HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2017/NQ-HĐND | Tây Ninh, ngày 27 tháng 09 năm 2017 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật công nghệ cao ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;
Xét Tờ trình số 2514/TTr-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay phát triển thực hành nông nghiệp tốt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017-2021; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Thống nhất thông qua chính sách hỗ trợ lãi vay phát triển thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017-2021, cụ thể như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Chính sách này quy định mức hỗ trợ lãi vay thực hiện các dự án đầu tư phát triển thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; nông nghiệp hữu cơ; công nghệ sơ chế, bảo quản và chế biến các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
2. Đối tượng áp dụng
Bao gồm pháp nhân và cá nhân (sau đây gọi chung là nhà đầu tư) có nhu cầu vay vốn để thực hiện dự án sản xuất kinh doanh thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; nông nghiệp hữu cơ; công nghệ sơ chế, bảo quản và chế biến các sản phẩm nông nghiệp theo quy định.
Điều 2. Nguyên tắc và điều kiện hỗ trợ
1. Nguyên tắc hỗ trợ
a) Đối với dự án đầu tư thỏa điều kiện thụ hưởng nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thì nhà đầu tư chỉ được lựa chọn áp dụng một chính sách hỗ trợ có lợi nhất;
b) Nhà đầu tư chỉ được áp dụng chính sách hỗ trợ lãi vay 01 lần/dự án trong chu kỳ 10 năm (tính từ ngày hưởng chính sách hỗ trợ lãi vay theo quy định) để đầu tư phát triển thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; nông nghiệp hữu cơ;
c) Trường hợp dự án có thay đổi về quy mô, công nghệ sau khi đã được áp dụng chính sách hỗ trợ lãi vay làm thay đổi quy mô Dự án thì Chủ đầu tư phải có đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh nội dung và mức hỗ trợ dự án;
d) Thời gian hỗ trợ lãi vay được thực hiện vào Quý I năm tiếp theo, trên cơ sở chứng từ thu lãi vay thuộc dự án đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt của các Chi nhánh Ngân hàng thương mại trong năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chi khoản hỗ trợ lãi vay theo quy định trực tiếp cho nhà đầu tư.
2. Điều kiện hỗ trợ
a) Đối tượng vay vốn có dự án đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt;
b) Có hợp đồng vay vốn thực hiện dự án đầu tư phát triển thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; nông nghiệp hữu cơ; sơ chế, bảo quản và chế biến các sản phẩm nông nghiệp đã được giải ngân tại các chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; việc hỗ trợ lãi vay chỉ thực hiện đối với khoản vay trả nợ đúng hạn, những khoản vay bị chuyển sang nợ quá hạn sẽ không được hỗ trợ kể từ thời điểm phát sinh nợ xấu;
c) Đối với Dự án thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ được hỗ trợ 50% mức hỗ trợ lãi vay sau khi được ngân hàng thương mại giải ngân; nếu hết thời gian quy định hưởng hỗ trợ lãi vay, sản phẩm của dự án được cấp giấy chứng nhận VietGAP, VietGAHP, GlobalGAP và hữu cơ theo quy định thì được hỗ trợ 50% mức hỗ trợ lãi vay còn lại. Trường hợp hết thời gian quy định được hỗ trợ lãi vay nhưng chưa được cấp chứng nhận theo quy định thì ngưng việc hỗ trợ 50% mức hỗ trợ lãi vay còn lại; trong quá trình sản xuất không được cơ quan chức năng chứng nhận sản phẩm của dự án đạt tiêu chuẩn VietGAP, VietGAHP, GlobalGAP và hữu cơ mà không chứng minh được việc thực hiện để chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn trên thì thu hồi phần đã hỗ trợ;
d) Đối với dự án đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khi có biên bản nghiệm thu nội dung, khối lượng công việc đã hoàn thành theo dự án được phê duyệt được hỗ trợ 100% mức hỗ trợ lãi vay theo quy định;
đ) Đối với dự án sơ chế, bảo quản và chế biến sản phẩm nông nghiệp khi có biên bản nghiệm thu nội dung, khối lượng công việc đã hoàn thành theo dự án được phê duyệt và đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định được hỗ trợ 100% mức hỗ trợ lãi vay.
Điều 3. Mức trần vốn vay được hỗ trợ
1. Đối với pháp nhân: Mức vốn vay được hỗ trợ lãi vay không vượt quá 20 tỷ đồng/dự án; riêng đối với dự án đầu tư nhà máy chế biến các loại rau quả, cây ăn trái; dự án giết mổ hiện đại (phá lốc, đông lạnh) mức vốn vay được hỗ trợ lãi vay không vượt quá 40 tỷ đồng/dự án.
2. Đối với cá nhân: Mức vốn vay được hỗ trợ lãi vay không vượt quá 10 tỷ đồng/dự án.
1. Các dự án đầu tư phát triển thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
a) Nhóm dự án lĩnh vực trồng trọt, gồm:
Sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, an toàn và hiệu quả cao đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; tập trung vào sản xuất lúa gạo chất lượng cao; các loại rau quả, cây ăn trái;
Quy mô dự án đầu tư: Áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt có diện tích tối thiểu gắn với quy mô diện tích cánh đồng lớn trở lên hoặc có giá trị đầu tư tối thiểu từ 5 tỷ đồng/dự án trở lên.
b) Nhóm dự án lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản, gồm:
Chăn nuôi bò thịt, gia cầm (gà thịt lông màu); thủy sản nuôi tôm càng xanh các loại cá bản địa mà địa phương có thể mạnh áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAHP, GlobalGAP);
Quy mô đầu tư: Dự án chăn nuôi bò thịt 300 con/năm trở lên, gà thịt lông màu 5.000 con/lứa trở lên hoặc đạt tiêu chuẩn VietGAHP; dự án nuôi trồng thủy sản diện tích mặt nước từ 05 ha trở lên hoặc có giá trị đầu tư tối thiểu 10 tỷ đồng/dự án trở lên.
c) Mức hỗ trợ lãi vay và thời gian hỗ trợ:
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt: Mức hỗ trợ lãi vay là 2%/năm trên số vốn vay theo quy định tại Điều 3; thời gian hỗ trợ không quá 2 năm; đối với cây ăn trái, rau, hoa trong nhà màng, nhà kính thời gian hỗ trợ không quá 5 năm.
2. Các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
a) Nhóm dự án công nghệ sinh học:
Sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp: Phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh; thuốc bảo vệ thực vật, thuốc điều hòa sinh trưởng, chế phẩm xử lý môi trường có nguồn gốc sinh học;
Lai tạo giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản có ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử để tạo ra các giống cây, con mới có các đặc tính ưu việt (năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng kháng bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu);
Ứng dụng công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào, đột biến phóng xạ đối với cây trồng, vật nuôi và công nghệ tế bào động vật trong đông lạnh tinh, phôi và cấy chuyển hợp tử, phân biệt giới tính, thụ tinh ống nghiệm sản xuất giống vật nuôi phù hợp điều kiện của tỉnh;
Sản xuất vắc-xin thú y để phòng bệnh cho vật nuôi;
Sản xuất giống cây trồng (sản xuất hạt giống lai hoặc giống cấy mô hoặc chiết, ghép, giâm cành nhân nhanh giống) có năng suất, chất lượng cao phù hợp nhu cầu phát triển nông nghiệp địa phương, đạt tiêu chuẩn theo quy định;
Sản xuất heo giống (từ giống ông, bà trở lên) có năng suất, chất lượng cao và bảo đảm cung cấp con giống đạt tiêu chuẩn phục vụ phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh;
Ứng dụng công nghệ vi sinh, enzym và protein ứng dụng sản xuất quy mô công nghiệp các chế phẩm sinh học dùng trong dinh dưỡng, bảo vệ cây trồng, vật nuôi;
Công nghệ sinh học (nghiên cứu thiên địch) trong quản lý và phòng trừ dịch sâu, bệnh hại cây trồng nông lâm nghiệp; sinh học phân tử và miễn dịch học, vi sinh vật học trong phòng, trị một số loại dịch bệnh nguy hiểm đối với thủy sản;
Quy mô đầu tư dự án có giá trị đầu tư tối thiểu 5 tỷ đồng/dự án trở lên.
b) Nhóm dự án công nghệ tự động hóa:
Cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản sau thu hoạch các loại rau, quả;
Tự động hóa trong tưới tiêu, kết hợp dinh dưỡng trong canh tác rau quả, hoa, nấm ăn, nấm dược liệu trong nhà kính, nhà màng;
Tự động hóa, bán tự động trong quá trình chăn nuôi quy mô lớn đối với bò thịt, gia cầm (gà thịt lông màu), thâm canh nuôi trồng thủy sản tôm càng xanh, các loại cá bản địa mà địa phương có thể mạnh đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo quy định; chăn nuôi quy mô công nghiệp thì áp dụng cho tất cả sản phẩm vật nuôi;
Quy mô đầu tư dự án có giá trị đầu tư tối thiểu 5 tỷ đồng/dự án trở lên.
c) Nhóm dự án kỹ thuật canh tác, nuôi trồng:
Ứng dụng kỹ thuật canh tác (không dùng đất): Thủy canh, khí canh, trồng cây trên giá thể, màng dinh dưỡng; công nghệ tưới phun, tưới nhỏ giọt có hệ thống điều khiển tự động, bán tự động; công nghệ nhà kính, nhà lưới, nhà màng có hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động; thâm canh và quản lý cây trồng tổng hợp (ICM); công nghệ nuôi thâm canh, nuôi siêu thâm canh thủy sản và xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản;
Nhân giống và sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu trong nhà màng, nhà kính có hệ thống điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng thích hợp;
Sản xuất các loại rau, quả, hoa lan trong nhà lưới, nhà màng, nhà kính áp dụng công nghệ thủy canh hoặc tưới nước tiết kiệm, điều tiết tự động dinh dưỡng, ánh sáng;
Chăn nuôi bò thịt, gia cầm (gà thịt lông màu); thủy sản nuôi tôm càng xanh các loại cá bản địa mà địa phương có thể mạnh đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo quy định; chăn nuôi quy mô công nghiệp thì áp dụng cho tất cả sản phẩm vật nuôi;
Quy mô dự án đầu tư:
Lĩnh vực trồng trọt áp dụng theo quy mô diện tích tối thiểu cánh đồng lớn trở lên hoặc giá trị đầu tư tối thiểu 5 tỷ đồng/dự án trở lên;
Lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản: Dự án chăn nuôi heo giống (ông, bà trở lên) từ 100 con/năm trở lên; dự án chăn nuôi bò thịt 500 con/năm trở lên, gà thịt lông màu 10.000 con/lứa trở lên theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp; dự án nuôi trồng thủy sản diện tích mặt nước từ 05 ha trở lên hoặc giá trị đầu tư tối thiểu 10 tỷ đồng/dự án trở lên.
d) Nhóm dự án lĩnh vực sơ chế, bảo quản và chế biến:
Đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm khép kín có hệ thống pha lốc, đông lạnh đạt tiêu chuẩn chất lượng HACCP, GMP, SSOP; an toàn thực phẩm;
Sơ chế, bảo quản và chế biến các loại rau, củ quả; cây ăn quả bảo đảm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo các quy định hiện hành;
Ứng dụng công nghệ chiếu xạ, công nghệ xử lý hơi nước nóng, công nghệ xử lý nước nóng, công nghệ sấy lạnh, sấy nhanh trong bảo quản nông sản;
Ứng dụng công nghệ mới trong bảo quản và chế biến nông sản: công nghệ bao gói khí quyển kiểm soát; công nghệ bảo quản lạnh nhanh kết hợp với chất hấp thụ etylen để bảo quản rau, hoa, quả tươi;
Quy mô dự án đầu tư: Dự án giết mổ gia súc, gia cầm công suất giết mổ ngày - đêm đạt tối thiểu là 400 con gia súc hoặc 4.000 con gia cầm hoặc 200 con gia súc và 2.000 con gia cầm; hoặc dự án có giá trị đầu tư tối thiểu 5 tỷ đồng/dự án trở lên.
e) Mức hỗ trợ lãi vay và thời gian hỗ trợ:
Nhóm dự án lĩnh vực công nghệ sinh học và công nghệ tự động hóa: Mức hỗ trợ lãi vay là 2,5%/năm trên số vốn vay theo quy định tại Điều 3, thời gian hỗ trợ không quá 3 năm;
Nhóm dự án lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản: Mức hỗ trợ lãi vay là 2,5%/năm trên số vốn vay theo quy định tại Điều 3, thời gian hỗ trợ không quá 3 năm;
Nhóm dự án lĩnh vực sơ chế, bảo quản và chế biến; giết mổ gia súc, gia cầm: mức hỗ trợ lãi vay là 3%/năm trên số vốn vay theo quy định tại Điều 3, thời gian hỗ trợ không quá 5 năm.
3. Các dự án nông nghiệp hữu cơ
a) Nhóm dự án lĩnh vực trồng trọt:
Sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có chất lượng, an toàn và hiệu quả cao, đạt tiêu chuẩn hữu cơ, sản xuất lúa gạo hàng hóa chất lượng cao; các loại rau quả, cây ăn trái;
Quy mô dự án đầu tư: Dự án nông nghiệp hữu cơ diện tích từ 05 ha trở lên hoặc có giá trị đầu tư 5 tỷ đồng trở lên/dự án.
b) Nhóm dự án lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản:
Khuyến khích phát triển chăn nuôi bò thịt, heo gia cầm (gà thịt lông màu); thủy sản nuôi tôm càng xanh, các loại cá bản địa mà địa phương có thể mạnh đạt tiêu chuẩn hữu cơ;
Quy mô dự án đầu tư:
Dự án chăn nuôi heo giống (ông, bà trở lên) từ 50 con/năm trở lên; chăn nuôi heo thịt 500 con/năm trở lên; bò thịt 100 con/năm trở lên; gà thịt lông màu 5.000 con/lứa trở lên;
Dự án nuôi trồng thủy sản diện tích mặt nước từ 05 ha trở lên hoặc có giá trị đầu tư 10 tỷ đồng trở lên/dự án.
c) Mức hỗ trợ lãi vay và thời gian hỗ trợ
Mức hỗ trợ lãi vay là 3%/năm trên số vốn vay theo quy định tại Điều 3 thời gian hỗ trợ không quá 5 năm.
Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ lãi vay phát triển thực hành nông nghiệp tốt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017-2021 từ nguồn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết, định kỳ có đánh giá, báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả thực hiện; phê duyệt các dự án đầu tư để hỗ trợ lãi vay cho các đối tượng theo quy định.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh Khóa IX Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 27 tháng 9 năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 15 tháng 11 năm 2017./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ lãi vay phát triển thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019-2025
- 2 Quyết định 47/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần năm 2019
- 3 Quyết định 47/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần năm 2019
- 1 Nghị quyết 39/2017/NQ-HĐND về sửa đổi Nghị quyết 64/2016/NQ-HĐND về Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2 Nghị quyết 26/2017/NQ-HĐND về bổ sung Điều 1, Nghị quyết 33/2016/NQ-HĐND về Quy định chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2021
- 3 Nghị quyết 31/NQ-HĐND năm 2017 về kết quả giám sát tình hình thực hiện Nghị quyết 33/2016/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2017-2021
- 4 Nghị quyết 71/2017/NQ-HĐND về sửa đổi Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp được kèm theo Nghị quyết 254/2016/NQ-HĐND do tỉnh Long An ban hành
- 5 Nghị quyết 138/2017/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 6 Quyết định 4106/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh kế hoạch tổng thể dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp - LCASP giai đoạn 2013-2018 tỉnh Bình Định
- 7 Nghị quyết 118/2017/NQ-HĐND hỗ trợ lãi suất cho vay đầu tư phát triển loại hình du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 8 Quyết định 09/2017/QĐ-UBND quy định hỗ trợ, cho vay ưu đãi và hỗ trợ lãi vay vốn của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk
- 9 Quyết định 231/2017/QĐ-UBND Quy định về cơ chế hỗ trợ lãi suất vay và cơ chế trợ giá cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 10 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 11 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 12 Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 13 Quyết định 66/2014/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14 Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 15 Luật Công nghệ cao 2008
- 1 Quyết định 231/2017/QĐ-UBND Quy định về cơ chế hỗ trợ lãi suất vay và cơ chế trợ giá cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 2 Quyết định 09/2017/QĐ-UBND quy định hỗ trợ, cho vay ưu đãi và hỗ trợ lãi vay vốn của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk
- 3 Nghị quyết 118/2017/NQ-HĐND hỗ trợ lãi suất cho vay đầu tư phát triển loại hình du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 4 Quyết định 4106/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh kế hoạch tổng thể dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp - LCASP giai đoạn 2013-2018 tỉnh Bình Định
- 5 Nghị quyết 26/2017/NQ-HĐND về bổ sung Điều 1, Nghị quyết 33/2016/NQ-HĐND về Quy định chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2021
- 6 Nghị quyết 39/2017/NQ-HĐND về sửa đổi Nghị quyết 64/2016/NQ-HĐND về Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 7 Nghị quyết 138/2017/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 8 Nghị quyết 71/2017/NQ-HĐND về sửa đổi Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp được kèm theo Nghị quyết 254/2016/NQ-HĐND do tỉnh Long An ban hành
- 9 Nghị quyết 31/NQ-HĐND năm 2017 về kết quả giám sát tình hình thực hiện Nghị quyết 33/2016/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2017-2021
- 10 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ lãi vay phát triển thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019-2025
- 11 Quyết định 47/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần năm 2019