Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 153/2015/NQ-HĐND

Đắk Lắk, ngày 10 tháng 7 năm 2015

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN THỦY LỢI TRONG VÙNG CÀ PHÊ BỀN VỮNG TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2015-2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 10

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;

Xét Tờ trình số 31/TTr-UBND ngày 05/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Đề án phát triển thủy lợi trong vùng cà phê bền vững tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2025; Báo cáo thẩm tra số 38/BC-HĐND ngày 02/7/2015 của Ban Kinh tế và Ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Nghị quyết phát triển thủy lợi trong vùng cà phê bền vững tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2025, với nội dung sau:

1. Mục tiêu chung

- Đề án phát triển thủy lợi trong vùng cà phê bền vững của tỉnh Đắk Lắk làm cơ sở để tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng, nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống thủy lợi; từng bước ứng dụng khoa học công nghệ mới nhằm khai thác, sử dụng nguồn nước mặt tiết kiệm, hợp lý; khai thác sử dụng đi đôi với bảo vệ chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, tái tạo nguồn nước; từng bước khắc phục tình trạng tụt mực nước ngầm, thích ứng với biến đổi khí hậu; đảm bảo an toàn hồ chứa, chủ động phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai bão, lụt, hạn hán. Tăng cường công tác quản lý sử dụng tài nguyên nước, quản lý sử dụng công trình; góp phần tái cơ cấu lại sản xuất ngành hàng cà phê.

- Đảm bảo chủ động nước tưới trong vùng quy hoạch cà phê bền vững của tỉnh; góp phần giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh cho thương hiệu “Cà phê Buôn Ma Thuột” trên thị trường trong nước và quốc tế.

2. Các mục tiêu cụ thể

a) Đầu tư xây dựng công trình

- Sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa 110 công trình;

- Ứng dụng công nghệ mới để nâng cấp công trình nhằm tăng khả năng trữ nước 161 công trình;

- Xây dựng mới 82 công trình. Trong đó, 72 công trình hồ chứa, 10 trạm bơm;

b) Ứng dụng khoa học - công nghệ tưới nước tiết kiệm cho 30.000 ha;

c) Đến năm 2025, diện tích cà phê được tưới chủ động từ các công trình thủy lợi tăng thêm 40% tương ứng với 74.247 ha.

2.1. Giai đoạn 2015 - 2020

a) Đầu tư xây dựng công trình

- Sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa 38 công trình;

- Ứng dụng công nghệ mới để nâng cấp công trình nhằm tăng khả năng trữ nước 61 công trình;

- Xây dựng mới 33 công trình. Trong đó, hồ chứa 27 công trình; 6 trạm bơm;

b) Ứng dụng khoa học - công nghệ: tưới nước tiết kiệm cho 10.000 ha.

c) Đến năm 2020, diện tích cà phê được tưới chủ động từ các công trình thủy lợi tăng thêm 16% tương ứng với 30.646 ha.

2.2. Giai đoạn 2020 - 2025

a) Đầu tư xây dựng công trình

- Sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa 72 công trình;

- Ứng dụng công nghệ mới để nâng cấp công trình nhằm tăng khả năng trữ nước 100 công trình;

- Xây dựng mới 49 công trình. Trong đó, hồ chứa 45 công trình; trạm bơm 4 công trình;

b) Ứng dụng khoa học - công nghệ tưới nước tiết kiệm cho 20.000 ha;

c) Diện tích cà phê được tưới chủ động từ các công trình thủy lợi tăng thêm 24% tương ứng với 43.601 ha.

3. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn

a) Tổng vốn đầu tư 15.310 tỷ đồng, trong đó:

- Sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa 933 tỷ đồng;

- Đầu tư ứng dụng công nghệ mới để nâng cấp công trình nhằm tăng khả năng trữ nước của công trình 721 tỷ đồng;

- Xây dựng mới hồ chứa 12.080 tỷ đồng;

- Xây dựng trạm bơm 75 tỷ đồng;

- Ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm 1.500 tỷ đồng.

b) Phân chia theo nguồn vốn đầu tư

- Vốn Ngân sách Trung ương: 3.000 tỷ đồng;

- Vốn trái phiếu Chính phủ: 5.320 tỷ đồng;

- Vốn Ngân sách tỉnh: 800 tỷ đồng;

- Vốn ODA: 3.250 tỷ đồng;

- Vốn huy động từ doanh nghiệp và người hưởng lợi: 2.940 tỷ đồng.

3.1. Giai đoạn 2015 – 2020:

a) Tổng vốn đầu tư là 6.735 tỷ đồng, trong đó:

- Sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa 428 tỷ đồng;

- Đầu tư ứng dụng công nghệ mới để nâng cấp công trình nhằm tăng khả năng trữ nước của công trình 277 tỷ đồng;

- Xây dựng mới hồ chứa 5.498 tỷ đồng;

- Xây dựng trạm bơm 31 tỷ đồng;

- Ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm 500 tỷ đồng.

b) Phân chia theo nguồn vốn đầu tư

- Vốn Ngân sách Trung ương: 1.300 tỷ đồng;

- Vốn trái phiếu Chính phủ: 2.300 tỷ đồng;

- Vốn Ngân sách tỉnh: 400 tỷ đồng;

- Vốn ODA: 1.535 tỷ đồng;

- Vốn huy động từ doanh nghiệp và người hưởng lợi: 1.200 tỷ đồng.

3.2. Giai đoạn 2020 – 2025

a) Tổng vốn đầu tư là 8.575 tỷ đồng, trong đó:

- Sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa 505 tỷ đồng;

- Đầu tư ứng dụng công nghệ mới để nâng cấp công trình nhằm tăng khả năng trữ nước của công trình 444 tỷ đồng;

- Xây dựng mới hồ chứa 6.582 tỷ đồng;

- Xây dựng trạm bơm 43 tỷ đồng;

- Ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm 1.000 tỷ đồng.

b) Phân chia theo nguồn vốn đầu tư

- Vốn Ngân sách Trung ương: 1.700 tỷ đồng;

- Vốn trái phiếu Chính phủ: 3.020 tỷ đồng;

- Vốn Ngân sách tỉnh: 400 tỷ đồng;

- Vốn ODA: 1.715 tỷ đồng;

- Vốn huy động từ doanh nghiệp và người hưởng lợi: 1.740 tỷ đồng.

4. Các nhóm giải pháp

4.1. Giải pháp về qui hoạch, kế hoạch

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu cà phê trên địa bàn toàn tỉnh.

- Rà soát điều chỉnh quy hoạch các công trình trạm bơm, kênh mương chuyên dùng trong quy hoạch vùng nguyên liệu cà phê trên địa bàn tỉnh.

4.2. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

- Xây dựng Đề án đầu tư xây dựng kiên cố hóa kênh mương và chính sách tín dụng cho xây dựng, kiên cố hóa kênh mương nội đồng;

- Xây dựng chính sách huy động các nguồn vốn, cơ chế lồng ghép sử dụng các nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng hệ thống thủy lợi trên địa bàn;

- Xây dựng danh mục dự án đầu tư hạ tầng thủy lợi theo hình thức PPP;

- Xây dựng cơ chế chính sách cho vay vốn tín dụng đầu tư xây dựng hạ tầng thủy lợi và trồng xen cây che bóng trong vùng quy hoạch phát triển cà phê.

4.3. Nhóm giải pháp về khoa học – công nghệ

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong việc nâng ngưỡng tràn, tăng dung tích hồ chứa; triển khai ứng dụng khoa học công nghệ tưới nước tiết kiệm;

- Triển khai áp dụng các mô hình trồng xen cây che bóng bằng các loại cây như: sầu riêng, muồng đen .v.v..

4.4 Nhóm giải pháp về tổ chức sản xuất

- Hình thành các mô hình liên kết theo chuỗi sản xuất – chế biến – xuất khẩu cà phê.

- Hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã dùng nước; hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất cà phê.

- Tăng cường tuyên truyền hướng dẫn áp dụng tưới tiết kiệm cho cây cà phê, trồng cây che bóng, đai rừng chắn gió, ... để chủ động nguồn nước tưới.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại các kỳ họp;

Giao cho Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển khai, thực hiện Nghị quyết.

Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa VIII, Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 10 tháng 7 năm 2015./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- UBTV Quốc hội;
- Chính phủ;
- Cục KTVB – Bộ Tư pháp;
- Ban Công tác đại biểu;
- Bộ KH-ĐT; Bộ tài chính; Bộ NN-PTNT;
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Văn phòng ĐĐBQH-HĐND tỉnh;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở NN-PTNT; Sở Tư pháp;
- Báo Đắk Lắk, Đài PTTH tỉnh;
- Công báo tỉnh, Website tỉnh;
- Lưu: VT, Ct.HĐND.

CHỦ TỊCH




Niê Thuật