HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2009/NQ-HĐND | Cao Bằng, ngày 17 tháng 7 năm 2009 |
VỀ PHÊ CHUẨN CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2009 - 2015
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
KHOÁ XIV KỲ HỌP THỨ 17
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Xét Tờ trình số 1268/TTr-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc đề nghị Phê chuẩn chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi;
Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách, ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí phê chuẩn chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2009 - 2015 (có nội dung chính sách chi tiết kèm theo).
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 4. Nghị quyết có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua.
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên động viên mọi tầng lớp nhân dân thực hiện tốt Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng khoá XIV kỳ họp thứ 17 thông qua./.
| KT. CHỦ TỊCH |
KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2009-2015
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 13/2009/NQ-HĐND Ngày 17 tháng 7 năm 2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Các tổ chức kinh tế, các hộ gia đình, cá nhân (sau đây được gọi chung là hộ) tham gia phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đều được hưởng chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi.
Điều 2. Nguồn kinh phí đầu tư hỗ trợ, bao gồm nguồn kinh phí: Sự nghiệp nông nghiệp, nghiên cứu khoa học, các chương trình dự án thuộc nguồn ngân sách Trung ương và địa phương, nguồn vốn vay…
Điều 3. Các dự án xây dựng cơ sở kỹ thuật để khảo nghiệm giữ giống gốc, giống cụ kỵ, ông bà, các dự án sản xuất giống được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách hoặc vốn vay theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Điều 4. Chính sách nghiên cứu, khảo nghiệm và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật:
1. Căn cứ vào dự án được duyệt hàng năm, Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí từ ngân sách cho việc mua, nhập nội các giống mới, thức ăn chăn nuôi để khảo nghiệm, lựa chọn các giống phù hợp.
2. Đầu tư cho công tác điều tra khảo sát số lượng, chất lượng, cơ cấu đàn gia súc, gia cầm, sản xuất thức ăn chăn nuôi, diện tích cỏ trồng (điều tra trên địa bàn toàn tỉnh theo định kỳ 4 năm một lần).
3. Ngân sách hỗ trợ công tác bình tuyển, chọn lọc giống vật nuôi. Định mức chi phí cho bình tuyển chọn lọc cho từng loại gia súc do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Điều 5. Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất con giống
1. Căn cứ vào nhu cầu sản xuất, Sở Nông nghiệp và PTNT ký hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung ứng với các đơn vị đủ điều kiện để sản xuất giống bố mẹ theo Thông tư số 148/2007/TTLB-BTC-BNN&PTNT ngày 13 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ đặt hàng sản xuất và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi.
2. Đối với sản xuất giống lợn
a) Đối với các cơ sở sản xuất giống lợn ngoại: ngân sách hỗ trợ một lần 80% tiền mua giống cụ kỵ, ông bà, 30% tiền mua giống bố mẹ (con giống được hỗ trợ đang ở giai đoạn hậu bị).
b) Đối với đàn lợn đực ngoại dùng để thụ tinh nhân tạo: ngân sách hỗ trợ 30% giá mua đực hậu bị để thay thế số lợn đực đang sử dụng (do không đạt tiêu chuẩn hoặc hết tuổi sử dụng).
c) Chính sách hỗ trợ để mở rộng vùng thụ tinh nhân tạo lợn
- Hộ đầu tư trạm truyền tinh nhân tạo có quy mô từ 3 đực giống trở lên: được ngân sách hỗ trợ một lần: 30% giá mua lợn đực giống (đực giống đã thành thục về tính, được huấn luyện và có xác nhận về lý lịch và kiểm tra năng suất cá thể), hỗ trợ 2.000.000 để xây dựng chuồng trại. Điều kiện hỗ trợ: hộ chăn nuôi có dự án được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện thẩm định, Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt và được hỗ trợ sau khi nhập giống lợn.
- Tại vùng lần đầu áp dụng tiến bộ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo để tạo ra đàn lợn lai F1:
+ Ngân sách hỗ trợ chi phí đào tạo dẫn tinh viên và tập huấn cho các hộ nuôi lợn nái;
+ Hộ nuôi lợn nái được hỗ trợ 30% giá mua lợn nái hậu bị giống Móng Cái để thay thế nái địa phương;
+ Được cấp không tinh để phối giống cho lợn nái cho 2 lần phối giống.
d) Hỗ trợ đực giống với các xã vùng 3 (áp dụng cho các xã, xóm chưa có truyền tinh nhân tạo): ngân sách hỗ trợ 100% kinh phí mua và vận chuyển lợn đực giống tốt và thích hợp. Điều kiện hỗ trợ: xóm được hỗ trợ xây dựng được quy ước chăm sóc nuôi dưỡng và sử dụng đực giống.
3. Đối với sản xuất giống trâu bò
3.1. Chính sách chọn lọc, quản lý trâu bò đực giống
a) Đối với trâu bò đực giống của dân
- Chủ hộ có trâu, bò đực đạt tiêu chuẩn (cấp tổng hợp từ cấp I trở lên) được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện ký hợp đồng làm giống.
- Thời gian ký hợp đồng 3 năm.
- Quyền lợi của chủ hộ nuôi trâu, bò đực giống: Được thanh toán 100.000 đồng đối với giống đực nội, 120.000 đồng đối với trâu, bò đực giống lai có 50% máu ngoại trở lên cho một bê nghé sinh ra trong 26 tháng đầu hoặc một trâu, bò cái được phối giống có chửa trong 10 tháng cuối của hợp đồng.
b) Hỗ trợ mua trâu bò đực giống
- Ngân sách chi tiền mua và vận chuyển trâu, bò đực giống tốt trong và ngoài tỉnh để cung cấp cho các xóm không có trâu, bò đực đủ tiêu chuẩn làm giống.
- Tiêu chuẩn trâu bò đực giống: đực giống dưới 4 tuổi, có cấp tổng hợp (ngoại hình và khối lượng) từ cấp I trở lên.
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện ký hợp đồng nuôi trâu, bò đực giống với chủ hộ được chọn nuôi trâu, bò đực giống; thời gian ký hợp đồng: 3 năm.
- Điều kiện, trách nhiệm của hộ nuôi trâu, bò đực:
+ Phải có chuồng riêng để nhốt trâu, bò đực; phải trồng ít nhất 400 m2 cỏ, có lao động để chăm sóc nuôi dưỡng đực giống;
+ Không được sử dụng đực giống để cày kéo;
+ Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin và chữa trị bệnh cho đực giống.
+ Trường hợp trâu, bò gầy yếu, chết do chăm sóc nuôi dưỡng kém, người nuôi bị cắt hợp đồng và phải đền bù thiệt hại cho Ban quản lý dự án, việc xử lý các rủi ro và mức đền bù được quy định cụ thể trong hợp đồng.
- Quyền lợi của hộ nuôi trâu, bò đực giống:
+ Chủ hộ được chọn nuôi trâu, bò được tham gia vào việc mua đực giống.
+ Được thanh toán 90.000 đồng đối với đực giống nội, 110.000 đồng đối với đực giống lai có 50% máu ngoại trở lên cho một bê, nghé sinh ra trong 26 tháng đầu hoặc một trâu, bò cái được phối giống có chửa trong 10 tháng cuối của hợp đồng.
+ Khi kết thúc hợp đồng chủ hộ được trả tiền phần tăng cân của trâu, bò đực giống so với khi nhận, thanh toán theo giá thị trường tại thời điểm thanh lý hợp đồng.
c) Luân chuyển trâu, bò đực giống: ngân sách hỗ trợ kinh phí luân chuyển đực giống
- Luân chuyển không dùng xe cơ giới: chi phí cho vận chuyển một con đực giống được luân chuyển: cự ly luân chuyển từ 5 - 10km được hỗ trợ: 100.000 đồng, từ 10 km trở lên là: 140.000 đồng.
- Luân chuyển bằng xe ôtô áp dụng khi luân chuyển từ 03 đực giống trở lên, cự ly vận chuyển tối thiểu là 15km, kinh phí cho luân chuyển áp dụng theo giá thuê xe hiện hành tại địa phương.
d) Hộ chăn nuôi trang trại có từ 10 trâu hoặc bò cái sinh sản trở lên được hỗ trợ 60% số tiền mua một đực giống. Chủ hộ nuôi đực giống không được hỗ trợ tiền phối giống cho trâu hoặc bò cái của trang trại và cho đực phối giống không thu tiền cho trâu hoặc bò cái của các hộ khác trong thôn trong 3 năm. Trong thời gian 3 năm kể từ khi mua đực giống chủ trang trại không được giết thịt, bán, trao đổi, cho tặng đực giống được Nhà nước hỗ trợ kinh phí.
3.2. Chính sách hỗ trợ thụ tinh nhân tạo (TTNT): ngân sách chi trả cho một bò cái được TTNT: 310.000 đồng, gồm các chi phí:
- Mua vật tư cho thụ tinh nhân tạo: 170.000 đồng.
- Trả công cho dẫn tinh viên (gồm chi phí đi lại, công dẫn tinh, chi phí đi xác định bò cái có chửa và đẻ) là: 140.000 đồng: thanh toán 70.000 đồng cho dẫn tinh viên khi bò cái có chửa, số còn lại được thanh toán sau khi bê lai sinh ra.
Chủ hộ nuôi bò cái được phối giống bằng thụ tinh nhân tạo không phải trả chi phí vật tư và công cho dẫn tinh viên.
3.3. Hỗ trợ mua bò cái sinh sản
- Hộ nông dân nghèo chưa có bò được hỗ trợ một bò cái sinh sản, sau 3 năm kể từ ngày nuôi hộ nuôi bò trả lại một bê cái (một năm tuổi) để hỗ trợ luân chuyển cho các hộ chưa có bò khác. Trường hợp trong 3 năm bò chỉ sinh toàn bê đực, người nuôi giao một bê đực một năm tuổi cho chủ đầu tư. Ngân sách hỗ trợ số vốn ban đầu để mua bò cái sinh sản cho các huyện với mức vốn tối thiểu mua được mỗi năm: 50 bò cái sinh sản (trừ các huyện thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ)
- Trong 3 năm kể từ khi nhận nuôi người nuôi không được giết thịt, bán, trao đổi, cho tặng con giống được hỗ trợ.
3.4. Thiến trâu, bò đực không đủ tiêu chuẩn làm giống
Các xóm bố trí trâu, bò đực giống được chọn lọc và thực hiện thụ tinh nhân tạo bắt buộc phải thiến hết trâu, bò đực không đủ tiêu chuẩn làm giống.
Ngân sách hỗ trợ:
- Hỗ trợ cho chủ hộ có bò bị thiến: 180.000 đồng. Đối với trâu hỗ trợ 50.000 đồng.
- Chi công thiến: 35.000 đồng.
- Chi tổ chức và cố định bò: 25.000 đồng.
Trường hợp thiến sót phải thiến lại không được thanh toán thêm.
3.5. Hỗ trợ vùng sản xuất giống
- Ngân sách hỗ trợ cho mỗi huyện xây dựng 2 vùng giống: vùng trâu, bò thuần và vùng thực hiện thụ tinh nhân tạo bò.
- Chi phí bình tuyển kẹp số tai cho trâu, bò: 30.000 đồng/con được bình tuyển.
- Chi phí chọn lọc, bình tuyển (cân đo 3 lần) lập lý lịch cho bê, nghé sinh ra từ trâu, bò đạt tiêu chuẩn làm giống: 40.000 đồng/con/lần bình tuyển.
- Chi phí tập huấn kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi trâu bò trong vùng giống.
- Trâu, bò đực sinh ra trong vùng giống, có lý lịch, đạt tiêu chuẩn làm giống được mua với giá cao hơn 10% đối với giống nội, 20% đối với giống lai.
4. Sản xuất giống gia cầm: ngân sách hỗ trợ 80% tiền mua đàn giống ông bà cho lần sản xuất đầu; hộ nuôi gia cầm bố mẹ để sản xuất con giống thương phẩm được hỗ trợ một lần khi xây dựng cơ sở nhân giống, mức hỗ trợ: 50% tiền mua đàn giống bố mẹ, 50% giá mua máy ấp trứng; được tập huấn kỹ thuật nuôi gia cầm giống và kỹ thuật ấp trứng.
Điều 6. Hỗ trợ trồng cỏ, chế biến cỏ và phế phụ phẩm cho chăn nuôi trâu, bò
1. Hỗ trợ dân tự trồng cỏ: Sau khi trồng cỏ 2-3 tháng, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện và Uỷ ban nhân dân xã nghiệm thu. Hộ trồng từ 100 m2 cỏ trở lên, cỏ sinh trưởng phát triển tốt, không có nguy cơ bị trâu bò phá hoại được ngân sách hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha. Chi cho việc nghiệm thu, thanh toán: 200.000 đồng/ha.
2. Hỗ trợ cải tạo đồng cỏ tự nhiên
Quy định về điều kiện hỗ trợ: đồng cỏ tự nhiên là đồng cỏ của xóm sử dụng chung cho việc chăn thả trâu bò có diện tích từ 10 ha trở lên; số trâu, bò chăn thả trên đồng cỏ từ 50 con trở lên, được Uỷ ban nhân dân huyện xác nhận vị trí, diện tích và số lượng trâu, bò sử dụng đồng cỏ.
Mức hỗ trợ: 350.000 đồng cho một ha được cải tạo, trong đó có 50.000 đồng hỗ trợ cho việc xác định diện tích, hướng dẫn cải tạo và nghiệm thu thanh toán.
3. Hỗ trợ chế biến cỏ và phế phụ phẩm cho chăn nuôi trâu, bò
Hỗ trợ 80% giá mua và vận chuyển túi nylon để ủ chua và ủ rơm với ure.
Điều 7. Đầu tư cho công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật, các hộ nông dân tham gia chương trình giống chăn nuôi theo dự án được phê duyệt.
Điều 8. Tăng mức đầu tư cho công tác khuyến nông để xây dựng mô hình, tuyên truyền vận động nông dân sử dụng giống gia súc gia cầm tốt đã được khảo nghiệm và sản xuất trong tỉnh (tỷ lệ vốn dành cho công tác khuyến nông chăn nuôi thấp nhất bằng 25% trong kinh phí dành cho khuyến nông hàng năm).
Điều 9. Hỗ trợ phát triển trang trại và khu chăn nuôi tập trung
1. Chính sách hỗ trợ cơ sở chăn nuôi tập trung
a) Quy định chung: một cơ sở chăn nuôi tập trung đảm bảo quy mô chăn nuôi tối thiểu thường xuyên có một trong các loại gia súc, gia cầm sau:
- Trâu, bò thịt: 250 con;
- Trâu hoặc bò cái sinh sản từ 2 tuổi trở lên: 80 con;
- Lợn nái sinh sản: 150 con (nái cơ bản);
- Lợn thịt: 500 con;
- Gia cầm thương phẩm (gia cầm nuôi thịt, gia cầm đẻ trứng) 6.000 con; hoặc gia cầm sinh sản (giống ông bà, bố mẹ để sản xuất con giống): 2.500 con;
- Cơ sở chăn nuôi hỗn hợp nuôi từ 02 giống gia súc trở lên, với quy mô tối thiểu bằng 50% số lượng gia súc mỗi loại nêu trên.
b) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ
- Các nhà đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi tập trung được hưởng các ưu đãi về đầu tư được ban hành kèm theo Quyết định số 1498/2007/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng.
- Ngoài các ưu đãi trên nhà đầu tư còn được hỗ trợ lãi xuất sau đầu tư: Hỗ trợ lãi suất vốn vay thương mại đối với các dự án được ký hợp đồng tín dụng với mức hỗ trợ 50% lãi suất vốn vay thương mại; thời gian hỗ trợ là 3 năm, kể từ khi nhận được khoản vay đầu tiên.
c) Cơ chế hỗ trợ: để được hưởng chính sách trên, các khu chăn nuôi tập trung phải có dự án, được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt cấp kinh phí.
2. Chính sách khuyến khích hình thành chăn nuôi trang trại
Các hộ có dự án phát triển chăn nuôi trang trại được Uỷ ban nhân dân huyện, thị phê duyệt; được ngân hàng thẩm định và cho vay vốn xây dựng trang trại với số vốn từ 35.000.000 - 70.000.000 đồng; ngân sách hỗ trợ 50% tiền lãi vay trong thời gian 3 năm kể từ khi gia súc gia cầm được nhập về trang trại và được hỗ trợ 2.000.000 đồng để xây dựng chuồng trại.
Điều 10. Hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
1. Các hộ chăn nuôi có số gia súc tối thiểu thường xuyên có mặt (tính riêng cho từng loại gia súc): lợn nái: 4 con, lợn thịt: 10 con, trâu, bò 5 con được hỗ trợ 1.500.000 đồng để xây bể biogas.
2. Các hộ đưa trâu, bò, ngựa, lợn ra khỏi gầm nhà sàn được được hỗ trợ 2 triệu đồng và vay tối đa 6.000.000 đồng tại Ngân hàng chính sách xã hội hoặc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cao Bằng để xây dựng chuồng, ngân sách trả 100% lãi xuất cho số tiền vay trong thời gian 3 năm.
Điều 11. Các tổ chức và cá nhân đầu tư xây dựng lò mổ gia súc gia cầm
Quy mô lò mổ: Trâu, bò, lợn: tối thiểu 25 con/ngày.
- Được giao đất ổn định lâu dài để xây dựng lò mổ, không phải trả tiền sử dụng đất, được miễn thuế sử dụng đất trong thời hạn 3 năm.
- Được hỗ trợ 60 % chi phí ngoài hàng rào (đường, điện cấp nước)
- Được ngân sách hỗ trợ 100% chi phí xây dựng khu xử lý chất thải.
- Được chính quyền địa phương bảo đảm không cho phép mua bán sản phẩm gia súc giết mổ ngoài lò mổ.
Điều 12. Quản lý Nhà nước về giống, thức ăn chăn nuôi: ngân sách tỉnh cấp kinh phí cho Sở Nông nghiệp và PTNT để mua sắm trang thiết bị, đào tạo cán bộ kiểm tra chất lượng giống, cấp kinh phí hàng năm cho công tác quản lý sản xuất cung ứng giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi./.
- 1 Nghị quyết 53/2012/NQ-HĐND về phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản bền vững đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 2 Nghị quyết 57/2012/NQ-HĐND về cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2012-2015
- 3 Nghị quyết 30/2011/NQ-HĐND về cơ chế quản lý, thực hiện quy hoạch khu chăn nuôi tập trung và cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trang trại quy mô lớn giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 4 Thông tư liên tịch 148/2007/TTLT-BTC-BNN hướng dẫn chế độ đặt hàng sản xuất và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi do Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5 Quyết định 1498/2007/QĐ-UBND ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng do Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành
- 6 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 7 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 8 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 1 Nghị quyết 57/2012/NQ-HĐND về cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2012-2015
- 2 Nghị quyết 30/2011/NQ-HĐND về cơ chế quản lý, thực hiện quy hoạch khu chăn nuôi tập trung và cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trang trại quy mô lớn giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 3 Nghị quyết 53/2012/NQ-HĐND về phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản bền vững đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 do tỉnh Đồng Nai ban hành