Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/2019/NQ-HĐND

Bình Phước, ngày 16 tháng 12 năm 2019

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH THU HÚT, ĐÃI NGỘ VÀ ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ CHÍN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989;

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ;

Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 05 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 206/2010/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGĐĐT-BNG ngày 05 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Thực hiện Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Thực hiện Quyết định số 2992/QĐ-BYT ngày 17 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2015 - 2020;

Xét Tờ trình số 107/TTr-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 47/BC-HĐND-VHXH ngày 21 tháng 11 năm 2019 của Ban văn hóa - xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này quy định chính sách thu hút, đãi ngộ và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện; giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa IX, kỳ họp thứ chín thông qua ngày 11 tháng 12 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày 26 tháng 12 năm 2019.

Nghị quyết này thay thế các quy định về chính sách thu hút, đãi ngộ và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh Bình Phước được quy định tại Nghị quyết số 17/2018/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước quy định chính sách khuyến khích, hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Bình Phước./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- VPQH, VPCP, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp (Cục KTVB), Bộ Y tế, Bộ Nội vụ;
- TTTU, TTHĐND, Đoàn ĐBQH, UBND, BTTUBMTTQVN tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Trung tâm CNTT và TT;
- LĐVP, Phòng Tổng hợp;
- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Trai

 

QUY ĐỊNH

CHÍNH SÁCH THU HÚT, ĐÃI NGỘ VÀ ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 18/2019/NQ-HĐND ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này quy định đối tượng, điều kiện, chính sách thu hút, đãi ngộ và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thu hút nhân lực y tế

a) Bác sĩ đa khoa hệ chính quy có bằng tốt nghiệp loại trung bình khá trở lên;

b) Bác sĩ chuyên khoa cấp I, bác sĩ chuyên khoa cấp II, thạc sĩ y học, tiến sĩ y học, giáo sư y học.

2. Chính sách đãi ngộ bác sĩ, chuyên gia, chuyên khoa đầu ngành

a) Bác sĩ công tác trong ngành y tế trên địa bàn tỉnh;

b) Chế độ chuyên gia: Là các cá nhân có trình độ chuyên môn, kỹ thuật sâu theo ngành lĩnh vực được các cán bộ khoa học, kỹ thuật cùng ngành trong nước hoặc quốc tế suy tôn;

c) Chính sách đãi ngộ cán bộ chuyên khoa đầu ngành: Là các bác sĩ lãnh đạo khoa trở lên, có trình độ đào tạo từ tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II, đang làm việc tại các Bệnh viện hạng I, hạng II được tập thể cán bộ chủ chốt của đơn vị suy tôn, lãnh đạo đơn vị công nhận.

3. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế

a) Công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị trong ngành Y tế Bình Phước (không cần phải nằm trong quy hoạch đào tạo mà căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu đào tạo của đơn vị);

b) Các sinh viên ngành ý đa khoa đang học tại các Trường Đại học Y Dược trên toàn quốc có nguyện vọng về Bình Phước công tác;

c) Các đối tượng đã tốt nghiệp phổ thông trung học có nguyện vọng tham gia đào tạo bác sĩ chính quy theo địa chỉ sử dụng và cam kết phục vụ lâu dài tại Bình Phước.

Điều 3. Điều kiện, tiêu chuẩn

1. Thu hút nhân lực y tế

a) Có tuổi đời không quá 40 tuổi (đối với bác sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, thạc sĩ y học, bác sĩ nội trú), không quá 45 tuổi (đối với bác sĩ chuyên khoa cấp II, tiến sĩ y học), những trường hợp đặc biệt (chuyên gia đầu ngành, có nhiều kinh nghiệm) tuổi đời có thể trên 45 tuổi;

b) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng;

c) Có nguyện vọng và cam kết làm việc ít nhất trên 10 năm tại tỉnh Bình Phước và chấp hành sự phân công công tác của cơ quan có thẩm quyền.

2. Chính sách đãi ngộ chuyên gia, chuyên khoa đầu ngành

a) Chế độ chuyên gia: Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật sâu theo ngành lĩnh vực được các cán bộ khoa học, kỹ thuật cùng ngành trong nước hoặc quốc tế suy tôn;

b) Cán bộ chuyên khoa đầu ngành: Có trình độ đào tạo từ tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II trở lên, đang làm việc tại các Bệnh viện hạng I, hạng II.

3. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế

a) Có đủ tiêu chuẩn theo quy định tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt;

c) Có nguyện vọng và cam kết phục vụ tại cơ quan, đơn vị ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.

Chương II

CHÍNH SÁCH THU HÚT BÁC SĨ

Điều 4. Chính sách thu hút bác sĩ

Tùy thuộc vào tính cấp thiết nhu cầu bác sĩ và trình độ chuyên môn bác sĩ được thu hút mà các bác sĩ được hưởng khoản tiền trợ cấp một lần. Cụ thể như sau:

1. Chính sách thu hút 01 lần

a) Bác sĩ có bằng tốt nghiệp loại trung bình khá: 100 lần mức lương cơ sở;

b) Bác sĩ có bằng tốt nghiệp loại khá: 115 lần mức lương cơ sở;

c) Bác sĩ có bằng tốt nghiệp loại giỏi: 135 lần mức lương cơ sở;

d) Thạc sĩ y học, bác sĩ chuyên khoa cấp I, bác sĩ nội trú: 165 lần mức lương cơ sở;

đ) Tiến sĩ y học, bác sĩ chuyên khoa cấp II: 235 lần mức lương cơ sở;

e) Phó giáo sư: 300 lần mức lương cơ sở;

g) Giáo sư: 400 lần mức lương cơ sở.

2. Các bác sĩ được thu hút để bố trí công tác tại các đơn vị có tên sau đây được hưởng 100% chế độ thu hút theo quy định tại khoản 1 Điều này gồm:

a) Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố (bao gồm Trạm Y tế xã, phường, thị trấn);

b) Trung tâm Pháp y;

c) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật;

d) Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

3. Các bác sĩ được thu hút để bố trí công tác tại các đơn vị y tế công lập còn lại trên địa bàn tỉnh được hưởng 50% chế độ thu hút theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 5. Quyền lợi và nghĩa vụ của bác sĩ được thu hút

1. Quyền lợi

a) Được bố trí làm việc phù hợp với chuyên môn, năng lực, sở trường tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập;

b) Sau 03 năm công tác, nếu có nguyện vọng và đủ điều kiện đi đào tạo ở trình độ cao hơn thì được xem xét cử đi học và được hưởng các chế độ hỗ trợ đi học theo quy định hiện hành. Trường hợp do nhu cầu của đơn vị, có thể cử đi học sớm hơn, cơ quan có thẩm quyền xem xét từng trường hợp cụ thể.

2. Nghĩa vụ và trách nhiệm

a) Chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự phân công, bố trí công tác của cấp có thẩm quyền và các quy định của cơ quan nơi công tác;

b) Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao;

c) Cam kết làm việc tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập với thời gian ít nhất trên 10 năm kể từ ngày nhận quyết định công tác.

Điều 6. Xử lý vi phạm

1. Đối tượng tham gia chính sách thu hút phải bồi thường gấp 03 (ba) lần kinh phí đã hỗ trợ, nếu vi phạm một trong các trường hợp sau:

a) Không chấp hành sự phân công công tác;

b) Bị kỷ luật buộc thôi việc;

c) Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc;

d) Chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác ngoài tỉnh;

đ) Kết quả công tác 02 năm liên tục bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ;

e) Tự ý bỏ việc.

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền quyết định bồi thường kinh phí, đối tượng phải nộp đầy đủ kinh phí bồi thường theo quy định.

3. Trường hợp đối tượng tham gia chính sách thu hút phục vụ chưa đủ thời gian làm việc theo cam kết, mức bồi thường được tính theo phép tính như sau: X = (3 x M/T1) x (T1 - T2).

Trong đó: X: Mức đền bù; M: Tổng kinh phí đã cấp cho đối tượng; T1: Thời gian cam kết phục vụ (tính bằng tháng); T2: Thời gian đã phục vụ (tính bằng tháng).

4. Nếu hoàn trả không đầy đủ theo quy định thì bị xem xét kỷ luật theo quy định của pháp luật, bị khởi kiện tại Tòa án, đồng thời cơ quan, đơn vị thông báo bằng văn bản về địa phương nơi đối tượng thu hút đăng ký hộ khẩu thường trú và thông báo đến cơ quan, đơn vị đối tượng thu hút chuyển đến công tác hoặc công khai trên phương tiện truyền thông đại chúng.

Chương III

CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ

Điều 7. Chính sách hỗ trợ thu nhập hàng tháng

Bác sĩ đang công tác trong ngành y tế tại tỉnh Bình Phước ngoài được hưởng chế độ lương theo ngạch, bậc và phụ cấp theo quy định còn được hỗ trợ thu nhập hàng tháng với các mức hỗ trợ như sau:

1. Đối với bác sĩ công tác thuộc hệ điều trị

a) Bác sĩ: 02 lần mức lương cơ sở/người/tháng;

b) Bác sĩ nội trú, thạc sĩ y học, bác sĩ chuyên khoa cấp I: 03 lần mức lương cơ sở/người/tháng;

c) Bác sĩ chuyên khoa cấp II, tiến sĩ y học: 05 lần mức lương cơ sở/người/tháng;

d) Giáo sư y học, Phó Giáo sư y học: 07 lần mức lương cơ sở/người/tháng.

2. Đối với bác sĩ thuộc đối tượng khác

Được hưởng 50% mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Đối với các bác sĩ công tác tại vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ngoài mức hỗ trợ được hưởng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn được hưởng thêm mức hỗ trợ 0,5 lần mức lương cơ sở/người/tháng.

Điều 8. Trách nhiệm và nghĩa vụ

1. Cam kết làm việc tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh.

2. Phải hoàn trả toàn bộ kinh phí hỗ trợ trước khi nghỉ việc tại cơ quan, đơn vị nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc;

b) Chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác ngoài tỉnh;

c) Không thực hiện đúng sự phân công công tác;

d) Bị kỷ luật buộc thôi việc;

đ) Kết quả công tác 02 năm liên tục bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ.

3. Nếu hoàn trả không đầy đủ theo quy định thì bị xem xét kỷ luật theo quy định của pháp luật, bị khởi kiện tại Tòa án, đồng thời cơ quan, đơn vị thông báo bang văn bản về địa phương nơi đối tượng đăng ký hộ khẩu thường trú và thông báo đến cơ quan, đơn vị đối tượng chuyển đến công tác hoặc công khai trên phương tiện truyền thông đại chúng.

Chương IV

CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI CHUYÊN GIA, CHUYÊN KHOA ĐẦU NGÀNH

Điều 9. Chính sách đãi ngộ đối với chuyên gia, cán bộ chuyên khoa đầu ngành

Cán bộ chuyên gia, chuyên khoa đầu ngành khi đến chuyển giao kỹ thuật mới cho các đơn vị y tế được hưởng chính sách hỗ trợ như sau:

1. Tiền vé máy bay khứ hồi hạng phổ thông (trả theo hóa đơn tài chính).

2. Kinh phí chỗ ở: Là khách sạn (trả theo hóa đơn tài chính).

Chương V

CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC Y TẾ

Điều 10. Chế độ đào tạo

1. Đào tạo ở trong nước

a) Đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức

Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị trong ngành Y tế Bình Phước được cử đi đào tạo bác sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, thạc sĩ y học, bác sĩ chuyên khoa cấp II, tiến sĩ y học được hỗ trợ toàn bộ học phí theo quy định của nhà trường, đồng thời hàng tháng được hỗ trợ thêm một khoản kinh phí như sau:

- Đào tạo trình độ bác sĩ (đại học); Hỗ trợ 0,7 lần mức lương cơ sở/tháng;

- Đối với đào tạo trình độ bác sĩ chuyên khoa cấp I và thạc sĩ y học: Hỗ trợ 1,3 lần mức lương cơ sở/tháng;

- Đối với đào tạo trình độ bác sĩ chuyên khoa cấp II và tiến sĩ y học: Hỗ trợ 2,0 lần mức lương cơ sở/tháng.

b) Đối tượng là những sinh viên đang theo học bác sĩ hệ chính quy tại các trường Đại học Y Dược

Sinh viên đang theo học bác sĩ hệ chính quy có nguyện vọng về Bình Phước công tác, cam kết phục vụ tại tỉnh ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo, được hỗ trợ toàn bộ học phí theo quy định của nhà trường, đồng thời hàng tháng được hỗ trợ 2,0 lần mức lương cơ sở/người/tháng.

c) Các đối tượng đào tạo bác sĩ theo địa chỉ sử dụng

Đối tượng được cử đi đào tạo theo địa chỉ sử dụng, cam kết phục vụ tại tỉnh ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo được hỗ trợ toàn bộ học phí theo quy định của nhà trường.

2. Đào tạo ở nước ngoài

Tùy theo đối tượng, được hỗ trợ kinh phí đi học như sau:

a) Người được cử đi học tập trung toàn khóa ở nước ngoài phải tự túc toàn bộ kinh phí đi học (không được các tổ chức, cá nhân tài trợ) thì được hỗ trợ:

Hỗ trợ 100% học phí và các chi phí bắt buộc phải nộp cho cơ sở đào tạo; tiền sinh hoạt phí hàng tháng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDDT-BNG ngày 05 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam nước ngoài bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước; Thông tư liên tịch số 206/2010/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 05 tháng 12 năm 2007; bảo hiểm y tế tối thiểu bắt buộc trong thời gian đào tạo ở nước ngoài; làm thủ tục xuất, nhập cảnh; tiền vé máy bay (hạng vé phổ thông) hoặc tiền vé xe đi từ Việt Nam đến nơi học tập và ngược lại (một lượt đi về cho cả khóa học); dịch vụ phải trả cho tổ chức thực hiện dịch vụ du học có liên quan. Những người chưa đủ điều kiện về ngoại ngữ thì sẽ được học khóa đào tạo tập trung từ 06 tháng đến 12 tháng để đạt yêu cầu ngoại ngữ của cơ sở đào tạo ở nước ngoài.

b) Người được cử đi học tập trung toàn khóa ở nước ngoài và được các tổ chức, cá nhân tài trợ một phần kinh phí thì phần kinh phí còn lại được hỗ trợ theo điểm a, khoản này;

c) Người được cử đi học tập trung toàn khóa ở nước ngoài và được các tổ chức, cá nhân tài trợ 100% học bổng thì được hỗ trợ 20% tiền sinh hoạt phí hàng tháng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 05 tháng 12 năm 2007 của liên Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước; Thông tư liên tịch số 206/2010/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDDT-BNG ngày 05 tháng 12 năm 2007;

d) Người được cử đi học theo phương thức đào tạo ở nước ngoài kết hợp một phần thời gian học tập trung ở trong nước: Trong thời gian học ở trong nước nếu không được học bổng đài thọ thì được hưởng cơ chế, chính sách đào tạo ở trong nước theo quy định hiện hành. Thời gian đi học ở nước ngoài, tùy theo đối tượng, được thanh toán theo quy định tại điểm a hoặc điểm b hoặc điểm c khoản này.

*Các khoản kinh phí nêu trên, trong thời gian học, người đi học được tạm ứng; thanh toán sau khi kết thúc khóa đào tạo về nhận công tác tại tỉnh Bình Phước.

Điều 11. Thẩm quyền quyết định các đối tượng được cử đi đào tạo

Ngành Y tế có trách nhiệm tổng hợp, phối hợp đơn vị liên quan tham mưu triển khai theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Điều 12. Quy trình tuyển chọn

Thực hiện theo đúng quy định pháp luật hiện hành đối với các bước sau:

1. Đối với các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức: Sở Y tế, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố lập hồ sơ đề nghị Sở Nội vụ ban hành quyết định hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức đi ôn, dự tuyển và đi đào tạo theo đúng thẩm quyền quy định tại Điều 12 Quy định này.

2. Đối với các đối tượng là những sinh viên đang theo học bác sĩ hệ chính quy tại các Trường Đại học Y Dược,

Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

3. Đối với các đối tượng đã tốt nghiệp phổ thông trung học có nguyện vọng tham gia đào tạo bác sĩ chính quy theo địa chỉ sử dụng

Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

(Trong trường hợp quy định của Trung ương có sự thay đổi, ngành Y tế có trách nhiệm cập nhật, phối hợp với các đơn vị liên quan kịp thời báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh cho phù hợp).

Điều 13. Đền bù chi phí đào tạo

1. Việc đền bù kinh phí đào tạo thực hiện theo Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

2. Ngoài mức đền bù kinh phí đào tạo theo quy định tại khoản 1 Điều này, các đối tượng còn phải bồi thường gấp 03 lần kinh phí hỗ trợ hàng tháng nếu không phục vụ tại tỉnh như cam kết.

Chương VI

KINH PHÍ THỰC HIỆN

Điều 14. Tổng kinh phí thực hiện

Khái toán tổng kinh phí thực hiện thu hút, đãi ngộ và đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến năm 2030 là: 191.161.400.000 đồng (một trăm chín mươi mốt tỷ, một trăm sáu mươi mốt triệu, bốn trăm nghìn đồng), trong đó:

1. Chi học phí đào tạo đại học, sau đại học: 38.778.000.000 đồng;

2. Chi cho thu hút bác sĩ: 18.500.000.000 đồng;

3. Chi hỗ trợ hàng tháng trong thời gian đi đào tạo: 16.680.000.000 đồng;

4. Chi hỗ trợ hàng tháng đối với bác sĩ đang công tác: 117.203.400.000 đồng.

Điều 15. Kinh phí bố trí thực hiện

1. Nguồn chi sự nghiệp y tế hàng năm theo phân cấp ngân sách.

2. Nguồn chi sự nghiệp đào tạo khác của ngân sách tỉnh.

3. Nguồn thu sự nghiệp của các đơn vị được giao tự chủ kinh phí.

4. Nguồn xã hội hóa do các cá nhân tự đóng góp và nguồn thu khác (nếu có).

Điều 16. Điều khoản chuyển tiếp

Đối với những đối tượng đang được hưởng chính sách đào tạo theo Nghị quyết số 17/2018/NQ-HĐND ngày 14/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước quy định chính sách khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Bình Phước nhưng đến thời điểm Nghị quyết này có hiệu lực thi hành thì được hưởng các chính sách theo quy định của Nghị quyết này./.