HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/NQ-HĐND | Thái Nguyên, ngày 12 tháng 8 năm 2016 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA XIII, KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng năm 2014;
Căn cứ Luật Đầu tư công năm 2014;
Căn cứ Luật Đầu tư năm 2014;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị năm 2009;
Căn cứ Luật Đê điều năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;
Căn cứ Thông tư số 02/2016/TT-BKHĐT ngày 01/3/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư;
Xét Tờ trình số 161/TTr-UBND ngày 03/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua đề xuất Dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua chủ trương đề xuất Dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu, tỉnh Thái Nguyên, đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), lựa chọn hình thức hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (hợp đồng BT), có hỗ trợ của ngân sách Nhà nước.
(Có tóm tắt Dự án kèm theo)
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp thu ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, định kỳ hàng năm báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.
Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khóa XIII, Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12 tháng 8 năm 2016./.
| CHỦ TỊCH |
DỰ ÁN XÂY DỰNG CẤP BÁCH HỆ THỐNG CHỐNG LŨ LỤT SÔNG CẦU KẾT HỢP HOÀN THIỆN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ HAI BÊN BỜ SÔNG CẦU, TỈNH THÁI NGUYÊN
(Kèm theo Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 12 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
1. Tên dự án: Xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu, tỉnh Thái Nguyên theo hình thức đầu tư đối tác công tư PPP - Hợp đồng BT.
2. Cấp thẩm quyền quyết định đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng với nhà đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
4. Cơ quan chuẩn bị dự án: Liên danh Tập đoàn Phúc Lộc và Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8.
Chỉnh trị sông Cầu đảm bảo an toàn phòng chống lũ cho khu vực 2 bên bờ sông Cầu, thành phố Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; khôi phục khả năng tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt của nhân dân. Xây dựng hoàn thiện đô thị hai bên bờ sông Cầu, hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông đô thị theo quy hoạch được duyệt, kết nối thành phố Thái Nguyên với các khu đô thị mới phía bờ Đông sông Cầu, tạo cảnh quan đô thị văn minh, đảm bảo đủ tiêu chuẩn đô thị loại I. Tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút khách du lịch góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020.
6.1. Địa điểm xây dựng: Thành phố Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
6.2. Các hạng mục chính và yêu cầu kỹ thuật của dự án gồm:
a. Hạng mục 1: Xây dựng hoàn thiện hệ thống đê hai bên sông Cầu đoạn qua thành phố Thái Nguyên (giải phóng mặt bằng hai bên tuyến đê và xây dựng đê đến cao trình đáy móng đường giao thông).
- Cấp hạng đê: Xây dựng tuyến đê chống được lũ tần suất 2%.
- Quy mô xây dựng: Tổng chiều dài 49,8km bao gồm đê và các công trình dưới đê (xây mới 47,8km và chỉnh trang 2km) gồm:
+ Tuyến đê Hữu cầu (phía Tây sông Cầu): Từ xã Sơn Cẩm đến đập Thác Huống dài 20,6km trong đó xây dựng mới 18,6km và chỉnh trang 2km đoạn đê đã xây dựng từ cầu Gia Bảy đến cầu Bến Oánh. Các công trình dưới đê: 04 Cống tiêu (từ cống số 6 đến cống số 9); Các công trình giao cắt qua kênh gồm: 1 cống khi kênh xuyên qua tuyến đê Gang Thép.
+ Tuyến Đê Tả cầu (phía Đông sông Cầu): Dài 22km từ xã Hóa Thượng đến đập Gò Chè xã Huống Thượng. Các công trình dưới đê: 09 cống tiêu (từ cống số 1 đến cống số 9).
+ Tuyến đê suối Mo Linh (hoàn thiện đến cao trình đỉnh đê): Đê Tả suối Mo Linh từ cầu Linh Nham đến cửa ra suối Mo Linh đổ vào sông Cầu dài 3,621km, tuyến đê Hữu suối Mo Linh từ cầu Linh Nham đến cửa ra suối Mo Linh đổ vào sông Cầu dài 3,621km.
b. Hạng mục 2: Xây dựng hệ thống kè chống sạt lở đê hai bên sông và xây dựng 3 bến thuyền tại thượng lưu cầu Quang Vinh, cầu Gia Bẩy và thượng lưu đập Thác Huống.
Xây dựng kè tại các vị trí qua trung tâm đô thị để tạo cảnh quan môi trường phục vụ du lịch và kè tại các vị trí xung yếu chống sạt lở đê. Trên cơ sở địa hình thực tế, có hai loại kè là kè BTCT đứng đặt trên hệ móng cọc khoan nhồi được xây dựng tại những vị trí gần khu dân cư, mặt bằng hạn chế và loại kè thoải ốp mái tại những vị trí mặt bằng rộng. Kè xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo thoát lũ, ưu tiên những đoạn sông hẹp kè đứng để mở rộng lòng sông và giảm chi phí giải phóng mặt bằng. Quy mô xây dựng như sau:
+ Kè đê Hữu cầu: Dài 11,2km.
+ Kè đê Tả cầu: Dài 10,8km.
+ Xây dựng 03 bến thuyền phục vụ du lịch trên sông tại thượng lưu cầu Quang Vinh, cầu Gia Bẩy và thượng lưu đập Thác Huống.
- Yêu cầu: đảm bảo an toàn chống lũ, tiêu úng và bố trí tổng thể hợp lý góp phần tạo cảnh quan hai bên bờ sông Cầu.
c. Hạng mục 3: Xây dựng hoàn thiện hệ thống đường giao thông hai bên bờ sông Cầu kết hợp xây dựng hệ thống đê (quy mô: Đường chính khu vực).
- Cấp hạng đường: Căn cứ quy mô và vai trò, chức năng của các tuyến đường trong điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035, tiêu chuẩn cấp hạng của tuyến đi cạnh đê sông Cầu được xác định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị QCVN 07:2016/BXD. Các đoạn tuyến đã được phê duyệt sẽ được cập nhật vào đồ án.
- Quy mô xây dựng: Đường được xây dựng trên mặt đê, quy mô mặt cắt ngang tùy theo từng đoạn và nhu cầu phục vụ giao thông như sau:
+ Đối với những vị trí địa hình, địa vật thuận lợi, mặt đường bố trí từ 4 - 6 làn xe. Chiều rộng mặt cắt ngang như sau: Bm = 27m-36m trong đó: mặt đường 2x(7,5m-11m) + dải phân cách giữa 2,0m + bề rộng vỉa hè mỗi bên 5m - 6 m.
+ Đối với những vị trí địa hình, địa vật không thuận lợi, mặt đường bố trí tối thiểu 2 làn xe. Tại các vị trí đê đắp cao so với nền thiên nhiên, bố trí hai làn đường khác Cos để thuận lợi cho việc kết nối với hạ tầng giao thông khu vực. Chiều rộng mặt cắt ngang như sau: Bm > = 7,5m trong đó: mặt đường 2x (3,75m-7,5m).
Tuyến đường được xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chuẩn đường đô thị gồm: Vỉa hè, lan can phía sông, cây xanh, chiếu sáng, hệ thống thoát nước mưa, nước thải theo quy hoạch.
Kết cấu mặt đường loại KCAĐ theo tiêu chuẩn đường đô thị cấp khu vực. Modun đàn hồi Eyc> = 155Mpa: Lớp BTNC 12,5 dày 5cm; Tưới nhựa dính bám 0,5kg/m2; Lớp BTNC 19,5 dày 7cm; Tưới nhựa thấm bám 1kg/m2; Lớp CPĐD loại 1 dày 20cm; Lớp CPĐD loại 2 dày 30cm; Lớp K98 dày 30cm.
Chiều dài đường hai bên đê sông Cầu: Dự kiến khoảng 30,2km.
d. Hạng mục 4: Nạo vét lòng sông đoạn từ cầu Cao Ngạn đến đập Thác Huống.
Nạo vét mở rộng lòng sông và khơi thông dòng chảy sông Cầu đoạn từ cầu Cao Ngạn đến đập Thác Huống để tăng cường năng lực thoát lũ của sông Cầu đoạn qua thành phố Thái Nguyên đồng thời tạo thuận cho giao thông thủy để vận chuyển hàng hóa, phục vụ du lịch, tích nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Chiều dài nạo vét khoảng 17,8km, chiều sâu nạo vét từ 1,5-2m.
e. Hạng mục 5: Xây dựng mở rộng đập Thác Huống, nâng cao mực nước đập Thác huống về mùa kiệt lên 2m so với cao trình cũ và xây dựng đập dâng Quang Vinh. Mục đích là tăng cường khả năng thoát lũ cho sông Cầu đoạn qua thành phố Thái Nguyên và giữ được mực nước thường xuyên trên sông Cầu để tạo cảnh quan đô thị, đảm bảo việc tưới tiêu nông nghiệp và phục vụ phát triển du lịch.
- Xây dựng đập Thác Huống 2 bên phía Hữu đập tràn Thác Huống hiện tại có cửa xả đáy, khẩu độ tràn mở rộng mới: B = 50m.
- Nâng cao mực nước đập tràn Thác Huống lên 2m vào mùa kiệt so với cao trình hiện tại (bằng cánh phai điều tiết). Mực nước +23m.
- Xây dựng đập dâng thượng lưu cầu Quang Vinh với cao trình đỉnh đập +25m để tích nước, tạo cảnh quan phục vụ du lịch và bổ sung nguồn nước cho kênh Núi Cốc. Hạng mục này được thực hiện trên nguyên tắc:
+ Tuân thủ hành lang thoát lũ được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Xây dựng sau khi các hạng mục khác của dự án đã hoàn thành, phát huy hiệu quả.
g. Hạng mục 6: Xây dựng mới 6 cầu và sửa chữa nâng cấp cầu Gia Bảy tại các vị trí cầu bắc qua sông Cầu và suối Mo Linh: Cầu Quang Vinh, cầu Quang Vinh 2, cầu Bến Oánh, cầu Xuân Hòa, cầu Huống Thượng, cầu Mo Linh.
- Cầu Quang Vinh:
+ Tổng chiều dài khoảng 1.400m
+ Vị trí xây dựng:
Điểm đầu: Giao đường Dương Tự Minh và đường vào nhà máy điện Cao Ngạn thuộc phường Quang Vinh.
Điểm cuối: Giao với đê tả cầu.
+ Phần cầu: Cầu có dạng dầm hộp, thi công bằng công nghệ đúc hẫng, sơ đồ kết cấu nhịp: 2x33+55+90+55+33, chiều dài toàn nhịp Ln = 299m; Chiều rộng cầu Bc = 21m gồm 4x3,5m làn cơ giới, 2x0,5m dải an toàn hai bên, 2x2,75m hè người đi bộ và 2x0,25m lan can.
+ Phần đường: Thiết kế theo tiêu chuẩn đường phố đô thị: Bnền = 27m; Bmặt = 15m; Bvỉa hè = 2x6m.
- Cầu Quang Vinh 2:
+ Tổng chiều dài khoảng 500 m.
+ Vị trí xây dựng: Điểm đầu: Giao đường Dương Tự Minh khu vực Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn. Điểm cuối: Giao quốc lộ 1B (xã Đồng Bẩm).
+ Phần cầu: Cầu có dạng dầm bản BTCT, chiều dài toàn nhịp Ln = 300m; chiều rộng cầu Bc = 21m gồm 4x3,5m làn cơ giới, 2x0,5m dải an toàn hai bên, 2x2,75m hè người đi bộ và 2x0,25m lan can.
+ Phần đường: Thiết kế theo tiêu chuẩn đường phố đô thị: Bnền = 27m; Bmặt = 15m; Bvỉa hè = 2x6m.
- Sửa chữa nâng cấp, mở rộng cầu Gia Bẩy:
+ Tổng chiều dài khoảng 500 m.
+ Mở rộng thêm 2 khoang 15m về bên tả để tăng diện tích thoát lũ.
+ Sửa chữa mặt cầu, đường đầu cầu, tăng cường khả năng chịu lực dầm.
+ Vị trí xây dựng: Vị trí cầu Gia Bẩy hiện tại.
- Cầu Bến Oánh:
+ Tổng chiều dài khoảng 500 m
+ Vị trí xây dựng: Vị trí cầu treo Bến Oánh hiện tại.
Điểm đầu: Đường Bến Oánh thuộc phường Túc Duyên.
Điểm cuối: Thuộc xã Linh Sơn.
+ Phần cầu: Cầu có dạng dầm hộp, thi công bằng công nghệ đúc hẫng, sơ đồ kết cấu nhịp: 33+55+90+55+33, chiều dài toàn nhịp Ln = 266m; Chiều rộng cầu Bc = 21m gồm 4x3,5m làn cơ giới, 2x0,5m dải an toàn hai bên, 2x2,75m hè người đi bộ và 2x0,25m lan can.
+ Phần đường: Thiết kế theo tiêu chuẩn đường phố đô thị: Bnền = 25m; Bmặt = 15m; Bvỉa hè = 2x5m và vuốt nối với đường hiện tại.
- Cầu Xuân Hòa:
+ Tổng chiều dài khoảng 1300 m.
+ Vị trí xây dựng:
Điểm đầu: Đường Xuân Hòa giao với đường Túc Duyên thuộc phường Túc Duyên.
Điểm cuối: Giao với đường đê Tả cầu thuộc xã Linh Sơn.
+ Phần cầu: Cầu có dạng dầm hộp, thi công bằng công nghệ đúc hẫng, sơ đồ kết cấu nhịp: 2x33+55+90+55+33, chiều dài toàn nhịp Ln = 299m; Chiều rộng cầu Bc = 21m gồm 4x3,5m làn cơ giới, 2x0,5m dải an toàn hai bên, 2x2,75m hè người đi bộ và 2x0,25m lan can.
+ Phần đường: Thiết kế theo tiêu chuẩn đường phố đô thị: Bnền = 27m; Bmặt = 15m; Bvỉa hè = 2x6m.
- Cầu Huống Thượng:
+ Tổng chiều dài khoảng 700 m.
+ Vị trí xây dựng:
Điểm đầu: Đường Túc Duyên thuộc phường Túc Duyên.
Điểm cuối: Giao với đường đê Tả cầu thuộc xã Huống Thượng.
+ Phần cầu: Cầu dây văng, chiều dài toàn nhịp Ln = 300m; Chiều rộng cầu Bc = 27m gồm 4x3,5m làn cơ giới, 2x0,5m dải an toàn hai bên, 2x5,75m hè người đi bộ và 2x0,25m lan can.
+ Phần đường: Thiết kế theo tiêu chuẩn đường phố đô thị: Bnền = 27m; Bmặt = 15m; Bvỉa hè = 2x6m.
- Cầu Mo Linh:
+ Tổng chiều dài khoảng 100 m.
+ Vị trí xây dựng: Xã Linh Sơn, trên tuyến đê Tả cầu, bắc qua suối Mo Linh.
+ Phần cầu: Cầu dầm I, sơ đồ kết cấu nhịp: Ln = 33m,; Chiều rộng cầu Bc = 21m gồm 4x3,5m làn cơ giới, 2x0,5m dải an toàn hai bên, 2x2,75m hè người đi bộ và 2x0,25m lan can.
+ Phần đường: Thiết kế theo tiêu chuẩn đường phố đô thị: Bnền = 27m; Bmặt = 15m; Bvỉa hè = 2x6m.
7. Dự kiến quy mô diện tích sử dụng đất:
- Quy mô sử dụng đất của dự án BT (các dự án hạ tầng kỹ thuật từ hạng mục 1 đến hạng mục 6): 150 ha.
- Quy mô sử dụng đất Khu đô thị thuộc thành phố để thu hồi vốn dự án BT: 700 ha.
8. Dự kiến tổng mức đầu tư: 18.211,61 tỷ đồng trong đó:
- Chi phí xây dựng các hạng mục của dự án BT: 9.811,61 tỷ đồng.
- Chi phí đầu tư các hạng mục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng Khu đô thị 2 bên bờ sông Cầu đoạn qua thành phố Thái Nguyên để thu hồi vốn dự án BT: 8.400,00 tỷ đồng.
- Nguồn vốn của nhà đầu tư và vốn do nhà đầu tư huy động hợp pháp: 12.600 tỷ đồng.
- Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác: 5.611,61 tỷ đồng.
Nguồn vốn ngân sách chủ yếu để sử dụng cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các hạng mục công trình thuộc dự án BT và các dự án hoàn vốn.
10. Phương án tài chính sơ bộ:
a. Chi phí đầu tư các hạng mục của dự án BT:
Stt | Các hạng mục đầu tư | Chi phí đầu tư (tỷ đồng) |
1 | Xây dựng hoàn thiện hệ thống đê hai bên sông Cầu đoạn qua thành phố Thái Nguyên 49,8km bao gồm cả giải phóng mặt bằng toàn bộ 2 bên tuyến đê (xây dựng đê đến cao trình đáy móng mặt đường giao thông) | 3.050,50 |
a | Đê hữu chiều dài L = 20,6km | 1.318,45 |
b | Đê tả chiều dài L = 22km | 1.408,05 |
c | Đê Mo Linh chiều dài L = 7,2km | 324,00 |
2 | Xây dựng hoàn thiện hệ thống kè hai bên bờ sông Cầu tạo cảnh quan đô thị L = 22km và xây dựng 3 bến thuyền: Thượng lưu cầu Quang Vinh, cầu Gia Bẩy và thượng lưu Thác Huống | 1.102,35 |
a | Kè hữu chiều dài L = 11,2km | 538,29 |
b | Kè tả chiều dài L = 10,8km | 519,06 |
c | Xây dựng 3 bến thuyền | 45,00 |
3 | Xây dựng hoàn thiện hệ thống đường giao thông hai bên bờ sông Cầu, quy mô đường chính khu vực (mặt cắt ngang tùy theo vị trí, nhu cầu và phục vụ giao thông) khoảng 30,2km | 1.604,50 |
a | Tuyến đường bên hữu chiều dài L = 15,2km | 807,56 |
b | Tuyến đường bên tả chiều dài L = 15km | 796,94 |
4 | Nạo vét mở rộng lòng sông đoạn từ cầu Cao Ngạn đến đập Thác Huống | 1050,26 |
5 | Xây dựng mở rộng đập Thác Huống, nâng cao mực nước đập Thác huống về mùa kiệt lên 2m so với cao trình cũ và Xây dựng đập dâng Quang Vinh | 502,46 |
6 | Xây dựng mới 6 cầu và sửa chữa nâng cấp cầu Gia Bảy tại các vị trí cầu bắc qua sông Cầu và suối Mo Linh: cầu Quang Vinh, cầu Quang Vinh 2, cầu Bến Oánh, cầu Xuân Hòa, cầu Huống Thượng, cầu Mo Linh | 2501,54 |
a | Cầu Quang Vinh | 409.5 |
b | Cầu Quang Vinh 2 | 490.7 |
c | Cầu Bến Oánh | 415.1 |
d | Cầu Xuân Hòa | 429.5 |
e | Cầu Huống Thượng | 598.1 |
f | Cầu Mo Linh | 65.14 |
g | Sửa chữa cầu Gia Bẩy | 93.5 |
| Tổng cộng | 9.811,61 |
b. Chi phí đầu tư các hạng mục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng Khu đô thị 2 bên bờ sông Cầu đoạn qua thành phố Thái Nguyên để thu hồi vốn dự án BT:
Stt | Hạng mục | Thành tiền (tỷ đồng) |
1 | Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng cho diện tích khoảng 700ha. Giá bồi thường trung bình 4 tỷ đồng/1ha | 2.800,00 |
2 | Đầu tư hạ tầng đồng bộ cho diện tích khoảng 700 ha; Suất đầu tư: 8 tỷ đồng/1ha | 5.600,00 |
| Tổng cộng | 8.400,00 |
11. Loại hợp đồng dự án: Hợp đồng BT có hỗ trợ ngân sách Nhà nước.
- Hoàn thành các thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư và khởi công dự án trong tháng 10/2016.
- Hoàn thiện hồ sơ và ký kết hợp đồng BT trong tháng 12/2016.
- Thời gian triển khai thực hiện dự án từ năm 2017 đến năm 2021.
- Thời gian hoàn thiện đầu tư dự án đô thị 2 bên bờ sông Cầu để thu hồi vốn của nhà đầu tư và nộp ngân sách Nhà nước từ năm 2016 đến năm 2025.
Trình tự triển khai dự án: Thi công từ trung tâm thành phố về 2 phía dự án, chậm nhất năm 2021 sẽ hoàn thành các hạng mục chính.
a. Phương án huy động vốn:
- Để thực hiện dự án, nhà đầu tư được huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện hợp đồng. Đây là các nguồn vốn huy động của Nhà đầu tư để thực hiện dự án tính đến thời điểm đàm phán hợp đồng đã được Nhà đầu tư và các nhà cung cấp vốn cam kết hoặc thỏa thuận bằng văn bản.
- Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phải huy động vốn phù hợp với tiến độ đầu tư ghi trong hợp đồng dự án và báo cáo việc huy động vốn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng dự án theo quy định.
- Các nguồn vốn huy động (vốn tín dụng thông thường, vốn tín dụng ưu đãi, vốn vay ngoài nước, các nguồn vốn huy động khác).
b. Các hình thức ưu đãi, bảo hộ đầu tư:
- Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được miễn hoặc giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất đối với diện tích được sử dụng để xây dựng công trình BT trong thời gian xây dựng công trình hoặc được miễn hoặc giảm tiền thuê đất trong thời gian thực hiện dự án phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai.
- Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư được quản lý, sở hữu, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
- Giao Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên thay mặt Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên thực hiện quản lý nhà nước đối với dự án và thực hiện các trình tự, thủ tục trong chuẩn bị đầu tư, đàm phán, trình phê duyệt dự án và thực hiện hợp đồng dự án theo quy định của pháp luật.
- Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên, các Sở, Ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan chủ động và tạo điều kiện thuận lợi để Liên danh Nhà đầu tư Tập đoàn Phúc Lộc - Tổng Công ty xây dựng Công trình giao thông 8-CTCP khẩn trương thực hiện các thủ tục hành chính để báo cáo xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền theo quy định trong thực hiện các quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP theo Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ và các quy định có liên quan của nhà nước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
- 1 Quyết định 2931/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch ngầm hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020-2025
- 2 Quyết định 29/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 202/2004/QĐ-UB và một số nội dung Quyết định 18/2016/QĐ-UBND, 22/2016/QĐ-UBND do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 3 Quyết định 1166/QĐ-UBND phê duyệt Phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du đập công trình thủy điện Nho Quế 3 năm 2016 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 4 Quyết định 1925/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Phương án phòng, chống lũ, lụt cho vùng hạ du đập thuỷ điện A Vương do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 5 Thông tư 02/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 6 Nghị định 136/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công
- 7 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 9 Quyết định 901/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Phương án Phòng chống và khắc phục hậu quả ứng phó với bão mạnh, siêu bão và lũ lụt trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 10 Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư
- 11 Luật Đầu tư 2014
- 12 Luật Đầu tư công 2014
- 13 Luật Xây dựng 2014
- 14 Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 15 Luật Đê điều 2006
- 1 Quyết định 901/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Phương án Phòng chống và khắc phục hậu quả ứng phó với bão mạnh, siêu bão và lũ lụt trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 2 Quyết định 1925/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Phương án phòng, chống lũ, lụt cho vùng hạ du đập thuỷ điện A Vương do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 3 Quyết định 1166/QĐ-UBND phê duyệt Phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du đập công trình thủy điện Nho Quế 3 năm 2016 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 4 Quyết định 29/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 202/2004/QĐ-UB và một số nội dung Quyết định 18/2016/QĐ-UBND, 22/2016/QĐ-UBND do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 5 Quyết định 2931/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch ngầm hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020-2025