HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 202/2016/NQ-HĐND | Quảng Nam, ngày 26 tháng 4 năm 2016 |
NGHỊ QUYẾT
CƠ CHẾ KHUYẾN KHÍCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ CÂY DƯỢC LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 16
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Thủ tướng Chính Phủ về Cơ chế, chính sách khuyến khích bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng, phát triển lâm sản ngoài gỗ, nâng cao thu nhập gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020;
Sau khi xem xét Tờ trình số 1531/TTr-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đề nghị thông qua và ban hành Nghị quyết về Cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Ban hành Cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2020, với một số nội dung chủ yếu sau:
Điều 1. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
Huy động tối đa các nguồn lực đầu tư cho bảo tồn, phát triển vùng nguyên liệu, sử dụng hiệu quả các cây dược liệu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Tập trung bảo tồn chủ động để bảo vệ nguồn gen, sản xuất cây giống và phát triển 03 cây: Ba kích tím, Đảng sâm, Sa nhân tím.
b) Khuyến khích đầu tư và hỗ trợ phát triển một số loài dược liệu khác có giá trị cao trên cơ sở điều kiện gây trồng, nhu cầu thị trường và khả năng về nguồn lực ngân sách của tỉnh; xây dựng các cơ sở sản xuất giống dược liệu chất lượng cao, phục vụ sản xuất.
c) Phát triển sinh kế cho nhân dân thông qua việc nhận khoán phát triển, quản lý và bảo vệ rừng, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng miền núi.
Điều 2. Phạm vi, đối tượng, điều kiện và nguyên tắc, phương thức hỗ trợ
1. Phạm vi hỗ trợ
a) Các cây dược liệu được hỗ trợ: Ba kích tím, Đảng sâm, Sa nhân tím.
b) Về thời gian: Từ năm 2016 đến hết năm 2020.
c) Về không gian:
- Phát triển (trồng mới) dưới tán rừng tự nhiên nghèo, rừng phục hồi, rừng trồng có độ tàn che phù hợp và trên diện tích đất trống, nương rẫy của người dân trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh.
- Thiết lập 05 khu vực bảo tồn chủ động (trồng bảo tồn) kết hợp sản xuất, cung cấp nguồn giống gốc cây dược liệu từ nguồn cây mọc tự nhiên tại khu vực rừng tự nhiên thuộc 05 huyện: Phước Sơn, Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang và Nam Trà My.
2. Đối tượng được hỗ trợ
a) Đối tượng được hỗ trợ để phát triển: Hộ gia đình, nhóm hộ gia đình (có từ 3 hộ trở lên) sinh sống tại các địa phương trong phạm vi hỗ trợ, có nhu cầu và khả năng đầu tư trồng cây dược liệu, đảm bảo các quy định về điều kiện được hỗ trợ.
b) Đối tượng được hỗ trợ để bảo tồn chủ động: Các cơ quan, đơn vị quản lý rừng; các tổ chức, đơn vị sản xuất giống cây dược liệu được cấp thẩm quyền cho phép.
3. Điều kiện được hỗ trợ
a) Các cơ quan, đơn vị quản lý rừng; các tổ chức, đơn vị sản xuất giống cây dược liệu; các cơ quan, đơn vị, tổ chức tham gia bảo tồn chủ động phải có phương án bảo tồn, sản xuất giống và phải đảm bảo chấp hành đúng các quy định trong công tác bảo tồn, sản xuất giống được cơ quan chuyên ngành phê duyệt.
b) Hộ, nhóm hộ gia đình phát triển cây dược liệu cư trú tại các địa phương được hỗ trợ có đất sử dụng hợp pháp, được giao đất, giao rừng, nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng, thuê môi trường rừng theo đúng quy định của pháp luật.
c) Trên một đơn vị diện tích chỉ được hỗ trợ một lần cho một loại cây trồng.
d) Hộ, nhóm hộ trồng cây dược liệu đúng quy hoạch, đúng mật độ, đúng kỹ thuật trồng theo hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan chuyên ngành.
đ) Nguồn giống sử dụng phải chứng nhận chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ theo quy định và chịu sự kiểm tra, giám sát và nghiệm thu của cơ quan chức năng.
e) Cam kết trồng cây dược liệu đúng sơ đồ, diện tích, số lượng cây giống được hỗ trợ và đảm bảo tỷ lệ cây sống từ 85% trở lên (ngoại trừ trường hợp cây chết do các nguyên nhân bất khả kháng). Nếu không thực hiện trồng đúng cam kết thì phải bồi thường toàn bộ số tiền được nhận hỗ trợ.
g) Không lợi dụng chính sách hỗ trợ mua cây giống của Nhà nước để hưởng lợi; bán các cây dược liệu chưa đến kỳ khai thác.
3. Nguyên tắc, phương thức hỗ trợ
a) Nhà nước hỗ trợ theo nguyên tắc hỗ trợ khuyến khích, nhân dân tự làm là chính. Trên cơ sở dự toán ngân sách tỉnh phân bổ từ đầu năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định chi hỗ trợ cho đối tượng hộ, nhóm hộ.
b) Phương thức hỗ trợ trước đầu tư bằng cây giống phù hợp với phạm vi, đối tượng, điều kiện được hỗ trợ.
Điều 3. Nội dung hỗ trợ
1. Hỗ trợ bảo tồn, sản xuất giống
Ngân sách tỉnh đầu tư kinh phí để thực hiện các hoạt động bảo tồn, sản xuất giống như sau:
a) Điều tra hiện trạng, xác định vùng phân bố tự nhiên để làm cơ sở cho việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và phát triển các cây dược liệu trên địa bàn tỉnh.
b) Đầu tư 05 khu vực bảo tồn chủ động (trồng bảo tồn) kết hợp sản xuất, cung cấp nguồn giống gốc từ nguồn cây mọc tự nhiên tại khu vực rừng tự nhiên thuộc 05 huyện: Phước Sơn, Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang và Nam Trà My để bảo tồn gen và chủ động sản xuất cây giống từ các Trung tâm, cơ sở sản xuất giống của tỉnh.
2. Hỗ trợ phát triển (trồng mới) dưới tán rừng và trên đất trống, nương rẫy
a) Hộ, nhóm hộ gia đình được ngân sách tỉnh hỗ trợ một lần cho chu kỳ đầu tiên để mua giống cây dược liệu với mức 80% giá cây giống (phần còn lại do nhân dân chi trả, tùy điều kiện cụ thể ngân sách huyện, xã có thể hỗ trợ thêm một phần); diện tích tối đa được hỗ trợ như sau:
- Diện tích tối đa hộ gia đình được hỗ trợ:
+ Trồng xen dưới tán rừng: 0,7 ha/hộ đối với Ba kích tím và Đảng sâm; 1,7 ha/hộ đối với Sa nhân tím.
+ Trồng trên đất trống, nương rẫy: 0,5 ha/hộ đối với Ba kích tím và Đảng sâm.
- Diện tích tối đa nhóm hộ được hỗ trợ: Bằng tổng diện tích tối đa được hỗ trợ theo từng mô hình, loại cây nhân với số hộ/nhóm.
b) Các đối tượng tham gia phát triển cây dược liệu được tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển và được hưởng các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng… theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực và khoa học công nghệ
Các đối tượng tham gia được hướng dẫn kỹ thuật để đầu tư phát triển cây dược liệu; nhóm hộ, hộ gia đình tham gia các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; được tập huấn và hỗ trợ xây dựng mô hình theo các chương trình khuyến nông, giảm nghèo.
Điều 4. Kinh phí thực hiện
1. Nguồn vốn đầu tư: 39.682.680.000 đồng (Ba mươi chín tỷ, sáu trăm tám mươi hai triệu, sáu trăm tám mươi nghìn đồng), từ nguồn ngân sách tỉnh.
2. Phân kỳ đầu tư
ĐVT: đồng
TT | Hạng mục | Tổng | Chia ra các năm | ||||
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |||
I | Điều tra hiện trạng, lập quy hoạch phát triển các loài cây dược liệu | 942.500.000 | 942.500.000 |
|
|
|
|
II | Hỗ trợ bảo tồn chủ động và sản xuất giống | 10.170.980.000 | 4.500.000.000 | 5.670.980.000 |
|
|
|
1 | Đầu tư cơ sở hạ tầng vườn ươm | 4.000.000.000 | 4.000.000.000 |
|
|
|
|
2 | Trồng bảo tồn kết hợp lấy giống | 5.670.980.000 |
| 5.670.980.000 |
|
|
|
3 | Hỗ trợ phát triển giống tại các cơ sở sản xuất giống | 500.000.000 | 500.000.000 |
|
|
|
|
III | Hỗ trợ cây giống cho hộ, nhóm hộ | 28.219.200.000 | 607.200.000 | 5.268.000.000 | 7.128.000.000 | 7.128.000.000 | 8.088.000.000 |
1 | Trồng dưới tán rừng | 7.406.400.000 | 146.400.000 | 1.428.000.000 | 1.752.000.000 | 1.752.000.000 | 2.328.000.000 |
2 | Trồng trên đất trống, nương rẫy, vườn | 20.812.800.000 | 460.800.000 | 3.840.000.000 | 5.376.000.000 | 5.376.000.000 | 5.760.000.000 |
IV | Chi phí hỗ trợ các hoạt động triển khai đề án | 350.000.000 | 70.000.000 | 70.000.000 | 70.000.000 | 70.000.000 | 70.000.000 |
| Tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật | 350.000.000 | 70.000.000 | 70.000.000 | 70.000.000 | 70.000.000 | 70.000.000 |
| Tổng kinh phí | 39.682.680.000 | 6.119.700.000 | 11.008.980.000 | 7.198.000.000 | 7.198.000.000 | 8.158.000.000 |
Điều 5. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn tổ chức thực hiện nghị quyết.
Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam Khóa VIII, Kỳ họp thứ 16 thông qua ngày 26 tháng 4 năm 2016 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày được thông qua./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1 Nghị quyết 09/2018/NQ-HĐND về Đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 2 Quyết định 301/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030
- 3 Kế hoạch 206/KH-UBND năm 2017 về phát triển cây dược liệu tỉnh Yên Bái đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025
- 4 Nghị quyết 40/2017/NQ-HĐND về cơ chế hỗ trợ bảo tồn và phát triển cây Quế Trà My trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018–2025
- 5 Nghị quyết 17/2016/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trồng cây ăn quả, cây dược liệu dưới tán cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2021
- 6 Quyết định 4764/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt bổ sung 08 nguồn gen các loại cây dược liệu quý, hiếm vào danh mục một số loài cây trồng, vật nuôi cần được bảo tồn thuộc Đề án khung các Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh thực hiện từ năm 2014 đến năm 2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 7 Nghị định 75/2015/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020
- 8 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9 Quyết định 621/QĐ-UBND năm 2015 về Danh mục các loài cây dược liệu ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2020
- 10 Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 621/QĐ-UBND năm 2015 về Danh mục các loài cây dược liệu ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2020
- 2 Quyết định 4764/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt bổ sung 08 nguồn gen các loại cây dược liệu quý, hiếm vào danh mục một số loài cây trồng, vật nuôi cần được bảo tồn thuộc Đề án khung các Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh thực hiện từ năm 2014 đến năm 2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 3 Nghị quyết 17/2016/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trồng cây ăn quả, cây dược liệu dưới tán cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2021
- 4 Nghị quyết 40/2017/NQ-HĐND về cơ chế hỗ trợ bảo tồn và phát triển cây Quế Trà My trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018–2025
- 5 Kế hoạch 206/KH-UBND năm 2017 về phát triển cây dược liệu tỉnh Yên Bái đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025
- 6 Quyết định 301/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030
- 7 Nghị quyết 09/2018/NQ-HĐND về Đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 8 Quyết định 15/QĐ-UBND năm 2021 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2020
- 9 Nghị quyết 75/NQ-HĐND năm 2020 về kết quả rà soát Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam