Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/NQ-HĐND

Sơn La, ngày 14 tháng 12 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 3

Căn cứ Luật Tổ chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định 1959/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

Xét đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số 298/TTr-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2016; Báo cáo thẩm tra số 136/BC-KTNS ngày 10 tháng 12 năm 2016 của Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 - 2020 (có Kế hoạch chi tiết kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết.

2. Thường trực HĐND, các Ban HĐND, tổ đại biểu hđnd và các vị đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được HĐND tỉnh Sơn La khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 14 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày được thông qua./. 

 

Nơi nhận:
- UB TVQH; Chính phủ;
- VP QH; VP Chính phủ; VP CTN;
- Các Bộ: Nông nghiệp & PTNT; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Tư pháp;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Vụ Pháp chế- Bộ NN&PTNT;
- Vụ hoạt động ĐBVP Quốc hội; Vụ 3 VPCP;
- BTV Tỉnh ủy, TT HĐND, UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu QH tỉnh, Đại biểu HĐND tỉnh;
- UBMT Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể;
- BTV huyện ủy, TT HĐND, UBND huyện, thành phố;
- TT HĐND xã, phường, thị trấn;
- Lãnh đạo, CV VPTU, HĐND, UBND tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Hoàng Văn Chất

 

KẾ HOẠCH

BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2016 của HĐND tỉnh Sơn La)

I. MỤC TIÊU

1. Bảo vệ vững chắc diện tích rừng hiện có, góp phần bảo vệ nguồn nước và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Phấn đấu nâng độ che phủ rừng toàn tỉnh lên 50% vào năm 2020;

2. Nâng cao giá trị của rừng gắn với triển khai có hiệu quả chủ trương tái cơ cấu ngành lâm nghiệp; ưu tiên phát triển cây ăn quả trên đất dốc, cây lâm sản ngoài gỗ, các cây đa mục tiêu để người làm nghề rừng thực sự có thu nhập, từng bước làm giàu từ rừng và thay thế cây lương thực ở những nơi không có điều kiện thâm canh, năng suất thấp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường;

3. Xây dựng phát triển rừng phải gắn liền với khai thác sử dụng, hưởng lợi từ rừng, kinh doanh, chế biến tiêu thụ lâm sản nhằm phát triển thị trường lâm sản hàng hóa thúc đẩy kinh tế rừng phát triển bền vững; phát huy vai trò hạt nhân của doanh nghiệp, hợp tác xã trong trồng rừng, chế biến và tiêu thụ lâm sản. Tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo và đảm bảo an ninh, quốc phòng gắn với bảo vệ môi trường tại địa phương.

II. CHỈ TIÊU BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẾN NĂM 2020

1. Bảo vệ rừng

- Quản lý bảo vệ vững chắc 599.463 ha rừng hiện có. Trong đó: rừng tự nhiên là 573.593ha; rừng trồng: 25.870ha. 

- Nâng tỷ lệ độ che phủ rừng từ 42,3% năm 2015 lên 50% vào năm 2020.

2. Phát triển rừng

- Trồng rừng tập trung 27.000 ha, trong đó: trồng rừng theo Quyết định số 57/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là 16.532 ha; trồng rừng dự án ODA (Jica3) là 3.310 ha; trồng lại rừng sau khai thác 1.000 ha; trồng rừng thay thế do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng 2.000 ha và thu hút các nguồn vốn đầu tư khác 4.158 ha (trong đó: diện tích rừng trồng đảm bảo tiêu chí khép tán thành rừng khoảng 14.000 đến 15.000 ha);

 - Khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng 106.600 ha (trong đó: diện tích khoanh nuôi đủ tiêu chí thành rừng khoảng 90.000 đến 91.000 ha);

- Trồng cây phân tán 5 triệu cây (bình quân 1,0 triệu cây/năm).

3. Khai thác sử dụng rừng

Khai thác rừng trồng sản xuất, tận dụng rừng tự nhiên đảm bảo nhu cầu lâm sản tại chỗ cho nhân dân và đáp ứng nhu cầu sản xuất của các nhà máy chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

a) Khai thác gỗ

- Khai thác rừng trồng: 600ha/năm, tương đương 36.000m3/năm;

- Khai thác rừng tự nhiên: 60.000m3/năm (khai thác phục vụ nhu cầu hàng năm và khai thác tận dụng).

b) Khai thác tre, nứa: Khai thác bình quân 5,0 triệu cây/năm.

c) Khai thác lâm sản ngoài gỗ

- Khai thác nhựa thông: bình quân 182 tấn/năm.

- Quả Sơn tra (bình quân 8.000 tấn/năm) và một số loại quả khác khi chuyển diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng sang trồng cây ăn quả trên đất dốc.

- Song mây: bình quân 300 tấn/năm;

Ngoài ra còn thu hái ở rừng tự nhiên các loài dược liệu, đồ thủ công gia dụng như Đẳng sâm, Hoài sơn, Hà thủ ô, Bông chít,... và một số loại măng, hoa quả, rau rừng khác phục vụ nhu cầu người dân.

d) Xây dựng cơ sở hạ tầng bảo vệ và phát triển rừng

Nâng cấp vườn ươm 04 vườn; đường lâm nghiệp 110 km; đường băng cản lửa 92 km; trạm bảo vệ rừng 33 trạm; chòi canh lửa 16 chòi; rừng giống cây lâm nghiệp 209 ha.

(Chi tiết chỉ tiêu khối lượng có Phụ lục số 01, 02, 03 kèm theo)

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tổ chức thực hiện quy hoạch và quản lý đất lâm nghiệp

a) Rà soát, điều chỉnh quy hoạch lại 3 loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) sau kết quả kiểm kê rừng theo hướng xác định rõ quy mô, diện tích 3 loại rừng ổn định trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, điều chỉnh một phần diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng đủ điều kiện sang trồng cây ăn quả trên đất dốc, cây lâm nghiệp đa mục tiêu, cây lâm sản ngoài gỗ và giành diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội;

b) Hoàn thiện các quy hoạch, xác lập các khu rừng phòng hộ, đặc dụng: Rừng phòng hộ Quỳnh Nhai, huyện Quỳnh Nhai; Rừng di tích lịch sử - Văn hóa Đền vua Lê Thái Tông, thành phố Sơn La; và Rừng di tích lịch sử bản Nhọt, xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La (Khu rừng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp); Quy hoạch bảo tồn và Phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La đến năm 2020;

c) Thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp; xử lý nghiêm đối với các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng bản, các tổ chức được giao đất lâm nghiệp, giao rừng không sử dụng đúng mục đích lâm nghiệp. Đồng thời tập trung giải quyết dứt điểm những vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng còn tồn động chưa xử lý được.

2. Rà soát, ban hành cơ chế, chính sách về bảo vệ và phát triển rừng bảo đảm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ

a) Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển đổi diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng đang canh tác nương rẫy đảm bảo đủ điều kiện chuyển sang trồng cây ăn quả.

b) Nghiên cứu xây dựng, ban hành Nghị quyết hỗ trợ hợp tác xã trồng cây ăn quả trên đất dốc; xây dựng mô hình, cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ giữa người có đất lâm nghiệp và các tổ chức, doanh nghiệp có vốn trồng cây ăn quả trên đất dốc.

c) Rà soát lại các chính sách đã ban hành; nghiên cứu xây dựng và ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển lâm sản ngoài gỗ, cây lâm nghiệp đa mục tiêu trong đó cân đối, bố trí từ ngân sách địa phương hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã trong chuyển giao kỹ thuật, trồng, chăm sóc, thu mua, bảo quản và tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ.

d) Cơ chế, chính sách hỗ trợ trồng cây phân tán dọc hành lang giao thông; khuôn viên các cơ quan đơn vị.

3. Xây dựng và triển khai hiệu quả các đề án, dự án trọng điểm về công tác bảo vệ và phát triển rừng

a) Tiếp tục triển khai các đề án, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trong kế hoạch đầu tư trung hạn 2016 - 2020)

- Dự án bảo vệ và Phát triển rừng (theo 16 dự án đã được tỉnh phê duyệt);

- Dự án phát triển giống cây lâm nghiệp;

- Dự án nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng;

- Dự án phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020;

- Dự án quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững và Dự án phát triển rừng bền vững vùng Tây Bắc (Dự án Jica3);

b) Xây dựng mới các Đề án, dự án trọng điểm

- Dự án trồng tre, mây và lâm sản ngoài gỗ các lòng hồ thủy điện Hòa Bình; Sơn La; Ngọc Chiến và Huổi Quảng (theo Quyết định số 63-QĐ/TU ngày 10  tháng 12 năm 2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy);

- Đề án trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020 (thực hiện Thông báo số 120-TB/TU ngày 30 tháng 11 năm 2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy);

- Đề án quản lý khai thác bền vững rừng trồng trên địa bàn tỉnh;

- Đề án nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020;

- Đề án nâng cao năng lực theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp;

- Triển khai thực hiện các mô hình điểm về công tác bảo vệ và phát triển rừng (mỗi huyện lựa chọn ít nhất 01 xã trên địa bàn để thực hiện đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2017).

c) Các dự án kêu gọi thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế 

- Dự án phát triển vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy ván tre ghép thanh trên địa bàn huyện Mộc Châu và Vân Hồ;

- Dự án đầu tư nhà máy chế biến các sản phẩm từ quả macadamia gắn với phát triển vùng nguyên liệu macadamia với mục tiêu tạo vùng nguyên liệu tập trung kết hợp với sử dụng nguồn lao động dồi dào của địa phương trên địa bàn huyện Thành phố Sơn La, Mai Sơn, Thuận Châu;

- Dự án chế biến sản phẩm từ quả Sơn Tra, dược liệu và các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ.

- Dự án chế biến ván MDF, ván dăm, tre ép công nghiệp tại một số huyện: Phù Yên, Mường La, Sông Mã,...

4. Rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, đào tạo tập huấn hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã lâm nghiệp và cộng đồng thôn bản và các chủ rừng

a) Tổ chức lại các Ban quản lý dự án Bảo vệ và Phát triển rừng các huyện, thành phố về các Hạt Kiểm lâm theo theo Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 01 tháng 02 năm 2013 của Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

b) Tiếp tục hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động các Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12 tháng 3 năm 2014 của Bộ Chính trị;

c) Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ ngành lâm nghiệp trên toàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, trong đó tập trung tổ chức tập huấn cho lực lượng Kiểm lâm địa bàn, cán bộ Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng, cán bộ phụ trách công tác lâm nghiệp huyện, xã và bản;

d) Hỗ trợ các doanh nghiệp lâm nghiệp, các hợp tác xã lâm nghiệp, các chủ rừng tiếp cận các nguồn vốn, khoa học, kỹ thuật trong trồng rừng, ươm giống cây lâm nghiệp, kinh doanh rừng và chế biến, tiêu thụ lâm sản;

e) Nâng cao vai trò của cộng đồng bản trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp. Hỗ trợ cộng đồng và các chủ rừng chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng gắn với sử dụng hiệu quả tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng và các chương trình, dự án lâm nghiệp khác.

5. Tập trung rà soát danh mục, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật cây trồng lâm nghiệp và tài liệu hóa các hướng dẫn

a) Rà soát bổ sung tiêu chuẩn, danh mục cơ cấu cây phân tán, cây trồng rừng trồng rừng trên địa bàn tỉnh trong đó tập trung ưu tiên bổ sung các loài cây bản địa, cây ăn quả, cây lâm nghiệp đa mục tiêu và cây lâm sản ngoài gỗ;

b) Nghiên cứu rà soát bổ sung danh mục, tiêu chuẩn, đơn giá giống cây ăn quả vào tập đoàn cơ cấu giống cây trồng rừng và hướng dẫn trồng cây ăn quả trên đất lâm nghiệp theo các chương trình, dự án chính sách phát triển rừng trên địa bàn tỉnh;

c) Tăng cường công tác quản lý giống cây trồng nông lâm nghiệp, quản lý chặt chẽ về tiêu chuẩn, nguồn gốc xuất xứ giống cây trồng. Xây dựng thương hiệu và phát triển một số sản phẩm lâm sản trên địa bàn tỉnh;

d) Tiếp tục tài liệu hóa các hướng dẫn trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, trồng rừng, phát triển rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp ... xây dựng sổ tay Kiểm lâm địa bàn.

6. Về nhu cầu vốn và cơ chế huy động các nguồn vốn

a) Tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 là: khoảng 1.030.000 triệu đồng, trong đó huy động từ các nguồn:

- Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương là 270.000 triệu đồng;

- Nguồn ngân sách địa phương 60.000 triệu đồng;

- Nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng 500.000 triệu đồng;

- Vốn thu hút ODA: 60.000 triệu đồng;

- Vốn huy động từ tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp 140.000 triệu đồng.

b) Cơ chế huy động các nguồn vốn

- Lồng ghép kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình, dự án khác trên cùng địa bàn để nâng cao hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái;

- Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ (theo Thông báo số 916/BKHĐT-TH ngày 05 tháng 02 năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư);

- Huy động nguồn đầu tư từ các tổ chức quốc tế (Jica, KFW, WB,….) thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác, bao gồm: Nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuế tài nguyên và nguồn lực của các thành phần kinh tế khác.

7 . Về hợp tác quốc tế

a) Tăng cường vận động, thu hút nguồn vốn ODA nhằm phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng. Thông qua Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp cận các tổ chức tài chính WB, KfW, Jica… và nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam (VNFF), Quỹ Bảo tồn Việt Nam (VCF), Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF); cơ chế giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất rừng và suy thoái rừng (Redd+);

b) Từng bước tiếp cận tạo điều kiện và cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI từ các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt trong lĩnh vực trồng rừng nguyên liệu công nghiệp, chế biến lâm sản và chuyển giao công nghệ.

8. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển kinh tế rừng

- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và nhân dân về công tác bảo vệ và phát triển rừng; về giá trị kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh của rừng;

- Tăng cường giáo dục, phổ biến sâu rộng trong cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển rừng./.

 

PHỤ LỤC SỐ 01

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2016 của HĐND tỉnh Sơn La)

Stt

Hạng mục

ĐVT

Toàn tỉnh

Chia ra các huyện, thành phố

TP Sơn La

Quỳnh Nhai

Thuận Châu

Mường La

Bắc Yên

Phù Yên

Vân Hồ

Mộc Châu

Yên Châu

Mai Sơn

Sông Mã

Sốp Cộp

Tổng diện tích tự nhiên

 

1,412,349

32,352

105,600

153,336

142,535

109,864

123,423

98,289

107,170

85,776

142,671

163,992

147,342

1

 Tỷ lệ che phủ rừng đến 2020

%

50.00%

33.07

52.79

54.17

49.89

48.46

50.31

61.41

51.56

51.66

41.40

44.00

53.63

 

 Trong đó: diện tích có rừng đến 2020

 

706,104

10,698

55,747

83,061

71,105

53,244

62,089

60,357

55,262

44,309

59,068

72,151

79,013

2

 Trồng rừng

Ha

27,000

782

2,983

4,104

2,017

1,321

2,203

2,510

2,424

2,129

2,206

2,007

2,314

2.1

Trồng rừng chương trình bảo vệ PTR (QĐ số 57/QĐ-TTg)

 

16,532

624

1,183

1,234

1,417

1,021

1,603

1,040

1,254

1,829

1,906

1,707

1,714

2.2

Trồng rừng thay thế

 

2,000

 

1,000

 

300

100

100

200

 

 

 

 

300

2.3

 Trồng lại rừng sau KT

 

1,000

 

 

100

100

 

200

100

100

100

100

100

100

2.4

Nguồn thu hút khác

 

4,158

158

300

200

200

200

300

1000

1000

200

200

200

200

2.5

Trồng rừng ODA(dự án JICA)

 

3,310

 

500

2570

 

 

 

170

70

 

 

 

 

3

 Khoanh nuôi tái sinh rừng

Ha

106,600

2,000

18,000

18,000

6,000

11,000

6,000

5,000

5,600

3,000

8,000

12,000

12,000

4

Trồng cây phân tán

Nghìn Cây

5,000

230

371

508

466

419

413

415

499

424

387

456

412

 

PHỤ LỤC SỐ 02

KẾ HOẠCH KHOANH NUÔI, BẢO VỆ RỪNG VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2016 của HĐND tỉnh Sơn La)

STT

Hạng mục

ĐVT

 Toàn tỉnh

Chia ra các huyện, thành phố

TP Sơn La

Quỳnh Nhai

Thuận Châu

Mường La

Bắc Yên

Phù Yên

Vân Hồ

Mộc Châu

Yên Châu

Mai Sơn

Sông Mã

Sốp Cộp

Tổng diện tích tự nhiên

Ha

1,412,349

32,352

105,600

153,336

142,535

109,864

123,423

98,289

107,170

85,776

142,671

163,992

147,342

I

Diện tích rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Bảo vệ rừng hiện còn 2015

Ha

599,452

9,919

39,101

64,050

64,752

42,194

55,956

55,198

49,164

40,993

51,187

60,238

66,702

 -

Rừng tự nhiên

Ha

578,447

9,124

38,000

62,074

62,106

41,806

52,589

50,358

48,297

39,622

49,438

59,235

65,800

 -

Rừng trồng

Ha

21,005

795

1,101

1,976

2,647

388

3,367

4,840

868

1,371

1,749

1,003

902

2

Diện tích có rừng đến năm 2020

Ha

706,104

10,698

55,747

83,061

71,105

53,244

62,089

60,357

55,262

44,309

59,068

72,151

79,013

II

Khoanh nuôi tái sinh rừng

Ha

106,600

2,000

18,000

18,000

6,000

11,000

6,000

5,000

5,600

3,000

8,000

12,000

12,000

III

Độ che phủ rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Độ che phủ rừng năm 2015

%

42.4

30.7

37.0

41.8

45.4

38.4

45.3

56.2

45.9

47.8

35.9

36.7

45.3

2

Độ che phủ rừng đến năm 2020 ước đạt

%

50.0

33.07

52.79

54.17

49.89

48.46

50.31

61.41

51.56

51.66

41.40

44.00

53.63

 

PHỤ LỤC SỐ 03

KẾ HOẠCH TRỒNG RỪNG VÀ TRỒNG CÂY PHÂN TÁN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2016 của HĐND tỉnh Sơn La)

STT

Hạng mục

ĐVT

Toàn tỉnh

Chia ra các huyện, thành phố

TP Sơn La

Quỳnh Nhai

Thuận Châu

Mường La

Bắc Yên

Phù Yên

Vân Hồ

Mộc Châu

Yên Châu

Mai Sơn

Sông Mã

Sốp Cộp

1

 Trồng rừng

 Ha

27,000

782

2,983

4,104

2,017

1,321

2,203

2,510

2,424

2,129

2,206

2,007

2,314

1.1

Trồng rừng chương trình bảo vệ PTR (QĐ số 57/QĐ-TTg)

 

16,532

624

1,183

1,234

1,417

1,021

1,603

1,040

1,254

1,829

1,906

1,707

1,714

-

Năm 2016

 

4,580

80

400

400

400

400

400

400

400

400

400

500

400

-

Năm 2017

 

3,950

150

300

300

300

200

400

300

300

400

500

400

400

-

Năm 2018

 

3,550

150

200

200

300

200

350

250

300

400

500

300

400

-

Năm 2019

 

2,940

150

150

200

250

150

300

90

200

350

400

300

400

-

Năm 2020

 

1,512

94

133

134

167

71

153

-

54

279

106

207

114

1.2

Trồng rừng thay thế

 

2,000

 

1,000

 

300

100

100

200

 

 

 

 

300

1.3

 Trồng lại rừng sau khai thác

 

1,000

 

 

100

100

 

200

100

100

100

100

100

100

1.4

Nguồn thu hút khác

 

4,158

158

300

200

200

200

300

1000

1000

200

200

200

200

1.5

Trồng rừng ODA (dự án JICA)

 

3,310

 

500

2570

 

 

 

170

70

 

 

 

 

2

Trồng cây phân tán

Nghìn.Cây

5,000

230

371

508

466

419

413

415

499

424

387

456

412