- 1 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006
- 2 Luật Phòng, chống ma túy 2000
- 3 Thông tư liên tịch 38/2014/TTLT-BYT-BTC về mức tối đa khung giá dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Tài chính ban hành
- 4 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5 Nghị định 90/2016/NÐ-CP quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
- 6 Thông tư 73/2017/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm, hỗ trợ chi phí khám sức khỏe và chi phí điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/NQ-HĐND | Phú Thọ, ngày 09 tháng 12 năm 2020 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ MƯỜI MỘT
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000;
Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm hệ thống miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 12 tháng 7 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 90/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
Căn cứ Thông tư số 73/2017/TT-BTC ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo hỗ trợ chi phí khám sức khỏe và chi phí điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; Thông tư liên tịch số 38/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
Xét Tờ trình số 5191/Tr-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung:
Mở rộng diện bao phủ, tăng cường tiếp cận điều trị methadone cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện, góp phần giảm tỷ lệ người sử dụng các chất dạng thuốc phiện bất hợp pháp, giảm tỷ lệ tội phạm xã hội có liên quan tới các các chất dạng thuốc phiện, giảm lây nhiễm HIV và một số bệnh có liên quan trong nhóm người nghiện và từ nhóm người nghiện các chất dạng thuốc phiện ra cộng đồng; cải thiện sức khỏe, chất lượng cuộc sống, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện trên địa bàn tỉnh.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Duy trì hoạt động thường xuyên, hiệu quả của 16 cơ sở điều trị/cấp phát methadone tại 13/13 huyện, thành, thị.
- Điều trị thuốc methadone cho 1.000 - 1.050 người, đảm bảo đạt 90% số người nghiện chất dạng thuốc phiện có hồ sơ quản lý trong tỉnh được điều trị.
2. Đối tượng
Là người nghiện các chất dạng thuốc phiện, có nơi cư trú rõ ràng, tự nguyện tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone và cam kết tuân thủ điều trị; không thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật.
3. Kinh phí thực hiện Đề án
a) Nguồn kinh phí:
- Ngân sách Trung ương: Đảm bảo cung ứng thuốc methadone.
- Ngân sách tỉnh đảm bảo các hoạt động: Tuyên truyền, duy tu, bảo dưỡng cơ sở điều trị, cơ sở cấp phát thuốc; mua trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ điều trị bệnh nhân; trang thiết bị văn phòng; chế độ cho cán bộ y tế làm thêm ngoài giờ hành chính, ngày lễ, ngày Tết; kinh phí vận chuyển, bảo quản thuốc và đào tạo, tập huấn cán bộ điều trị, kiểm tra giám sát; chi trả 95% chi phí khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm và thuốc methadone cho bệnh nhân thuộc đối tượng chính sách.
- Nguồn bệnh nhân tự chi trả đảm bảo các hoạt động: Mua sắm vật tư y tế tiêu hao, văn phòng phẩm, vệ sinh,... và các khoản chi phục vụ khám, điều trị bệnh nhân.
b) Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án: 33.617,7 triệu đồng, trong đó:
- Nguồn kinh phí Trung ương (thuốc methadone): 7.884,0 triệu đồng;
- Nguồn kinh phí của tỉnh: 11.811,5 triệu đồng;
- Nguồn kinh phí người dân tự chi trả: 13.922,2 triệu đồng.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết;
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ Khóa XVIII, Kỳ họp thứ Mười một thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2020./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2018 triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Lạng Sơn
- 2 Quyết định 89/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp triển khai Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (thuốc Methadone) trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 3 Kế hoạch 71/KH-UBND về điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone năm 2020 do tỉnh Lào Cai ban hành
- 4 Kế hoạch 2785/KH-UBND năm 2021 về điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 5 Kế hoạch 93/KH-UBND về điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tỉnh Lào Cai năm 2022