Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/NQ-HĐND

Hà Giang, ngày 10 tháng 7 năm 2018

 

NGHỊ QUYẾT

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH ĐẤT LÂM NGHIỆP VÀ 3 LOẠI RỪNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2025 TỈNH HÀ GIANG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHÓA XVII - KỲ HỌP THỨ BẢY

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính Phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Thông tư 05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng;

Sau khi xem xét Tờ trình số: 66/TTr-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết rà soát, điều chỉnh quy hoạch đất lâm nghiệp và ba loại rừng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2025 định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra số 18/BC-KTNS ngày 08 tháng 7 năm 2018 của Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Điều chỉnh Quy hoạch đất lâm nghiệp và 3 loại rừng giai đoạn 2016-2025 định hướng 2030 tỉnh Hà Giang tại Nghị quyết số 97/NQ-HĐND ngày 12/7/2013 của HĐND tỉnh thông qua kết quả rà soát điều chỉnh Quy hoạch 3 loại rừng; Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2020 (Có nội dung điều chỉnh Quy hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết này).

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, kỳ họp thứ Bảy thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 7 năm 2018./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu, UBTVQH;
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TTr. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh;
- Đoàn ĐBQH khóa XIV tỉnh Hà Giang;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa XVlI;
- TTr. HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Báo Hà Giang, Đài PT-TH tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh, Trung tâm CB-TH tỉnh;
- Lưu: VT, HĐND (1b).

CHỦ TỊCH




Thào Hồng Sơn

 

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH

ĐẤT LÂM NGHIỆP VÀ 3 LOẠI RỪNG GIAI ĐOẠN 2016-2025 TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang)

1. Quan điểm:

- Điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Hà Giang (đã được HĐND tỉnh thông qua) và chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia được phân bổ tại Công văn số 1927/TTg-KTN ngày 02/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đảm bảo các chỉ tiêu về tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2020 đạt 58% theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Đáp ứng các chỉ tiêu, cơ cấu các loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) chỉ tiêu chuyển đổi, di chuyển, phân bố vị trí các loại rừng sao cho phù hợp giữa tiêu chí phân loại rừng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương; trong đó, đặc biệt sự phân bố, điều chuyển lại một số diện tích rừng phòng hộ từ các vùng cao (huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Su Phì…) để vừa đáp ứng tiêu chí phòng hộ mùa mưa lũ, đảm bảo an toàn cho các khu dân cư vùng núi, các công trình hồ đập của tỉnh.

- Quy hoạch lâm nghiệp đảm bảo phát triển kinh tế toàn diện, trong đó khai thác tối đa thế mạnh đặc điểm vùng động lực; gắn kết phát triển kinh tế lâm nghiệp trên cơ sở liên kết - hỗ trợ mạng lưới hạ tầng với rừng phòng hộ bảo vệ môi trường. Đối với khu vực xung yếu vẫn giữ khu rừng phòng hộ và tạo được đai xanh, khu dân cư, các công trình xây dựng, thủy điện

- Quy hoạch rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng tỉnh Hà Giang đảm bảo tính khả thi thực hiện và phù hợp quy hoạch 3 loại rừng cấp quốc gia do Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng.

2. Mục tiêu:

- Xác định rà soát, điều chỉnh đất lâm nghiệp và quy hoạch 3 loại rừng một cách hợp lý, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2025 phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và đáp ứng các tiêu chí, quy trình, quy phạm về rà soát, điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp theo quy chế quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT; đồng thời, khắc phục những tồn tại, bất cập phát sinh trong quá trình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Gắn liền với việc đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, đảm bảo độ che phủ rừng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVI nhiệm kỳ 2015-2020; đảm bảo hiệu quả kinh tế đi liền với sử dụng bền vững tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.

3. Nhiệm vụ:

- Rà soát các loạt đất, loại rừng trong quy hoạch 3 loại rừng gắn với rà soát, điều chỉnh đất, rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất.

- Xác định được cơ cấu diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp; cơ cấu diện tích quy hoạch cụ thể theo 3 loại rừng: rừng dặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

- Quy hoạch diện tích 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh cụ thể đến từng tiểu khu, xã, huyện, chủ quản lý rừng và tổng hợp toàn tỉnh.

4. Kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2016 - 2025 định hướng 2030:

a) Tổng diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp đến năm 2025: 567.987,8 ha, trong đó cơ cấu diện tích 3 loại rừng cụ thể như sau:

- Diện tích đất, rừng quy hoạch đặc dụng: 59.544,4 ha, chiếm tỷ lệ 10,5 % tổng diện tích lâm nghiệp toàn tỉnh.

- Diện tích đất, rừng quy hoạch phòng hộ: 231.800,5 ha, chiếm tỷ lệ 41,4 % tổng diện tích lâm nghiệp toàn tỉnh.

- Diện tích đất, rừng quy hoạch sản xuất: 276,642,9 ha, chiếm tỷ lệ 48,1% tổng diện tích lâm nghiệp toàn tỉnh. Chi tiết tại biểu 01:

Biểu 01. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp sau rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng

Đơn vị: ha

TT

Hạng mục

Tổng Diện tích

Trong quy hoạch Lâm nghiệp

Ngoài quy hoạch

Tổng

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

A

Diện tích đất Lâm nghiệp

573.742,7

567.987,8

59.544,4

231.800,5

276.642,9

5.754,9

1

Đất có rừng

454.383,0

448.628,1

50.450,6

184.883,8

213.293,8

5.754,9

1.1

Rừng tự nhiên

372.967,3

368.894,2

48.998,6

167.429,2

152.466,5

4.073,1

1.2

Rừng trồng

81.415,7

79.733,9

1.452,0

17.454,6

60.827,3

1.681,8

-

Rừng trồng có trữ lượng

67.501,3

66.249,5

1.156,2

13.983,3

51.109,9

1.251,8

-

Rừng trồng chưa có trữ lượng

13.914,3

13.484,4

295,8

3.471,2

9.717,4

430

2

Đất chưa có rừng

119.359,7

119.359,7

9.093,8

46.916,8

63.349,1

-

-

Đất trống khác

15.651,7

15.651,7

1.543,7

3.297,7

10.810,3

 

-

Đất trống không có cây gỗ tái sinh

61.078,4

61.078,4

4.682,3

27.083,7

29.312,5

-

-

Đất trống có cây gỗ tái sinh

42.629,6

42.629,6

2.867,9

16.535,4

23.226,3

-

b) Diện tích quy hoạch 3 loại rừng phân theo đơn vị hành chính:

Theo đơn vị hành chính, diện tích quy hoạch 3 loại rừng có trên tất cả 11/11 huyện, thành phố của tỉnh Hà Giang (Chi tiết tại biểu 02)

Biểu 02. Diện tích đất lâm nghiệp và 3 loại rừng sau rà soát, điều chỉnh phân theo đơn vị hành chính

Đơn vị: ha

STT

Huyện, thành phố

Tổng

Rừng Đặc dụng

Rừng Phòng hộ

Rừng Sản xuất

 

Tổng DT quy hoạch 3 LR

567.987,8

59.544,4

231.815,8

276.627,5

1

TP. Hà Giang

10.089,6

2.152,3

2.672,8

5.264,5

2

Vị Xuyên

119.283,3

25.955,5

26.501,2

66.826,6

3

Bắc Quang

80.379,9

-

17.019,5

63.360,4

4

Quang Bình

62.034,3

-

18.264,9

43.769,4

5

Hoàng Su Phì

40.436,3

1.543,7

18.106,8

20.785,9

6

Xín Mần

37.886,3

-

19.096,2

18.790,1

7

Bắc Mê

73.797,8

14.078,7

21.648,0

38.071,1

8

Quản Bạ

37.583,2

7.101,9

27.840,9

2.640,4

9

Yên Minh

51.068,8

2.982,9

33.477,6

14.608,3

10

Đồng Văn

22.584,0

-

21.665,6

918,3

11

Mèo Vạc

32.844,4

5.729,5

25.507,0

1.607,8