Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 149/NQ-HĐND

Vĩnh Phúc, ngày 22 tháng 12 năm 2014

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2015

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
KHOÁ XV, KỲ HỌP THỨ 11

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 2138/QĐ-TTg ngày 28/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 3043/QĐ-BTC ngày 28/11/2014 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2015;

Trên cơ sở Báo cáo số 164/BC-UBND ngày 03/12/2014 của UBND tỉnh về đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2014 và xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2015; báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và thảo luận,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Dự toán ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015, như sau:

1. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 22.097.000 triệu đồng, bằng 100,5 % dự toán Trung ương giao, bao gồm:

a) Thu nội địa: 19.200.000 triệu đồng bằng 100% dự toán Trung ương giao.

b) Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu và giá trị gia tăng hàng nhập khẩu: 2.790.000 triệu đồng, bằng 100% dự toán Trung ương giao.

c) Các khoản thu để lại đơn vị quản lý chi qua ngân sách nhà nước: 107.000 triệu đồng.

2. Tổng chi ngân sách địa phương quản lý: 12.350.674 triệu đồng, gồm:

a) Chi cân đối ngân sách địa phương: 11.762.290 triệu đồng, trong đó:

- Chi đầu tư phát triển: 4.956.240 triệu đồng.

- Chi thường xuyên: 6.522.250 triệu đồng.

- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: 1.510 triệu đồng.

- Chi dự phòng: 282.290 triệu đồng.

b) Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ nguồn ngân sách Trung ương để thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia, một số chương trình, dự án, nhiệm vụ khác: 481.384 triệu đồng.

c) Chi từ các khoản thu để lại đơn vị quản lý chi qua ngân sách nhà nước là: 107.000 triệu đồng.

(Chi tiết dự toán thu, chi ngân sách nhà nước của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015, trong đó có dự toán ngân sách nhà nước của 7 huyện không tổ chức HĐND, cụ thể có biểu số 01, 02, 03, 04 và 05 kèm theo).

3. Một số giải pháp chủ yếu

Tán thành các giải pháp triển khai thực hiện dự toán ngân sách nhà nước tỉnh năm 2015 do UBND tỉnh trình, đồng thời nhấn mạnh một số giải pháp chủ yếu sau:

- Chỉ đạo thực hiện tốt các giải pháp thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, khai thác nguồn thu, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quản lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng thuế, nhất là các khoản thu từ đất… Phấn đấu thu đạt và vượt chỉ tiêu giao.

- Thực hiện dự toán chi ngân sách: Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, hạn chế các khoản chi phát sinh, hạn chế bổ sung công trình mới trong năm nếu không thật sự cấp bách; đảm bảo đúng quy định của Nhà nước; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Xây dựng định mức chi để thực hiện cơ chế giao khoán, đặt hàng đối với một số doanh nghiệp công ích, đơn vị sự nghiệp có thu, một số dịch vụ công ích mà ngân sách tỉnh đang hỗ trợ, bù lỗ, như hoạt động về môi trường đô thị, thủy lợi phí, hỗ trợ hoạt động xe buýt.

- Tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đảm bảo, hiệu quả, tập trung cho các công trình trọng điểm, cấp bách. Chú trọng đẩy mạnh các giải pháp huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, bố trí vốn cho dự án hoàn thành và xử lý nợ cho xây dựng cơ bản theo đúng Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28-6-2013 của Thủ tướng Chính Phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ và Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27-12-2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường, đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư của các dự án hoàn thành sử dụng vốn Nhà nước.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chấp hành ngân sách các cơ quan đơn vị trên địa bàn. Đối với các huyện không tổ chức HĐND phải thực hiện phân bổ nguồn vốn đầu tư phân cấp cho huyện quyết định đầu tư theo đúng quy định Thông tư 63/2009/TT-BTC ngày 27-3-2009 của Bộ Tài Chính quy định về công tác lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. HĐND tỉnh giao UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết.

2. Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND và đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khoá XV, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 12/12/2014 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

CHỦ TỊCH




Phạm Văn Vọng

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN