HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 187/NQ-HĐND | Hà Tĩnh, ngày 15 tháng 12 năm 2019 |
NGHỊ QUYẾT
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG RỪNG, ĐẤT LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
KHOÁ XVII, KỲ HỌP THỨ 12
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015;
Thực hiện Nghị quyết số 118/2014/NQ-HĐND ngày 20 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Hà Tĩnh;
Sau khi xem xét Tờ trình số 766/TTr-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2019 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo số 761/BC-ĐGS ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát chuyên đề “Công tác quản lý, khai thác, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2019” và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán thành với Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh về “Công tác quản lý, khai thác, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2019”.
Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, các ban quản lý rừng, các công ty lâm nghiệp nghiêm túc tiếp thu các nội dung tại Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Công tác quản lý, khai thác, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2019”, thực hiện tốt các giải pháp mà Đoàn giám sát đã kiến nghị, tập trung vào các nội dung sau:
1. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của chính quyền địa phương, chủ rừng và người dân về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
2. Xây dựng Dự án quản lý rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2030 theo Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các đề án, chính sách về lâm nghiệp đã ban hành; khảo sát, rà soát, tích hợp cơ sở dữ liệu và xây dựng Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025, trong đó có các cơ chế, chính sách để thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác tiềm năng, lợi thế rừng, đất lâm nghiệp.
Rà soát, đánh giá kỹ các mục tiêu, phương án phát triển các ngành, lĩnh vực phù hợp để tránh chồng chéo, bất cập; phân khu chi tiết để sử dụng và phát triển rừng, đất lâm nghiệp. Rà soát, đánh giá các dự án phát triển kinh tế - xã hội có tác động đến rừng, chất lượng rừng, đặc biệt đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Đánh giá nhu cầu thực tế, hiệu quả sử dụng đất rừng của các dự án điện mặt trời trên địa bàn toàn tỉnh; dự án của Trung tâm nghiên cứu sinh thái - nhân văn vùng cao (huyện Hương Sơn), việc cấp đất lâm nghiệp cho các đền, chùa để giao đất với diện tích hợp lý, phát huy hiệu quả và tránh lãng phí.
3. Xây dựng khung giá rừng các loại để tạo điều kiện trong công tác quản lý, khai thác, sử dụng rừng. Chỉ đạo, khâu nối việc liên kết trong sản xuất lâm nghiệp. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống cây lâm nghiệp. Quan tâm đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất, đặc biệt là hệ thống giao thông tại các vùng rừng sản xuất tập trung.
4. Xây dựng quy định và có chế tài về trách nhiệm phối hợp kịp thời để giải quyết sự cố, sự vụ giữa các cấp, ngành, đơn vị. Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng bền vững; tập trung kiểm tra truy quét, phát hiện và xử lý các hành vi về phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, động vật hoang dã trái phép, tranh chấp, lấn chiếm đất rừng, làm tốt công tác bảo vệ rừng tại gốc.
5. Khẩn trương hoàn thành dự án đo vẽ bản đồ địa chính; rà soát ranh giới, mốc giới, đo đạc, cắm mốc để điều chỉnh bản đồ địa chính theo đúng hiện trạng đất đang quản lý, sử dụng và đẩy nhanh tiến độ cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp. Rà soát quỹ đất rừng chưa giao hiện đang do Ủy ban nhân dân xã quản lý và của các đơn vị chủ rừng nhà nước, các công ty lâm nghiệp, các dự án sản xuất không hiệu quả để có các giải pháp phù hợp nhằm phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của rừng và đất rừng. Thanh tra, kiểm tra và giám sát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp được giao đất, giao rừng hoạt động không hiệu quả. Sớm xử lý những vấn đề phát sinh do một số dự án gắn với rừng, đất lâm nghiệp hoạt động thiếu hiệu quả, gây tác hại môi trường.
Chấp hành nghiêm, đúng quy trình, quy định về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để thực hiện các dự án; rà soát, hoàn thiện đầy đủ hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đối với các dự án chưa đảm bảo quy định. Chỉ đạo kiểm tra, xử lý sớm, dứt điểm các trường hợp giao đất chồng lấn, các vụ việc tranh chấp, lấn chiếm đất rừng trên địa bàn.
6. Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho cơ quan chức năng, chính quyền cơ sở, chủ rừng và người dân. Quan tâm đầu tư hệ thống công trình phòng cháy, chữa cháy rừng; vận động các hộ gia đình, cá nhân có diện tích rừng lớn đầu tư, trang bị các loại máy móc thiết bị để chủ động chữa cháy rừng.
7. Xây dựng chính sách hỗ trợ đặc thù cho các tổ chức và lực lượng bảo vệ rừng. Nghiên cứu, xem xét và kịp thời tổ chức việc tuyển dụng số công chức, viên chức làm nhiệm vụ bảo vệ rừng chuyên trách còn thiếu ở các đơn vị theo cơ chế đặc thù để đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng, nhất là đối với những trường hợp đã có nhiều thời gian hợp đồng làm việc và có cống hiến cho đơn vị, trên cơ sở cơ bản đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
8. Xem xét, hỗ trợ kinh phí bảo vệ diện tích rừng tự nhiên cho các công ty lâm nghiệp theo định mức, đơn giá bằng với định mức, đơn giá của các Ban quản lý rừng phòng hộ, đồng thời giao trực tiếp kinh phí cho đơn vị. Có giải pháp cụ thể để hoàn thành Đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các công ty lâm nghiệp nhà nước.
9. Quan tâm, chỉ đạo các ngành, các cấp chủ động tham mưu, phối hợp kịp thời kiểm tra, xem xét, giải quyết các vụ việc tồn đọng, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng, đất lâm nghiệp tại các địa phương đơn vị (có phụ lục kèm theo).
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết. Hằng năm, báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả thực hiện theo quy định.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban Hội đồng nhân dân, các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII, Kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 15 tháng 12 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày ký./.
| CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
CÁC KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT CỤ THỂ ĐỀ NGHỊ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH XEM XÉT
(Kèm theo Nghị quyết số 187/NQ-HĐND ngày 15/12/2019 của HĐND tỉnh)
1. Chuyển một số diện tích đất, rừng giao Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh quản lý trùng với diện tích đất giao lâm bạ cho một số hộ ở phường Bắc Hồng, thị xã Hồng Lĩnh về Ủy ban nhân dân phường Bắc Hồng quản lý. Hoàn thiện các thủ tục liên quan đến 308,60 ha đất rừng tại tiểu khu 181 tại địa bàn xã Hòa Hải, huyện Hương Khê.
2. Xử lý dứt điểm các tồn tại liên quan đến rừng, đất lâm nghiệp của Công ty Cổ phần Nông lâm sản Hà Tĩnh đã dừng hoạt động.
3. Điều chỉnh, cập nhật kịp thời ranh giới quản lý, sử dụng trên hồ sơ quản lý lâm nghiệp và địa chính giữa Công ty cổ phần chăn nuôi bò Bình Hà và Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh, giữa Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ và xã Cẩm Dương, xã Cẩm Hòa, huyện Cẩm Xuyên.
5. Kiểm tra, xử lý dứt điểm các trường hợp giao đất chồng lấn, các vụ tranh chấp, lấn chiếm rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn:
5.1. Giao đất chồng lấn giữa các hộ dân xã Đức Dũng, huyện Đức Thọ và giữa các hộ dân với Công ty cao su Hương Khê Hà Tĩnh.
5.2. Lấn, chiếm đất quy hoạch chăn nuôi thuộc lâm phần Công ty cao su Hà Tĩnh các Tiểu khu 402, 403, xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh (diện tích khoảng 229,3 ha).
5.3. Lấn, chiếm đất Công ty cao su Hương Khê tại Tiểu khu 159, xã Hương Thọ, huyện Vũ Quang (diện tích khoảng 57,3 ha).
5.4. Lấn, chiếm đất dự án chăn nuôi Bò của Công ty cổ phần Chăn nuôi Bình Hà đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cho thuê đất tại huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên (diện tích 138,45ha, trong đó đất quy hoạch lâm nghiệp là 29,65 ha).
5.5. Giải quyết dứt điểm trên 31,85ha đất canh tác của các hộ dân tại tiểu khu 74, 77 tại xã Sơn Kim 2, huyện Hương Sơn trùng với đất giao cho Vườn Quốc gia Vũ Quang.
5.6. Phối hợp với Bộ tư lệnh Quân khu 4 chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh để giải quyết việc quy hoạch, giao đất, giao rừng chồng lấn giữa đất quốc phòng với đất đã giao cho các đối tượng khác tại 4 điểm: Thao trường bắn QK4, huyện Kỳ Anh; Thao trường bắn Trung đoàn BB841, huyện Cẩm Xuyên; Căn cứ Hậu phương huyện Can Lộc; Căn cứ HC-KT của tỉnh (T34) huyện Can Lộc.
5.7. Kiểm tra, giải quyết số diện tích đất, rừng được giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ Hương Khê trùng với diện tích giao cho các tổ chức, đơn vị khác; (22 ha tại khoảnh 1, tiểu khu 212 xã Hương Bình trùng với diện tích đã cấp lâm bạ cho hộ dân; 14,0 ha tại khoảnh 3, tiểu khu 251A xã Phúc Trạch trùng với diện tích của Làng Thanh niên lập nghiệp xã Phúc Trạch).
6. Kiểm tra, đánh giá nhu cầu, hiệu quả sử dụng đất rừng của dự án Trung tâm nghiên cứu sinh thái - nhân văn vùng cao (huyện Hương Sơn).
7. Thành lập Hạt Kiểm lâm thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ theo Nghị định số 01/2019/NĐ-CP, ngày 01/01/2019 của Chính phủ.
8. Có biện pháp và chế tài xử lý nghiêm khắc đối với các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện dự án ảnh hưởng đến môi trường rừng phải thực hiện nghiêm túc chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định.
9. Xem xét, có ý kiến đối với ngành thuế cho miễn, giảm thuế đối với phần diện tích Ủy ban nhân dân tỉnh đã có chủ trương triển khai dự án chăn nuôi bò và đã điều chỉnh quy hoạch không trồng cao su, trồng rừng. Kịp thời xử lý diện tích đất do các công ty cao su xin bàn giao lại cho tỉnh./.
- 1 Quyết định 41/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp sau khi thu hồi của các Ban quản lý rừng phòng hộ, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp và đất lâm nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2 Kế hoạch 119/KH-UBND năm 2020 thực hiện Nghị quyết 187/NQ-HĐND về tăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 3 Nghị định 01/2019/NĐ-CP về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng
- 4 Quyết định 1288/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đề án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Kế hoạch 71/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ, phát triển và khai khai thác tiềm năng, lợi thế rừng và đất lâm nghiệp đến năm 2025 và những năm tiếp theo do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 6 Quyết định 2300/QĐ-UBND phê duyệt dự án trồng rừng sau khai thác trắng rừng trồng năm 2016 của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Bảo Thuận do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 7 Quyết định 2272/QĐ-UBND phê duyệt dự án trồng rừng sau khai thác trắng rừng trồng năm 2016 và chăm sóc rừng trồng các năm của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Bảo Lâm do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 8 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015
- 9 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10 Nghị quyết 118/2014/NQ-HĐND tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Hà Tĩnh
- 1 Quyết định 2300/QĐ-UBND phê duyệt dự án trồng rừng sau khai thác trắng rừng trồng năm 2016 của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Bảo Thuận do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 2 Quyết định 2272/QĐ-UBND phê duyệt dự án trồng rừng sau khai thác trắng rừng trồng năm 2016 và chăm sóc rừng trồng các năm của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Bảo Lâm do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 3 Kế hoạch 119/KH-UBND năm 2020 thực hiện Nghị quyết 187/NQ-HĐND về tăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 4 Kế hoạch 71/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ, phát triển và khai khai thác tiềm năng, lợi thế rừng và đất lâm nghiệp đến năm 2025 và những năm tiếp theo do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 5 Quyết định 41/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp sau khi thu hồi của các Ban quản lý rừng phòng hộ, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp và đất lâm nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế