Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/2010/NQ-HĐND

Cao Bằng, ngày 9 tháng 7 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT SẢN PHẨM HÀNG HOÁ MỚI TRONG NÔNG, LÂM NGHIỆP TỈNH CAO BẰNG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
KHOÁ XIV KỲ HỌP THỨ 21

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Quyết định số 162/2008/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến nông, khuyến ngư ở địa bàn khó khăn.

Xét Tờ trình số 1200/TTr-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc đề nghị phê chuẩn Chính sách hỗ trợ sản xuất sản phẩm hàng hoá mới trong nông lâm nghiệp tỉnh Cao Bằng;

Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê chuẩn Chính sách hỗ trợ sản xuất sản phẩm hàng hoá mới trong nông, lâm nghiệp tỉnh Cao Bằng (có nội dung chính sách kèm theo).

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Điều 4. Nghị quyết có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng khoá XIV kỳ họp thứ 21 thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Hà Ngọc Chiến

 

CHÍNH SÁCH

HỖ TRỢ SẢN XUẤT SẢN PHẨM HÀNG HÓA MỚI TRONG NÔNG, LÂM NGHIỆP TỈNH CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 27/2010/NQ-HĐND ngày 09 tháng 7 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Chính sách này hỗ trợ cho sản xuất sản phẩm hàng hóa mới trong nông lâm nghiệp thực hiện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

2. Đối tượng áp dụng

a) Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh Cao Bằng (sau đây được gọi chung là nhà đầu tư) tổ chức sản xuất hàng hoá mới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;

b) Các hộ nông dân trực tiếp tham gia sản xuất hàng hóa mới.

Điều 2. Tiêu chí xác định sản phẩm hàng hóa mới trong nông lâm nghiệp

Sản phẩm hàng hóa mới trong nông lâm nghiệp là sản phẩm đáp ứng đủ 3 tiêu chí sau:

1. Có giá trị kinh tế cao

a) Đối với các loại cây trồng ngắn ngày, cây ăn quả có tổng giá trị sản phẩm từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên; cây lâm nghiệp có giá trị sản phẩm bình quân 30 triệu đồng/ha/năm;

b) Sản phẩm thủy sản có giá trị từ 80 triệu đồng/ha/năm;

c) Chăn nuôi: là các giống vật nuôi mới được nhập về hoặc các loại vật nuôi truyền thống nhưng được tổ chức sản xuất áp dụng tiến bộ kỹ thuật tạo ra khối lượng hàng hóa lớn để đưa ra thị trường;

2. Có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định trong và ngoài nước;

3. Chưa phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung trên địa bàn tỉnh đối với đề án, dự án do cấp tỉnh phê duyệt; chưa phát triển thành vùng sản xuất tập trung trên địa bàn huyện, thị xã đối với đề án, dự án do cấp huyện, thị xã phê duyệt.

Điều 3. Điều kiện được hỗ trợ

1. Có dự án, đề án phát triển sản phẩm hàng hóa, trong đó có nghiên cứu đánh giá thị trường tiêu thụ sản phẩm. Dự án, đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt:

a) Đối với dự án sản xuất thử nghiệm dùng kinh phí khuyến nông do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt;

b) Dự án, đề án dùng nguồn kinh phí khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

c) Các dự án, đề án sản xuất sử dụng nguồn vốn khác do Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Sở có liên quan thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

d) Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã phê duyệt các đề án, dự án đối với nguồn vốn phân cấp cho huyện, thị xã.

2. Các nhà đầu tư là doanh nghiệp khi thực hiện dự án, đề án phải tuân thủ theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng.

Điều 4. Thời gian và hình thức hỗ trợ

1. Thời gian hỗ trợ

a) Đối với dự án, đề án sản xuất thử nghiệm thời gian hỗ trợ tối đa là 2 năm.

b) Đối với các dự án, đề án mở rộng sản xuất thời gian hỗ trợ 3 năm (các hộ nhận hỗ trợ năm đầu không được hỗ trợ từ ngân sách trong 2 năm sau, các hộ nhận được hỗ trợ trong năm thứ 2 không nhận được sự hỗ trợ trong năm thứ 3).

2. Hình thức hỗ trợ

a) Giống, vật tư sản xuất được hỗ trợ một lần bằng hiện vật cho hộ nông dân lần đầu tham gia dự án (các hộ đã tham gia thử nghiệm không được hỗ trợ khi tham gia dự án mở rộng sản xuất);

b) Các hỗ trợ khác được hỗ trợ trực tiếp cho nhà đầu tư.

Điều 5. Nguồn kinh phí

Nguồn kinh phí đầu tư hỗ trợ: sự nghiệp nông nghiệp, nghiên cứu khoa học, các chương trình dự án, nguồn ngân sách Trung ương và địa phương, nguồn vốn vay và các nguồn kinh phí khác. Hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ nguồn kinh phí hỗ trợ cho sản xuất sản phẩm hàng hóa mới theo dự án được phê duyệt, đảm bảo theo quy định hiện hành.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 6. Chính sách hỗ trợ sản xuất thử nghiệm phát triển sản xuất sản phẩm hàng hóa mới

Hỗ trợ cho cỏc dự ỏn sản xuất thử nghiệm, ỏp dụng kỹ thuật, cụng nghệ mới quy mụ vừa và nhỏ để phỏt triển sản phẩm hàng hóa mới. Mức hỗ trợ tối đa 250.000.000 đồng/dự án/năm. Trường hợp yêu cầu chi phí cao hơn 250 triệu đồng/dự ỏn/năm phải được phê duyệt của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Điều 7. Chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hoá

Những sản phẩm hàng hóa mới sau khi đã được sản suất thử nghiệm từ 1-2 vụ thành công khi đưa ra sản xuất đại trà được hỗ trợ từ nguồn ngân sách như sau:

1. Hỗ trợ sản xuất

a) Đối với các xã vùng III, xóm đặc biệt khó khăn thuộc xã vùng II

- Sản phẩm trồng trọt, lâm nghiệp: hỗ trợ 100% giá mua giống cây trồng, phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật;

- Sản phẩm chăn nuôi, thủy sản: hỗ trợ 100% giá mua con giống, 40% giá mua thức ăn chăn nuôi công nghiệp.

b) Đối với các xã, thị trấn, phường ngoài vùng III

- Sản phẩm trồng trọt, lâm nghiệp: hỗ trợ 40% giá mua giống cây trồng, phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật;

- Sản phẩm chăn nuôi, thủy sản: hỗ trợ 40% giá mua con giống, 20% giá mua thức ăn chăn nuôi công nghiệp.

c) Đối với cây, con nuôi đặc sản hoặc áp dụng công nghệ cao có mức đầu tư lớn mức hỗ trợ được xem xét quyết định cho từng trường hợp cụ thể.

d) Căn cứ để tính mức hỗ trợ

Định mức hỗ trợ giống vật tư theo quy trình sản xuất hoặc theo định mức được phê duyệt trong dự án.

2. Hỗ trợ công tác khuyến nông

a) Ngân sách hỗ trợ 100% chi phí tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho người sản xuất tại nơi tổ chức sản xuất hàng hoá;

b) Việc tập huấn cho nông dân áp dụng theo phương pháp lớp học hiện trường;

c) Trường hợp các chi phí khuyến nông không có trong quy định hiện hành thì áp dụng theo định mức được phê duyệt trong dự án.

3. Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất

Đối với vùng sản xuất hàng hóa có diện tích tập trung từ 30 ha trở lên, ngân sách hỗ trợ xây dựng đường giao thông nội vùng, hệ thống kênh mương, công trình sử lý chất thải mức hỗ trợ được phê duyệt trong dự án.

Điều 8. Các hỗ trợ khác cho nhà đầu tư

1. Mức hỗ trợ 70% chi phớ thực hiện cho các công việc sau:

a) Thông tin thương mại, tuyờn truyền xuất khẩu; quảng cáo sản phẩm trên Đài Phát thanh - Truyền hỡnh Cao Bằng, Báo Cao Bằng;

b) Chi phí thuờ gian hàng tại hội chợ triển lóm trong nước.

2. Mức hỗ trợ 50% chi phớ thực hiện cho các công việc sau:

a) Chi phí khảo sỏt tỡm kiếm thị trường ngoài nước: điều kiện nhận được hỗ trợ là sau chuyến đi kư được hợp đồng sản xuất hoặc hợp đồng tiêu thụ sản phẩm trị giá hợp đồng từ 3 tỷ đồng trở lên;

b) Hỗ trợ lần đầu việc cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn; thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; quy tŕnh thực hành chăn nuôi tốt; thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu.

3. Xây dựng thương hiệu sản phẩm, nhăn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lư, nhăn hiệu hàng hóa được áp dụng theo Nghị quyết số 09/2009/NQ-HĐND ngày 17 thỏng 7 năm 2009 về ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Điều 9. Cơ chế hỗ trợ, giám sát thực hiện dự án, đề án

a) Ngân sách hỗ trợ giống, vật tư sản xuất cho nông dân được thông qua nhà đầu tư;

b) Vốn chi quy định tại khoản 2, 3 của Điều 7 và Điều 8 được hỗ trợ trực tiếp cho Nhà đầu tư;

c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Tài chính giám sát kết quả thực hiện dự án, đề án và thanh quyết toán từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp, Sở Khoa học và Công nghệ giám sát các dự án từ nguồn vốn nghiên cứu khoa học; Ủy ban nhân dân huyện, thị xã giám sát việc thực hiện các dự án, đề án do huyện, thị phê duyệt;

d) Đình chỉ hoạt động thực hiện dự án, đề án và thu hồi vốn cấp trong trường hợp Nhà đầu tư không tổ chức thực hiện dự án trong vòng 6 tháng kể từ khi nhận được vốn hỗ trợ hoặc sử dụng vốn sai mục đích./.