PHỦ THỦ TƯỚNG | VIỆT |
Số: 155-CP | Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 1973 |
VỀ VIỆC THI HÀNH PHÁP LỆNH QUY ĐỊNH VIỆC BẢO VỆ RỪNG.
Ngày 6 tháng 9 năm 1972 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng và ngày 11 tháng 9 năm 1972 Chủ tịch nước đã ra lệnh công bố.
Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng là một văn kiện quan trọng của Nhà nước ta,có ý nghĩa chính trị ,kinh tế,xã hội…rất sâu sắc.Pháp lệnh là cơ sở pháp lý cho việc giữ gìn và phát triển tài nguyên rừng, tạo điều kiện mở rộng một cách cơ bản và lâu dài ngành kinh tế lâm nghiệp, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta.
Để bảo đảm thi hành Pháp lệnh ,hội đồng Chính phủ trong phiên họp ngày 2 tháng 3 năm 1973 đã thảo luận tình hình công tác bảo vệ rừng và đề ra một số chủ trương và biện pháp sau đây.
Rừng là một bộ phận của môi trường sống,là tài sản quý báu của nước ta có giá trị lớn đối với nền kinh tế quốc dân và đời sống của nhân dân.
Nhưng rừng của ta đã và đang bị phá hại nghiêm trọng,cho nên diện tích rừng bị thu hẹp một cách nhanh chóng ,tài nguyên rừng ngày càng giảm sút ,nhiều đặc sản quý trong rừng hầu như không còn nữa.Nạn lũ,lụt,hạn hán, xói mòn,cát bay…xẩy ra ngày càng nhiều đe doạ đời sống của hàng triệu đồng bào ở cà miền núi lẫn miền xuôi và gây khó khăn lớn cho nông nghiệp,cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế nước ta.
Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình hình trên đây là nhận thức về vị trí và tác dụng to lớn của rừng ,về tầm quan trọng của công tác bảo vệ rừng trong các ngành ,các cấp trong cán bộ ,bộ đội và nhân dân còn nhiều sai lệch, thiếu sót.Có người cho rừng là của thiên nhiên vô tận,mạnh ai nấy phá và lấn chiếm, hoặc cho rừng ở địa phương nào chỉ để phục vụ cho địa phương ấy.Nói chung,chúng ta đã buông lỏng quản lý rừng và đất rừng ,và từ đó mà ngày nay chúng ta đứng trước những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng của sự buông lỏng nguy hiểm đó.
Vì vậy,một trong những công tác cấp bách hiện nay là fải ra sức tuyên truyền ,giáo dục một cách sâu rộng cho cán bộ,nhân dân nhất là ở vùng rừng núi ,những vùng rừng đang bị phá hại nghiêm trọng ,làm cho mọi người trước hết là cán bộ,nhận thức rõ bảo vệ rừng là bảo vệ một nguồn lợi to lớn,lâu dài và đặc biệt quý báu của nhân dân ta,là bảo vệ một nguồn cung cấp phương tiện sinh sống cho đồng bào ta hiện nay cũng như lâu dài về sau này.Bảo vệ rừng phải gắn liền với việc tu bổ rừng ,trồng cây gây rừng ,phát triển tài nguyên rừng .Phải biết tận dụng các hình thức tuyên truyền ,giáo dục thiết thực ,dễ hiểu dễ nhớ,thích hợp với đồng bào các dân tộc ở trung du và miền núi.Phải làm việc tuyên truyền ,giáo dục một cách rất liên tục ,bền bỉ nhằm hiệu quả thiết thực ,luôn luôn nắm vững trọng điểm.
Uỷ ban hành chính các khu ,tỉnh,thành,các cơ quan thông tin,tuyên truyền, báo chí ,văn hoá,nghệ thuật từ trung ương đến địa phương và bản thân ngành lâm nghiệp có trách nhiệm tiến hành việc tuyên truyền ,giáo dục này một cách thường xuyên và sâu rộng trong nhân dân.Phải đưa vấn đề rừng và bảo vệ rừng vào chương trình giảng dạy ở các trường,nhất là các trường ở trung du và miền núi.
Trên cơ sở nâng cao và tự nhận thức về rừng và ý thức bảo vệ rừng của các ngành,các cấp và của mọi người,phải có kế hoạch và biện pháp đẩy mạnh công tác bảo vệ rừng ,phát triển tài nguyên rừng , động viên nhiệt tình của quần chúng biến thành phong trào thi đua thực hiện nghiêm chỉnh Pháp lệnh bảo vệ rừng.
Nhiệm vụ quản lý rừng và bảo vệ rừng là phải giữ gìn mở rộng diện tích có rừng cây che phú,nâng cao khả năng tái sinh và chất lượng của rừng ,nhằm đảm bảo vững chắc nhu cầu ngày càng lớn về lâm sản làm nguyên liệu cho công nghiệp,phương tiện sinh sống của nhân dân và hàng xuất khẩu;mặt khác phải ra sức nâng caotác dụng phòng hộ của rừng ,góp phần chống thiên tai, điều hoà khí hậu…
Để đảm bảo những yêu cầu nói trên,ngoài những diện tích rừng hiện có ,phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên và phương hướng, nhiệm vụ kinh tế và phòng hộ của từng vùng mà quy hoạch,phân phối đất đai cho lâm nghiệp.
Phải đưa việc quản lý,bảo vệ và kinh doanhr vào quy hoạch,kế hoạch.
1.Quản lý chặt chẽ và bảo vệ nghiêm ngặt rừng tự nhiên và rừng trồng.
Trường hợp cần thiết phải phá rừng để lấy đất trồng trọt, xây dựng công trình, mở đường sá, đặt đường dây điện, khai mỏ… theo như quy định ở điều 3 của Pháp lệnh, thì phải có thiết kế cụ thể được cơ quan có thẩm quyền duyệt, và phải được Hội đồng Chính phủ cho phép; nếu diện tích rừng phá dưới 20 hecta thì Hội đồng Chính phủ sẽ ủy quyền cho Tổng cục Lâm nghiệp cho phép. Sau khi được phép, việc khai thác phải tiến hành thận trọng, cần đến đâu, khai phá đến đó chưa cần thì chưa được phá; và đặt biệt phải có biện pháp chống xói mòn.
Trong việc quy hoạch phân định đất đai cho các nông trường, xí nghiệp,cơ quan , đơn vị nếu trước đây đã bao quanh những rừng gỗ và rừng nguyên liệuc phục vụ công nghiệp thì nay ngành chủ quản phải cùng với Tổng cục Lâm nghiệp xem xét lại để chấp hành đúng với quy định nói trên. Ngăn cấm mọi hành động bao chiếm rừng, chặt phá rừng, săn bắt chim, muông, thú rừng tùy tiện làm thiệt hại đến tài nguyên rừng Nhà nước.
2. Xúc tiến việc quy hoạch rừng và đất rừng làm căn cứ cho việc trồng rừng, tu bổ, bảo vệ rừng.
Tổng cục Lâm nghiệp cùng với Ủy ban Hành chính các khu tự trị Việt Bắc, Tây Bắc , các tỉnh làm sớm quy hoạch các vùng trồng rừng tập trung, tu bổ, hoặc khoanh nuôi; vùng rừng khai thác; các vùng rừng đầu nguồn, những khu rừng cấm nhằm bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ di tích lịch sử, nghiên cứu khoa học hoặc phục vụ các lợi ích đặt biệt khác. Đối với những vùng rừng nguyên liệu , rừng phòng hộ, phải nhanh chóng thi hành biện pháp chặt chẽ.
Tổng cục Lâm nghiệp căn cứ vào các điều kiện đất đai, khí hậu, cây rừng căn cứ vào các yêu cầu về lâm sản mà phòng hộ và hướng dẫn giúp đỡ các địa phương làm quy hoạch và kế hoạch trồng rừng, bảo vệ rừng ở địa phương, kết hợp chặt chẽ giữa Lâm nghiệp và chăn nuôi….nhằm bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân.
Ủy ban Hành chính các khu tự trị Việt Bắc, Tây Bắc , các tỉnh, huyện ở nơi có rừng phải căn cứ vào phương hướng phát triển kinh tế của Trung ương và tình hình cụ thể ở địa phương mà tham gia vào việc tạo ra những vùng rừng lớn có tầm quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân; tổ chức và chỉ đạo các đơn vị cơ sở đẩy mạnh trồng rừng , tu bổ, khoanh nuôi và bảo vệ rừng.
Phải kết hợp chặt chẽ giữa lâm nghiệp và nông nghiệp trong việc sử dụng hợp lý khả năng đất đai và lao động để phát triển trồng trọt, chăn nuôi lâm nghiệp ở từng vùng.
Đối với những diện tích đất trống, đồi núi trọc ở trung du và miền núi đồng bằng và ven biển mà Nhà nước giao cho ngành Lâm nghiệp thì Tổng cục Lâm nghiệp có kế hoạch trồng cây gây rừng.
Trong năm 1973-1974 phải tập trung sức quy hoạch cho được các vùng trồng rừng tập trung bảo đảm những yêu cầu cấp bách về nguyên liệu cho công nghiệp giấy, sợi, gỗ trụ mỏ và các vùng đầu nguồn quan trọng.
Phát triển lâm nghiệp theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa đòi hỏi, một mặt phải ra sức bảo vệ rừng hiện có, khai thác rừng đúng quy trình kỹ thuật, sử dụng lâm sản tiết kiệm và có kế hoạch; mặt khác dùng mọi biện pháp tích cực nhất để đẩy mạnh trồng rừng; tu bổ rừng nhằm tăng nhanh tốc độ trồng rừng và tái sinh rừng vượt tốc độ khai thác hàng năm . Khắc phục tình trạng lạm vốn rừng; nghiêm cấm mọi hành động chặt phá rừng trái phép, thả rông gia súc ở những khu rừng non, rừng mới trồng hoặc mới dặm cây con.
Tăng cường lực lượng lao động chuyên về trồng rừng, tu bổ, bảo vệ rừng. Phải có kế hoạch chuyển những lực lượng hiện nay đang phá rừng thành lực lượng trồng rừng bổ, và bảo vệ rừng . Cũng cố và phát triển các lâm trường quốc doanh, các hợp tác xã kinh doanh nghề rừng; đề cao vai trò nòng cốt của các lâm trường đồng thời phát huy rộng rãi và mạnh mẽ vai trò của các hợp tác xã trong việc bảo vệ rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp.
Phải kết hợp chặt chẽ kế hoạch lâm nghiệp với kế hoạch định canh, định cư, kết hợp nghề rừng với trồng trọt, chăn nuôi làm cho nghề rừng cùng với trồng trọt chăn nuôi trở thành những ngành sản xuất cơ bản của nền kinh tế miền núi.
Tổng cục Lâm nghiệp và Ủy ban Nông nghiệp Trung ương cùng nhau phối hợp nhằm hướng dẫn giúp đỡ các địa phương và cơ sở sản xuất thực hiện những điều nói trên trong các kế hoạch sản xuất nông nghịêp và lâm nghiệp.
IV. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG CHUYÊN TRÁCH VÀ LỰC LƯỢNG QUẦN CHÚNG BẢO VỆ RỪNG.
Bảo vệ rừng là nhiệm vụ của Nhà nước và của toàn dân. Để trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ những diện tích rừng tự nhiên( bao gồm cả khoanh nuôi) và trồng rừng. Nhà nước tổ chức lực lượng kiểm lâm nhân dân và lực lượng quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở.
Hai lực lượng này có quan hệ mật thiết với nhau và hỗ trợ nhau trong công tác bảo vệ rừng, đều phải được tổ chức ở mọi nơi có rừng.
1. Kiểm lâm nhân dân thừa hành pháp luật của Nhà nước , đấu tranh chống mọi hành động vi phạm luật lệ bảo vệ rừng, đồng thời là lực lượng nghiệp vụ, kỹ thuật và vận động quần chúng bv rừng.
Để bảo đảm nhiệm vụ của mình, người cán bộ và nhân viên kiểm lâm nhân dân phải nắm được luật lệ bảo vệ rừng và có nghiệp vụ, chuyên môn cần thiết; mặt khác phải là người yêu rừng, thiết tha với việc bảo vệ rừng. Hướng tuyển cán bộ và nhân viên kiểm lâm nhân dân là phải chọn trong cán bộ, công nhân ngành lam nghiệp đã có kinh nghịêm về công tác bảo vệ rừng và trong các tầng lớp thanh niên các dân tộc trung du và miền núi. Về lâu dài, phải chú trọng đào tạo con em các dân tộc trung du và miền núi thành lực lượng chủ yếu của tổ chức kiểm lâm nhân dân. Người được tuyển phải có tư cách, đạo đức tốt, có trình độ văn hóa và khả năng tiếp thu nghịêp vụ, kỹ thuật và phải có sức khỏe. Tổng cục Lâm nghiệp quy định tiêu chuẩn cụ thể và có kế hoạch đào tạo , bồi dưỡng về chính sách,luật lệ, nghiệp vụ, kỹ thuật bảo vệ rừng cho cán bộ, nhân viên kiểm lâm nhân dân.
Tổ chức kiểm lâm nhân dân phải được chỉ đạo chặt chẽ; xây dựng đến đâu phải phát huy tác dụng đến đó . Trong thời gian đầu , phải chú trọng đào tạo cốt cán và rút kinh nghiệm, sau đó sẽ mở rộng. Trong năm 1973 phải làm thí điểm ở tỉnh Vĩnh phú, Tuyên quang, Yên bái và bắt đầu tổ chức ở những vùng trọng điểm; năm 1974 phải căn bản hoàn thành việc triển khai lực lượng.
Tổ chức và hoạt động của kiểm lâm nhân dân do kinh phí sự nghịêp bảo vệ rừng đài thọ . Biên chế của tổ chức kiểm lâm nhân dân được tính theo tiêu chuẩn bình quân 1.000 hecta rừng một ngừơi.Tổng cục Lâm nghiệp có trách nhiệm quản lý thống nhất biên chế, kinh phí và trang bị kỹ thuật của kiểm lâm nhân dân và phân bố cụ thể tùy theo yêu cầu của công tác bảo vệ rừng ở các địa phương.
Tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm lâm nhân dân do Hội đồng Chính phủ quy định.
2. Đi đôi với việc xây dựng lực lượng kiểm lâm nhân dân phải ra sức phát triển lực lượng quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở. Sự tham gia tích cực của nhân dân và công tác bảo vệ rừng là biểu hiện thiết thực việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ một tài sản to lớn và quý báu của tòan dân.
Các thị xã, thị trấn, thành phố ở nơi có rừng, các lâm trường, công trường, nông trường xí nghiệp công nghiệp cơ quan ở trong rừng hoặc ven rừng phải tổ chức các đội , tổ quần chúng bảo vệ rừng. Phải trên cơ sở tuyên truyền , giáo dục mà động viên mọi người hăng hái tham gia và các tổ chức quần chúng bảo vệ rừng. các địa phương phải có kế hoạch tổ chức và chỉ đạo các lực lượng quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở, theo quy định và sự hướng dẫn của Tổng cục Lâm nghiệp.
Tổng cục Lâm nghiệp cùng với Bộ Tài chính quy định các chế độ trang bị và chính sách đối với lực lượng quần chúng bảo vệ rừng.
3. Kiểm lâm nhân dân và lực lượng quần chúng bảo vệ rừng thường xuyên có nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong địa hạt mình phụ trách. Ở những vùng thường xảy ra cháy lớn, cơ quan kiểm lâm nhân dân phải tổ chức các đội , tổ chuyên trách phòng cháy và chữa cháy rừng, có trang bị kỹ thuật cần thiết, đồng thời phải xây dựng hệ thống thông tin và quan sát rừng ( chòi canh, đài quan sát…)để phát hiện và dập tắt kịp thời những đám cháy rừng. Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức một đội chữa cháy rừng chủ lực cơ động có trang bị kỹ thuât tiên tiến để hỗ trợ cho các địa phương dập tắt các vụ cháy lớn.
V. PHẢI KỊP THỜI XÂY DỰNG VÀ NGHIÊM CHỈNH CHẤP HÀNH NHỮNG CHÍNH SÁCH CỤ THỂ ĐỂ THI HÀNH PHÁP LỆNH.
Đến nay, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách cụ thể như: chính sách lương thực , chính sách đối với tập thể hoặc cá nhân trồng cây, chính sách đối với đồng bào mới định canh , định cư…. Địa phương nào chấp hành tốt thì những chính sách ấy đã tạo điều kiện thuận lợi và cá tác dụng khuyến khích đông đảo quần chúng tham gia trồng rừng, tu bổ và bảo vệ rừng.
Nhưng nhìn chung ở nhiều nơi và trong nhiều trường hợp , các chính sách đã ban hành chưa được chấp hành tốt. Tổng cục Lâm nghiệp phải phối hợp chặt chẽ với các Bộ, các cơ quan , các địa phương có liên quan, kiểm tra việc chấp hành các chính sách đã ban hành, đồng thời đề nghị Chính phủ bổ sung và ban hành những chính sách mới nhằm phát triển sản xuất trong các vùng lâm nghiệp.
Phải trên cơ sở từng bước giải quyết vững chắc việc phát triển sản xuất và cải thiện đời sống cho nhân dân trung du và miền núi, mà thực hiện tốt việc bảo vệ rừng. Nhanh chóng xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cần thiết, bảo đảm những yêu cầu cấp bách về sản xuất và những điều kiện cần thiết về ăn, ở, đi lại, chữa bệnh, học hành…. Cho các vùng kinh tế lâm nghiệp. Từ dó mà chuyển đông đảo lực lượng du canh, du cư thành lực lượng trồng rừng, bảo vệ và khai thác rừng; chuyển lao động ở miền xuôi lên phát triển lâm nghiệp ở trung du và miền núi; kết hợp với phát triển lâm nghịêp và trồng trọt, chăn nuôi. Có như vậy mới bảo đảm thi hành Pháp lệnh bảo vệ rừng và thúc đẩy mạnh mẽ phong trào trồng rừng, bảo vệ và khai thác rừng.
Sau đây là một số vấn đề lớn cần bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh và nghiên cứu bổ sung kịp thời:
1. Giải quyết tốt chính sách lương thực để tạo điều kiện và khuyến khích đồng bào trung du và miền núi đi và sản xuất đúng hướng, phát huy thế mạnh của trung du và miền núi là nghề rừng, trồng cây công nghiệp và chăn nuôi . Không giao nghĩa vụ bán lương thực và nộp thuế bằng lương thực cho những vùng diện tích ruộng đất ít, để tránh cho dân phải phá rừng trồng cây lương thực.
Các hợp tác xã lâm nghiệp thực hiện tốt những chỉ tiêu sản xuất về trồng rừng, tu bổ rừng, khai thác lâm sản cho Nhà nước , thì được Nhà nước bảo đảm cung cấp lương thực theo chính sách.
Tổng cục Lâm nghiệp có trách nhiệm tổ chức và xây dựng hợp tác xã lâm nghiệp, phối hợp với Ủy ban Nông nghiêp Trung ương hướng dẫn và giúp các địa phương xác định rõ phương hướng sản xuất đúng đắn cho các hợp tác xã lâm nghiệp. Bộ Lương thực và thực phẩm bảo đảm cung cấp lương thực đối với họ.
2. Giao rừng và đất rừng cho các hợp tác xã kinh doanh nhằm bảo vệ rừng , phát triển sản xuất lâm nghiệp và nâng cao đời sống của xã viên.
Đối với các hợp tác xã lâm nghiệp thì Nhà nước giao một số diện tích rừng và đất rừng để kinh doanh ( tu bổ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản)tạo điều kiện cho hợp tác xã ổn định sản xuất và có phương hướng làm ăn lâu dài.
Đối với hợp tác xã nông nghịêp có làm nghề rừng thì tùy theo khả năng lao động và trình độ quản lý mà giao cho hợp tác xã một số diện tích rừng và đất rừng phân tán xen kẽ với ruộng đất nông nghiệp để kinh doanh nghề rừng.
Những rừng và đất rừng giao cho các hợp tác xã lâm nghiệp và hợp tác xã nông nghịêp có làm nghề rừng nằm trong phạm vi lâm trường thì lâm trường có trách nhiệm quản lý và hướng dẫn giúp đỡ hợp tác xã kinh doanh.
Cuộc sống ấm no của đồng bào trung du và miền núi gắn liền với việc bảo vệ rừng và trồng rừng , do do các hợp tác xã cần phát huy tinh thần làm chủ tập thể để bảo vệ rừng và phát triển tài nguyên rừng.
Tổng cục Lâm nghiệp nghiên cứu xây dựng điều lệ quản lý rừng và đất rừng, chính sách giao rừng và đất rừng cho hợp tác xã kinh doanh, điều lệ mẫu cho hợp tác xã lâm nghiệp trình Hội đồng Chính phủ ban hành.
3. Các lâm trường, nông trường, cơ quan đơn vị vũ trang chịu trách nhiệm bảo vệ những diện tích rừng trong phạm vi ranh giới của mình, ngăn ngừa phá rừng và chặt cây rừng trái phép , phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh phá hoại rừng , theo sự hướng dẫn và giúp đỡ về mặt nghiệp vụ của kiểm lâm nhân dân.
Lâm nghiệp là xí nghiệp quốc doanh, Giám đốc lâm trường phải chịu trách nhiệm về mặt hiệu quả kinh tế trước Nhà nước trong việc quản lý khu vực đất đai thuộc phạm vi lâm trường của mình; phát hiện và ngăn chặn kịp thời mọi hành vi chặt phá rừng và săn bắt chim, muông, thú rừng trái phép.
Trong phạm vi đất đai của mình các nông trường phải trồng rừng , nuôi rừng trên những diện tích xen kẽ với đất đai nông nghiệp. Việc trồng rừng, khai thác rừng là một mặt kinh doanh sản xuất của nông trường, phải ghi thành chỉ tiêu kế hoạch , phải theo đúng quy trình kỹ thuật và thể lệ lâm nghiệp. Sản phẩm gỗ, củi phải giao nộp cho Nhà nước; nhu cầu gỗ củi của nông trường thì do Nhà nước phân phối theo kế hoạch.
4. Bảo đảm quyền lợi cho những tập thể và cá nhân có công trồng cây trên đất rừng.
Các hợp tác xã, các phụ lão, thanh niên, phụ nữ v.v… hoặc cá nhân có công trồng cây trên đất rừng thì vẫn tiếp tục được hưởng hoa lợi, được sử dụng vào những việc cần thiết của tập thể, của gia đình; hoặc do Nhà nước thu mua theo giá khuyến khích; khi chặt cây phải tuân theo những quy định và sự hướng dẫn của cơ quan lâm nghiệp ; khi phân phối hoa lợi phải chiếu cố thích đáng đối với những ngừơi có công gây trồng, chăm sóc…
5. Giải quyết nhu cầu lâm sản chpo gia đình và hợp tác xã ở trung du và miền núi.
Nhà nước sẽ giao cho hợp tác xã một diện tích nhất định để trồng cây lấy gỗ, củi tre dùng trong gia đình và hợp tác xã ; đồng thời Nhà nước khuyến khích nhân dân trồng cây trong vườn , quanh nhà, trên những nương bãi đang bỏ trống.
Trong khi nhân dân trung du và miền núi chưa trồng đủ cây để tự túc gỗ , củi, lâm sản khác, thì Nhà nước cho phép nhân dân những xã ở nơi có rừng được lấy gỗ để sửa chữa nhà, làm nhà; thu nhặt cây khô và tận dụng cành nhánh để làm củi. Khi gia đình hoặc hợp tác xã cần gỗ để sửa chữa nhà, làm nhà thì phải được Ủy ban Hành chính xã xác nhận nhu cầu; hạt trưởng kiêm kiểm lâm nhân dân phối hợp với giám đốc lâm trường xét khả năng của rừng để giải quyết thõa đáng.
Về khai thác sử dụng các loại đặc sản rừng thì Tổng cục Lâm nghiệp sẽ quy định cụ thể và chỉ đạo thực hiện.
Các nhu cầu gỗ, củi dùng vào sản xuất của hợp tác xã, các xí nghiệp ở vùng rừng núi như: nung gạch, nung vôi, sấy thuốc, sấy chè v.v…. thì không thuộc phạm vi áp dụng chế độ lâm sản nói trên, mà sẽ được xét để phân phối cho các hợp tác xã, cac xí nghiệp ấy theo kế hoạch Nhà nước.
Tổng cục Lâm nghiệp xây dựng chính sách cụ thể bảo đảm quyền lợi cho những tập thể và cá nhân có công trồng cây gây rừng, trình Hội đồng Chính phủ ban hành; quy định chế độ cụ thể về lâm sản dùng cho gia đình , đối với từng vùng phù hợp với điều kiện ở từng nơi và đặc điểm dân tộc khác nhau; quy định thể lệ thu tiền nuôi rừng đối với gỗ và lâm sản khác dùng trong gia đình và hợp tác xã. Các cơ quan có liên quan như Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính Ủy ban Hành chính các khu tự trị Việc Bắc, Tây Bắc, có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Lâm nghiệp trong việc xây dựng các chính sách, chế độ, thể lệ nói trên.
VI. TRÁCH NHIỆM LÃNH ĐẠO VÀ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN PHÁP LỆNH QUY ĐỊNH VIỆC BẢO VỆ RỪNG.
Việc thực hiện các chủ trương, biện pháp trên đây đòi hỏi các ngành có liên quan, cac địa phương và nhân dân nơi có rừng phải cố gắng rất lớn. Trên cơ sở nâng cao nhận thức về vị trí, tác dụng to lớn của rừng và tầm quan trọng của công tác bảo vệ rừng mà có kế hoạch và biện pháp cụ thể để thực hiện tốt Pháp lệnh.
1. Trước Hội đồng Chính phủ , Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp có trách nhiệm quản lý thống nhất việc bảo vệ rừng, tăng cường chỉ đạo về nghiệp vụ và tổ chức thực hiện Pháp lệnh bảo vệ rừng cho sát điều kiện ở từng nơi; hướng dẫm kiểm tra chặt chẽ các cấp, các ngành trong việc thi hành pháp lệnh ; đồng thời chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh trồng rừng tập trung theo quy hoạch, nhằm bảo đảm những yêu cầu phòng hộ và cung cấp lâm sản , phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta.
2. Chủ tịch Ủy ban Hành chính các cấp ở địa phương có rừng chịu trách nhiệm về việc thi hành pháp lệnh và các quy định bảo vệ rừng trong phạm vi đất đai của địa phương mình, nhanh chóng khắc phục tệ nạn phá rừng, ra sức đẩy mạnh trồng rừng, tu bổ và nuôi rừng đúng với quy hoạch và kế hoạch của Nhà nước nhằm xây dựng một diện tích rừng ổn định, có năng suất cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế , nâng cao đời sống của nhân dân.
3. Các Bộ, các ngành ở Trung ương có liên quan đến việc thi hành Pháp lệnh như Ủy ban Nông nghiệp Trung ương, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Ủy ban Dân tộc, Bộ Lao động, Bộ Tài chính , Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội thương, Bộ Lương thực và thực phẩm…phải phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Lâm nghiệp tùy theop chức năng của mỗi Bộ, mỗi ngành để hướng dẫn, kiểm tra cấp dưới của mình thi hành Pháp lệnh.
4. Sau hai năm thực hiện pháp lệnh và nghị quyết này, Tổng cục Lâm nghiệp, Ủy ban Hành chính các khu tự trị Việt Bắc, Tây Bắc, các tỉnh trực thuộc Trung ương ở những nơi rừng phải tổ chức sơ kế và đề nghị bổ sung những điều cần thiết lên Thủ tướng Chính phủ.
| T.M HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |