Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/2015/NQ-HĐND

Quảng Trị, ngày 17 tháng 7 năm 2015

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH MỨC CHI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN, KIỂM TRA, RÀ SOÁT VÀ HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HĐND, UBND CÁC CẤP

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ 17

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 17 tháng 8 năm 2011 của liên Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 47/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 16 tháng 3 năm 2012 của liên Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND;

Xét Tờ trình số 2154/TTr-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2015 của UBND tỉnh “Về việc ban hành Đề án quy định mức chi đối với công tác xây dựng, hoàn thiện và kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”;

Xét Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế và ý kiến đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định mức chi đối với công tác xây dựng, hoàn thiện, kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, như sau: (có 02 Phụ lục kèm theo)

1. Kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng, hoàn thiện, kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, UBND được áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định thực hiện một hay nhiều hoạt động xây dựng, hoàn thiện, kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND các cấp.

2. Nghị quyết này không áp dụng đối với công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa các văn bản quản lý, điều hành, văn bản hành chính thông thường của HĐND, UBND các cấp.

3. Định mức chi quy định tại Nghị quyết này là mức chi tối đa, trên cơ sở quy định của HĐND tỉnh, các cấp, các ngành tự cân đối từ kinh phí thường xuyên được cấp hàng năm để thực hiện nhiệm vụ chi cho công tác xây dựng, hoàn thiện, kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND nhằm nâng cao công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo quy định của pháp luật.

4. Các quy định khác thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 17 tháng 8 năm 2011 của liên Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; Thông tư liên tịch số 47/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 16 tháng 3 năm 2012 của liên Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, UBND.

5. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2015 và thay thế Nghị quyết số 26/2010/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2010 của HĐND tỉnh “Quy định một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ cho công tác xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND các cấp”.

Điều 2.

Giao UBND tỉnh tổ chức, triển khai thực hiện Nghị quyết.

Thường trực HĐND tỉnh, các ban của HĐND tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được HĐND tỉnh khóa VI, kỳ họp thứ 17 thông qua ngày 17 tháng 7 năm 2015.

 

 

CHỦ TỊCH




Lê Hữu Phúc

 

PHỤ LỤC I

MỨC CHI CHO CÔNG TÁC XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 15/2015/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2015 của HĐND tỉnh Quảng Trị)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Nội dung chi

Đơn vị tính

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

1. Xây dựng đề cương

a) Nghị quyết

Đề cương

 

750

600

450

b) Quyết định

750

550

400

c) Chỉ thị

500

300

200

2. Soạn thảo dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

a) Nghị quyết

Văn bản

3.200

2.500

1.500

b) Quyết định

2.600

1.500

800

c) Chỉ thị

1.500

1.000

500

3. Soạn thảo văn bản thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản

500

300

 

4. Soạn thảo văn bản góp ý

Văn bản

200

150

100

5. Chỉnh lý hoàn thiện đề cương nghiên cứu, các loại báo cáo, bản thuyết minh, dự thảo văn bản

Lần chỉnh lý

150

100

70

6. Họp, hội thảo, tọa đàm, hội nghị phục vụ cho công tác lập dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND, quyết định, chỉ thị của UBND; chi cho cuộc họp soạn thảo, chỉnh lý dự thảo; thẩm định, thẩm tra dự thảo nghị quyết của HĐND, quyết định, chỉ thị của UBND

a) Cá nhân tham gia

Người/buổi

- Chủ trì: 150;

- Thành viên tham dự: 100

- Chủ trì: 100;

- Thành viên tham dự: 70

 

b) Ý kiến tham luận bằng văn bản của thành viên tham gia

Văn bản

200

150

100

7. Soạn thảo báo cáo phục vụ công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản

a) Báo cáo/bản tổng hợp các ý kiến góp ý về dự thảo văn bản

Văn bản

200

100

70

b) Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý; ý kiến thẩm định, thẩm tra

Văn bản

300

200

100

c) Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Văn bản

2.400

1.200

800

- Căn cứ dự toán kinh phí được giao và tính chất phức tạp của mỗi văn bản, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được giao chủ trì soạn thảo phân bổ mức kinh phí cho từng văn bản cho phù hợp, nhưng tổng mức phân bổ kinh phí để thực hiện các nội dung chi và mức chi không được vượt quá mức khống chế tối đa quy định dưới đây:

+ Đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND, Quyết định của UBND, mức chi tối đa 9.000.000 đồng/văn bản đối với cấp tỉnh; mức chi tối đa 7.000.000 đồng/văn bản đối với cấp huyện; mức chi tối đa 5.500.000 đồng/văn bản đối với cấp xã;

+ Đối với Chỉ thị của UBND, mức chi tối đa 3.500.000 đồng/văn bản đối với cấp tỉnh; mức chi tối đa 2.500.000 đồng/văn bản đối với cấp huyện; mức chi tối đa 2.000.000 đồng/văn bản đối với cấp xã;

+ Đối với các văn bản quy phạm pháp luật trong một số lĩnh vực có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành (từ 03 ngành trở lên), nhiều lĩnh vực có thể chi ở mức cao hơn nhưng không quá 10.500.000 đồng/văn bản đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND, Quyết định của UBND cấp tỉnh; không quá 8.000.000 đồng/văn bản đối với với dự thảo Nghị quyết HĐND, Quyết định của UBND cấp huyện.

- Đối với văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung thì định mức chi tối đa không quá 70% định mức chi tối đa đối với văn bản được ban hành mới hoặc thay thế.

 

PHỤ LỤC II

MỨC CHI CHO CÔNG TÁC KIỂM TRA, XỬ LÝ, RÀ SOÁT VÀ HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 15/2015/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2015 của HĐND tỉnh Quảng Trị)

Đơn vị tính: nghìn đồng

Nội dung chi

Đơn vị tính

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

1. Họp, hội thảo, tọa đàm để trao đổi nghiệp vụ kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản; họp xử lý kết quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản theo yêu cầu, kế hoạch (bao gồm cả xử lý văn bản tại cơ quan được kiểm tra); họp bàn kế hoạch kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật tại cơ quan kiểm tra

a) Chủ trì

Người/buổi

150

150

100

b) Thành viên tham dự

Người/buổi

100

100

100

2. Rà soát, xác định văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn đang có hiệu lực tại thời điểm kiểm tra văn bản để lập hệ cơ sở dữ liệu, làm cơ sở pháp lý phục vụ cho công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản

Văn bản

100

70

50

3. Thù lao cộng tác viên kiểm tra văn bản

a) Văn bản quy phạm pháp luật thông thường

Văn bản

140

100

 

b) Văn bản thuộc chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức

Văn bản

300

150

 

4. Lấy ý kiến chuyên gia đối với văn bản được kiểm tra thuộc chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp hoặc có dấu hiệu trái pháp luật cần phải lấy ý kiến chuyên gia

Văn bản

600

300

 

5. Hỗ trợ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra văn bản

Văn bản

100

70

50

6. Soạn thảo, viết báo cáo

a) Báo cáo đánh giá về văn bản trái pháp luật

Văn bản

200

150

100

b) Báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản theo chuyên đề, địa bàn, theo ngành, lĩnh vực

Văn bản

1.000

600

300

 

 

 

 

 

 

 

 

Mức chi cho các công tác khác liên quan đến công tác kiểm tra văn bản như chi làm ngoài giờ, chi phí in ấn, chuẩn bị tài liệu và văn phòng phẩm, được căn cứ vào hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp, hợp lệ theo quy định hiện hành và được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán trước khi thực hiện làm căn cứ quyết toán kinh phí.