Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/2012/NQ-HĐND8

Thủ Dầu Một, ngày 03 tháng 10 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ GIỮ VÀ PHÁT TRIỂN VƯỜN CÂY ĂN QUẢ ĐẶC SẢN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2013 – 2016

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
KHÓA VIII - KỲ HỌP THỨ 5

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông;

Căn cứ Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiêp, nông thôn;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15 tháng 11 năm 2010 của liên Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông;

Căn cứ Thông tư số 84/2011/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số chính sách tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;

Sau khi xem xét Tờ trình số 2572/TTr-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ giữ và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 - 2016; Báo cáo thẩm tra số 17/BC-HĐND ngày 14 tháng 9 năm 2012 của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê chuẩn một số chính sách hỗ trợ giữ và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 - 2016 (Phụ lục kèm theo).

Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định thực hiện Nghị quyết này.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa VIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 28 tháng 9 năm 2012 và có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng: Quốc hội, Chính phủ;
- Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh uỷ, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- LĐVP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH-HĐND, UBND tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Trung tâm Công báo tỉnh, Website Bình Dương;
- Chuyên viên VP: Đoàn ĐBQH-HĐND, UBND tỉnh;
- Lưu:VT.

CHỦ TỊCH




Vũ Minh Sang

 

PHỤ LỤC

QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ GIỮ VÀ PHÁT TRIỂN VƯỜN CÂY ĂN QUẢ ĐẶC SẢN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2013-2016
 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 19/2012/NQ-HĐND8 ngày 3 tháng 10 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương)

I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI , THỜI GIAN VÀ QUY MÔ ÁP DỤNG

1. Đối tượng được hưởng chính sách

a) Cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp (gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có vườn cây ăn quả đặc sản đang thời kỳ kinh doanh, cải tạo vườn tạp, trồng mới.

b) Các tổ chức, đơn vị có liên quan đến công tác hỗ trợ phát triển vườn cây ăn quả đặc sản tỉnh Bình Dương.

2. Các cây ăn quả đặc sản và phạm vi vùng hưởng chính sách

a) Măng cụt, sầu riêng, dâu, bòn bon và mít tố nữ thuộc 4 xã, phường ven sông Sài Gòn thuộc thị xã Thuận An bao gồm: Bình Nhâm, An Sơn, Hưng Định, An Thạnh.

b) Bưởi ổi, bưởi đường lá cam ở xã Bạch Đằng - huyện Tân Uyên.

3. Quy mô diện tích vườn được hưởng chính sách: từ 500m2 trở lên.

4. Thời gian hỗ trợ: 04 năm (từ năm 2013 đến năm 2016).

II. HỖ TRỢ TRỒNG MỚI VÀ THÂM CANH, CHĂM SÓC VƯỜN

1. Trồng mới hoặc cải tạo trồng mới từ vườn già cỗi, vườn tạp kém hiệu quả

a) Hỗ trợ 100% cây giống.

b) Hỗ trợ 50% vật tư nông nghiệp.

c) Hỗ trợ 05 triệu đồng/ha cho kiến thiết cơ bản trồng mới.

2. Thâm canh, chăm sóc

a) Hỗ trợ 50% vật tư nông nghiệp (theo định mức thâm canh, chăm sóc).

b) Hỗ trợ 04 triệu đồng/ha/năm hoặc bằng tiền tương đương 300kg gạo/ha/năm cho công việc chăm sóc, nạo vét kênh mương nội đồng.

Đơn giá gạo bình quân tại thời điểm hỗ trợ do Uỷ ban nhân dân thị xã Thuận An hoặc Uỷ ban nhân dân huyện Tân Uyên quyết định.

III. HỖ TRỢ NHÀ VƯỜN THẤT MÙA, MẤT MÙA (CHỈ ÁP DỤNG Ở THỊ XÃ THUẬN AN)

1. Hỗ trợ cho nhà vườn thất mùa (năng suất đạt < 60% năng suất bình quân)

a) Hỗ trợ 70% vật tư nông nghiệp (theo định mức thâm canh, chăm sóc).

b) Hỗ trợ bằng tiền tương đương 450kg gạo/ha cho công việc chăm sóc, nạo vét kênh mương nội đồng.

Đơn giá gạo bình quân tại thời điểm hỗ trợ do Uỷ ban nhân dân thị xã Thuận An quyết định.

2. Hỗ trợ cho nhà vườn mất mùa (không có thu hoạch)

a) Hỗ trợ 100% vật tư nông nghiệp.

b) Hỗ trợ bằng tiền tương đương 600 kg gạo/ha cho công việc chăm sóc, nạo vét kênh mương nội đồng. Đơn giá gạo bình quân tại thời điểm hỗ trợ do UBND Thị xã Thuận An quyết định.

IV. HỖ TRỢ TƯ VẤN, CHỈ ĐẠO KỸ THUẬT VÀ TẬP HUẤN KỸ THUẬT

1. Hỗ trợ về tập huấn kỹ thuật, tham quan

a) Hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn khoa học kỹ thuật.

b) Hỗ trợ 100% kinh phí tham quan các mô hình cho người sản xuất.

2. Tư vấn khảo sát và cán bộ chỉ đạo kỹ thuật

Hỗ trợ công chỉ đạo kỹ thuật (01 người/phường, xã/tháng) với mức bằng 02 lần mức lương tối thiểu chung.

3. Hỗ trợ về tư vấn

Hỗ trợ 100% kinh phí tư vấn về sở hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu, chứng nhận thương hiệu giống cây.

V. HỖ TRỢ VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG, XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

1. Hỗ trợ phát triển thị trường: ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 50% chi phí quảng cáo doanh nghiệp, tổ chức và sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng nơi tổ chức, cá nhân đầu tư, mức chi phí quảng cáo được khống chế theo quy định chi phí hợp lý, hợp lệ để xác định thu nhập chịu thuế quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

2. Hỗ trợ thiết kế, xây dựng website nhằm quảng bá thương hiệu, phát triển thị trường, mức kinh phí hỗ trợ cụ thể và nguồn kinh phí hỗ trợ theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

3. Hỗ trợ tham gia hội chợ triển lãm, thông tin thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh theo Chương trình xúc tiến thương mại hàng năm, từ nguồn kinh phí hỗ trợ xúc tiến thương mại và nguồn kinh phí sự nghiệp khuyến công của tỉnh./.