Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/NQ-HĐND

Hải Phòng, ngày 22 tháng 7 năm 2020

 

NGHỊ QUYẾT

NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG VÀ CHỐNG ÙN TẮC GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2030, ĐỊNH HƯỚNG SAU NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 14

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;

Căn cứ Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021;

Căn cứ Nghị quyết số 32/2014/NQ-HĐND ngày 11/12/2014 của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét tờ Trình số 87/TTr-UBND ngày 07/7/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thông qua Nhiệm vụ phát triển hệ thống hạ tầng giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố đến năm 2030, định hướng sau năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Đô thị Hội đồng nhân dân thành phố; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua nhiệm vụ, giải pháp phát triển hệ thống hạ tầng giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố đến năm 2030, định hướng sau năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm:

- Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông thành phố Hải Phòng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị, hướng đến mục tiêu trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á.

- Chống ùn tắc giao thông là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, toàn xã hội. Xây dựng các giải pháp mạnh mẽ, đột phá, đồng bộ, thực hiện từng bước, liên tục và kiên trì nhằm cải thiện môi trường giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố.

2. Mục tiêu:

2.1. Mục tiêu chung:

- Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi với trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không trên cơ sở phát huy lợi thế tối đa của thành phố Hải Phòng là đầu mối giao thông quan trọng của khu vực và cả nước.

- Đảm bảo hệ thống giao thông vận tải thông suốt, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và hội nhập kinh tế quốc tế thực hiện tốt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

STT

Nội dung mục tiêu

Đơn vị

Đến năm 2025

Đến năm 2030

1

Tỷ lệ đất giao thông đô thị /đất xây dựng đô thị (tại khu vực đô thị lõi)

%

10

13 ÷ 16

2

Tỷ lệ đất giao thông đô thị /đất xây dựng đô thị (tại đô thị xây dựng mới)

%

23

24 ÷ 26

3

Thị phần đảm nhận vận tải hành khách công cộng toàn thành phố

%

7÷10

10 ÷ 15

4

Tốc độ lưu thông bình quân trên các tuyến giao thông (tăng so với năm 2020)

%

10÷20

20 ÷ 30

3. Nhiệm vụ, giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng

A - Giai đoạn 2020 - 2030:

3.1. Nhóm giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

Tập trung đầu tư hoàn thiện các tuyến kết nối giao thông đối ngoại đã có trong Chương trình 76-CTr/TU ngày 08/7/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị, giải quyết ùn tắc giao thông trên các tuyến kết nối cảng biển, khu công nghiệp, đô thị... cụ thể như sau:

3.1.1. Đường bộ

a) Giao thông đối ngoại kết nối Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình:

Chủ động đề xuất, phối hợp cùng Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan chấp thuận cải tạo, nâng cấp các tuyến QL.10 đi qua địa bàn thành phố; nhanh chóng hoàn thiện thủ tục triển khai đầu tư xây dựng mới tuyến QL.37, nâng cấp cải tạo tuyến QL.17B, QL5 và đoạn tuyến còn lại thuộc tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh qua Hải Phòng.

b) Giao thông kết nối cảng biển, khu công nghiệp

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tuyến đường kết nối các địa phương Đồ Sơn, Kiến Thụy và Vĩnh Bảo với tuyến đường bộ ven biển; một số tuyến đường, nút giao khu vực cảng biển đặc biệt là khu Lạch Huyện, khu công nghiệp VSIP...

c) Kết cấu hạ tầng giao thông đô thị

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tuyến đường đang thi công và đầu tư xây dựng mới, nâng cấp chỉnh trang một số tuyến đường kết nối các cửa ô vào thành phố và xây dựng hoàn chỉnh tuyến đường vành đai 2, 3; các tuyến kết nối với các quận, huyện, đô thị vệ tinh....nghiên cứu triển khai xây dựng một số đoạn đường đi ngầm và trên cao.

d) Các nút giao thông:

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình nút giao đang thi công theo đúng tiến độ; đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo các nút giao đồng mức và khác mức trên các tuyến giao thông kết nối khu vực cảng biển và các quốc lộ.

đ) Các cầu, hầm vượt sông:

- Đẩy nhanh xây dựng các cầu: Rào 1; Quang Thanh; Dinh và sớm chuẩn bị đầu tư xây dựng các cầu (hầm) qua sông Cấm, Lạch Tray và sông Thái Bình...

e) Hệ thống giao thông tĩnh:

- Hoàn thiện và triển khai đầu tư xây dựng các bến xe, bãi đỗ xe theo Quy hoạch duyệt, nghiên cứu xây dựng bãi đỗ xe cao tầng, đỗ xe ngầm (thí điểm mô hình điểm đỗ xe, bãi đỗ xe thông minh) tại khu vực 04 quận trung tâm.

3.1.2. Đường thủy nội địa

- Phát triển các tuyến vận tải hành khách bằng đường thủy (buýt đường sông) kết hợp phục vụ du lịch kết nối các điểm du lịch như quần thể di tích - danh thắng Tràng Kênh, bãi cọc Cao Quỳ,...

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng bến phà Cát Hải - Phù Long; xây dựng cảng khách đầu mối tại khu vực bến Bính, đảo Cát Hải, Cát Bà và bến tàu khách quốc tế tại khu vực sông Cấm...; đề xuất với Bộ Giao thông vận tải sớm triển khai cải tạo tuyến hành lang đường thủy nội địa quốc gia số 1, số 2.

3.13. Đường biển

Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, các cơ quan Trung ương và các nhà đầu tư triển khai xây dựng bến số 3,4 và các bến tiếp theo của Cảng quốc tế Lạch Huyện.

- Nghiên cứu đầu tư xây dựng cảng Nam Đồ Sơn; quy hoạch bến cảng huyện đảo Bạch Long Vĩ là bến cảng vệ tinh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh.

3.1.4. Đường sắt

Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, các cơ quan Trung ương nghiên cứu: đầu tư xây dựng tuyến đường sắt nối khu vực cảng biển Hải Phòng, khu vực Đình Vũ, Lạch Huyện và hoàn chỉnh quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

3.1.5. Đường hàng không

Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan Trung ương đẩy nhanh tiến độ xây dựng Cảng hàng không quốc tế Cát Bi đạt công suất 13,0 triệu lượt khách/năm giai đoạn đến năm 2030 và tiếp tục nâng cấp phù hợp với nhu cầu vận chuyển và tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

3.2. Nhóm giải pháp quản lý nhu cầu giao thông

- Rà soát toàn bộ hệ thống đèn tín hiệu giao thông, điều chỉnh pha đèn phù hợp với lưu lượng giao thông thực tế, theo hướng ứng dụng mô hình “làn sóng xanh” trong tổ chức giao thông trên một số tuyến trục chính.

- Triển khai hệ thống giao thông thông minh quản lý, điều hành hệ thống giao thông trên địa bàn thành phố.

3.3. Nhóm giải pháp phát triển giao thông công cộng

3.3.1. Tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

- Điều chỉnh mạng lưới xe buýt theo hướng tăng cường kết nối đến khu vực có nhu cầu đi lại cao tại các khu công nghiệp, các khu trung tâm và các bến xe, bến tàu và các tuyến buýt liền kề kết nối các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình.

- Cải tạo hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; đầu tư các bến, bãi xe buýt, kết nối vận tải hành khách công cộng với giao thông cá nhân, kết nối các tuyến vận tải hành khách công cộng với nhau.

- Xây dựng, triển khai kế hoạch hiện đại hóa phương tiện xe buýt theo từng giai đoạn, ưu tiên phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường; Nghiên cứu một số phương thức vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn như tramway, trolley bus,... phù hợp với hạ tầng giao thông.

3.3.2. Phát triển các loại hình vận tải hành khách khác

- Phát triển dịch vụ xe đạp công cộng và hỗ trợ kết nối với các phương thức vận tải hành khách công cộng khác; trước mắt thí điểm hoạt động tại khu vực trung tâm thành phố, các khu du lịch Cát Bà, Đồ Sơn.

- Nghiên cứu các tuyến vận tải hành khách đường thủy nội địa, hình thành các tuyến buýt đường sông kết hợp vận tải khách du lịch trên sông Cấm, sông Lạch Tray...

3.4. Nhóm giải pháp tuyên truyền, truyền thông

- Xây dựng các phần mềm cung cấp tình trạng ùn tắc giao thông trên ứng dụng di động; phối hợp với VOV giao thông mở kênh VOV duyên hải cung cấp thông tin tình hạng giao thông qua Radio.

- Vận động cán bộ, công nhân viên chức, khuyến khích người lao động trên địa bàn thành phố sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông và nâng cao kỹ năng điều khiển phương tiện, chấp hành các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

3.5. Nhóm giải pháp quản lý nhà nước

3.5.1. Tổ chức giao thông

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 28/2017/QĐ-UBND ngày 05/12/2017 của UBND thành phố quy định phân luồng giao thông và giờ hoạt động của một số phương tiện tham gia giao thông trên địa bàn thành phố.

- Nghiên cứu sử dụng hợp lý một số vị trí gầm cầu vượt, lòng, lề đường, hè phố để sử dụng tạm thời làm bãi đỗ xe bảo đảm phù hợp với phương án tổ chức giao thông và bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người, phương tiện.

3.5.2. Kinh tế - xã hội

- Nghiên cứu ban hành quy định bố trí quỹ đất để xây dựng khu nhà ở, ký túc xá cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn thành phố.

- Di dời và chuyển đổi mục đích sử dụng các bến xe khách: Lạc Long, Cầu Rào, Niệm Nghĩa; tổ chức thực hiện di dời các cơ quan hành chính của thành phố sang Khu đô thị mới Bắc sông Cấm và các nhà máy, xí nghiệp, kho tàng trong khu vực nội thành theo quy hoạch.

3.5.3. Quản lý quy hoạch

- Chú trọng phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng tại các khu vực phát triển đô thị mới, lấy các đầu mối giao thông vận tải khối lượng lớn (nhà ga đường sắt đô thị, điểm trung chuyển lớn,...) làm trung tâm xây dựng các khu dân cư, trung tâm thương mại, các khu chức năng của đô thị.

- Tuân thủ nghiêm quy hoạch chung, quy hoạch phân khu phù hợp lộ trình phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; hạn chế tối đa việc điều chỉnh và khi thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch phân khu phải đồng bộ với quy hoạch giao thông vận tải.

3.5.4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước

- Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý điều hành giao thông thông minh.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về trật tự an toàn giao thông và trật tự đô thị thông qua xử phạt bằng hình ảnh; xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm vỉa hè, lòng đường kinh doanh buôn bán trái phép, đảm bảo vỉa hè thông thoáng.

B - Định hướng sau năm 2030

Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, dự án triển khai trong giai đoạn 2020-2030, đồng thời triển khai thực hiện một số nội dung sau:

- Đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông: Đề nghị với Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ban, ngành Trung ương sớm đầu tư xây dựng: tuyến đường sắt hiện đại từ Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đến cảng Lạch Huyện; xây dựng hệ thống tàu điện ngầm (Metro) kết nối các điểm trung tâm hành chính mới, khu vực nội thành cũ với các khu vực phát triển đô thị và các khu chức năng của thành phố...

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp mạnh mẽ quản lý giao thông đô thị: Nghiên cứu bố trí, sắp xếp giờ làm việc, học tập lệch ca; có lộ trình phù hợp di dời một số trường học, bệnh viện trong khu vực trung tâm thành phố.

- Công tác quản lý nhà nước: Tiếp tục nghiên cứu các cơ chế chính sách quản lý hệ thống giao thông đô thị đồng bộ, hiện đại tăng cường vận tải hành khách công cộng và kiểm soát phương tiện cơ giới cá nhân.

4. Dự kiến kinh phí thực hiện

Nhu cầu vốn đầu tư là 151.441 tỷ đồng, trong đó:

- Giai đoạn 2020-2025 là 104.747 tỷ đồng, cơ cấu đầu tư từ nguồn vốn ngân sách thành phố là 45,53%, ngân sách Trung ương là 2,8%, xã hội hóa là 51,67%.

- Giai đoạn 2026-2030 là 46.694 tỷ đồng, cơ cấu đầu tư từ nguồn vốn ngân sách thành phố là 32,96%, ngân sách trung ương 0,02%, xã hội hóa là 67,02%.

(Chi tiết có bảng biểu, phụ lục kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố theo quy định.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, các ban của Hội đồng nhân dân thành phố, các tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân thành phố khóa XV, kỳ họp thứ 14 thông qua ngày 22/7/2020./.

 


Nơi nhận:

- Ủy ban TVQH, Chính phủ;
- Các VP; Quốc hội, CP;
- Ban Công tác đại biểu (UBTVQH);
- Bộ GTVT;
- TT TU, TT HĐND, UBND TP;
- Đoàn đại biểu QH TP;
- Ủy ban MTTQVN TP;
- Các ban HĐND TP;
- Đại biểu HĐND TP khóa XV;
- Các VP: TU, HĐND, ĐBQH, UBND TP;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể TP;
- Các quận ủy, huyện ủy;
- TT HĐND, UBND các quận, huyện;
- CVP, các PCVP HĐND TP;
- Báo HP, Đài PT&TH HP;
- Công bảo TP, Cổng TTĐTTP (để đăng);
- Các CV VP HĐND TP;
- Lưu: VT, HS kỳ họp.

CHỦ TỊCH




Lê Văn Thành

 

PHỤ LỤC 01:

DANH MỤC CÁC TUYẾN ĐƯỜNG, NÚT GIAO THÔNG CẢI TẠO, CHỈNH TRANG GIAI ĐOẠN 2020-2025
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 22/7/2020 của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng)

TT

Tuyến đường/ nút giao

TT

Tuyến đường/ nút giao

I

Tuyến đường

5

Nút giao Hồng Bàng - Bạch Đằng - Hùng Vương

1

Lạch Tray

6

Nút giao ngã 6 cũ

2

Tô Hiệu

7

Nút giao ngã 6 mới

3

Cầu Đất

8

Nút giao ngã 3 Đà Nẵng - Chùa Vẽ

4

Trần Nguyên Hãn

9

Nút giao ngã 3 Lê Thánh Tông - Ngô Quyền

5

Đà Nẵng

10

Nút giao ngã 3 Trần Nguyên Hãn - Hai Bà Trưng

6

Mê Linh

11

Nút giao ngã tư An Dương (Tôn Đức Thắng - Trần Nguyên Hãn)

II

Nút giao

12

Nút giao ngã tư Cát Cụt - Tô Hiệu

1

Nút giao Havico - Quốc lộ 5

13

Nút giao ngã tư Thành đội

2

Nút giao ngã 3 Văn Cao - Nguyễn Bỉnh Khiêm

14

Nút giao ngã 5 Kiến An

3

Nút giao cầu vượt Lạch Tray

15

Nút giao ngã 3 Tô Hiệu - Hàng Kênh

4

Nút giao Quán Mau - Lạch Tray

16

Nút giao bờ Bắc chân cầu Niệm (quận Lê Chân)

 

PHỤ LỤC 02:

TỔNG HỢP CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG VÀ CHỐNG ÙN TẮC GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 22/7/2020 của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng)

TT

Giải pháp

Kinh phí (tỷ đồng)

Nguồn vốn

Giai đoạn thực hiện

Tổng

2020-2025

2026-2030

A

Những dự án đã có trong Chương trình 76-Ctr/TU ngày 08/7/2019, Nghị quyết số 32/2014/NQ-HĐND ngày 10/12/2014 và các Nghị quyết quyết định chủ trương đầu tư của HĐND thành phố

 

 

 

 

 

I

Nhóm giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

149.884

103.874

46.010

 

 

1

Đường bộ

 

 

 

 

 

a)

Kết cấu hạ tầng giao thông đối ngoại kết nối Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình

 

 

 

 

 

-

Cao tốc: xây dựng đoạn tuyến còn lại thuộc tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh qua Hải Phòng với quy mô 4 làn xe, dài 15km

12.349

12349

 

NSTP, XHH, PPP

2020-2025

-

QL.10: nâng cấp đoạn từ cầu Đá Bạc đến cầu Kiền với quy mô cấp II đồng bằng, 4 làn xe, bề rộng 24m, dài 12,9km

1.226

1.226

 

NSTP

2020-2022

-

QL.17B: nâng cấp, cải tạo đạt quy mô tối thiểu cấp III đồng bằng, dài 12,6km

350

350

 

NSTW, NSTP, XHH

2020-2022

-

QL.37: xây dựng tuyến đạt quy mô tối thiểu cấp III đồng bằng, dài 20km

2.000

2.000

 

NSTW

2020-2022

-

Tuyến đường bộ ven biển: đầu tư xây dựng mở rộng tuyến đường bộ ven biển đoạn từ ĐT.353 đến cầu Thái Bình tối thiểu cấp III đồng bằng, dài 19,645km

973

973

 

NSTW, NSTP

2019-2022

-

Tuyến nối QL.10-QL.5: đầu tư xây dựng tuyến đạt quy mô tối thiểu cấp II đồng bằng, dài 15km

3.000

3000

 

NSTP, XHH

2021-2024

b)

Kết cấu hạ tầng giao thông kết nối cảng biển, khu công nghiệp

 

 

 

 

 

-

Tuyến đường nối ĐT.354 qua Khu công nghiệp Kiến Thụy đèn đường bộ ven biển tại xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy: xây dựng với quy mô cấp III đồng bằng, dài 15,1km

924

924

 

NSTP

2019-2022

-

Tuyến đường nối từ cầu Lạng Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo đến tuyến đường bộ ven biển: xây dựng với quy mô tối thiểu cấp III đồng bằng, dài 1 1,6km

1.389

1389

 

NSTP

2019-2021

-

Đường và cầu Tân Vũ - Lạch Huyện 2: xây dựng với quy mô B=32m, dài 15,5km

8.000

8000

 

NSTP, PPP, XHH

2021-2025

-

Nghiên cứu bổ sung quy hoạch và xây dựng tuyến đường nối tuyến đường bộ ven biển tại Đồ Sơn và đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện

350

350

 

NSTP, XHH

2023-2025

c)

Kết cấu hạ tầng giao thông đô thị

 

 

 

 

 

-

Đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ nút giao Nam cầu Bính đến ngã 4 đường Tôn Đức Thắng - Máng Nước - QL.5 với quy mô rộng 50,5m, dài 1,16km

774

774

 

NSTP

2019-2020

-

Hoàn thiện và đưa vào khai thác đồng bộ toàn tuyến đường Hồ Sen - Cầu Rào 2, đoạn từ nút giao Nguyễn Văn Linh đến ngã ba đường Chợ Con quy mô rộng 32,5m, dài 1,84km

2.057

2.057

 

NSTP

2018-2021

-

Hoàn thành tuyến đường Đông Khê 2

1227

1227

 

NSTP

2019-2025

-

Cải tạo, chỉnh trang kết cấu hạ tầng giao thông trên các tuyến đường Lạch Tray, Tô Hiệu, Cầu Đất, Trần Nguyên Hãn, Đà Nẵng,... và các nút giao thông

1.000

100

900

NSTP

2020-2030

-

Cải tạo, chỉnh trang tuyến xuyên tâm theo QL 5 cũ (Hà Nội - Bạch Đằng - Điện Biên Phủ, Đà Nẵng)

552

276

276

NSTP

2021-2030

-

Cải tạo, chỉnh trang tuyến theo QL 5 (Quán Toan - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Bỉnh Khiêm)

1.548

200

1.348

NSTP

2021-2030

-

Xây dựng hoàn chỉnh tuyến đường Vành đai 2, Vành đai 3

13.500

13.500

 

NSTP, XHH

2020-2025

-

Xây dựng tuyến Bắc Sông Cấm - Nguyễn Trãi - Cát Bi - Tân Vũ (đoạn ngầm qua sân bay)

738

369

369

NSTP

2021-2030

-

Xây dựng tuyến Cầu Niệm 2 - Đồ Sơn

1.386

200

1.186

NSTP

2021-2030

-

Xây dựng tuyến Thượng Lý - Hồ An Biên

378

378

 

NSTP

2014-2020

-

Xây dựng tuyến Bắc Sông Cấm - Cầu Bính - Đặng Cương

1.080

 

1.080

NSTP

2026-2030

-

Tuyến đường có mặt cắt ngang 100m; tuyến đường trục đô thị quận Dương Kinh (song song với ĐT 353)

5.033

5.033

 

NSTP, XHH

2019-2025

-

Nghiên cứu triển khai xây dựng một số đoạn tuyến đường trên cao

10.000

 

10.000

NSTP, XHH

2025-2030

d)

Các nút giao thông

 

 

 

 

 

-

Xây dựng các nút giao khác mức: cầu vượt nút giao Nam cầu Nguyễn Trãi, cầu vượt nút giao đường World Bank - QL.10, cầu vượt nút giao đường World Bank - Hồ Sen Cầu Rào 2, cầu vượt nút giao đường nối QL.10 - QL.5 với đường Vành đai 3, hầm chui nút giao đường World Bank - Lê Hồng Phong

4.361

4.361

 

NSTP

2020-2025

đ)

Các cầu, hầm vượt sông

 

 

 

 

 

-

Xây dựng cầu Rào 1

2.276

2.276

 

NSTP

2019-2022

-

Xây dựng cầu Quang Thanh

396

396

 

NSTP

2019-2021

-

Xây dựng cầu Dinh

265

265

 

NSTP

2019-2021

-

Xây dựng cầu Lại Xuân và tuyến đường 2 đầu cầu

1.215

1.215

 

NSTP

2019-2025

-

Xây dựng cầu Rừng

300

300

 

NSTP

2019-2025

-

Xây dựng cầu Vũ Yên

5.500

5.500

 

ODA, XHH

2023-2025

-

Xây dựng cầu Vật Cách

4.800

 

4.800

NSTP

2025-2027

-

Xây dựng cầu Nguyễn Trãi

4.500

4.500

 

ODA, XHH

2021-2023

-

Xây dựng cầu Bến Lâm

3.500

3.500

 

NSTP, XHH

2023-2025

-

Xây dựng cầu Hải Thành

3.104

3.104

 

NSTP

2021-2023

-

Xây dựng cầu Rào 3

750

750

 

NSTP

2020-2025

-

Xây dựng hầm Vũ Yên

4.140

 

4.140

XHH

2025-2030

e)

Hệ thống giao thông tĩnh

 

 

 

 

 

-

Nghiên cứu xây dựng bãi đỗ xe cao tầng, đỗ xe ngầm tại khu vực dải trung tâm thành phố và khu vực 04 quận trung tâm

500

50

450

XHH

2020-2030

2

Đường thủy nội địa

 

 

 

 

 

-

Cải tạo tuyến hành lang đường thủy số 1 Việt Trì - Hà Nội - Phả Lại - Hải Phòng - Quảng Ninh và tuyến hành lang đường thủy số 2 Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình đạt tối thiểu cấp II

700

700

 

NSTW

2020-2023

-

Phát triển các tuyến đường thủy nội địa từ Hải Phòng đi Mạo Khê (Quảng Ninh), cảng Điền Công (Uông Bí), Cống Câu (Hải Dương), Phả Lại (Hải Dương)

100

100

 

NSTW

2020-2023

-

Xây dựng cảng khách đầu mối tại khu vực Bến Bính, đảo Cát Hải, Cát Bà và bến 1 tàu khách quốc tế tại khu vực sông cấm

1.000

1.000

 

NSTP, XHH

2020-2025

3

Đường biển

 

 

 

 

 

-

Xây dựng bến số 3, 4 cảng quốc tế Lạch Huyện với quy mô dài 750m (chiều dài bến 375m)

7.000

7.000

 

XHH

2020-2023

-

Nghiên cứu đầu tư xây dựng các bến còn lại của cảng quốc tế Lạch Huyện

21.000

3.000

18.000

XHH

2021-2030

-

Nghiên cứu chuyển đổi cảng Nam Đồ Sơn thành cảng dân dụng

 

 

 

NSTW

2025-2030

4

Đường sắt

 

 

 

 

 

-

Nghiên cứu hoàn chỉnh quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

30

15

15

NSTW, XHH

2022-2030

-

Nghiên cứu tuyến đường sắt nối khu vực cảng biển Hải Phòng và Lạch Huyện

10

10

 

NSTW

2021-2025

5

Đường hàng không

 

 

 

 

 

-

Xây dựng CHKQT Cát Bi đạt công suất 13 triệu lượt HK giai đoạn đến năm 2030 và tiếp tục nâng cấp phù hợp với nhu cầu vận chuyển và tình hình phát triển kinh tế hội

8.402

8.402

 

XHH

2022-2025

B

Những công trình, dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư

 

 

 

 

 

1

Đường bộ

 

 

 

 

 

a)

Kết cấu hạ tầng giao thông đối ngoại kết nối tỉnh Thái Bình

 

 

 

 

 

-

QL.5: cải tạo chỉnh trang khắc phục toàn bộ các điểm mất trật tự an toàn giao thông trên tuyến dài khoảng 9km

200

200

 

NSTP

2020-2025

-

Xây dựng tuyến nối huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng đến thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình (qua cầu Nghìn mới)

690

690

 

NSTP

2020-2025

b)

Kết cấu hạ tầng giao thông kết nối cảng biển, khu công nghiệp

 

 

 

 

 

-

Cải tạo mở rộng các tuyến đường và nút giao thông khu vực cảng: ĐT.356, QL.5, Lê Thánh Tông, Ngô Quyền,...

500

500

 

NSTP, XHH

2020-2025

c)

Các nút giao thông

 

 

 

 

 

-

Xây dựng cầu vượt nút giao Nomura

500

500

 

NSTP

2020-2025

-

Xây dựng cầu vượt Tràng Duệ (nút giao QL.10 - đường KCN Tràng Duệ)

250

250

 

NSTP

2020-2025

d)

Hệ thống giao thông tĩnh

 

 

 

 

 

-

Hoàn thiện và triển khai đầu tư xây dựng các bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ theo Quy hoạch được duyệt, đảm bảo kết nối thuận tiện giữa các phương thức vận tải. Trong đó ưu tiên xây dựng các bến xe tại phía Đông, Tây, Nam thành phố để phục vụ chuyển đổi mục đích sử dụng các bến xe Cầu Rào, Niệm Nghĩa, Lạc Long theo quy hoạch

3.931

500

3.431

XHH

2020-2030

-

Thí điểm mô hình điểm đỗ xe, bãi đỗ xe thông (iParking) tại 03 quận Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân tiến tới mở rộng toàn Thành phố

30

15

15

XHH

2020-2030

2

Đường thủy nội địa

 

 

 

 

 

-

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng bến phà Cát Hải - Phù Long

 

 

 

 

2020-2025

-

Phát triển các tuyến VTHK bằng đường thủy (buýt đường sông) kết hợp phục vụ du lịch kết nối các điểm du lịch như quần thể di tích - danh thắng Tràng Kênh, bãi cọc Cao Quỳ,...

100

100

 

XHH

2020-2025

3

Đường biển

 

 

 

 

 

-

Nghiên cứu quy hoạch bến cảng huyện đảo Bạch Long Vĩ là bến cảng vệ tinh, đầu mối giao lưu với đất liền kết hợp phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và quốc phòng - an ninh

 

 

 

NSTP

2026-2030

II

Nhóm giải pháp quản lý nhu cầu giao thông

691

491

200

 

 

1

Rà soát toàn bộ hệ thống đèn tín hiệu giao thông, điều chỉnh pha đèn phù hợp với lưu lượng giao thông thực tế

 

 

 

 

2020-2025

2

Triển khai hệ thống giao thông thông minh quản lý, điều hành hệ thống giao thông trên địa bàn thành phố

 

 

 

 

 

-

Lắp đặt hệ thống thiết bị ngoại vi (camera giám sát giao thông, thiết bị cảm biến,...) và đèn tín hiệu điều khiển tập trung tại 61 nút giao thông nhằm ứng dụng mô hình “làn sóng xanh” trong tổ chức giao thông trên một số tuyến trục chính

61

61

 

NSTP

2020-2025

-

Lắp đặt biển cảnh báo và điều hướng giao thông trên các tuyến đường kết nối cảng biển nhằm thông báo tình trạng giao thông và điều tiết, hướng dẫn các phương tiện lưu thông theo các tuyến tránh trên Quốc lộ 5 (trước nút giao Quán Toan), Quốc lộ 10 (trước nút giao ĐT360, nút giao với đường World Bank), ĐT360 (trước nút giao với đường World Bank) và một số vị trí khác.

25

25

 

NSTP

2020-2025

-

Lắp đặt hệ thống camera phục vụ công tác giám sát, điều hành, phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề liên quan đến giao thông của thành phố

500

300

200

NSTP

2020-2030

-

Lắp đặt các biển cảnh báo giao thông thông tin thời gian thực về tình trạng giao thông tại các của ngõ ra vào khu vực trung tâm thành phố

5

5

 

NSTP

2020-2025

3

Xây dựng phần mềm cung cấp thông tin trực tuyến (trang web, phần mềm trên điện thoại di động,...), triển khai ứng dụng vé điện tử (E-Ticket) đối với hệ thống giao thông công cộng

100

100

 

NSTP

2020-2025

III

Nhóm giải pháp phát triển giao thông công cộng

611

352

259

 

 

1

Tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt

 

 

 

 

 

-

Cải tổ mạng lưới xe buýt theo hướng tăng cường kết nối đến khu vực có nhu cầu đi lại lớn như các khu đô thị mới Bắc Sông Cấm, Bến Rừng, Vinhomes, PG An Đồng, Singapore, Our City, ngã 5 sân bay Cát Bi,... các khu công nghiệp Đình Vũ, Cát Hải, An Dương, VSBP, Nomura, Tràng Duệ,... và các đầu mối vận tải chính ga Hải Phòng, các BX khách liên tỉnh, CHKQT Cát Bi,... và các tuyến buýt liền kề kết nối các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình

 

 

 

 

2020-2025

-

Đa dạng hóa các loại hình vé lượt, vé tháng (một tuyến, liên tuyến),... với mức giá phù hợp với thu nhập của người dân.

-

 

 

 

2020-2025

-

Xây dựng và triển khai kế hoạch đầu tư hiện đại hóa đoàn phương tiện xe buýt theo từng giai đoạn, ưu tiên phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch và thân thiện với môi trường: đến năm 2025 đầu tư mới 75÷90 phương tiện (nâng tổng số đoàn phương tiện đạt 155÷170 xe), giai đoạn 2026-2030 đầu tư thêm 85÷100 phương tiện (nâng tổng số đoàn phương tiện đạt 240÷270 xe)

550

300

250

XHH

2020-2030

-

Cải tạo hạ tầng phục vụ VTHKCC bằng xe buýt: tăng số lượng nhà chờ, lắp đặt bằng điện tử cung cấp thông tin thời gian thực; đầu tư các bến bãi xe buýt, phát triển các đầu mối trung chuyển xe buýt để tạo các điểm thu hút, hình thành các điểm Park and Ride, kết nối VTHKCC với giao thông cá nhân, kết nối các tuyến vận tải hành khách công cộng với nhau.

15

9

6

NSTP

2020-2030

-

Hoàn thiện Đề án xây dựng Quy chế quản lý hoạt động VTHKCC bằng xe buýt tại thành phố Hải Phòng để nâng cao năng lực quản lý nhà nước về VTHKCC bằng xe buýt

1

1

 

NSTP

2020-2021

2

Nghiên cứu xây dựng hệ thống VTHKCC khối lượng lớn

 

 

 

 

 

-

Nghiên cứu đưa vào hoạt động một số phương thức VTHKCC khối lượng lớn như tramway, trolley bus,... trên địa bàn thành phố phù hợp với điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông

3

 

3

NSTP

2026-2030

3

Phát triển các loại hình VTHK khác

 

 

 

 

 

-

Phát triển dịch vụ xe đạp công cộng phục vụ du lịch và hỗ trợ kết nối với các phương thức VTHKCC khác. Trước mắt thí điểm hoạt động trong khu vực trung tâm Thành phố, các khu du lịch Cát Bà, Đồ Sơn.

20

20

 

XHH

2020-2025

-

Tổ chức tuyến vận tải hành khách du lịch từ bến Bính và bến tàu khách quốc tế khu vực sông Cấm ra đảo Cát Bà.

20

20

 

XHH

2020-2025

-

Nghiên cứu các tuyến vận tải hành khách đường thủy nội địa, hình thành các tuyến buýt đường sông kết hợp vận tải khách du lịch trên sông Cấm, sông Lạch Tray.

2

2

 

NSTP

2020-2025

IV

Nhóm giải pháp tuyên truyền, truyền thông

55

30

25

 

 

-

Xây dựng các phần mềm cung cấp tình trạng UTGT trên ứng dụng di động

55

30

25

NSTP

2020-2030

-

Phối hợp với VOV giao thông mở kênh VOV duyên hải cung cấp thông tin tình trạng giao thông qua Radio

 

 

 

 

 

-

Tuyên truyền nâng cao ý thức tham gia giao thông trên địa bàn thành phố thông qua truyền hình, báo giấy, báo điện tử, mạng xã hội

 

 

 

 

 

-

Đào tạo, tập huấn kỹ năng tham gia giao thông, ý thức chấp hành luật GTĐB cho học sinh, sinh viên, cán bộ viên chức và người dân

 

 

 

 

 

-

In ấn, phát hành tờ rơi, áp phích tuyên truyền công tác chống UTGT

 

 

 

 

 

-

Vận động cán bộ công nhân viên chức, khuyến khích người lao động trên địa bàn Thành phố sử dụng phương tiện GTCC, phương tiện giao thông phi cơ giới, hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông

 

 

 

 

 

V

Nhóm giải pháp quản lý nhà nước

200

 

200

 

 

1

Tổ chức giao thông

 

 

 

 

 

-

Rà soát, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 28/2017/QĐ-UBND ngày 05/12/2017 của UBND thành phố quy định phân luồng giao thông và giờ hoạt động của một số phương tiện tham gia giao thông trên địa bàn thành phố. Trong đó, phân luồng xe tải từ xa lưu thông từ QL.10, QL.5, ĐT.351, ĐT.360 đến các cảng thuộc khu bến Đình Vũ, Lạch Huyện theo hướng đường World Bank và tiếp tục điều chỉnh lưu thông theo các tuyến đường Vành đai 2, Vành đai 3 và các tuyến khác khi được hoàn thiện, đưa vào khai thác.

-

 

 

 

2020-2025

-

Phân luồng hoạt động của xe khách tuyến cố định theo vị trí các bến xe khách được di dời (bến xe Lạc Long, Niệm Nghĩa, Cầu Rào).

 

 

 

 

2020-2025

-

Tổ chức điều khiển đèn tín hiệu giao thông theo mô hình “làn sóng xanh” trên các trục chính: Điện Biên Phủ - Đà Nẵng, Lạch Tray - Cầu Đất - Hoàng Văn Thụ, Mê Linh - Hồ Sen - Cầu Rào 2 và một số tuyến khác.

-

 

 

 

2020-2025

-

Nghiên cứu mở rộng, phát triển không gian đi bộ bờ sông Tam Bạc

-

 

 

 

2020-2025

-

Nghiên cứu sử dụng hợp lý một số vị trí gầm cầu vượt, lòng, lề đường, hè phố để sử dụng tạm thời làm bãi đỗ xe bảo đảm phù hợp với phương án tổ chức giao thông bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người, phương tiện, công trình kết cấu hạ tầng giao thông cũng như hoạt động giao thông trên tuyến đường

-

 

 

 

2020-2025

2

Kinh tế xã hội

 

 

 

 

 

-

Ban hành quy định bố trí quỹ đất để xây dựng khu nhà ở, ký túc xá cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn thành phố

-

 

 

 

2020-2025

-

Di dời và chuyển đổi mục đích sử dụng 03 bến xe khách Lạc Long, cầu Rào, Niệm Nghĩa. Quỹ đất của các công trình di dời được sử dụng làm bãi đỗ xe công cộng phục vụ nhu cầu đỗ xe của thành phố

-

 

 

 

Theo Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 08/12/2017

-

Di dời các cơ quan hành chính của Thành phố sang khu đô thị mới Bắc Sông Cấm và tiếp tục di dời các nhà máy, xí nghiệp, kho tàng trong khu vực nội thành theo Quyết định 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

-

 

 

 

2026-2030

3

Quản lý quy hoạch

 

 

 

 

 

-

Chú trọng phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) tại các khu vực phát triển đô thị mới: phía Bắc Sông Cấm (huyện Thủy Nguyên), phía Tây (huyện An Dương, An Lão), phía Nam (huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo), phía Đông (quận Kiến An, Dương Kinh) lấy các đầu mối giao thông vận tải khối lượng lớn (nhà ga đường sắt đô thị, điểm trung chuyển lớn,...) làm trung tâm xây dựng các khu dân cư, trung tâm thương mại, các khu chức năng của đô thị

-

 

 

 

2020-2025

-

Tuân thủ nghiêm quy hoạch chung, quy hoạch phân khu phù hợp lộ trình phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; hạn chế tối đa việc điều chỉnh và khi thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch phân khu phải đồng bộ với quy hoạch giao thông vận tải

-

 

 

 

2020-2030

-

Rà soát các quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố, đảm bảo thực hiện đúng các chỉ tiêu quy hoạch

 

 

 

 

2020-2025

-

Bố trí điểm đầu cuối, điểm trung chuyển, điểm dừng nhà chờ của hệ thống VTHKCC đảm bảo cự ly tiếp cận hợp lý tại các khu đô thị, khu dân cư, khu chung cư đã hình thành

 

 

 

 

2020-2025

4

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước

 

 

 

 

 

-

Bổ sung chức năng, nhiệm vụ và nhân lực Trung tâm Quản lý, bảo trì giao thông công cộng và Đăng kiểm thủy nhằm nâng cao công tác quản lý điều hành và phát triển hệ thống giao thông công cộng trên địa bàn thành phố.

-

 

 

 

2020-2025

-

Nghiên cứu, xây dựng Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị thông minh

200

 

200

NSTP

2026-2030

-

Tăng cường lực lượng chức năng, sự phối hợp giữa các ban ngành, địa phương điều tiết giao thông vào giờ cao điểm.

-

 

 

 

2020-2030

-

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về trật tự an toàn giao thông và trật tự đô thị thông qua xử phạt bằng hình ảnh

-

 

 

 

2020-2030

-

Xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm vỉa hè, lòng đường kinh doanh buôn bán trái phép, đảm bảo vỉa hè thông thoáng, tạo thuận lợi cho người đi bộ tiếp cận hệ thống giao thông công cộng.

-

-

 

 

2020-2030

 

TỔNG

151.441

104.747

46.694