HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2007/NQ-HĐND | Quy Nhơn, ngày 19 tháng 7 năm 2007 |
VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN KIỆN TOÀN MẠNG LƯỚI THÚ Y THỦY SẢN VÀ KHUYẾN NGƯ CƠ SỞ
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 9
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y và Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư;
Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 38/TTr-UBND ngày 26/6/2007 của UBND tỉnh về việc thông qua một số chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp thứ 9,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua Đề án Kiện toàn mạng lưới thú y thủy sản và khuyến ngư cơ sở (có Đề án kèm theo).
Điều 2. UBND tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Thường trực HĐND, Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND, các đại biểu HĐND tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày HĐND tỉnh thông qua.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
KIỆN TOÀN MẠNG LƯỚI THÚ Y THỦY SẢN VÀ KHUYẾN NGƯ CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 14/2007/NQ-HĐND ngày 19/7/2007 của HĐND tỉnh khóa X, kỳ họp thứ 9)
Thủy sản là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, trong đó nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng tương đối lớn, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân vùng nông thôn ven biển, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản, tăng kim ngạch xuất khẩu.
1. Cấp tỉnh: Trạm Thú y thủy sản trực thuộc Chi cục BVNL thủy sản
* Chức năng:
Trạm Thú y thủy sản là đơn vị sự nghiệp giúp Chi cục trưởng thực hiện chức năng quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và thú y thủy sản đối với các tổ chức, cá nhân nuôi trồng, chế biến, vận chuyển thủy sản trong toàn tỉnh.
* Nhiệm vụ:
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về sản xuất, kinh doanh giống, di giống, nhập giống, các loại thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật thú y sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.
- Tham gia hướng dẫn ứng dụng quy phạm thực hành nuôi tốt, quy tắc nuôi có trách nhiệm trong vùng nuôi thủy sản theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong việc kiểm soát ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật và chất thải công nghiệp đến môi trường nuôi trồng thủy sản ở địa phương.
- Thực hiện quan trắc môi trường và cảnh báo dịch bệnh thủy sản theo quy định của pháp luật; kịp thời phát hiện dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Thực hiện hoạt động dập tắt dịch bệnh thủy sản và phục hồi môi trường sau khi dịch bệnh được dập tắt.
- Kiểm tra điều kiện an toàn vệ sinh cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản, tàu cá, cảng cá, chợ cá, cơ sở thu gom, cơ sở chế biến thủy sản thủ công.
- Thực hiện chương trình kiểm soát dư lượng kháng sinh, hóa chất độc hại trong thủy sản nuôi.
- Thực hiện công tác thông tin, thống kê, báo cáo, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản; trong quan trắc môi trường nuôi thủy sản.
* Định biên cán bộ:
- Số lượng : 8 người.
+ Quản lý chất lượng : 3 người
+ Thú y thủy sản : 3 người
+ Kiểm nghiệm, xét nghiệm : 2 người
- Trình độ: Đại học nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản
2. Cấp huyện: Trạm Thú y thủy sản huyện; thành phố ven biển
* Chức năng:
Trạm Thú y thủy sản huyện, thành phố là đơn vị sự nghiệp, chịu sự quản lý trực tiếp của Phòng Kinh tế (hoặc Phòng Nông nghiệp) huyện, giúp Phòng Kinh tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực thủy sản (nuôi trồng, khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và thú y thủy sản) trên địa bàn huyện.
* Nhiệm vụ:
+ Kiểm dịch TYTS, phòng chống dịch bệnh thủy sản, quan trắc dự báo môi trường thủy sản xác định bệnh thủy sản nuôi.
+ Có trách nhiệm chính trong việc phát hiện và hướng dẫn ngư dân phòng trừ dịch bệnh; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người nuôi tại địa phương.
+ Hướng dẫn kỹ thuật đánh bắt, chế biến và bảo quản sản phẩm.
+ Tổ chức thực hiện các mô hình khuyến ngư trong địa bàn huyện, thành phố.
* Định biên cán bộ:
- Số lượng
+ Trạm Thủy sản Hoài Nhơn : 04 người
+ Trạm Thủy sản Phù Mỹ : 04 người
+ Trạm Thủy sản Phù Cát : 04 người
+ Trạm Thủy sản Tuy Phước : 04 người
+ Trạm Thủy sản thành phố Quy Nhơn : 03 người
- Trình độ: Đại học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản và thú y thủy sản.
- Mỗi trạm chỉ bố trí 01 Trạm trưởng. Tiêu chuẩn tuyển chọn đúng chuyên ngành, chủ yếu là nuôi trồng và thú y thủy sản.
3. Cấp xã, phường: Cán bộ khuyến ngư xã, phường
* Nhiệm vụ:
Giúp UBND xã, Trạm Thú y thủy sản huyện xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thủy sản và phòng ngừa dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; thực hiện việc giám sát tình hình dịch bệnh và quản lý khai thác thủy sản ở địa phương.
- Tổ chức triển khai thực hiện các mô hình khuyến ngư.
- Căn cứ nhiệm vụ của Trạm Thủy sản huyện và tình hình thực tế của địa phương phối hợp với các tổ chức liên quan tuyên truyền, phổ biến giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về thủy sản cho nhân dân địa phương.
- Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác do Trạm Thủy sản huyện và
UBND xã giao.
* Định biên: Mỗi xã, phường ven biển có nuôi trồng và đánh bắt thủy sản và các xã nằm trong vùng quy hoạch chuyển đổi nuôi cá nước ngọt tập trung bố trí một cán bộ khuyến ngư.
* Tiêu chuẩn:
+ Trình độ trung cấp thủy sản trở lên.
+ Nắm vững và chấp hành tốt chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; chỉ đạo của Ngành Thủy sản về khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản.
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao và nhiệt tình công tác.
+ Có đủ sức khỏe để đảm nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
+ Tuổi đời từ 18 đến 45 tuổi.
* Trách nhiệm:
Cán bộ thủy sản xã do UBND xã hợp đồng, quản lý hoạt động và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Trạm Thủy sản huyện.
- Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ, quyền hạn được giao, chấp hành sự phân công, điều động của Trưởng Trạm Thủy sản huyện và Chủ tịch UBND xã; liên đới chịu trách nhiệm khi trên địa bàn được phân công quản lý xảy ra dịch bệnh.
- Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước khi làm việc ở địa phương.
- Bảo đảm tính trung thực khách quan, đúng pháp luật khi thực thi nhiệm vụ.
- Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình thủy sản của địa phương cho UBND
xã và Trạm Thủy sản huyện theo quy định.
- Thực hiện chế độ báo cáo tuần, báo cáo tháng hoặc đột xuất tình hình khai thác, nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh và quan trắc môi trường về Trung tâm Khuyến ngư NCƯDKTTS và Chi cục BVNL thủy sản.
* Quyền lợi:
- Cán bộ thủy sản xã được hưởng phụ cấp lương theo hợp đồng.
- Được cung cấp và trang bị các điều kiện để làm việc theo quy định;
- Được tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn có liên quan đến công việc được giao.
5. Phương thức hợp đồng và định mức phụ cấp lương cho cán bộ khuyến ngư xã, phường
- UBND xã xem xét ký hợp đồng dài hạn với cán bộ khuyến ngư xã, phường trên cơ sở có thỏa thuận trước với Trạm Thú y thủy sản huyện.
- Mức phụ cấp cho cán bộ khuyến ngư xã, phường 400.000 đ/người/tháng./.
- 1 Quyết định 09/2013/QĐ-UBND quy định hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại khu công nghiệp, nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 2 Nghị quyết 53/2012/NQ-HĐND về phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản bền vững đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 3 Quyết định 17/2012/QĐ-UBND về Quy định hỗ trợ khuyến khích đầu tư nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị; nguyên tắc lựa chọn đối tượng được mua, được thuê, thuê mua nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 4 Quyết định 1336/2010/QĐ-UBND sửa đổi Điều 5 của Quy định về thực hiện dự án khuyến nông, lâm, ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh kèm theo Quyết định 520/2010/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành
- 5 Quyết định 2983/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Đề án xây dựng mạng lưới khuyến ngư viên cơ sở tại xã nuôi trồng thủy sản trọng điểm tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6 Nghị định 56/2005/NĐ-CP về khuyến nông, khuyến ngư
- 7 Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 về việc ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 8 Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y
- 9 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 10 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 1336/2010/QĐ-UBND sửa đổi Điều 5 của Quy định về thực hiện dự án khuyến nông, lâm, ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh kèm theo Quyết định 520/2010/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành
- 2 Quyết định 17/2012/QĐ-UBND về Quy định hỗ trợ khuyến khích đầu tư nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị; nguyên tắc lựa chọn đối tượng được mua, được thuê, thuê mua nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 3 Nghị quyết 53/2012/NQ-HĐND về phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản bền vững đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 4 Quyết định 09/2013/QĐ-UBND quy định hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại khu công nghiệp, nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 5 Quyết định 2983/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Đề án xây dựng mạng lưới khuyến ngư viên cơ sở tại xã nuôi trồng thủy sản trọng điểm tỉnh Thừa Thiên Huế