Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20/2020/NQ-HĐND

Bình Phước, ngày 10 tháng 12 năm 2020

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH QUY ĐỊNH NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ MƯỜI BỐN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 973/2020UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021 - 2025;

Xét Tờ trình số 128/TTr-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 78/BC-HĐND-KTNS ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Ban kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025.

(Có quy định kèm theo)

2. Đối tượng áp dụng: cơ quan, tổ chức và cá nhân lập và được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện; giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa IX, kỳ họp thứ mười bốn thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 21 tháng 12 năm 2020.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- VPQH, VPCP, Bộ TC, Bộ KH và ĐT, Bộ TP (Cục KTVB);
- TTTU, TTHĐND, UBND, BTTUBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh;
- TTHĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Trung tâm CNTT và TT;
- LĐVP, Phòng Tổng hợp;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Huỳnh Thị Hằng

 

QUY ĐỊNH

NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước)

Điều 1. Các ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025

Vốn đầu tư công được bố trí cho các đối tượng được quy định tại Điều 5 của Luật Đầu tư công và được phân theo ngành, lĩnh vực quy định tại Điều 38 Luật Ngân sách nhà nước, cụ thể như sau:

1. Quốc phòng: các nhiệm vụ, chương trình, dự án thuộc các ngành, lĩnh vực phục vụ mục tiêu quốc phòng.

2. An ninh và trật tự, an toàn xã hội: các nhiệm vụ, chương trình, dự án thuộc các ngành, lĩnh vực phục vụ mục tiêu an ninh và trật tự an toàn xã hội, phòng cháy, chữa cháy.

3. Giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp: các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ mục tiêu giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp.

4. Khoa học, công nghệ: các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ phục vụ mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ phát triển công nghiệp, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

5. Y tế, dân số và gia đình: các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ mục tiêu về y tế.

6. Văn hóa, thông tin: các nhiệm vụ, chương trình, dự án phục vụ các mục tiêu thuộc các lĩnh vực sau:

a) Văn hóa: các dự án đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử; bảo tồn văn hóa truyền thống, các dự án văn hóa;

b) Thông tin: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động xuất bản, thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc và thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội, công ích thiết yếu.

7. Phát thanh, truyền hình: các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các mục tiêu phát thanh, truyền hình.

8. Thể dục, thể thao: các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các mục tiêu phát triển thể dục, thể thao.

9. Bảo vệ môi trường: các nhiệm vụ, chương trình, dự án phục vụ các mục tiêu thuộc các lĩnh vực sau:

a) Môi trường: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị quan trắc, cảnh báo môi trường, bảo vệ tài nguyên, khắc phục ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải, nước thải, tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững;

b) Tài nguyên: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị đo đạc bản đồ, khí tượng thủy văn, thăm dò địa chất, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

10. Các hoạt động kinh tế: các nhiệm vụ, chương trình, dự án phục vụ các mục tiêu thuộc các lĩnh vực sau:

a) Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và thủy sản: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và thủy sản; kinh tế nông thôn (bao gồm xây dựng nông thôn mới, cung cấp nước sạch và bảo đảm vệ sinh môi trường nông thôn, phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn gắn với hộ gia đình và hợp tác xã, bố trí, sắp xếp lại dân cư nông thôn, định canh, định cư, ổn định di dân tự do và tái định cư); phát triển giống cây trồng, vật nuôi; trồng, bảo vệ và phát triển rừng; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, cháy rừng, dịch bệnh;

b) Công nghiệp: cấp điện nông thôn, miền núi;

c) Giao thông: kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

d) Khu công nghiệp, khu kinh tế và cụm công nghiệp: hạ tầng các khu công nghiệp, hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu và hạ tầng cụm công nghiệp;

đ) Thương mại: chợ dân sinh, chợ đầu mối, trung tâm logistic, kết cấu hạ tầng xuất khẩu, nhập khẩu;

e) Cấp nước, thoát nước;

g) Kho tàng: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị kho tàng, kho lưu trữ chuyên dụng, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, kho vật chứng;

h) Du lịch: cơ sở hạ tầng nhằm phát triển du lịch bền vững tại các khu, điểm, địa bàn du lịch;

i) Viễn thông: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, vật tư, trang thiết bị phục vụ các mục tiêu viễn thông;

k) Bưu chính: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, vật tư, trang thiết bị phục vụ các mục tiêu bưu chính;

l) Công nghệ thông tin: hạ tầng thông tin số, kinh tế số; hiện đại hóa công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước; ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu; các nền tảng, ứng dụng, dịch vụ quốc gia dùng chung; an toàn, an ninh mạng;

m) Quy hoạch: các nhiệm vụ quy hoạch;

n) Công trình công cộng tại các đô thị;

o) Cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã.

11. Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội: các nhiệm vụ, chương trình, dự án phục vụ mục tiêu xây dựng, cải tạo, nâng cấp trụ sở, nhà công vụ, mua sắm trang thiết bị của các cơ quan thuộc hệ thống chính trị, nhà nước.

12. Xã hội: các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị của các cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng, nuôi dưỡng người có công; hỗ trợ việc làm; chăm sóc, điều dưỡng sức khỏe người lao động; xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình ghi công liệt sỹ; cơ sở cai nghiện và trợ giúp xã hội khác.

13. Các nhiệm vụ, chương trình, dự án khác theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công

1. Các nguyên tắc

a) Phải tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan; phải phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của địa phương, các quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác, của từng ngành, lĩnh vực và địa phương;

c) Bố trí vốn đầu tư tập trung, không dàn trải, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Chỉ bố trí vốn cho các dự án đã đủ thủ tục đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản pháp luật có liên quan. Các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, các dự án khởi công mới phải bảo đảm thời gian bố trí vốn thực hiện dự án nhóm B không quá 04 năm, nhóm C không quá 03 năm;

Trường hợp không đáp ứng thời hạn trên, Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định thời gian bố trí vốn thực hiện dự án đối với dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương.

d) Bảo đảm tương quan hợp lý giữa việc đầu tư phát triển của các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là huyện); giữa huyện có lợi thế phát triển với huyện biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, góp phần thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng trong tỉnh;

đ) Tập trung ưu tiên bố trí vốn để thực hiện các dự án chương trình mục tiêu quốc gia; các dự án trọng điểm của địa phương; dự án kết nối, có tác động liên vùng, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững;

e) Việc bố trí vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 theo thứ tự ưu tiên sau đây: Vốn để thanh toán các khoản nợ đọng xây dựng cơ bản và các khoản ứng vốn trước (nếu có); vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA; vốn của nhà nước tham gia các dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP); các công trình, dự án chuyển tiếp theo tiến độ được duyệt (ưu tiên bố trí vốn kế hoạch đầu tư trung hạn còn thiếu của các dự án thuộc danh mục của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 chuyển tiếp sang giai đoạn 2021 - 2025); Các dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch; vốn để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch; vốn chuẩn bị đầu tư để lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án; vốn cho các dự án khởi công mới trong năm kế hoạch đảm bảo thủ tục theo quy định tại khoản 5 Điều 51 Luật Đầu tư công;

g) Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong việc phân bổ vốn đầu tư phát triển.

2. Tiêu chí làm căn cứ để tính toán định mức phân bổ vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh

a) Nhóm tiêu chí về dân số, bao gồm 2 tiêu chí (ký hiệu là A): Số dân của các huyện và số người là đồng bào dân tộc thiểu số

Điểm của tiêu chí dân số trung bình (ký hiệu là a1): Dân số trung bình của huyện để tính toán điểm được xác định căn cứ vào số liệu của Cục Thống kê tỉnh cung cấp (số liệu lấy đến cuối năm 2019).

Dân số trung bình

Điểm

Nhỏ hơn hoặc bằng 60.000 người

7

Trên 60.000 người, cứ tăng 10.000 người được thêm

0,2

Điểm của tiêu chí số người dân tộc thiểu số (ký hiệu là a2): Số người dân tộc thiểu số của huyện để tính toán được xác định căn cứ vào số liệu Ban dân tộc cung cấp (số liệu lấy đến cuối năm 2019).

Số người dân tộc thiểu số

Điểm

Cứ 12.000 người

1

b) Nhóm tiêu chí về trình độ phát triển, bao gồm 2 tiêu chí (ký hiệu là B): Tỷ lệ hộ nghèo và thu ngân sách nội địa (không bao gồm khoản thu từ đất và ghi thu ghi chi).

Điểm của tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo (ký hiệu là b1): Tỷ lệ hộ nghèo được xác định căn cứ số liệu của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (số liệu lấy đến cuối năm 2019).

Tỷ lệ hộ nghèo

Điểm

Cứ 3% hộ nghèo

2

Điểm của tiêu chí thu nội địa (ký hiệu là b2): Số thu đầu năm 2020 theo số liệu cung cấp của Cục thuế (không tính các khoản thu tiền sử dụng đất và ghi thu ghi chi).

Thu nội địa

Điểm

Số thu 120 tỷ đồng trở xuống

4

Số thu từ 120 tỷ đồng đến 200 tỷ đồng, tăng thêm 40 tỷ đồng được tính thêm

3

Số thu từ 200 tỷ đồng tăng thêm 40 tỷ đồng được tính thêm

2

c) Tiêu chí về diện tích đất tự nhiên của các huyện (ký hiệu là C):

Diện tích đất tự nhiên

Điểm

Đến 200 km2

2

Trên 200 km2 đến 500 km2 cứ tăng thêm 100 km2 được tính thêm

0,5

Trên 500 km2 cứ tăng thêm 100 km2 được tính thêm

0,3

d) Nhóm tiêu chí về đơn vị hành chính (ký hiệu là D): có 1 tiêu chí là xã, phường, thị trấn (gọi tắt là xã).

Đơn vị hành chính xã

Điểm

Mỗi xã được tính

1

đ) Nhóm tiêu chí bổ sung (ký hiệu là E): Có 1 tiêu chí là xã biên giới.

Đơn vị hành chính xã biên giới

Điểm

Mỗi xã biên giới được tính

0,3

3. Định mức phân bổ vốn

Căn cứ các tiêu chí trên để tính toán số điểm của từng huyện và tổng số điểm của 11 huyện làm căn cứ để phân bổ vốn đầu tư trong cân đối, theo các công thức sau:

a) Điểm về tiêu chí dân số chung của một huyện là A = a1 a2;

b) Điểm về tiêu chí về trình độ phát triển của một huyện là B = b1 b2;

c) Điểm về tiêu chí về diện tích đất tự nhiên của một huyện là C;

d) Điểm về tiêu chí về đơn vị hành chính của một huyện là D;

đ) Điểm về tiêu chí số xã biên giới của một huyện là E;

e) Tính tổng số điểm trên tổng số các tiêu chí

Tổng số điểm của một huyện (gọi là Xn ; n từ 1 đến 11), được xác định:

Xn = An Bn Cn Dn En

Tổng số điểm của 11 huyện (gọi là Y), được xác định:

g) Tính định mức số vốn đầu tư tương ứng với 1 điểm:

Gọi Vt là tổng số vốn phân cấp cho 11 huyện (không tính thu từ tiền sử dụng đất).

Gọi V1 là định mức số vốn đầu tư tương ứng với 1 điểm

Định mức số vốn đầu tư tương ứng với 1 điểm, được xác định:

V1 = Vt / Y

h) Tính số vốn đầu tư phân cấp hàng năm của từng huyện:

Gọi Vx là số vốn phân cấp hàng năm của từng huyện và được xác định:

Vx = V1 x Xn

Điều 3. Điều chỉnh cân đối

Số vốn trong cân đối tính toán theo tiêu chí, định mức cho các huyện được điều chỉnh như sau:

* Năm 2021: Sau khi phân bổ theo các nguyên tắc, tiêu chí và định mức nêu trên, đối với các huyện có số vốn đầu tư trong cân đối theo tiêu chí, định mức (không bao gồm vốn đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất) thấp hơn kế hoạch năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh giao sẽ được điều chỉnh theo hệ số 1,05 lần so với kế hoạch năm 2020 (có kèm theo phụ biểu).

* Từ năm 2022 đến năm 2025, hàng năm tăng khoảng 5% - 6% so với năm trước.


TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Hội đng nhân dân tnh Bình Phước)

STT

HUYỆN, THỊ

Tiêu chí

Cộng điểm

Vốn XDCB tính toán theo tiêu chí

Kế hoạch vốn giao đầu năm 2020 (triệu đồng)

KH Vốn năm 2021 (theo nguyên tắc không thấp hơn năm 2020)

DÂN SỐ

Trình độ phát triển

Diện tích đất tự nhiên (km2)

Đơn vị hành chính

Bổ sung

Tổng DS TB (người)

Điểm

Trong đó ĐBDT (ngưi)

Điểm

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

Điểm

Thu ngân sách (Không tính tiền SDĐ)- ĐVT: tỷ đồng

Điểm

Diện tích (km2)

Điểm

Tổng số xã, thị trấn

Điểm

S xã biên gii

Điểm

1

Đồng Xoài

109.125

8,0

6.610

0,55

0,00

0,00

414

20,70

167,32

2,0

8

8

 

 

39,23

28.026

25.200

28.000

2

Đồng Phú

96.780

7,7

19.753

1,65

1,07

0,71

317

15,85

936,24

4,8

11

11

 

 

41,75

29.827

23.900

30.000

3

Phước Long

54.160

7,0

1.372

0,11

0,52

0,35

135

5,13

119,38

2,0

7

7

 

 

21,59

15.420

20.500

21.500

4

Bù Đăng

140.512

8,6

56.642

4,72

3,28

2,19

120

4,00

1.501,19

6,5

16

16

 

 

42,02

30.018

26.940

30.000

5

Chơn Thành

91.116

7,6

7.254

0,60

0,40

0,27

300

15,00

389,59

3,5

9

9

 

 

35,99

25.712

23.000

25.700

6

Bình Long

57.777

7,0

5.861

0,49

1,43

0,95

262

13,10

126,17

2,0

6

6

 

 

29,54

21.103

22.800

23.900

7

Lộc Ninh

114.674

8,1

24.840

2,07

4,05

2,70

198

9,85

853,29

4,6

16

16

7

2,1

45,37

32.413

25.800

32.400

8

Bù Đốp

57.489

7,0

9.899

0,82

4,52

3,01

90

4,00

380,51

3,5

7

7

6

1,8

27,14

19.386

21.230

22.300

9

Bù Gia Mập

85.277

7,5

29.724

2,48

9,86

6,57

70

4,00

1.064,28

5,2

8

8

2

0,6

34,35

24.537

23.420

24.500

10

Hớn Quản

99.124

7,8

21.863

1,82

1,71

1,14

156

6,70

664,13

4,0

13

13

 

 

34,44

24.600

23.000

24.600

11

Phú Riềng

91.732

7,6

11.841

0,99

1,73

1,15

75

4,00

674,66

4,0

10

10

 

 

27,80

19.858

22210

23.300

 

Tổng cộng

997.766

84

195.659

16,30

 

19,05

2.137

102,33

6.876,760

42,1

111

111

15

4,5

379,22

270.900

258.000

286.200

Ghi chú:

Dân số trung bình năm 2019: Số liệu từ cục thống kê

Đồng bào dân tộc thiểu số cuối năm 2019: Số liệu từ Ban dân tộc

Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2019: Số liệu từ Sở Lao động, thương binh và xã hội

Thu ngân sách năm 2020 (không bao gồm các khoản thu từ sử dụng đất, ghi thu ghi chi): Số liệu từ Cục thuế tỉnh

Số xã biên giới: Số liệu từ Sở Nội vụ

Tổng số vốn UBND tỉnh giao cho các huyện, thị xã, thành phố đầu năm 2020 là 258.000 triệu đồng