CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/NQ-CP | Hà Nội, ngày 04 tháng 3 năm 2023 |
VỀ VIỆC TIẾP TỤC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THUỐC, TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
QUYẾT NGHỊ:
1. Sửa đổi khoản 4 Nghị quyết số 144/NQ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ như sau:
“Cho phép tiếp tục thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng máy do nhà thầu cung cấp sau khi trúng thầu vật tư, hóa chất theo kết quả lựa chọn nhà thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Đấu thầu, như sau:
a) Đối với các hợp đồng được ký trước ngày 05 tháng 11 năm 2022: thực hiện theo thời hạn của hợp đồng.
b) Đối với các hợp đồng được ký từ ngày 05 tháng 11 năm 2022: thực hiện đến khi có văn bản quy phạm pháp luật quy định về vấn đề này, bao gồm cả các hợp đồng được ký theo hình thức mua sắm trực tiếp
Trường hợp hết thời hạn hợp đồng quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì được tiếp tục thanh toán đến khi sử dụng hết vật tư, hóa chất đã mua.”.
Chi phí khám bệnh, chữa bệnh của các dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng máy do nhà thầu cung cấp sau khi trúng thầu vật tư, hóa chất quy định tại khoản này được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán. Trường hợp hết thời hạn hợp đồng thì được tiếp tục thanh toán đến khi sử dụng hết vật tư, hóa chất đã mua.
a) Khi xây dựng giá gói thầu, trường hợp cùng một chủng loại trang thiết bị y tế nhưng có nhiều hãng sản xuất khác nhau, chủ đầu tư xem xét, quyết định việc giao Hội đồng khoa học của đơn vị thực hiện việc xây dựng tính năng, cấu hình kỹ thuật theo yêu cầu chuyên môn của đơn vị. Trên cơ sở tính năng, cấu hình kỹ thuật do Hội đồng khoa học xây dựng, đơn vị tổ chức lấy báo giá theo quy định tại điểm b khoản này.
b) Chủ đầu tư xác định giá gói thầu căn cứ ít nhất một trong các tài liệu sau đây:
- Giá thị trường được tham khảo từ báo giá của các nhà cung cấp theo một trong các hình thức sau đây:
Chủ đầu tư gửi thông báo mời chào giá với yêu cầu kỹ thuật lên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế hoặc cổng dịch vụ công trực tuyến về quản lý trang thiết bị y tế (https://dmec.moh.gov.vn) hoặc trang thông tin điện tử của đơn vị hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về đấu thầu trong thời gian tối thiểu 10 ngày. Hết thời gian thông báo mời chào giá, chủ đầu tư căn cứ số báo giá nhận được để làm cơ sở xây dựng giá gói thầu. Trường hợp chỉ có một hoặc hai nhà phân phối hoặc doanh nghiệp (sau đây gọi chung là nhà phân phối) cung cấp báo giá thì được sử dụng các báo giá đã nhận để làm cơ sở xây dựng giá gói thầu.
Chủ đầu tư được phép lấy báo giá trực tiếp từ nhà phân phối trong trường hợp chỉ có một nhà phân phối hoặc để bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà phân phối khác.
Việc xác định giá gói thầu được dựa trên tính năng kỹ thuật, nhu cầu sử dụng, khả năng tài chính của chủ đầu tư.
- Kết quả thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định của Luật Giá;
- Giá trúng thầu của gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế tương tự trong thời gian trước đó gần nhất, tối đa không quá 120 ngày.
c) Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá cho từng phần trong giá gói thầu.
5. Trách nhiệm của các bộ, ngành:
a) Bộ Y tế có trách nhiệm:
- Xây dựng, ban hành hướng dẫn về xây dựng giá gói thầu trang thiết bị y tế: Hoàn thành trong Quý II năm 2023;
- Sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia, cấp địa phương bảo đảm phù hợp với năng lực tổ chức đấu thầu của từng cấp và khả năng cung ứng của doanh nghiệp để cung ứng đủ, kịp thời thuốc cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh: Hoàn thành trong Quý III năm 2023;
- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế bảo đảm thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung: Hoàn thành trong Quý III năm 2023;
- Xây dựng, ban hành hướng dẫn mẫu hồ sơ mời thầu đối với gói thầu dược liệu, vị thuốc cổ truyền để đấu thầu qua mạng: Hoàn thành trong Quý III năm 2023;
- Rà soát, đánh giá cụ thể việc tiếp nhận máy móc, trang thiết bị y tế đã qua sử dụng do tổ chức, cá nhân tặng, cho, đóng góp, tài trợ, viện trợ cho các cơ sở y tế sử dụng phục vụ khám, chữa bệnh; trên cơ sở đó, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan có liên quan đề xuất giải pháp cụ thể báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định: Hoàn thành trong Quý II năm 2023.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
- Khẩn trương hướng dẫn kịp thời, cụ thể các đơn vị, địa phương thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế theo thẩm quyền;
- Phối hợp với Bộ Y tế xây dựng các quy định về đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế trong dự án Luật Đấu thầu bảo đảm phù hợp với đặc thù của ngành y tế.
c) Bộ Tài chính có trách nhiệm khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản về quản lý, sử dụng tài sản công và sử dụng kinh phí có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định.
6. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Bộ Y tế có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết, trường hợp cần thiết báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo việc thực hiện Nghị quyết tại các bộ, ngành, địa phương./.
| TM. CHÍNH PHỦ |
- 1 Thông báo 229/TB-VPCP năm 2022 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Công điện 778/CĐ-TTg năm 2022 về bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh do Thủ tướng Chính phủ điện
- 3 Công điện 72/CĐ-TTg năm 2023 về tiếp tục giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh do Thủ tướng Chính phủ điện