiệp cả thời kỳ 2006- 2020 vào khoảng 100- 120 nghìn tỷ đồng (khoảng 45,7% nhu cầu đầu tư toàn tỉnh), trong đó thời kỳ 2006-2010 khoảng 15-17 nghìn tỷ đồng (khoảng 45,4% nhu cầu đầu tư toàn tỉnh), thời kỳ 2011-2015 khoảng 31-32 nghìn tỷ đồng (44%) và 2016-2020 khoảng 63-64 nghìn tỷ đồng (46,7% nhu cầu đầu tư toàn tỉnh). Cụ thể nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn 2006-2010 như sau:
+ Vốn kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài: 40% khoảng 6.000 tỷ đồng, vào đầu tư.
+ Vốn của các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào ngành công nghiệp Khánh Hoà khoảng 30% xấp xỉ 4.500 tỷ đồng.
+ Vốn của ngân sách và của các doanh nghiệp trong tỉnh Khánh Hoà đầu tư vào ngành công nghiệp Khánh Hoà khoảng 30% xấp xỉ 4.500 tỷ đồng.
6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
6.1 Các giải pháp cơ bản.
- Tranh thủ tối đa vốn đầu tư trong nước của các thành phần kinh tế và đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài, thông qua các hội nghị kêu gọi đầu tư.
- Cần đẩy mạnh và nhanh hơn nữa việc lập quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng các khu- cụm công nghiệp.
- Phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là nước phục vụ cho nhu cầu phát triển công nghiệp.
- Nhanh chóng triển khai xây dựng Khu kinh tế tổng hợp Vân Phong, mở rộng nâng cấp cảng biển Cam Ranh tạo thuận lợi cho hoạt động vận tải biển thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển.
- Đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao; khuyến khích và có cơ chế chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, tìm kiếm thị trường, thu thập thông tin, xây dựng thương hiệu sản phẩm, đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị và công nghệ, nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh trạnh trên thị trường trong và ngoài nước.
- Xây dựng và hình thành các vùng nguyên liệu chuyên canh tập trung.
- Tăng cường hợp tác với các tỉnh khác để phát triển công nghiệp.
- Giải quyết nhanh các thủ tục hành chính. Cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
6.2 Giải pháp huy động nguồn vốn
- Vốn đầu tư được huy động từ nhiều nguồn: ngân sách trung ương, ngân sách địa phương ( nguồn vay, tự tích luỹ ...), đặc biệt từ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, vốn đầu tư nước ngoài ( ODA, FDI...) và vốn tự thu xếp của doanh nghiệp.
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, chú trọng hình thức huy động vốn từ khu vực dân cư, doanh nghiệp và đầu tư nước ngoài. Khai thác tốt nguồn thu tại chỗ để tái đầu tư cho một số dự án lớn như CSHT Khu kinh tế tổng hợp Vân Phong...
6.3. Đầu tư phát triển khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường
- Đầu tư phát triển khoa học và công nghệ tiên tiến, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa như :công nghệ chế biến, công nghệ sản xuất vật liệu mới, công nghệ phần mềm.
- Lựa chọn công nghệ của một số ngành quan trọng của công nghiệp tỉnh :
+ Công nghệ cơ khí chế tạo: ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động thiết kế và chế tạo. Liên kết với nước ngoài để chuyển giao công nghệ tiên tiến trong ngành cơ khí chế tạo.
+ Công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng :Khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt khu vực ngoài quốc doanh đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu. Nhập một số dây chuyền hiện đại để chế biến nông hải sản xuất khẩu. Đối với các sản phẩm gia công cho nước ngoài: dệt, da, may, giầy dép... hướng công nghệ tập trung vào giải quyết sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước.
+ Thông tin liên lạc: đón đầu các công nghệ hiện đại để đầu tư phát triển.
+ Công nghệ xử lý môi trường: Chú trọng đầu tư thích đáng vào việc nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ xử lý chất thải công nghiệp và chất thải đô thị trong việc bảo vệ môi trường, phòng chống ô nhiễm các vùng cửa sông, bảo vệ tài nguyên sinh học, phi sinh học để phát triển bền vững.
- Xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ: Đào tạo nâng cao đội ngũ lao động làm công tác khoa học công nghệ. Đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác quản lý khoa học công nghệ. Xây dựng và đổi mới chính sách đãi ngộ cán bộ hoạt động khoa học công nghệ để thu hút và tạo cơ hội cho các lực lượng trên tham gia phát triển năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ theo hướng cạnh tranh.
Đổi mới cách tiếp cận công tác thống kê khoa học- công nghệ theo các hướng dẫn và tiêu chuẩn quốc tế. Đầu tư vào việc khai thác có hiệu quả mạng lưới thông tin KHCN trên cơ sở áp dụng tin học. Bố trí một tỷ lệ nhất định từ nguồn vốn ngân sách cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ để thực hiện được chức năng động lực gia tăng phát triển kinh tế của công tác KHCN.
- Ban hành các quy định cụ thể về quản lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp.
6.4 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực.
Nâng cao chất lượng công tác đào tạo và tính hiệu quả của đào tạo trên cơ sở gắn với các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất và đổi mới phương thức, chương trình, nội dung đào tạo hình thành một cơ cấu lao động kỹ thuật có hiệu quả. Nhanh chóng đào tạo cán bộ quản lý trong các cơ quan Nhà nước, đào tạo đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật và các nhà doanh nghiệp giỏi là trọng tâm của những năm tới.
6.5 Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong phát triển công nghiệp
Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước địa phương theo hướng giảm mạnh số lượng (cổ phần hoá, bán khoán cho thuê các DNNN nhỏ, giải thể những doanh nghiệp yếu kém) và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, tập trung đầu tư chiều sâu (đổi mới công nghệ, thiết bị và cơ chế quản lý kinh tế ) cho các doanh nghiệp chủ chốt, hình thành những tổng công ty sản xuất kinh doanh mạnh, đa ngành làm cơ sở để phát triển nền kinh tế.
Đổi mới kinh tế hợp tác, mà nòng cốt là các hợp tác xã, cùng với kinh tế Nhà nước trong quá trình phát triển làm nền tảng cho nền kinh tế quốc dân, giữ vững định hướng XHCN.
Khuyến khích các thành phần kinh tế khác phát triển, coi trọng phát triển kinh tế tư bản Nhà nước, khuyến khích ưu đãi thành phần này đầu tư vào công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao và những dự án ở vùng sâu, vùng xa, hoặc giải quyết nhiều lao động.
Đổi mới phương thức kêu gọi đầu tư nước ngoài, có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các địa bàn khó khăn hoặc các ngành giải quyết nhiều lao động tại địa phương.
6.6 Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt chính sách khuyến công.
- Xây dựng chính sách, phương hướng phát triển công nghiệp nông thôn.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu chuyển đổi. Tổ chức hội chợ hoặc hỗ trợ các đơn vị doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm. Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn về đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, sở hữu công nghiệp.
- Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật (2 đến 3 mô hình 2 /năm).
- Xây dựng bản tin khuyến công và tập san chuyên đề của công nghiệp tỉnh Khánh Hòa nhằm quảng bá thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp và trợ giúp các doanh nghiệp về thủ tục pháp lý khởi sự doanh nghiệp, hỗ trợ về vốn, khoa học công nghệ, thông tin kỹ thuật và thị trường.
- Phối hợp giữa các cơ quan chức năng: Báo, Đài phát thanh và truyền hình... trực tiếp phối hợp với các địa phương tổ chức tuyên truyền công tác khuyến công trên địa bàn huyện, thị của tỉnh.
6.7 Tăng cường hợp tác liên tỉnh, liên kết, đồng bộ về các chính sách, chỉ đạo và điều hành thực hiện quy hoạch, kế hoạch.
- Tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương, tăng cường sự liên kết, phối hợp với các tỉnh khác, với các Bộ ngành, giữa các ngành trong tỉnh, để tập trung đầu tư phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế tổng hợp Vân Phong, khu kinh tế Cam Ranh...,tránh được đầu tư tràn lan, chồng chéo, trùng lặp, nâng cao hiệu quả đầu tư. Đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa tỉnh với các Bộ ngành Trung ương từ khâu nghiên cứu, hình thành dự án, phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành.
- Xây dựng kế hoạch hợp tác cụ thể, toàn diện về kinh tế- xã hội với 4 tỉnh Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Ninh Thuận, với các tỉnh lân cận và thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội trong lĩnh vực phát triển công nghiệp theo các chương trình và dự án phát triển.
- Hợp tác với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và miền Nam trong xây dựng và phát triển du lịch, vận tải, dịch vụ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao...
7. Tổ chức thực hiện quy hoạch.
- Thực hiện công khai quy hoạch và tuyên truyền rộng rãi, thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để huy động các nguồn lực tham gia thực hiện quy hoạch. Đồng thời thường xuyên nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Giám sát việc thực hiện đầu tư phát triển theo quy hoạch. Cuối mỗi kỳ qui hoạch (năm 2010, năm 2015) tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch của từng thời kỳ, điều chỉnh và bổ sung lại mục tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này trên các lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vị trách nhiệm được phân công.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa IV, kỳ họp chuyên đề lần thứ 2 thông qua./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ
( Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 13 /2007/NQ-HĐND ngày 02 tháng 02 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hoà )
1. Dự án sản xuất muối công nghiệp;
2. Dự án sản xuất lắp ráp động cơ máy công cụ, phụ tùng cơ khí;
3. Dự án sản xuất đồ chơi trẻ em;
4. Dự án đầu tư sản xuất thủy tinh cao cấp;
5. Dự án sản xuất vật tư y tế;
6. Dự án sản xuất thiết bị phụ kiện ngành dệt may;
7. Dự án sản xuất sản phẩm từ hạt Nix đã qua sử dụng;
8. Dự án sản xuất hàng kim khí tiêu dùng;
9. Dự án sản xuất cồn công nghiệp, cồn thực phẩm;
10. Dự án chế biến rong biển;
11. Xây dựng xưởng đóng tàu bằng vật liệu Composite;
12. Dự án sản xuất phân vi sinh và chế phẩm sinh học;
13. Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thịt gia súc, gia cầm;
14. Dự án sản xuất các sản phẩm gỗ nhân tạo từ nguyên, vật liệu trong nước;
15. Dự án nhà máy cưa xẻ- sản xuất các sản phẩm từ đá Granit;
16. Dự án cảng trung chuyển container;
17. Dự án sản xuất linh kiện và lắp ráp máy vi tính;
18. Dự án chế tạo, lắp ráp điện tử, điện lạnh;
19. Dự án sản xuất thiết bị và dụng cụ thể dục, thể thao;
20. Dự án xây dựng nhà máy đóng tàu công suất lớn;
21. Dự án sản xuất lắp ráp xe tải nhẹ phục vụ nông nghiệp;
22. Dự án kêu gọi đầu tư khu công nghiệp Bắc Cam Ranh;
23. Dự án xây dựng các nhà máy nhiệt điện và thủy điện..