- 1 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3 Nghị quyết 973/2020/UBTVQH14 về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 4 Quyết định 26/2020/QĐ-TTg về hướng dẫn Nghị quyết 973/2020/UBTVQH14 quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Luật hợp tác xã 2012
- 6 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 7 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017
- 8 Luật Quy hoạch 2017
- 9 Luật Đầu tư công 2019
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2020/NQ-HĐND | Hải Dương, ngày 24 tháng 12 năm 2020 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 15
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy, định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025;
Xét Tờ trình số 89/TTr-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025.
Điều 2. Nghị quyết này áp dụng cho các năm ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Hải Dương.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh:
1. Tổ chức và chỉ đạo các ngành, địa phương và đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Trong trường hợp bổ sung hoặc sửa đổi các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 ngoài các quy định tại Nghị quyết này, Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
Điều 4. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khoá XVI, kỳ họp thứ 15 thông qua ngày 24 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 04 tháng 01 năm 2021. Các chính sách trong Nghị quyết này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2021./.
| CHỦ TỊCH |
VỀ CÁC NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 19/2020/NQ-HĐND ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương)
Quy định này quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021- 2025 và là căn cứ để lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm nguồn ngân sách địa phương trong giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Hải Dương, các cấp và đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước; là căn cứ để quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm nguồn ngân sách địa phương trong giai đoạn 2021-2025.
1. Các Sở, ban, ngành, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương; các cơ quan khác của tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh Hải Dương và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trực thuộc huyện, thành phố, thị xã; các cơ quan, tổ chức khác được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm nguồn ngân sách địa phương tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2021-2025 (dưới đây viết tắt là các ngành, địa phương và đơn vị).
2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm nguồn ngân sách địa phương tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2021-2025.
NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
Điều 3. Ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025
Vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương được bố trí cho các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật Đầu tư công và được phân theo ngành, lĩnh vực quy định tại Điều 3 của Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:
1. Quốc phòng: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án thuộc các ngành, lĩnh vực phục vụ mục tiêu quốc phòng, cơ yếu, ứng phó với sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị chuyên trách địa phương theo phân cấp.
2. An ninh và trật tự, an toàn xã hội: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án thuộc các ngành, lĩnh vực phục vụ mục tiêu an ninh và trật tự, an toàn xã hội, phòng cháy, chữa cháy, điều tra phòng, chống tội phạm, thi hành án hình sự, ứng phó với sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị chuyên trách địa phương theo phân cấp.
3. Giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ mục tiêu giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp thuộc các cấp học từ mầm non đến đại học.
4. Khoa học, công nghệ: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ phục vụ mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ, thí nghiệm, thực nghiệm, phân tích, kiểm định, kiểm nghiệm, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng, sở hữu trí tuệ, thiết kế chuyên dụng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ phát triển công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ứng dụng công nghệ cao.
5. Y tế, dân số và gia đình: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ mục tiêu về y tế (bao gồm y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, cấp cứu, phục hồi chức năng; y học cổ truyền; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; kiểm định, kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm và các hoạt động khác thuộc lĩnh vực y tế), dân số, gia đình, sức khỏe sinh sản, vệ sinh an toàn thực phẩm.
6. Văn hóa, thông tin: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án phục vụ các mục tiêu thuộc các lĩnh vực sau:
a) Văn hóa: Bảo vệ, bảo tồn giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, văn hóa dân tộc; phát triển văn học nghệ thuật, điện ảnh, thư viện, bảo tàng, văn hóa cơ sở, các loại hình nghệ thuật biểu diễn; phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, các công trình văn hóa;
b) Thông tin: Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động xuất bản, báo chí của Nhà nước;
7. Phát thanh, truyền hình, thông tấn: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các mục tiêu phát thanh, truyền hình, thông tấn nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ xã hội và công ích thiết yếu.
8. Thể dục, thể thao: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các mục tiêu phát triển thể dục, thể thao.
9. Bảo vệ môi trường: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án phục vụ các mục tiêu thuộc các lĩnh vực sau:
a) Môi trường: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị quan trắc, cảnh báo môi trường, bảo vệ tài nguyên, khắc phục ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải, nước thải, tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững;
b) Tài nguyên: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị đo đạc bản đồ, khí tượng thủy văn, thăm dò địa chất, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên;
10. Các hoạt động kinh tế: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án phục vụ các mục tiêu thuộc các lĩnh vực sau:
a) Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và thủy sản: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và thủy sản; kinh tế nông thôn (bao gồm xây dựng nông thôn mới, cung cấp nước sạch và bảo đảm vệ sinh môi trường nông thôn, phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn gắn với hộ gia đình và hợp tác xã, bố trí, sắp xếp lại dân cư nông thôn, định canh, định cư, ổn định di dân tự do và tái định cư); phát triển giống cây trồng, vật nuôi; trồng, bảo vệ và phát triển rừng; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, cháy rừng, dịch bệnh;
b) Công nghiệp: cấp điện nông thôn, miền núi;
c) Giao thông: kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa;
d) Khu công nghiệp: hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp;
đ) Thương mại: chợ dân sinh, chợ đầu mối, trung tâm logistic, trung tâm hội chợ triển lãm, kết cấu hạ tầng xuất khẩu, nhập khẩu;
e) Cấp nước, thoát nước;
g) Kho tàng: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị kho tàng, kho lưu trữ chuyên dụng, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, kho vật chứng;
h) Du lịch: cơ sở hạ tầng nhằm phát triển du lịch bền vững tại các khu, điểm, địa bàn du lịch;
i) Viễn thông: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, vật tư, trang thiết bị phục vụ các mục tiêu viễn thông nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ xã hội và công ích thiết yếu;
k) Bưu chính: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, vật tư, trang thiết bị phục vụ các mục tiêu bưu chính nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ xã hội và công ích thiết yếu;
l) Công nghệ thông tin: hạ tầng thông tin số, kinh tế số; hiện đại hóa công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước; ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu; an toàn, an ninh mạng;
m) Quy hoạch: các nhiệm vụ quy hoạch;
n) Công trình công cộng tại các đô thị;
o) Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã.
11. Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án phục vụ mục tiêu xây dựng, cải tạo, nâng cấp trụ sở, nhà công vụ, mua sắm trang thiết bị của các cơ quan thuộc hệ thống chính trị, nhà nước.
12. Xã hội: các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị của các cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng, nuôi dưỡng người có công; hỗ trợ việc làm; chăm sóc, điều dưỡng sức khỏe người lao động; xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình ghi công liệt sỹ; cơ sở cai nghiện và trợ giúp xã hội khác.
13. Các nhiệm vụ, chương trình, dự án khác theo quy định của pháp luật.
1. Tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho chính quyền các cấp.
3. Phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, các quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch, bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa giữa kinh tế và xã hội.
4. Phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư nguồn ngân sách địa phương trong kế hoạch tài chính 5 năm, bảo đảm an toàn nợ công. Đẩy mạnh cơ cấu lại đầu tư công; tăng cường huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, đẩy mạnh việc thu hút các nguồn vốn xã hội để thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của ngành, lĩnh vực, địa phương và đơn vị.
5. Phân bổ vốn đầu tư tập trung; không phân tán, dàn trải; bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Chỉ giao kế hoạch vốn cho các dự án đã đủ thủ tục đầu tư được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản pháp luật có liên quan.
Các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, các dự án mới phải bảo đảm thời gian bố trí vốn thực hiện dự án nhóm A không quá 06 năm, nhóm B không quá 04 năm, nhóm C không quá 03 năm. Trường hợp không đáp ứng thời hạn trên, Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định thời gian bố trí vốn thực hiện dự án đối với dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương.
6. Tập trung ưu tiên bố trí vốn để thực hiện, đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành và phát huy hiệu quả các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, dự án trọng điểm, chương trình, dự án kết nối, có tác động liên vùng, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh nguồn nước.
7. Ưu tiên phân bổ vốn cho các vùng, khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng, khu vực trong tỉnh.
8. Thứ tự ưu tiên phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 và hằng năm trong giai đoạn 2021-2025 được thực hiện như sau:
a) Trả nợ gốc vốn vay đến hạn phải trả (đối với các dự án tỉnh bảo lãnh vay vốn, ngay sau khi các đơn vị nộp vào ngân sách để trả nợ gốc vốn vay, thực hiện phân bổ cho các dự án đầu tư công);
b) Phân bổ đủ vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định tại khoản 4 Điều 101 của Luật Đầu tư công (nếu có);
c) Hoàn trả đủ vốn ngân sách địa phương ứng trước nếu có;
d) Phân bổ vốn cho dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư; dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt; dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch;
đ) Phân bổ vốn để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch;
e) Phân bổ vốn chuẩn bị đầu tư để lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án;
g) Sau khi đã bố trí đủ vốn theo thứ tự trên, nếu còn vốn mới phân bổ cho dự án khởi công mới thuộc các ngành, lĩnh vực quy định tại Điều 3 của Quy định này và theo yêu cầu quy định tại khoản 5 Điều 51 của Luật Đầu tư công.
9. Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng trong việc phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
10. Trong quá trình điều hành ngân sách nhà nước, nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước sử dụng theo quy định tại Điều 59 của Luật Ngân sách nhà nước, đối với phần vốn dành cho đầu tư phát triển (nếu có) báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép ưu tiên bố trí để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định.
Riêng vốn đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất, nếu trong năm kế hoạch có phát sinh tăng so với dự toán đã giao đầu năm, thì số thu tăng phải thực hiện điều tiết theo đúng quy định hiện hành về tỷ lệ (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025 và hằng năm trong giai đoạn 2021-2025.
Điều 5. Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương
1. Nguyên tắc phân bổ vốn:
a) Việc phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương thực hiện theo các nội dung quy định tại Điều 51 của Luật Đầu tư công, Điều 4 của Quy định này.
b) Vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương được phân bổ theo ngành, lĩnh vực theo quy định tại Điều 3 của Quy định này.
c) Hội đồng nhân dân các cấp quyết định mức vốn, việc sử dụng, thời điểm sử dụng dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách địa phương cấp mình quản lý.
Đối với vốn ngân sách cấp tỉnh, bố trí mức vốn dự phòng chung kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 là 5% theo từng nguồn vốn ngân sách địa phương.
2. Tiêu chí, định mức phân bổ vốn:
a) Vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương bố trí cho nhiệm vụ, chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi đầu tư của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và thuộc đối tượng đầu tư công quy định tại Điều 5 của Luật Đầu tư công.
b) Cơ cấu phân bổ các nguồn vốn ngân sách địa phương:
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung:
Phân bổ về ngân sách cấp huyện:
Dành tối thiểu 15% để phân bổ về ngân sách cấp huyện đối với các địa phương không có quy định cơ chế đặc thù về tài chính trong giai đoạn 2021-2025; vốn phân bổ theo các tiêu chí, định mức quy định tại Điều 6 của Quy định này.
Số vốn còn lại phân bổ về ngân sách cấp huyện đối với các địa phương có quy định cơ chế đặc thù về tài chính trong giai đoạn 2021-2025 theo tỷ lệ quy định tại các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Mức vốn còn lại thuộc ngân sách tỉnh (sau khi đã trừ vốn phân bổ về ngân sách cấp huyện).
- Vốn đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất: Thực hiện theo các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025 và hằng năm trong giai đoạn 2021-2025.
- Nguồn thu xổ số kiến thiết: Thuộc ngân sách tỉnh.
- Vốn đầu tư từ nguồn vốn vay hoàn trả từ ngân sách địa phương (chi từ nguồn bội chi ngân sách địa phương): Phân bổ cho các dự án theo quy định của pháp luật hiện hành và theo quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án của cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 6. Tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung về ngân sách cấp huyện
1. Các tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung là cơ sở để xác định tỷ lệ điều tiết và số bổ sung cân đối của ngân sách tỉnh về ngân sách cấp huyện giai đoạn 2021-2025 (không bao gồm các địa phương có quy định cơ chế đặc thù về tài chính trong giai đoạn 2021-2025).
2. Các tiêu chí phân bổ vốn và xác định số điểm của từng tiêu chí:
Các tiêu chí phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung gồm 04 nhóm tiêu chí, với số điểm xác định cụ thể như sau:
a) Tiêu chí dân số: Bao gồm dân số trung bình và số người dân tộc thiểu số năm 2019. Cách tính cụ thể như sau:
- Điểm của tiêu chí dân số trung bình:
Dân số trung bình | Điểm |
Đến 50.000 người | 10 |
Trên 50.000 người đến 100.000 người, từ 0 đến 50.000 người được tính 10 điểm, phần còn lại cứ 10.000 người tăng thêm được tính | 2 |
Trên 100.000 người, từ 0 đến 100.000 người được tính 20 điểm, phần còn lại cứ 10.000 người tăng thêm được tính | 1 |
Dân số trung bình năm 2019 của các địa phương để tính điểm căn cứ vào số liệu công bố của Cục Thống kê tỉnh.
- Điểm của tiêu chí số người dân tộc thiểu số:
Số người dân tộc thiểu số | Điểm |
Cứ 100 người dân tộc thiểu số được | 0,5 |
Số người dân tộc thiểu số năm 2019 của các địa phương để tính điểm căn cứ vào số liệu công bố của Cục Thống kê tỉnh.
b) Tiêu chí về trình độ phát triển, bao gồm 03 tiêu chí: tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo; số thu cân đối ngân sách của địa phương (không bao gồm thu sử dụng đất); tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh cho các địa phương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương. Cách tính cụ thể như sau:
- Điểm của tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo:
Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo | Điểm |
Cứ 1% hộ nghèo, hộ cận nghèo được | 1 |
Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2019 của các địa phương để tính điểm căn cứ theo số liệu phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2019 tại Quyết định số 4424/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Điểm của tiêu chí thu cân đối ngân sách (không bao gồm thu sử dụng đất):
Thu ngân sách | Điểm |
Đến 50 tỷ đồng | 0,4 |
Trên 50 tỷ đồng đến 400 tỷ đồng | 0,3 |
Trên 400 tỷ đồng | 0,2 |
Số thu cân đối ngân sách của các địa phương để tính điểm căn cứ theo dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2020 tại Quyết định số 4425/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Điểm của tiêu chí tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh cho các địa phương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương:
Tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh | Điểm |
Đến 10% được tính | 10 |
Trên 10% đến 30%, từ 0% đến 10% được tính 10 điểm, phần còn lại cứ 2% tăng thêm được tính | 3 |
Trên 30% đến 50%, từ 0% đến 30% được tính 40 điểm, phần còn lại cứ 2% tăng thêm được tính | 1 |
Trên 50% trở lên, từ 0% đến 50% được tính 50 điểm, phần còn lại cứ 2% tăng thêm được tính | 0,5 |
Tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh cho các địa phương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương để tính điểm căn cứ theo dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2020 tại Quyết định số 4425/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Tiêu chí diện tích đất tự nhiên năm 2020 của các địa phương. Cách tính điểm cụ thể như sau:
Diện tích đất tự nhiên | Điểm |
Đến 10.000 ha | 0,8 |
Trên 10.000 ha đến 25.000 ha, từ 0 đến 10.000 ha được tính 0,8 điểm, phần còn lại cứ 5.000 ha tăng thêm được tính | 0,4 |
Trên 25.000 ha, từ 0 đến 25.000 ha được tính 2 điểm, phần còn lại cứ 5.000 ha tăng thêm được tính | 0,2 |
Diện tích đất tự nhiên năm 2020 của các địa phương để tính điểm căn cứ vào số liệu công bố của Cục Thống kê tỉnh.
d) Tiêu chí về đơn vị hành chính cấp xã (gồm xã, phường, thị trấn) năm 2020 của các địa phương. Cách tính điểm cụ thể như sau:
Đơn vị hành chính cấp xã | Điểm |
Mỗi xã được tính | 0,5 |
Số đơn vị hành chính cấp xã năm 2020 của các địa phương để tính điểm căn cứ vào số liệu công bố của Cục Thống kê tỉnh.
3. Xác định mức phân bổ vốn về ngân sách cấp huyện:
a) Tổng số điểm của các địa phương: căn cứ vào 04 nhóm tiêu chí và số điểm của từng tiêu chí cụ thể tại Khoản 2 Điều 6 của Quy định này để tính số điểm của từng địa phương và tổng số điểm của các địa phương.
c) Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung của từng địa phương là vốn định mức cho 01 điểm phân bổ, nhân với tổng số điểm của từng địa phương.
Điều 7. Đối với các dự án chưa hoàn thành, dự án đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 nguồn ngân sách địa phương nhưng chưa được bố trí vốn hằng năm để thực hiện, tiếp tục bố trí vốn ngân sách địa phương để hoàn thành theo tiến độ bố trí vốn đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
Điều 8. Đối với các dự án dự kiến đầu tư nhưng chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 nguồn ngân sách địa phương, trong trường hợp dự kiến tiếp tục bố trí trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn ngân sách địa phương của đơn vị mình thực hiện theo quy định tại Điều 101 của Luật Đầu tư công./.
- 1 Nghị quyết 10/2020/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 2 Nghị quyết 23/2020/NQ-HĐND về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 3 Nghị quyết 16/2020/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025
- 4 Nghị quyết 24/2020/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 tỉnh Tiền Giang
- 5 Nghị quyết 71/2020/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 6 Nghị quyết 11/2020/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 tỉnh Nghệ An
- 7 Nghị quyết 07/2020/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 tỉnh Thái Nguyên
- 8 Nghị quyết 303/2020/NQ-HĐND về phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư phát triển; nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 tỉnh Quảng Ninh
- 9 Nghị quyết 505/2020/NQ-HĐND về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 10 Nghị quyết 13/2020/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021-2025
- 11 Nghị quyết 41/2020/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 12 Nghị quyết 190/NQ-HĐND năm 2020 về dự toán và phân bổ ngân sách địa phương năm 2021 do tỉnh Điện Biên ban hành
- 13 Quyết định 341/QĐ-UBND năm 2021 thực hiện Nghị quyết 23/2020/NQ-HĐND quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn Đồng Nai
- 14 Nghị quyết 06/2021/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Hậu Giang ban hành
- 15 Quyết định 60/2020/QĐ-UBND quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận