Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/NQ-HĐND

Hải Phòng, ngày 12 tháng 07 năm 2018

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH VIỆC LÀM THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 7

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18/6/2012;

Căn cứ Luật Việc làm ngày 16/11/2013;

Căn cứ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29/11/2006;

Căn cứ Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm;

Căn cứ Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH ngày 29/8/2014 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16/01/2014 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ Quốc gia về việc làm;

Căn cứ Thông tư số 45/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về Quỹ Quốc gia về việc làm quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 16/6/2016 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện một số điều về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ;

Xét Tờ trình số 73/TTr-UBND ngày 18/6/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Chương trình việc làm thành phố Hải Phòng giai đoạn 2018 - 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố và ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND thành phố tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Chương trình việc làm thành phố Hải Phòng giai đoạn 2018 - 2020 (có Chương trình và các Phụ lục kèm theo) với các nội dung chính như sau:

I. Mục tiêu, chỉ tiêu

1. Mục tiêu chung

Tạo ra nhiều việc làm đáp ứng nhu cầu về việc làm cho người lao động, từng bước nâng cao chất lượng lao động góp phần tạo việc làm bền vững; chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, tăng nhanh lao động trong ngành dịch vụ, công nghệ cao, giảm dần lao động có trình độ thấp, lao động phổ thông; nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động thành phố trên thị trường lao động trong nước, khu vực và quốc tế.

2. Chỉ tiêu cụ thể

- Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 52.000 lượt lao động;

- Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị duy trì ở mức dưới 4%;

- Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông, lâm, ngư nghiệp đến năm 2020, tương ứng là: 47% - 32% - 21%.

II. Nhiệm vụ và giải pháp

1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề; nâng cao chất lượng việc làm theo hướng tích cực.

- Tiếp tục cải tiến cơ chế chính sách, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, tạo môi trường sản xuất kinh doanh thông thoáng, thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư và các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Ưu tiên thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ có giá trị gia tăng cao, là thế mạnh, lợi thế của thành phố như: dịch vụ cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch, tài chính, ngân hàng...; các lĩnh vực công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, có giá trị gia tăng cao để tạo ra những việc làm có thu nhập cao. Bên cạnh đó, tiếp tục thu hút các dự án công nghiệp mang lại nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.

- Huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước (kể cả nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, tín dụng ngân hàng) cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tạo cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ tạo việc làm; quan tâm nhóm lao động yếu thế, lao động khu vực chuyển đổi đất nông nghiệp.

- Ưu tiên thu hút những dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng lao động chất lượng cao, lao động kỹ thuật qua đào tạo.

2. Tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm thông qua Dự án vay vốn tự tạo việc làm cho 2.300 đến 2.500 lao động/năm.

- Hàng năm, bổ sung vốn từ ngân sách thành phố ủy thác cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Hải Phòng cho vay giải quyết việc làm.

- Quan tâm cho vay các doanh nghiệp nhỏ, đối tượng yếu thế, đối tượng bị thu hồi đất nông nghiệp, đối tượng chuyển đổi ngành nghề, người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá tha tù trước thời hạn, bộ đội xuất ngũ. Ưu tiên những ngành nghề mà địa phương có thế mạnh và giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động.

- Khuyến khích các hình thức chủ động tạo việc làm, phát hiện và nhân rộng mô hình tự tạo việc làm hiệu quả.

- Tạo điều kiện hỗ trợ người lao động được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đặc biệt là những đối tượng được ưu tiên theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ.

- Đẩy mạnh hoạt động giám sát, đánh giá công tác cho vay giải quyết việc làm từ nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm; quan tâm đến mục tiêu của chương trình là giải quyết việc làm cho người lao động và tạo cơ hội thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn vốn.

- Trao đổi, học tập kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả quản lý và triển khai cho vay hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động.

3. Thực hiện tốt chính sách việc làm công, phấn đấu 100% lao động thuộc đối tượng, tự nguyện và có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm làm việc phù hợp được ưu tiên tham gia chính sách việc làm công.

- Tuyên truyền để các ngành, các cấp và người lao động hiểu đầy đủ về chính sách việc làm công.

- Các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp xã, khi triển khai thực hiện phải sử dụng lao động đã đăng ký tham gia chính sách việc làm công.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát chính sách việc làm công trong quá trình triển khai thực hiện.

4. Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bình quân mỗi năm đưa từ 1.300 đến 1.500 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tập trung vào những thị trường có tiềm năng hoặc thị trường lao động người Hải Phòng có thế mạnh.

- Bảo đảm đủ kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết; hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khỏe, lý lịch tư pháp; hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, thân nhân người có công với cách mạng, người bị thu hồi đất nông nghiệp theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15/6/2016 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính.

- Tạo điều kiện cho 100% người lao động thuộc đối tượng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm hoặc từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ.

- Chuẩn bị tốt nguồn nhân lực có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để cung cấp cho các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động tuyển dụng đưa đi làm việc ở nước ngoài.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tuyển dụng và người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; ưu tiên những thị trường lao động có thu nhập cao, an toàn cho người lao động hoặc những lĩnh vực lao động của Hải Phòng có thế mạnh; tăng cường quản lý, bảo vệ quyền lợi cho người lao động làm việc ở nước ngoài, cùng với việc theo dõi, hỗ trợ và phát huy vai trò của lực lượng lao động này khi về nước.

5. Hỗ trợ phát triển thông tin thị trường lao động, từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu thị trường lao động; nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm; tăng cường kết nối cung - cầu lao động.

- Đầu tư hiện đại hóa Trung tâm Dịch vụ việc làm,

- Duy trì và từng bước tăng tần suất, nâng cao chất lượng hoạt động của Sàn Giao dịch việc làm, phấn đấu giải quyết việc làm thông qua hệ thống dịch vụ việc làm công, đạt từ 25 đến 30% tổng số lao động được giải quyết việc làm.

- Hàng năm, ngân sách địa phương cân đối bố trí kinh phí cho hoạt động điều tra thu thập thông tin thị trường lao động theo quy định tại Thông tư số 27/2015/TT-BLDTBXH ngày 24/5/2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm, đồng thời phát huy vai trò của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm trong việc tư vấn, giới thiệu việc làm và kết nối cung - cầu lao động,

- Tổ chức điều tra, cập nhật thông tin thị trường lao động, từng bước hoàn thiện, chuẩn hóa hệ thống cơ sở dữ liệu thị trường lao động của thành phố.

6. Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, phấn đấu đến năm 2020 có 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, 100% lao động thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm, 100% lao động thất nghiệp có nhu cầu học nghề được hỗ trợ dạy nghề miễn phí.

- Tiếp tục tuyên truyền để người lao động biết và thực hiện đúng pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.

- Chủ động liên hệ, phối hợp với các doanh nghiệp để tư vấn, giới thiệu việc làm cho đối tượng đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp; thực hiện các biện pháp hỗ trợ việc làm, học nghề để giúp lao động thất nghiệp nhanh chóng trở lại thị trường lao động.

- Đa dạng hóa các hình thức và ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu của lao động thất nghiệp; nâng cao chất lượng đào tạo nghề nhằm khuyến khích lao động thất nghiệp tham gia học nghề để có việc làm.

- Tiếp tục cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động thất nghiệp đăng ký và thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 85%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có chứng chỉ trở lên đạt 35%.

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình đổi mới căn bản, toàn diện lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; xây dựng, triển khai quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; tập trung phát triển các trường chất lượng cao; các trường có nghề đào tạo nhân lực phục vụ các ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.

- Tăng cường gắn kết đào tạo nghề nghiệp với sử dụng lao động, giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp.

- Phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông.

- Mở rộng hợp tác, hội nhập quốc tế về đào tạo nhân lực có tay nghề cao; tăng cường công tác quản lý nhà nước, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giáo dục nghề nghiệp.

III. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện Chương trình giai đoạn 2018 - 2020 từ nguồn ngân sách thành phố (không bao gồm các nguồn vốn thuộc các chương trình, đề án khác có liên quan như: Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp, việc làm và an toàn lao động; chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn; kinh phí hỗ trợ người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo...) là: 116,8 tỷ đồng.

Trong đó:

- Nguồn vốn đầu tư công: 45,4 tỷ đồng (đầu tư hiện đại hóa Trung tâm Dịch vụ việc làm);

- Nguồn vốn sự nghiệp: 71,4 tỷ đồng (riêng năm 2018 đã bố trí là 22,750 tỷ đồng).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân thành phố căn cứ các quy định của pháp luật, tình hình phát triển kinh tế -xã hội của thành phố, hàng năm xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí để thực hiện Nghị quyết và báo cáo HĐND thành phố kết quả thực hiện.

2. Giao Thường trực HĐND thành phố, các Ban của HĐND thành phố, các Tổ đại biểu HĐND thành phố và đại biểu HĐND thành phố giám sát thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được HĐND thành phố khóa XV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 11/7/2018./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban TVQH; Chính phủ;
- VP: Quốc hội, Chính phủ;
- Ban Công tác đại biểu (UBTVQH);
- Các Bộ: LĐTBXH, KHĐT, TC;
- Ngân hàng CSXH Việt Nam;
- TT TU, TT HĐND, UBND TP;
- Đoàn đại biểu Quốc hội HP;
- Ủy ban MTTQVN TP;
- Các Ban HĐND TP;
- Các đại biểu HĐND TP khóa XV;
- Các VP: TU, Đoàn ĐBQH HP, UBND TP;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể TP;
- Các Quận ủy, Huyện ủy;
- TT HĐND, UBND các quận/huyện;
- CVP; các PCVP HĐND TP;
- Báo HP; Đài PT&TH HP;
- Công báo TP; Cổng TTĐTTP (để đăng);
- Các CV VP HĐND TP;
- Lưu: VT, Hồ sơ kỳ họp.

CHỦ TỊCH




Lê Văn Thành

 

PHỤ LỤC 1

TÌNH HÌNH DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015, NĂM 2016, 2017
(Kèm theo Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân thành phố)

 

Chỉ tiêu

Đơn vị

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

I

DÂN SỐ - LAO ĐỘNG -VIỆC LÀM

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dân số

Người

1.878.500

1.904.136

1.922.154

1.944.798

1.963.315

1.981.983

2.000.960

 

Trong đó: - Thành thị

"

871.435

884.952

892.713

906.276

922.758

929.550

940.450

 

- Nông thôn

"

1.005.438

1.019.184

1.029.441

1.038.522

1.040.557

1.052.433

1.060.510

2

Dân số trong độ tuổi lao động

"

1.238.021

1.238.875

1.245.204

1.240.165

1.235.841

1.230.000

1.223.620

 

Trong đó : - Thành thị

"

569.490

576.181

582.170

582.878

593.204

590.400

593.450

 

- Nông thôn

"

668.531

662.694

663.034

657.287

642.637

639.600

630.170

3

Số lao động tham gia hoạt động kinh tế

"

1.089.000

1.105.861

1.118.694

1.126.365

1.134.796

1.143.000

1.150.000

 

- Chia theo khu vực

"

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Lao động khu vực thành thị"

II

471.000

471.724

491.984

506.864

533.354

571.500

575.000

 

+ Lao động khu vực nông thôn

"

618.000

634.137

626.710

619.501

601.442

571.500

575.000

 

- Chia theo nhóm ngành

"

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Công nghiệp và xây dựng

"

369.389

324.382

330.722

343.541

351.787

333.756

346.150

 

+ Nông, lâm, ngư nghiệp

"

326.047

318.171

322.514

309.751

295.047

274.320

264.500

 

+ Dịch vụ

"

393.564

463.308

465.458

473.073

487.962

534.924

539.350

4

Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị

%

5

4,85

4,80

4,5

4

4

3,98

5

Số lao động đi làm việc ở nước ngoài

người

620

597

633

2.100

1.500

1.593

1.900

6

Tổng số lao động được tạo việc làm trong nước

người

46.162

48.050

49.973

51.400

54.200

52.600

52.400

 

Chia theo: + Công nghiệp và xây dựng

"

14.822

15.614

16.552

17.312

19.586

19.100

19.600

 

+ Nông, lâm, ngư nghiệp

"

15.600

15.280

15.476

15.403

14.610

14.000

13.200

 

+ Dịch vụ

"

15.740

17.156

17.945

18.685

20.004

19.500

19.600

7

Bảo hiểm thất nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

7.1

Số người lao động tham gia BHTN

Người

238.397

239.730

240.345

247.500

250.000

308.405

310.850

 

Tỷ lệ lao động tham gia BHTN

%

21,8

21,68

21,48

21,97

23,46

26,98

28,5

7.2

Số người thất nghiệp đăng ký hưởng chính sách BHTN

Người

4.802

8.945

9.539

12.008

10.358

12.052

13.788

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số người được hưởng trợ cấp thất nghiệp

"

3.401

6.659

8.830

11.840

10.386

11.506

13.365

 

- Số người được tư vấn giới thiệu việc làm

"

4.802

8.945

9.539

12.008

10.358

12.052

13.788

 

- Số người được hỗ trợ học nghề tạo việc làm

"

0

0

569

140

200

176

200

8

Số lao động người nước ngoài đang làm việc tại các doanh nghiệp

Người

1.890

3.249

2.283

1.475

3.692

4.305

4.310

8.1

Số lao động thuộc diện phải cấp phép

"

1.871

2.897

2.199

1.412

3.575

4.096

4.100

8.2

Số lao động đã được cấp phép

"

1.241

2.269

1.871

1.256

3.182

3.686

3.710

8.3

Tỷ lệ lao động đã được cấp phép

%

66,33

78,32

85,08

88,95

89

90

90,47

 

PHỤ LỤC 2

BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỘT SỐ DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM ĐOẠN 2011-2015, VÀ CHƯƠNG TRÌNH VIỆC LÀM NĂM 2016, 2017
(Kèm theo Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân thành phố)

ĐVT: người

 

Nội dung

Đơn vị

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

1

Vay vốn tạo việc làm từ Quỹ QG về Việc làm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn vốn cho vay năm (cả TW, ĐP)

Tr. đồng

58.393

67.931

71.371

80.000

80.000

85.000

71.000

 

Trong đó: + Vốn thu hồi

"

52.393

61.931

65.371

72.920

72.000

79.000

54.000

 

+ Vốn mới bổ sung

"

6.000

6.000

6.000

7.080

6.000

6.000

17.000

 

- Số dự án được duyệt vay vốn

Dự án

545

582

646

752

780

3.300

1.936

 

- Số tiền cho các dự án vay

Tr. đồng

58.393

67.931

71.371

80.000

80.000

85.000

71.000

 

- Số lao động được tạo việc làm, tự tạo việc làm

Người

2.920

3.396

3.568

4.000

4.000

4.250

1.936

2

Dự án Hỗ trợ phát triển thị trường lao động

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Đầu tư Trung tâm Dịch vụ Việc làm

Tr. đồng

10.700

0

0

2.000

8.000

0

0

 

Trong đó: + Ngân sách Trung ương

"

5.000

0

0

2.000

5.000

0

0

 

+ Ngân sách địa phương

"

5.700

0

0

0

3.000

0

0

b

Hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số người được tư vấn giới thiệu việc làm

Người

21.430

71.328

79.026

85.000

85.000

76.349

65.000

 

Trong đó: số người tìm được việc làm

"

3.012

8.700

9.600

5.100

5.300

4.897

4.500

c

Tổ chức sàn giao dịch việc làm

Tr. đồng

7

22

22

22

22

37

36

 

Trong đó: + Ngân sách Trung ương

"

200

200

200

200

500

0

0

 

+ Ngân sách địa phương

"

1.000

1.500

1.200

1.200

1.500

1.000

1.500

 

- Số đơn vị tham gia

Đơn vị

207

539

943

780

800

1.493

1.500

 

- Số người đăng ký tìm việc làm

Người

4.644

9.622

10.326

9.000

10.500

15.968

15.000

 

Trong đó: số người được tuyển dụng thông qua sàn giao dịch

"

2.188

5.028

4.656

5.000

5.200

4.897

4.500

 

- Số người đăng ký học nghề

"

1.319

255

724

588

724

227

300

 

Trong đó: số người được tuyển học nghề

"

1.319

255

724

588

724

227

300

3

Nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát đánh giá chương trình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tập huấn cán bộ

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Số cán bộ làm công tác việc làm được tập huấn

"

 

 

 

 

 

300

300

 

+ Kinh phí thực hiện

Tr. đồng

 

150

100

 

 

60

60

 

Ngân sách Trung ương

"

 

150

100

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

"

 

0

0

 

 

60

100

 

- Truyền thông

Tr. đồng

 

 

 

70

120

25

145

 

- Giám sát, đánh giá

Tr. đồng

 

100

20

20

30

10

60

 

PHỤ LỤC 3

DỰ BÁO VÀ KẾ HOẠCH VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân thành phố)

 

Chỉ tiêu

Đơn vị

2018

2019

2020

1

Dân số

Người

2.020.426

2.040.571

2.056.473

 

Trong đó : - Thành thị

"

951.630

 

 

 

- Nông thôn

"

1.068.796

 

 

2

Dân số trong độ tuổi lao động

"

1.218.080

1.214.314

1.211.609

 

Trong đó : - Thành thị

"

593.210

 

 

 

- Nông thôn

"

624.870

 

 

3

Số lao động tham gia hoạt động kinh tế

"

1.156.500

1.162.500

1.168.000

 

- Chia theo khu vực

"

 

 

 

 

+ Lao động khu vực thành thị

"

580.563

697.500

759.200

 

+ Lao động khu vực nông thôn

"

575.937

465.000

408.800

 

- Chia theo nhóm ngành

"

 

 

 

 

+ Công nghiệp và xây dựng

"

358.515

255.750

245.280

 

+ Nông, lâm, ngư nghiệp

"

254.430

372.000

373.760

 

+ Dịch vụ

"

543.555

534.750

548.960

4

Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị

%

3,96

3,95

3,94

5

Số lao động đi làm việc ở nước ngoài

người

1.300

1.300

1.500

6

Tổng số lao động được tạo việc làm trong nước

người

53.200

52.250

52.750

7

Bảo hiểm thất nghiệp

 

 

 

 

 

Số người lao động tham gia BHTN

Người

345.400

360.375

408.800

 

Tỷ lệ lao động tham gia BHTN

%

29,87

33

35

 

PHỤ LỤC 4

KẾ HOẠCH KINH PHÍ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân thành phố)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Mục tiêu chi

Tổng số từ 2018-2020

2018

2019

2020

1

Hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động

1.250

250

500

500

1.1

Ngân sách Trung ương hỗ trợ

400

0

200

200

1.2

Ngân sách thành phố

850

250

300

300

2

Vốn vay hỗ trợ tạo việc làm và xuất khẩu lao động

252.000

204.000

227.000

252.000

2.1

Vốn Trung ương do địa phương quản lý

87.000

87.000

87.000

87.000

2.1a

- Vốn bổ sung mới

0

0

0

0

 

- Vốn cuối kỳ trước chuyển sang

87.000

87.000

87.000

87.000

2.2

Ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH

165.000

117.000

140.000

165.000

2.2a

- Ngân sách thành phố bổ sung mới

60.000

20.000

20.000

20.000

2.2b

- Ngân sách quận, huyện bổ sung mới

10.000

2.000

3.000

5.000

2.2c

- Vốn cuối kỳ trước chuyển sang

95.000

95.000

117.000

140.000

3

Nâng cao năng lực các Trung tâm Dịch vụ việc làm

51.060

1.660

27.000

22.400

3.1

Đầu tư Trung tâm dịch vụ việc làm

45.400

0

25.000

20.400

 

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ

0

0

0

0

 

- Ngân sách thành phố

45.400

0

25.000

20.400

3.2

Hỗ trợ sàn giao dịch việc làm định kỳ hàng tháng

4.160

160

2.000

2.000

 

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ

160

160

0

0

 

- Ngân sách thành phố

5.500

1.500

2.000

2.000

4

Phát triển hệ thống thông tin thị trường LĐ

8.256

1.356

3.100

3.800

 

Thu thập cung, cầu lao động hàng năm, dự báo thị trường lao động

8.256

1.356

3.100

3.800

 

Ngân sách Trung ương hỗ trợ

3.806

356

1.550

1.900

 

Ngân sách thành phố

4.450

1.000

1.550

1.900

5

Nâng cao năng lực cán bộ việc làm và hoạt động truyền thông, giám sát đánh giá

1.000

0

500

500

5.1

Nâng cao năng lực cán bộ việc làm

300

0

150

150

 

Ngân sách Trung ương hỗ trợ

100

0

50

50

 

Ngân sách thành phố

200

0

100

100

5.2

Hoạt động truyền thông, tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuộc chương trình

500

0

250

250

 

Ngân sách Trung ương hỗ trợ

200

0

100

100

 

Ngân sách thành phố

300

0

150

150

5.3

Hoạt động giám sát đánh giá chương trình

200

0

100

100

 

Ngân sách Trung ương hỗ trợ

100

0

50

50

 

Ngân sách thành phố

100

0

50

50

 

TỔNG CỘNG

(1+2.1 a+2.2a+2.2b+3+4+5)

131.566

25.266

54.100

52.200

 

Trong đó:

 

Ngân sách Trung ương hỗ trợ

4.766

516

1.950

2.300

 

Ngân sách Địa phương

126.800

24.750

52.150

49.900