HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2007/NQ-HĐND | Vĩnh Yên, ngày 04 tháng 7 năm 2007 |
NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC PHÍ, CHẾ ĐỘ CHI TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
KHOÁ XIV, KỲ HỌP THỨ 10
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26-11-2003;
Căn cứ Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí số 48/2005/QH11 ngày 29-11-2005 của Quốc hội khoá XI;
Căn cứ Nghị định số: 68/2006/NĐ-CP ngày 18-7-2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí;
Căn cứ Thông tư số: 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
Theo đề nghị tại tờ trình số: 57/TTr-UBND ngày 09/6/2007 của UBND tỉnh; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu HĐND,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Chế độ công tác phí đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp (gọi tắt là đơn vị) sử dụng ngân sách của tỉnh như sau:
1. Đối tượng và điều kiện được hưởng chế độ công tác phí.
b) Các điều kiện để được thanh toán công tác phí:
- Có quyết định cử đi công tác của cấp có thẩm quyền; thực hiện đúng nhiệm vụ được giao; có đủ các chứng từ để thanh toán.
- Những trường hợp sau đây không được thanh toán công tác phí:
Thời gian điều trị tại cơ sở y tế, nhà điều dưỡng, dưỡng sức; những ngày làm việc riêng trong thời gian đi công tác; những ngày học ở trường lớp đào tạo tập trung dài hạn, ngắn hạn được hưởng chế độ đối với cán bộ được cơ quan cử đi học; những ngày được giao nhiệm vụ thường trú hoặc biệt phái tại một địa phương hoặc cơ quan khác.
2. Thanh toán công tác phí:
a) Thanh toán tiền tàu xe đi và về từ cơ quan đến nơi công tác.
- Trường hợp đi công tác bằng phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt:
+ Cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác bằng các phương tiện giao thông nếu có đủ vé tàu, vé xe hợp lệ, hợp pháp thì được thanh toán tiền tàu xe theo giá cước thông thường Nhà nước quy định.
+ Trường hợp đi công tác bằng xe ô tô cơ quan thì không được thanh toán tiền tàu xe, nhưng được thanh toán cước qua phà, phí cầu đường (nếu có).
- Trường hợp đi công tác bằng phương tiện máy bay: Cán bộ, công chức Nhà nước được thanh toán trong các trường hợp sau:
+ Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, các Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ; Thường trực HĐND tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Bí thư, Phó Bí thư Thường trực huyện, thành, thị uỷ; Thường trực HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xó; và các chức danh tương đương, công chức có mức lương từ hệ số 5,76 trở lên theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
+ Trường hợp cơ quan, đơn vị cần cử người đi công tác giải quyết công việc gấp mà người được cử đi công tác không đủ tiêu chuẩn thanh toán vé máy bay thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị (là người đứng đầu đơn vị dự toán, được giao quyền phê duyệt và chuẩn chi các khoản chi tiêu tại đơn vị dự toán), Chủ tịch UBND xã (đối với người đi công tác là cán bộ xã) xem xét, quyết định để được thanh toán.
Người đi công tác bằng phương tiện máy bay được thanh toán các khoản sau: Tiền vé máy bay và tiền cước phương tiện vận tải công cộng đối với những tài sản công phục vụ chuyến công tác từ nơi công tác ra sân bay và ngược lại (nếu có).
b) Người đi công tác không nằm trong các trường hợp quy định tại điểm a nêu trên, nếu đi bằng phương tiện máy bay (có vé máy bay) thì được thanh toán theo giá cước vận tải ô tô hành khách công cộng thông thường.
c) Đối với cán bộ, công chức Nhà nước tự túc phương tiện đi công tác, căn cứ vào giấy đi đường hợp lệ, hợp pháp thì được thanh toán như sau:
- Số km thực tế nhân với giá cước vận tải ô tô hành khách công cộng thông thường tại địa phương. Đối với đoạn đường ở vùng núi cao, theo quy định pháp luật thì đơn vị thanh toán tối đa gấp 2 lần giá cước vận tải hành khách công cộng thông thường.
- Được thanh toán vé qua phà, vé cầu và phí đường bộ.
d) Thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác:
- Đối với các đối tượng cán bộ lãnh đạo có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô đưa đi công tác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, nhưng cơ quan không bố trí được xe ô tô cho người đi công tác mà người đi công tác phải tự túc phương tiện khi đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên (đối với khu vực vùng cao; miền núi khó khăn, vùng sâu) và từ 15 km trở lên (đối với vùng còn lại) thì được cơ quan, đơn vị thanh toán tiền khoán tự túc phương tiện khi đi công tác. Mức thanh toán khoán tự túc phương tiện được tính theo số ki lô mét (km) thực tế và đơn giá thuê xe. Đơn giá thuê xe do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định căn cứ theo số km thực tế với mức giá thuê phổ biến đối với phương tiện loại trung bình tại địa phương và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị;
- Đối với các đối tượng cán bộ không đủ tiêu chuẩn được bố trí xe ôtô khi đi công tác, nhưng nếu cán bộ đi công tác cách trụ sở cơ quan trên 15km trở lên mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán tiền tự túc phương tiện tương đương với mức vé tàu, vé xe tuyến đường đi công tác và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.
Phụ cấp lưu trú là khoản tiền do cơ quan, đơn vị chi trả cho người đi công tác phải nghỉ lại nơi đến công tác để hỗ trợ tiền ăn và tiêu vặt cho người đi công tác, được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi trở về cơ quan, đơn vị của mình (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác). Mức phụ cấp quy định cụ thể như sau :
a) Mức phụ cấp lưu trú để trả cho người đi công tác cách trụ sở 15km trở lên tối đa không quá 70.000 đồng/ngày.
b) Trường hợp đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày), căn cứ mức chi phụ cấp lưu trú quy định nêu trên thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định mức chi cụ thể cho phù hợp nhưng không quá 50.000 đồng/ngày và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.
4. Thanh to¸n tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác :
a) Người được cơ quan, đơn vị cử đi công tác được thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ theo phương thức thanh toán khoán theo các mức như sau:
- Đi công tác ở quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh: Mức tối đa không quá 150.000 đồng/ngày/người, ở quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương mức tối đa không quá 140.000 đồng/ngày/người;
- Đi công tác tại các huyện thuộc các thành phố trực thuộc trung ương, tại các thành phố, thị xã thuộc tỉnh: Mức tối đa không quá 120.000 đồng/ngày/ người, các vùng còn lại mức tối đa không quá 100.000 đồng/ngày/người;
b) Trong trường hợp mức khoán nêu trên không đủ để thuê chỗ nghỉ được cơ quan, đơn vị thanh toán theo giá thuê phòng thực tế (có hoá đơn hợp pháp) như sau:
+ Đối tượng là: Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh uỷ; Chủ tịch HĐND tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh, vµ các chức danh tương đương được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 400.000 đồng/ngày/phòng;
+ Đối tượng là: Thường trực HĐND tỉnh; PCT UBND tỉnh, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; các Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ; Lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các chức danh tương đương; Bí thư, Phó Bí thư Thường trực các huyện, thành, thị uỷ; Thường trực HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã;, và các chức danh tương đương được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa không vượt quá 350.000 đồng/ngày/phòng;
+ Đối với các chức danh cán bộ, công chức còn lại thanh toán theo giá thuê phòng thực tế của khách sạn thông thường, nhưng mức thanh toán tối đa không vượt quá 300.000 đồng/ngày/phòng 2 người, trường hợp đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới thì được thanh toán theo mức thuê phòng tối đa không quá 300.000 đồng/ngày/phòng.
Chứng từ làm căn cứ thanh toán khoán tiền thuê chỗ nghỉ là giấy đi đường có ký duyệt đóng dấu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi công tác và ký xác nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quan nơi cán bộ đến công tác và hoá đơn hợp pháp trong trường hợp thanh toán theo giá thuê phòng thực tế.
+ Đi công tác tại các huyện, thành, thị, các cơ quan đơn vị ở đó có phòng khách, nhà khách không thu tiền thì không được thanh toán tiền thuê phòng.
+ Đi công tác 15 km trở xuống không được thanh toán tiền thuê phòng.
5. Thanh toán khoán tiền công tác phí:
a) Đối với cán bộ xã, phường, thị trấn thường xuyên phải đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng thì được áp dụng thanh toán tiền công tác phí theo hình thức khoán. Mức khoán tối đa không quá 70.000 đồng/tháng/người, mức cụ thể do cơ quan, đơn vị quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ;
b) Đối với cán bộ thuộc các cơ quan, đơn vị còn lại, phải thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng (như: Văn thư đi gửi công văn, cán bộ kiểm lâm đi kiểm tra rừng, thanh tra, kiểm tra, kế toán, thủ quỹ ...) thì tuỳ theo điều kiện và khả năng kinh phí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định mức khoán tiền công tác phí cho cán bộ đi công tác theo mức khoán tối đa không quá 200.000 đồng/người/tháng, mức cụ thể do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ.
6. Trường hợp có những đoàn công tác liên ngành, liên cơ quan: Cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác chi cho những công việc chung của đoàn (như: tiền văn phòng phẩm, tiền tàu xe đi lại và cước hành lý…) cho người đi công tác trong đoàn; nếu không đi tập trung theo đoàn mà người đi công tác tự đến nơi công tác thì cơ quan, đơn vị cử người đi công tác thanh toán tiền công tác phí cho người thuộc cơ quan mình cử đi (bao gồm tiền tàu xe, phụ cấp công tác phí, tiền thuê chỗ nghỉ).
Điều 2. Chế độ chi tổ chức các hội nghị đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp (gọi tắt là đơn vị) sử dụng ngân sách của tỉnh như sau:
1. Đối tượng, phạm vi áp dụng và thời gian tổ chức hội nghị:
- Đối tượng áp dụng chế độ chi tiêu hội nghị tại Nghị quyết này là các hội nghị sơ kết và tổng kết chuyên đề, hội nghị tổng kết năm, hội nghị tập huấn triển khai nhiệm vụ công tác, hội nghị theo nhiệm kỳ do các đơn vị tổ chức và thời gian tổ chức hội nghị được quy định tại Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
- Đối với các hội nghị thường xuyên, hội nghị phối hợp, ký phối hợp công tác theo luật định hàng năm chi trong dự toán ngân sách đã giao của đơn vị;
- Đối với hội nghị do cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam; hội nghị thường kỳ của HĐND các cấp; tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; đơn vị sự nghiệp công lập có sử dụng kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp cũng được áp dụng chế độ chi tiêu hội nghị theo quy định tại nghị quyết này.
a) Chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không thuộc diện hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định sau (Mức chi tối đa đối với hội nghị có thời gian họp từ 01 ngày trở lên):
+ Cuộc họp của cấp Trung ương, cấp tỉnh tổ chức: Mức chi hỗ trợ tiền ăn tối đa không quá 70.000 đồng/người/ngày;
+ Cuộc họp cấp huyện, thành phố, thị xã tổ chức: Mức chi hỗ trợ tiền ăn tối đa không quá 50.000 đồng/ngày/người;
+ Cuộc họp cấp xã, phường, thị trấn tổ chức: Mức chi hỗ trợ tiền ăn tối đa không quá 20.000 đồng/ngày/người;
Trường hợp phải tổ chức ăn tập trung, thì cơ quan tổ chức hội nghị tổ chức ăn tập trung cho đại biểu là khách mời không hưởng lương từ NSNN tối đa theo mức quy định nêu trên và thực hiện thu tiền ăn từ tiền công tác phí của các đại biểu hưởng lương tối đa theo mức quy định nêu trên. Riêng đối với những hội nghị chỉ họp 1/2 ngày không tổ chức nấu ăn (trừ đại biểu không hưởng lương từ ngân sách được hỗ trợ 50% mức chi quy định trong ngày)
b) Chi hỗ trợ tiền nghỉ cho đại biểu là khách mời không hưởng lương theo mức thanh toán khoán hoặc theo hoá đơn thực tế quy định chế độ thanh toán tiền công tác phí (được quy định ở Điều 1 chế độ công tác phí).
c) Chi nước uống: 5.000 đồng/ngày/người cho cả 03 cấp: Tỉnh, huyện, xã.
d) Chi hỗ trợ tiền tàu, xe cho đại biểu là khách mời không hưởng lương, theo giá cước vận tải ô tô hành khách công cộng thông thường tại địa phương cho số km thực đi, do Thủ trưởng cơ quan tổ chức hội nghị quyết định.
1. Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu đã được giao quyền tự chủ tài chính và các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính được áp dụng theo nghị quyết này.
2. Các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh vận dụng chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị quy định tại nghị quyết này để thực hiện phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị.
5. Giao cho UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết.
6. Nghị quyết có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày HĐND tỉnh thông qua và thay thế Nghị quyết số 09/2005/NQ-HĐ ngày 22-7-2005 của HĐND tỉnh.
7. Thường trực HĐND tỉnh, các Ban và Đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khoá XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29-6-2007.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Nghị quyết 32/2010/NQ-HĐND quy định chế độ công tác phí, chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 2 Quyết định 272/QĐ-CT năm 2011 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành hết hiệu lực thi hành
- 3 Quyết định 241/QĐ-UBND năm 2015 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần do Tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 4 Quyết định 2422/QĐ-UBND năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành từ ngày 01/01/1997 đến hết ngày 31/12/2013
- 5 Quyết định 2422/QĐ-UBND năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành từ ngày 01/01/1997 đến hết ngày 31/12/2013
- 1 Quyết định 46/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về chế độ công tác phí, chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 2 Nghị quyết 191/2008/NQ-HĐND quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang khóa VII, kỳ họp thứ 16 ban hành
- 3 Quyết định 56/2008/QĐ-UBND về Quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành
- 4 Quyết định 56/2007/QĐ-UBND thực hiện Nghị quyết 14/2007/NQ-HĐND về Quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 5 Thông tư 23/2007/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Tài chính ban hành
- 6 Nghị định 68/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- 7 Quyết định 114/2006/QĐ-TTg về chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005
- 9 Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 10 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 46/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về chế độ công tác phí, chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 2 Nghị quyết 191/2008/NQ-HĐND quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang khóa VII, kỳ họp thứ 16 ban hành
- 3 Quyết định 56/2008/QĐ-UBND về Quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành