Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/2013/NQ-HĐND

Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2013

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CHUYÊN CANH TẬP TRUNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2014-2020; CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI; CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 8

(Từ ngày 02/12/2013 đến ngày 06/12/2013)

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Sau khi xem xét Tờ trình số 88/TTr-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành Chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020; Chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội; Chính sách hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn thành phố Hà Nội; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân Thành phố; Báo cáo giải trình của Ủy ban nhân dân Thành phố và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020

1. Phạm vi điều chỉnh

Chính sách này áp dụng cho các hoạt động sản xuất, tiêu thụ nông sản phẩm trong vùng sản xuất trồng trọt chuyên canh, vùng nuôi trồng thủy sản, vùng chăn nuôi trọng điểm, khu chăn nuôi tập trung, trang trại chăn nuôi ngoài khu dân cư theo quy hoạch (sau đây gọi chung là vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung) có kinh nghiệm, truyền thống và lợi thế sản xuất, được cấp có thẩm quyền công nhận (Chi tiết theo Phụ lục số 01 đính kèm).

2. Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật

a) Đối tượng, điều kiện áp dụng:

- Đơn vị, tổ chức được cấp có thẩm quyền giao tập huấn kỹ thuật theo kế hoạch được duyệt và có trong dự toán hàng năm.

- Giảng viên, hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật tham gia giảng dạy, cán bộ quản lý lớp tập huấn.

- Người sản xuất gồm: Nông dân sản xuất nhỏ, nông dân sản xuất hàng hóa, chủ trang trại, xã viên tổ hợp tác và hợp tác xã. Mỗi người chỉ được hỗ trợ tham gia 01 lần/01 nội dung tập huấn.

b) Nội dung và mức hỗ trợ:

- Chi in ấn tài liệu, giáo trình trực tiếp phục vụ lớp tập huấn; văn phòng phẩm; nước uống; thuê phương tiện, hội trường, trang thiết bị phục vụ lớp tập huấn; vật tư thực hành (nếu có): Mức chi theo đơn giá, định mức chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc theo hợp đồng thực tế.

- Chi bồi dưỡng cho giảng viên, hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật:

Giảng viên là tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp, nghệ nhân cấp tỉnh, thành phố trả tiền công giảng dạy mức 450.000 đồng/buổi.

Giảng viên, hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật có trình độ kỹ sư và tương đương trả tiền công giảng dạy mức 25.000 đồng/giờ (100.000 đồng/buổi).

- Chi hỗ trợ cho người sản xuất:

Hỗ trợ tiền ăn tối đa không quá 50.000 đồng/ngày/học viên.

Hỗ trợ tiền đi lại đối với người học xa nơi cư trú từ 15 km trở lên theo giá giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/học viên/khóa tập huấn; đối với nơi không có phương tiện giao thông công cộng thanh toán theo mức khoán 150.000 đồng/học viên/khóa tập huấn.

Thời gian tập huấn: Tối đa không quá 03 ngày/lớp.

c) Phương thức thực hiện: Ngân sách Thành phố hỗ trợ trực tiếp cho đơn vị được giao tổ chức tập huấn.

3. Hỗ trợ khuyến khích chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu cây trồng, vật nuôi a) Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:

Các doanh nghiệp trong nước, hộ gia đình, cá nhân, trang trại (gọi chung là nông dân); hợp tác xã có cam kết thực hiện sản xuất, tiêu thụ trong vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có phẩm cấp chất lượng từ giống xác nhận trở lên để thay thế các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có năng suất, chất lượng thấp hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản theo quy hoạch, nằm trong kế hoạch và dự toán thực hiện hàng năm.

b) Nội dung và mức hỗ trợ:

- Hỗ trợ về giống:

Giống cây trồng, thủy sản: Được hỗ trợ một lần 50% chi phí mua giống lần đầu. Riêng giống hoa lan nuôi cấy mô, hoa lyly hỗ trợ một lần 20% chi phí mua giống lần đầu.

Giống vật nuôi: Hỗ trợ toàn bộ chi phí thụ tinh nhân tạo (gồm: Liều tinh, Nitơ, dụng cụ phối giống, công phối giống) trên địa bàn Thành phố khi phối giống bằng tinh bò sữa, bò thịt chất lượng cao, tinh lợn giống cao sản.

- Hỗ trợ phòng chống dịch bệnh:

Đối với cây trồng: Hỗ trợ 50% chi phí bảo vệ thực vật trong năm đầu và 30% trong năm thứ hai bao gồm: Thuốc, công lao động, thuê máy. Hỗ trợ 70% chi phí trong năm đầu và 50% trong năm thứ hai chi phí bảo vệ thực vật khi sử dụng các chế phẩm sinh học, có nguồn gốc sinh học để phòng, chống dịch bệnh trong sản xuất rau, quả, chè an toàn.

Đối với vật nuôi: Hỗ trợ chi phí tiêm phòng (vắc xin, công tiêm) trên địa bàn Thành phố đối với các loại bệnh nguy hiểm: Cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc, tai xanh và dịch tả lợn; hóa chất khử trùng, tiêu độc môi trường.

Đối với thủy sản: Hỗ trợ 50% năm đầu và 30% năm thứ hai chi phí hóa chất khử trùng, tiêu độc môi trường ao nuôi.

c) Phương thức thực hiện: Ngân sách cấp huyện hỗ trợ trực tiếp thông qua các hợp đồng cung ứng dịch vụ trên cơ sở kế hoạch và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố. Ngân sách Thành phố hỗ trợ bổ sung có mục tiêu cho các quận, huyện, thị xã trong thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định.

4. Hỗ trợ xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm

4.1. Hỗ trợ xúc tiến thương mại

a) Đối tượng, điều kiện áp dụng: Các doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã tham gia sản xuất, tiêu thụ nông sản trong vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung được cấp có thẩm quyền cử tham gia hội chợ, triển lãm trong nước theo kế hoạch và dự toán hàng năm.

b) Nội dung và mức hỗ trợ: Các khoản chi phí tham gia hội chợ, triển lãm theo mức quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 88/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính. Trường hợp tham gia hội chợ, triển lãm ở các tỉnh miền Trung (từ tỉnh Quảng Bình trở vào) và miền Nam, được hỗ trợ thêm 50% cước phí vận chuyển hàng hóa tham gia hội chợ, triển lãm tối đa không quá 6 triệu đồng/doanh nghiệp (hợp tác xã)/năm.

c) Phương thức thực hiện: Ngân sách Thành phố hỗ trợ trực tiếp thông qua các đơn vị chủ trì thực hiện, đơn vị quản lý chương trình xúc tiến thương mại.

4.2. Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm

a) Đối tượng, điều kiện áp dụng: Các doanh nghiệp trong nước, hộ gia đình, chủ trang trại, hợp tác xã (gọi chung là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân) có hợp đồng trực tiếp hoặc liên kết với doanh nghiệp khác để cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất, gắn với tiêu thụ nông sản trong vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung.

b) Nội dung, mức hỗ trợ:

- Được hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn tín dụng theo mức lãi suất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh thành phố Hà Nội tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng vay vốn khi doanh nghiệp ứng trước giống, vật tư cho sản xuất. Mức vốn tính lãi suất hỗ trợ bằng giá trị thực tế vay để ứng trước giống, vật tư tương ứng, giá trị khối lượng sản phẩm thực tế tiêu thụ. Thời hạn hỗ trợ lãi suất vốn vay tối đa không quá 03 tháng đối với các loại cây trồng, vật nuôi có chu kỳ sản xuất dưới 06 tháng và không quá 06 tháng đối với các loại cây trồng, vật nuôi có chu kỳ sản xuất trên 06 tháng.

- Được hỗ trợ 100% chi phí điện bảo quản sản phẩm trong kho, tiền thuê kho bãi, thời hạn tối đa là 03 tháng trong trường hợp giá thu mua nông sản theo hợp đồng tiêu thụ cao hơn giá thị trường tại thời điểm giao nhận nông sản mà doanh nghiệp không tiêu thụ được phải lưu kho bảo quản khi Ủy ban nhân dân Thành phố cho phép tạm trữ.

c) Phương thức thực hiện: Ngân sách Thành phố hỗ trợ lãi suất thông qua nguồn vốn đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp. Ngân sách cấp huyện hỗ trợ chi phí lưu kho trên cơ sở hợp đồng ký kết và giá trị sản phẩm thực tế phải lưu kho trên cơ sở kế hoạch và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố.

5. Hỗ trợ xây dựng hạ tầng

a) Đối tượng, điều kiện áp dụng: Các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã có diện tích đang sản xuất trong vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung chưa có hệ thống cấp nước tưới cho cây trồng; chưa có thùng (bể) lưu chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật; chưa có hệ thống xử lý môi trường trong chăn nuôi và hệ thống làm giàu ôxy trong nuôi trồng thủy sản có trong kế hoạch và dự toán hàng năm.

b) Nội dung và mức hỗ trợ:

- Đối với cây trồng:

Hỗ trợ một lần chi phí khoan giếng, đào giếng lấy nước tưới cho cây trồng tối đa không quá 10 triệu đồng/ha.

Hỗ trợ một lần kinh phí mua thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật (02 thùng/ha); hỗ trợ 100% trong năm đầu và 70% năm thứ hai đối với chi phí xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

- Đối với vật nuôi: Hỗ trợ một lần khi xây dựng công trình xử lý chất thải trong chăn nuôi (lợn, bò) đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn môi trường theo quy định, mức hỗ trợ 300.000 đồng/01 đầu gia súc.

- Đối với vùng nuôi trồng thủy sản: Hỗ trợ một lần 50% kinh phí mua thiết bị làm giàu ôxy vùng nước nuôi trồng thủy sản, tối đa không quá 15 triệu đồng/ha.

c) Phương thức thực hiện: Ngân sách cấp huyện hỗ trợ trực tiếp thông qua Ủy ban nhân dân xã hoặc Hợp tác xã khi đầu tư hệ thống tưới và xử lý môi trường trong lĩnh vực cây trồng; Ngân sách cấp huyện hỗ trợ sau đầu tư cho các đối tượng thụ hưởng đối với xử lý chất thải trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trên cơ sở kế hoạch và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố. Ngân sách Thành phố hỗ trợ bổ sung có mục tiêu cho các quận, huyện, thị xã trong thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định.

Điều 2. Thông qua Chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội

1. Phạm vi điều chỉnh

Chính sách này áp dụng trong các lĩnh vực khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề truyền thống có khả năng bị mai một, làng nghề kết hợp du lịch theo quy hoạch được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt (Chi tiết theo Phụ lục số 02 đính kèm).

2. Hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề từ 03 tháng đến 01 năm a) Đối tượng, điều kiện áp dụng:

- Doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có cam kết bố trí việc làm cho học viên sau đào tạo; cơ sở đào tạo có đủ điều kiện dạy nghề theo quy định.

- Cá nhân có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, trong độ tuổi lao động (nam từ 16 đến 60 tuổi; nữ từ 16 đến 55 tuổi), có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.

- Nằm trong kế hoạch đào tạo và dự toán thực hiện hàng năm.

b) Ngành nghề đào tạo: Gốm sứ, đậu bạc, thúc đồng, điêu khắc, sơn mài, khảm trai.

c) Nội dung, mức hỗ trợ: Được ngân sách hỗ trợ 100% học phí và tiền mua tài liệu theo quy định của cơ sở đào tạo, thời gian đào tạo theo ngành nghề được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Người lao động chỉ được hỗ trợ đào tạo nghề một lần.

d) Phương thức thực hiện: Ngân sách cấp huyện hỗ trợ trực tiếp thông qua các cơ sở sử dụng lao động hoặc tổ chức đào tạo nghề trên cơ sở xác nhận của Ủy ban nhân dân xã trên cơ sở kế hoạch và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố. Ngân sách Thành phố hỗ trợ bổ sung có mục tiêu cho các quận, huyện, thị xã trong thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định.

3. Hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu làng nghề

3.1. Hỗ trợ xúc tiến thương mại

a) Đối tượng, điều kiện áp dụng: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã (gọi chung là cơ sở sản xuất) khi tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại theo kế hoạch được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt và có trong dự toán hàng năm.

b) Nội dung, mức hỗ trợ:

- Được hưởng chính sách xúc tiến thương mại theo quy định tại các Điều 5, 6, 7 Thông tư số 88/211/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia.

- Khi tham gia hội chợ, triển lãm tại các tỉnh miền Trung (từ tỉnh Quảng Bình trở vào) và miền Nam được hỗ trợ thêm 50% cước phí vận chuyển hàng hóa đến hội chợ, tối đa không quá 6 triệu đồng/cơ sở sản xuất/năm.

c) Phương thức thực hiện: Ngân sách Thành phố hỗ trợ trực tiếp thông qua các đơn vị chủ trì thực hiện chương trình xúc tiến thương mại.

3.2. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề

a) Đối tượng, điều kiện áp dụng: Các làng nghề được Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định công nhận, có trong kế hoạch và dự toán thực hiện hàng năm.

b) Nội dung, mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100% kinh phí để thực hiện các nội dung:

- Đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng và quảng bá thương hiệu với chuyên gia trong nước và chuyên gia nước ngoài.

- Đặt tên thương hiệu, thiết kế biểu tượng (lô gô) và hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu tương ứng cho thương hiệu làng nghề.

- Tư vấn chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho thương hiệu làng nghề.

Mức hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng/01 làng nghề/01 nội dung. Các làng nghề được đăng ký nhiều nội dung đề nghị được hỗ trợ.

c) Phương thức thực hiện: Ngân sách Thành phố hỗ trợ trực tiếp thông qua Ủy ban nhân dân xã, Hợp tác xã, Hội, hiệp hội làng nghề.

4. Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng làng nghề

4.1. Mặt bằng sản xuất

a) Đối tượng, điều kiện áp dụng: Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh làng nghề theo quy hoạch được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.

b) Nội dung hỗ trợ: Thành phố khuyến khích, ưu tiên giao đất, cho thuê đất tạo mặt bằng sản xuất các làng nghề. Tạo điều kiện thuận lợi về giao thông có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất tại các cụm cơ sở ngành nghề nông thôn. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Được ưu tiên giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại các khu, cụm công nghiệp tập trung khi sản xuất các ngành nghề đòi hỏi nghiêm ngặt về xử lý ô nhiễm môi trường.

c) Phương thức thực hiện: Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển nghề, làng nghề để xây dựng quy hoạch làng nghề, bố trí mặt bằng sản xuất làng nghề trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.

4.2. Hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường

a) Đối tượng, điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã, hộ gia đình đầu tư xây dựng mới công trình xử lý nước thải, chất thải tập trung tại các làng nghề có mức độ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do nước thải, chất thải gây ra, có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định và nằm trong kế hoạch thực hiện hàng năm.

b) Nội dung, mức hỗ trợ: Được ngân sách hỗ trợ 100% kinh phí để xây dựng công trình trạm xử lý nước thải đầu mối của khu thu gom xử lý nước thải tập trung; khu tập kết chất thải rắn. Các chi phí còn lại được huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác.

c) Phương thức thực hiện: Ngân sách Thành phố hỗ trợ sau đầu tư (khi công trình đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng).

4.3. Hỗ trợ xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch làng nghề

a) Đối tượng, điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã, hộ gia đình đầu tư xây dựng mới bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm tại các làng nghề kết hợp du lịch theo quy hoạch, có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định và nằm trong kế hoạch thực hiện hàng năm.

b) Nội dung, mức hỗ trợ:

- Được ngân sách hỗ trợ bằng tiền toàn bộ kinh phí mua vật tư xây dựng bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng. Các chi phí còn lại được huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác.

- Được ngân sách hỗ trợ bằng tiền toàn bộ kinh phí mua vật tư xây dựng Khu trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, nhưng không quá một (01) tỷ đồng/làng nghề. Các chi phí còn lại được huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác.

c) Phương thức thực hiện: Ngân sách cấp huyện hỗ trợ trực tiếp thông qua Ủy ban nhân dân xã tổ chức quản lý trên cơ sở kế hoạch và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố. Ngân sách Thành phố cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách quận, huyện, thị xã trong thời kỳ ổn định.

Điều 3. Thông qua Chính sách hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn thành phố Hà Nội

1. Phạm vi điều chỉnh

Chính sách này khuyến khích các hoạt động đầu tư, chuyển giao công nghệ, quản lý khai thác, sản xuất kinh doanh, dịch vụ về nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2. Hỗ trợ về đầu tư

a) Đối tượng, điều kiện áp dụng: Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, các tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập, hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân (sau đây gọi chung là các tổ chức, cá nhân) thực hiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình cấp nước sạch tập trung theo quy hoạch tại các vùng nông thôn không thuận lợi hòa mạng cấp nước đô thị, có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc có giấy chứng nhận đầu tư, có cam kết cung cấp dịch vụ nước sạch phục vụ cộng đồng dân cư nông thôn đạt các tiêu chuẩn Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.

b) Nội dung, mức hỗ trợ: Được ngân sách hỗ trợ theo tổng dự toán của dự án với mức cụ thể như sau: 90% đối với các xã vùng dân tộc và miền núi; 75% đối với các vùng đồi gò, trung du; 60% đối với vùng đồng bằng và 45% đối với vùng thị trấn, thị tứ.

c) Phương thức thực hiện: Ngân sách Thành phố hỗ trợ trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân sau khi công trình hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng.

3. Hỗ trợ bù giá nước sạch nông thôn

a) Đối tượng, điều kiện áp dụng: Các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số khi bắt đầu sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước sạch tập trung.

b) Nội dung, mức hỗ trợ:

- Số lượng nước sạch được hỗ trợ bù giá: Tối đa 04 m3/người/tháng.

- Mức hỗ trợ: 60% giá nước sạch trong năm đầu tiên, 30% giá nước sạch trong năm thứ hai.

c) Phương thức thực hiện: Ngân sách Thành phố hỗ trợ trực tiếp cho các tổ chức, đơn vị cấp nước theo hóa đơn sử dụng nước thực tế.

Điều 4. Điều khoản thi hành

1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014.

2. Giao Ủy ban nhân dân Thành phố:

a) Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết. Rà soát kỹ các chính sách Thành phố đang hỗ trợ đối với những lĩnh vực trên để tránh hỗ trợ trùng lặp. Trường hợp trong cùng thời gian, một số nội dung có nhiều chính sách hỗ trợ từ các chương trình, dự án, đề án khác nhau thì đối tượng được lựa chọn áp dụng một số chính sách hỗ trợ có lợi nhất.

b) Xác định cụ thể các khu vực nông thôn gần đô thị, gần hệ thống cấp nước đô thị được đầu tư hệ thống mạng lưới để sử dụng nguồn nước sạch tập trung quy mô lớn. Thành phố có chính sách trợ giá nước sinh hoạt cho nông dân. Ngoài các chính sách khuyến khích quy định tại Nghị quyết này, đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức thực hiện đầy đủ các chính sách của Trung ương về đầu tư, quản lý và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn.

c) Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách đảm bảo tính khả thi, cân đối nguồn lực và thứ tự ưu tiên đầu tư, hỗ trợ. Lập dự toán ngân sách hàng năm theo khả năng cân đối ngân sách của Thành phố để thực hiện chính sách.

d) Thông báo công khai, rộng rãi nội dung chính sách hỗ trợ, hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục để các tổ chức, cá nhân biết, thực hiện; thực hiện phương thức hỗ trợ gắn với cải cách thủ tục hành chính, theo hướng tăng tính tự chủ cho người dân, chặt chẽ trong quản lý tài chính. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Ngô Thị Doãn Thanh

 

PHỤ LỤC SỐ 1

DANH MỤC CÁC VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CHUYÊN CANH TẬP TRUNG
(Kèm theo Nghị Quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội)

1. Vùng sản xuất lúa chất lượng cao chuyên canh tập trung đến năm 2020 theo quy hoạch

Đơn vị: ha

TT

Tên vùng

Diện tích quy hoạch

Diện tích đã có

Diện tích mở rộng đến 2020

Tổng

42.405

9.255

33.150

1

Xã Phong Vân - Cổ Đô - Vạn Thắng - Tản Hồng - Đồng Thái, huyện Ba Vì

1.230

430

800

2

Xã Vật Lại - Cẩm Lĩnh - Minh Quang, huyện Ba Vì

1.000

300

700

3

Xã Liệp Tuyết - Nghĩa Hương - Cấn Hữu - Tuyết Nghĩa - Thạch Thán - Tân Hòa - Ngọc Mỹ - Đồng Quang, huyện Quốc Oai

1.910

310

1.600

4

Xã Thụy Hương - Lam Điền - Hoàng Diệu - Đại Yên - Hợp Đồng, huyện Chương Mỹ

1.100

250

850

5

Quảng Bị - Thượng Vực - Đồng Phú - Văn Võ - Phú Nam An - Hòa Chính, huyện Chương Mỹ

1.300

200

1.100

6

Xã Đông Sơn - Đông Phương Yên - Phú Nghĩa - Trung Hòa - Tốt Động, huyện Chương Mỹ

1.450

250

1.200

7

Xã Thủy Xuân Tiên - Tân Tiến - Nam Phương Tiến - Hồng Phong - Trần Phú, huyện Chương Mỹ

1.100

350

750

8

Xã Viên Nội - Cao Thành - Sơn Công - Hoa Sơn, huyện Ứng Hòa

1.355

405

950

9

Xã Vạn Thái - Tảo Dương Văn - Hòa Lâm - Hòa Phú, huyện Ứng Hòa

1.520

320

1.200

10

Xã Trầm Lộng - Đại Hùng - Đội Bình - Kim Đường - Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa

1.555

205

1.350

11

Xã Quảng Phú Cầu - Liên Bạt - Phương Tú - Trung Tú - Đồng Tân - Minh Đức, huyện Ứng Hòa

3.225

975

2.250

12

Xã Bình Minh - Mỹ Hưng - Tam Hưng - Thanh Thùy - Thanh Văn - Phương Trung, huyện Thanh Oai

2.450

1.200

1.250

13

Xã Tân Ước - Đỗ Động - Hồng Dương - Dân Hòa - Cao Dương - Xuân Dương - Liên Châu, huyện Thanh Oai

2.550

700

1.850

14

Xã Mỹ Thành - Tuy Lai - An Mỹ, huyện Mỹ Đức

1.035

85

950

15

Xã Phùng Xá - Xuy Xá - Lê Thanh - Hồng Sơn - Hợp Tiến - An Phú, huyện Mỹ Đức

2.165

465

1.700

16

Xã Đốc Tín - Vạn Kim - Đại Hưng - Đại Nghĩa - Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức

1.250

350

900

17

Xã Liên Mạc - Tam Đồng - Tự Lập - Thanh Lâm - Kim Hoa, huyện Mê Linh

2.100

500

1.600

18

Xã Tân Hưng - Bắc Phú - Đức Hòa - Việt Long - Xuân Thu - Kim Lũ, huyện Sóc Sơn

1.880

330

1.550

19

Xã Minh Trí - Hiền Ninh - Mai Đình - Minh Phú - Phú Cường - Tân Dân - Quang Tiến, huyện Sóc Sơn

2.370

370

2.000

20

Xã Thụy Lâm - Liên Hà - Dục Tú - Xuân Nội - Đông Hội - Việt Hùng, huyện Đông Anh

2.665

265

2.400

21

Xã Hát Môn - Võng Xuyên - Phúc Hòa - Xuân Phú - Phụng Thượng - Sen Chiểu - Tích Giang - Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ

1.800

200

1.800

22

Xã Phú Túc - Tri Trung - Hoàng Long - Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên

2.200

400

1.600

23

Xã Vân Từ - Phú Yên - Vân Hoàng - Tân Dân - Châu Can - Hồng Minh, huyện Phú Xuyên

1.760

160

1.600

24

Xã Nguyễn Trãi - Thắng Lợi - Hòa Bình, huyện Thường Tín

745

145

600

25

Xã Dị Nậu - Canh Nậu - Hương Ngải, huyện Thạch Thất

690

90

600

2. Vùng sản xuất rau an toàn chuyên canh tập trung đến năm 2020 theo quy hoạch

Đơn vị: ha

TT

Tên vùng

Diện tích quy hoạch

Diện tích đã có

Diện tích mở rộng đến 2020

Tổng

4.012

510

3.502

 

Huyện Mê Linh

619

40

579

1

Tráng Việt

134

40

94

2

Văn Khê

290

-

290

3

Tiền Phong

90

-

90

4

Tiến Thắng

105

-

105

 

Huyện Chương Mỹ

266

40

226

5

Phú Nam An

50

-

50

6

Nam Phương Tiến

70

-

70

7

TT Chúc Sơn

66

20

46

8

Thụy Hương

80

20

60

 

Huyện Đông Anh

215

30

185

9

Nam Hồng

85

-

85

10

Tàm Xá

50

-

50

11

Vân Nội

80

30

50

 

Huyện Thanh Oai

231

20

211

12

Kim An

41

10

31

13

TT Kim Bài

38

10

28

14

Thanh Cao

120

-

120

15

Tam Hưng

32

-

32

 

Huyện Hoài Đức

422

85

337

16

Tiền Yên

31

15

16

17

Vân Côn

183

50

133

18

An Thượng

60

-

60

19

Song Phương

148

20

128

 

Huyện Ứng Hòa

170

10

160

20

Phù Lưu

90

10

80

21

Vạn Thái

40

-

40

22

Sơn Công

40

-

40

 

Huyện Thanh Trì

80

40

40

23

Yên Mỹ

80

40

40

 

Huyện Thường Tín

171

55

116

24

Tân Minh

70

25

45

25

Hà Hồi

51

20

31

26

Thư Phú

50

10

40

 

Huyện Gia Lâm

210

40

170

27

Đặng Xá

90

30

60

28

Lệ Chi

80

10

70

29

Yên Thường

40

-

40

 

Huyện Ba Vì

173

20

153

30

Sơn Đà

47

-

47

31

Minh Châu

44

10

34

32

Tây Đằng

51

-

51

33

Chu Minh

31

10

21

 

Huyện Quốc Oai

133

10

123

34

Tân Phú

65

10

55

35

Sài Sơn

68

-

68

 

Huyện Phú Xuyên

162

-

162

36

Minh Tân

162

-

162

 

Huyện Sóc Sơn

159

15

144

37

Xuân Giang

53

-

53

38

Thanh Xuân

106

15

91

 

Huyện Mỹ Đức

134

10

124

39

Bột Xuyên

55

10

45

40

Lê Thanh

47

-

47

41

Phúc Lâm

32

-

32

 

Quận Hà Đông

220

30

190

42

Yên Nghĩa

120

20

100

43

Biên Giang

40

10

30

44

Đồng Mai

60

-

60

 

Huyện Phúc Thọ

338

45

293

45

Vân Phúc

40

25

15

46

Thọ Lộc

30

-

30

47

Long Xuyên

50

-

50

48

Sen Chiểu

30

10

20

49

Võng Xuyên

78

10

68

50

Tam Hiệp

60

-

60

51

Hát Môn

50

-

50

 

Huyện Đan Phượng

159

10

149

52

Phương Đình

52

10

42

53

Thọ An

107

-

107

 

Huyện Thạch Thất

150

10

140

54

Tiến Xuân

60

-

60

55

Phú Kim

35

-

35

56

Hương Ngải

55

10

45

3. Vùng sản xuất cây ăn quả giá trị kinh tế cao chuyên canh tập trung đến năm 2020 theo quy hoạch

Đơn vị: ha

TT

Tên vùng

Diện tích quy hoạch

Diện tích đã có

Diện tích mở rộng đến 2020

Loại cây

Diện tích

Tổng

 

3.620

1.670

1.950

1

Xã Cát quế -Yên Sở - Đắc Sở - Dương Liễu, huyện Hoài Đức

Bưởi, cam

325

145

180

2

Xã An Thượng - Đông La - Song Phương, huyện Hoài Đức

Nhãn

190

60

130

3

Xã Nam Phương Tiến - Thủy Xuân Tiên - Thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ

Bưởi

295

125

170

4

Xã Văn Võ, huyện Chương Mỹ

Bưởi

70

35

35

5

Xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ

Bưởi

170

80

90

6

Xã Phú Cường - Phú Minh - Minh Trí, huyện Sóc Sơn

Nhãn, Bưởi

250

150

100

7

Xã Nam Sơn - Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn

Đu đủ

180

100

80

8

Xã Đại Thành, huyện Quốc Oai

Nhãn

170

100

70

9

Xã Phú Thị - Xã Kim Sơn - Cổ Bi - Đặng Xá, huyện Gia Lâm

Chuối

365

175

190

10

Xã Đông Dư, huyện Gia Lâm

Ổi

140

70

70

11

Xã Tự Nhiên - Chương Dương, huyện Thường Tín

Chuối, bưởi

280

130

150

12

Xã Văn Khê - Hoàng Kim - Chu Phan, huyện Mê Linh

Chuối

350

110

240

13

Xã Cao Viên - Kim An - Thanh Mai, huyện Thanh Oai

Cam

270

160

110

14

Cự Khối - Thạch Bàn, quận Long Biên

Ổi

170

80

90

15

Xã Vân Hà - Vân Nam - Hát Môn - Vân Phúc, huyện Phúc Thọ

Bưởi, chuối

255

80

175

16

Xã Hiệp Thuận - Liên Hiệp, huyện

Phúc Thọ

Bưởi

140

70

70

4. Vùng sản xuất hoa, cây cảnh chuyên canh tập trung đến 2020 theo quy hoạch

Đơn vị: ha

TT

Tên vùng

Diện tích quy hoạch

Diện tích hiện có

Diện tích mở rộng đến 2020

Tổng

751

449

302

1

Xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn

50

25

25

2

Xã Xuân Giang, huyện Sóc Sơn

40

25

15

3

Xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng

50

35

15

4

Xã Song Phượng - Đồng Tháp, huyện Đan Phượng

72

13

59

5

Phường Long Biên, quận Long Biên

50

15

35

6

Xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh

30

14

16

7

Xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh

35

22

13

8

Xã Văn Khê, huyện Mê Linh

134

80

54

9

Xã Mê Linh, huyện Mê Linh

240

198

42

10

Xã Tam Thuấn - Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ

50

22

28

5. Vùng sản xuất chè chất lượng cao chuyên canh tập trung đến năm 2020 theo quy hoạch

Đơn vị: ha

TT

Tên vùng

Diện tích quy hoạch

Diện tích hiện có

Diện tích mở rộng đến 2020

Tổng

2.120

75

2.045

1

Xã Ba Trại - Cẩm Lĩnh - Minh Quang, huyện Ba Vì

650

30

620

2

Xã Tản Lĩnh - Yên Bài - Vân Hòa, huyện Ba Vì

550

13

537

3

Xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn

450

20

430

4

Xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai

220

5

215

5

Xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ

250

7

243

6. Vùng nuôi thủy sản tập trung đến năm 2020 theo quy hoạch

Đơn vị: ha

TT

Tên vùng

Diện tích quy hoạch

Diện tích hiện có

Diện tích mở rộng đến 2020

Tổng

2.720

1.690

1.030

1

Xã Cổ Đô - Phú Đông - Phú Cường - Vạn Thắng, huyện Ba Vì

340

220

120

2

Xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức

110

80

30

3

Xã Hùng Tiến - An Tiến - An Phú, huyện Mỹ Đức

430

330

100

4

Xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức

120

80

40

5

Xã Trung Tú - Đồng Tân, huyện Ứng Hòa

270

170

100

6

Xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa

70

40

30

7

Xã Trầm Lộng - Minh Đức, huyện Ứng Hòa

90

60

30

8

Xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ

160

70

90

9

Xã Trung Hòa, huyện Chương Mỹ

140

70

70

10

Xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín

100

80

20

11

Xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên

310

180

130

12

Xã Tri Trung - Hoàng Long, huyện Phú Xuyên

120

80

40

13

Xã Liên Châu - Hồng Dương – Dân Hòa, huyện Thanh Oai

220

100

120

14

Xã Đại Áng, huyện Thanh Trì

100

70

30

15

Xã Tự Lập, huyện Mê Linh

60

30

30

16

Xã Tân Hưng, huyện Sóc Sơn

80

30

50

7a. Xã chăn nuôi lợn trọng điểm đến năm 2020 theo quy hoạch

Đơn vị: Con

TT

Tên xã

Số lượng đàn lợn năm 2013

Phát triển đàn lợn đến 2020

Tổng

282.500

317.500

1

Vạn Thái, huyện Ứng Hòa

14.200

16.500

2

Thanh Bình, huyện Chương Mỹ

11.400

13.500

3

Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì

10.800

13.000

4

Minh Quang, huyện Ba Vì

16.600

19.200

5

Thụy An, huyện Ba Vì

10.800

14.000

6

Yên Bình, huyện Thạch Thất

31.900

37.000

7

Thạch Hòa, huyện Thạch Thất

25.300

27.000

8

Cổ Đông, huyện Sơn Tây

138.000

150.000

9

Kim Sơn, huyện Sơn Tây

13.000

15.100

10

Văn Đức, huyện Gia Lâm

10.500

12.200

7b. Xã chăn nuôi bò sữa trọng điểm đến năm 2020 theo quy hoạch

Đơn vị: Con

TT

Tên xã

Số lượng bò sữa năm 2013

Phát triển bò sữa đến 2020

Tổng

8.960

10.630

1

Phượng Cách, huyện Quốc Oai

220

290

2

Tản Lĩnh, huyện Ba Vì

2.320

2.700

3

Vân Hòa, huyện Ba Vì

2.480

2.900

4

Yên Bài, huyện Ba Vì

1.240

1.500

5

Phù Đổng, huyện Gia Lâm

1.970

2.300

6

Trung Màu, huyện Gia Lâm

310

450

7

Dương Hà, huyện Gia Lâm

420

490

7c. Xã chăn nuôi bò thịt trọng điểm đến năm 2020 theo quy hoạch

Đơn vị: Con

TT

Tên xã

Số lượng bò thịt 2013

Phát triển đàn bò thịt đến 2020

Tổng

21.210

26.800

1

Đông Yên, huyện Quốc Oai

1.280

1.600

2

Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức

1.000

1.600

3

Minh Quang, huyện Ba Vì

1.060

1.300

4

Minh Châu, huyện Ba Vì

2.930

3.500

5

Tòng Bạt, huyện Ba Vì

2.160

2.600

6

Thụy An, huyện Ba Vì

1.000

1.300

7

Thượng Cốc, huyện Phúc Thọ

1.670

2.100

8

Văn Đức, huyện Gia Lâm

1.460

1.900

9

Lệ Chi, huyện Gia Lâm

1.780

2.200

10

Đông Xuân, huyện Sóc Sơn

1.000

1.300

11

Nam Sơn, huyện Sóc Sơn

1.360

1.800

12

Minh Trí, huyện Sóc Sơn

2.840

3.600

13

Tự Lập, huyện Mê Linh

1.670

2.000

7d. Xã chăn nuôi gia cầm trọng điểm đến năm 2020 theo quy hoạch

Đơn vị: Con

TT

Tên xã

Số lượng gia cầm năm 2013

Phát triển đàn gia cầm đến 2020

Tổng

4.440.160

5.131.200

1

Cấn Hữu, huyện Quốc Oai

248.400

288.200

2

Lam Điền, huyện Chương Mỹ

246.600

285.000

3

Đông Sơn, huyện Chương Mỹ

142.060

165.000

4

Tốt Động, huyện Chương Mỹ

210.800

245.000

5

Thanh Bình, huyện Chương Mỹ

255.200

297.000

6

Ba Trại, huyện Ba Vì

854.300

995.000

7

Thụy An, huyện Ba Vì

264.600

307.000

8

Liên Châu, huyện Thanh Oai

183.500

212.000

9

Hồng Dương, huyện Thanh Oai

118.100

137.000

10

Cổ Đông, huyện Sơn Tây

595.100

690.000

11

Châu Can, huyện Phú Xuyên

94.500

105.000

12

Liên Hà, huyện Đông Anh

161.200

170.000

13

Thụy Lâm, huyện Đông Anh

668.900

775.000

14

Tiên Dương, huyện Đông Anh

272.000

315.000

15

Đại Mạch, huyện Đông Anh

124.900

145.000

8. Khu chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư đến năm 2020 theo quy hoạch

TT

Tên Khu

Khu chăn nuôi tập trung đã có

Quy hoạch đến năm 2020

Diện tích (ha)

Số lượng gia súc, gia cầm (con)

Diện tích (ha)

Số lượng gia súc, gia cầm (con)

Lợn

Bò sữa

Gia cầm

Lợn

Bò sữa

Gia cầm

Tổng

386

72.339

343

1.143.500

545

233.000

500

1.570.000

1

Chăn nuôi lợn Ngòi Rỗ xã Vật Lại, huyện Ba Vì

10

1.720

 

32.000

10

10.000

 

50.000

2

Chăn nuôi bò sữa xã Vân Hòa, huyện Ba Vì

15

 

127

 

25

 

250

 

3

Chăn nuôi gia cầm thôn Bạch Tạc, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì

10

 

 

15.000

50

 

 

115.000

4

Chăn nuôi lợn, gia cầm Cổ Liễn - Trại Láng, xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây

25

12.100

 

170.500

25

24.000

 

180.000

5

Chăn nuôi lợn, gia cầm Khu Xóm Trằm, xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây

11

5.500

 

77.000

11

12.000

 

80.000

6

Chăn nuôi lợn xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ

30

3.500

 

 

30

20.000

 

 

7

Chăn nuôi gia cầm Đồng Rặt - Đồng Re, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai

38

15.000

 

150.000

50

30.000

 

150.000

8

Chăn nuôi lợn Đồng Sen, xã Thạch Thán, huyện Quốc Oai

6,6

1.500

 

 

 

12.000

 

 

9

Chăn nuôi lợn xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai

9,8

550

 

11.000

 

11.000

 

15.000

10

Chăn nuôi bò sữa xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai

26

 

216

 

 

 

250

 

11

Chăn nuôi lợn, gia cầm xã Thanh Bình, huyện Chương Mỹ

51,8

5.100

 

136.000

74

10.000

 

150.000

12

Chăn nuôi gia cầm xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ

25

 

 

59.000

31

 

 

157.000

13

Chăn nuôi gia cầm xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ

5

 

 

98.000

11

 

 

150.000

14

Chăn nuôi gia cầm xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ

10

 

 

37.000

17

 

 

100.000

15

Chăn nuôi gia cầm xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ

8

 

 

90.000

11

 

 

123.000

16

Chăn nuôi gia cầm xã Đại  Yên, huyện Chương Mỹ

10

 

 

62.000

17

 

 

100.000

17

Chăn nuôi gia cầm xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ

5

1.500

 

78.000

11

5.000

 

100.000

18

Chăn nuôi gia cầm xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ

10

3.000

 

118.000

10

10.000

 

120.000

19

Chăn nuôi lợn xã Tân Ước, huyện Thanh Oai

17,6

7.807

 

 

31

25.000

 

 

20

Chăn nuôi lợn Khu Đồng Tý, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa

5

7.310

 

 

34

25.000

 

 

21

Chăn nuôi lợn Đồng Tảo Khê, xã Tảo Dương Văn, huyện Ứng Hòa

 

752

 

 

23

15.000

 

 

22

Chăn nuôi lợn, gia cầm xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên

31

3.500

 

10.000

31

12.000

 

30.000

23

Chăn nuôi bò khu Bãi Sây, xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên

13

 

148

 

30

 

900

 

24

Chăn nuôi lợn Văn Đức, huyện Gia Lâm

12,7

3.500

 

 

13

12.000

 

 

9. Trang trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư đến năm 2020 theo quy hoạch

Huyện

Tổng số trang trại đã có

Trong đó

Tổng số trang trại quy hoạch đến 2020

Trong đó

Bò sữa

Bò thịt

Lợn

Gia cầm

Bò sữa

Bò thịt

Lợn

Gia cầm

Sóc Sơn

11

 

 

6

5

24

 

 

12

12

Số lượng (con)

 

 

 

3.600

43.000

 

 

 

5.700

70.000

Đông Anh

15

 

 

1

14

16

 

 

1

15

Số lượng (con)

 

 

 

600

216.000

 

 

 

1.500

286.000

Gia Lâm

7

1

 

2

4

7

1

 

2

4

Số lượng (con)

 

40

 

2.600

22.000

 

60

 

3.600

32.000

Mê Linh

4

 

 

1

3

8

 

 

3

5

Số lượng (con)

 

 

 

2.800

8.000

 

 

 

6.500

20.000

Sơn Tây

25

 

 

18

7

25

 

 

18

7

Số lượng (con)

 

 

 

44.600

59.000

 

 

 

65.000

77.000

Ba Vì

25

3

4

3

15

33

5

6

5

17

Số lượng (con)

 

210

220

6.600

83.000

 

400

600

15.000

150.000

Phúc Thọ

6

 

2

2

2

6

 

2

2

2

Số lượng (con)

 

 

160

900

14.000

 

 

300

3.500

19.000

Đ Phượng

4

1

 

2

1

5

1

 

2

2

Số lượng (con)

 

20

 

5.200

4.000

 

30

 

7.000

8.000

Quốc Oai

24

7

 

2

15

30

7

 

5

18

Số lượng (con)

 

140

 

6.500

768.000

 

200

 

10.000

860.000

Thạch Thất

18

1

 

12

5

18

1

 

12

5

Số lượng (con)

 

20

 

38.000

37.000

 

30

 

50.000

55.000

Chương Mỹ

32

1

 

4

27

42

1

 

6

35

Số lượng (con)

 

20

 

8.600

294.000

 

30

 

20.000

385.000

Thanh Oai

9

 

 

1

8

11

 

 

3

8

Số lượng (con)

 

 

 

3.400

56.000

 

 

 

13.000

65.000

Thường Tín

4

 

 

1

3

5

 

 

2

3

Số lượng (con)

 

 

 

500

14.000

 

 

 

1.500

19.000

Phú Xuyên

16

 

2

3

11

19

 

3

5

11

Số lượng (con)

 

 

150

5.800

51.000

 

 

220

9.000

64.000

Ứng Hòa

22

 

 

7

15

27

 

 

12

15

Số lượng (con)

 

 

 

12.000

103.000

 

 

 

24.000

115.000

Mỹ Đức

12

 

2

6

4

15

 

2

9

4

Số lượng (con)

 

 

90

3.700

26.000

 

 

140

14.000

37.000

Cộng

234

450

620

145.400

1.798.000

291

750

1.260

249.300

2.262.000

(Ghi chú: Số liệu trang trại: In đậm; số liệu gia súc, gia cầm: In thường)

 

PHỤ LỤC SỐ 2

DANH MỤC LÀNG NGHỀ KẾT HỢP DU LỊCH, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG CÓ KHẢ NĂNG BỊ MAI MỘT
(Kèm theo Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội)

1. Làng nghề kết hợp du lịch

TT

Làng nghề

Địa chỉ

1

Gốm sứ Bát Tràng

Bát Tràng, Gia Lâm

2

Dệt lụa Vạn Phúc

Vạn Phúc, Hà Đông

3

Sơn khảm Ngọ Hạ

Chuyên Mỹ, Phú Xuyên

4

Điêu khắc Dư Dụ

Thanh Thùy, Thanh Oai

5

Mây tre đan Phú Vinh

Phú Nghĩa, Chương Mỹ

6

Điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng

Sơn Đồng, Hoài Đức

7

Sơn mài Hạ Thái

Duyên Thái, Thường Tín

8

Dát vàng, bạc, quỳ Kiêu Kỵ

Kiêu Kỵ, Gia Lâm

9

Thêu ren Thắng Lợi

Thắng Lợi, Thường Tín

10

Điêu khắc Thiết Úng

Vân Hà, Đông Anh

11

May Trạch Xá

Hòa Lâm, Ứng Hòa

12

Thêu Đại Đồng

Thị trấn Phú Xuyên, Phú Xuyên

13

Tiện Nhị Khê

Nhị Khê, Thường Tín

14

May Thượng Hiệp

Tam Hiệp, Phúc Thọ

15

Dệt Phùng Xá

Phùng Xá, Mỹ Đức

16

Nặn tò he Xuân La

Phượng Dực, Phú Xuyên

17

Rắn Lệ Mật

Việt Hưng, Long Biên

2. Làng nghề truyền thống có khả năng bị mai một

TT

Làng nghề

Địa chỉ

1

Tết thao Triều Khúc

Tân Triều, Thanh Trì

2

Sơn mài Đông Mỹ

Đông Mỹ, Thanh Trì

3

Giấy dó Vân Canh

Vân Canh, Hoài Đức

4

Tranh sơn mài Kim Hoàng

Vân Canh, Hoài Đức

5

Dệt the La Khê

La Khê, Hà Đông

6

Gốm Phú Sơn

Viên Sơn, Sơn Tây

7

Đúc đồng Ngũ Xã

Quận Tây Hồ

8

Giấy dó Bưởi

Quận Ba Đình

9

Dâu tằm tơ Thụy An

Huyện Mê Linh

10

Dâu tằm tơ Đẹp Thôn

Huyện Mê Linh

11

Nón lá Đại Áng

Đại Áng, Thanh Trì

12

Nhạc cụ Đào Xá

Đông Lỗ, Ứng Hòa

13

Dệt the, lụa Cổ Đô

Cổ Đô, Ba Vì

14

Tre trúc Xuân Thủy

Xuân Thu, Sóc Sơn

15

Giấy sắc Nghĩa Đô

Nghĩa Đô, Cầu Giấy

16

Gốm Tô Hiệu

Tô Hiệu, Thường Tín

17

Dâu tằm tơ Tráng Việt

Tráng Việt, Mê Linh

18

Dâu tằm tơ Đông Cao

Tráng Việt, Mê Linh

19

Thêu ren Hạ Mỗ

Hạ Mỗ, Đan Phượng

20

Dệt chồi, lượt Phùng Xá

Phùng Xá, Thạch Thất

21

Ren Bình Đà

Bình Minh, Thanh Oai